Phải thừa nhận rằng, chủ nghĩa tự do có những biểu hiện rất đa dạng về cấu trúc, nhƣng đều dựa trên một nền tảng đạo đức – luận điểm của Locke cho rằng trƣớc khi có nhà nƣớc và xã hội, con ngƣời tồn tại trong trạng thái tự nhiên, vô chính phủ với sự tự do tuyệt đối. Nhƣng chính sự tự do này đã đe dọa tới tồn tại loài của con ngƣời. Do vậy, họ tự động nhƣờng lại sự tự do đó cho nhà nƣớc để đảm bảo an toàn, quyền tƣ hữu và các quyền cá nhân khác. Nhƣng điều này không đảm bảo cho việc chỉ có một kiểu chủ nghĩa tự do duy nhất.
Theo Alan Ryan và nhiều nhà triết học chính trị khác, trong triết học chính trị phƣơng Tây hiện nay chủ yếu có hai kiểu chủ nghĩa tự do: kiểu cổ điển, giới hạn về mục đích, cẩn trọng với nền tảng siêu hình học, và thiên về định hƣớng chính trị; kiểu hiện đại, không giới hạn, thiếu thận trọng, mang tính toàn cầu và là mối đe dọa những thành tựu của chủ nghĩa tự do cổ điển [xem 69; 363]. Hai kiểu chủ nghĩa tự do này quan tâm tới các vấn đề: tự do cá nhân bao gồm những quyền gì? Và làm thế nào để phân phối các quyền tự do này cân bằng cho mọi ngƣời? Những ngƣời theo chủ nghĩa tự do cổ điển thƣờng thiên về biện hộ cho các quan điểm tiêu cực – phủ định (negative views) về tự do trong khi những ngƣời theo chủ nghĩa tự do hiện đại thƣờng chấp nhận những quan niệm tích cực – khẳng định (positive views) về tự do [xem 32; 25].
Chủ nghĩa tự do cổ điển có sự liên hệ chặt chẽ với John Locke (1632 – 1704), Adam Smith (1723 – 1790), Alexis de Tocqueville (1805 – 1859) và Friedrich von Hayek (1899 – 1992)… Nó nhấn mạnh ý tƣởng về một chính
phủ hạn chế, duy trì pháp quyền, tránh chuyên quyền hay sử dụng quyền lực một cách tùy ý, tính bất khả xâm phạm của quyền tƣ hữu, những khế ƣớc đƣợc thiết lập một cách tự do và trách nhiệm của cá nhân đối với số phận của họ. Kiểu chủ nghĩa tự do này không hẳn là học thuyết dân chủ, vì theo các đại biểu của xu hƣớng này, đó là vấn đề mở, liệu chính phủ đƣợc tạo nên từ hoặc với lợi ích của đa số sẽ thân thiện với pháp quyền, quyền sở hữu, các quyền tự do dân sự hay không? Không có biểu hiện trực tiếp nào của quy tắc đa số cho thấy phần lớn các thể chế đó sẽ luôn tôn trọng quyền sở hữu hoặc duy trì hiến pháp. Chủ nghĩa tự do không phải lúc nào cũng gắn với sự tiến bộ - học thuyết lũy tiến, bởi vì dù lạc quan cho rằng con ngƣời có thể tạo ra những tiến bộ kinh tế, những ngƣời theo chủ nghĩa tự do cổ điển vẫn cảm thấy hoài nghi về khả năng tạo nên những tiến bộ hữu ích về mặt đạo đức và văn hóa của con ngƣời. Chủ nghĩa tự do cổ điển cũng phê phán nhà nƣớc phúc lợi vì đã vi phạm nguyên tắc cho rằng cá nhân nên hƣớng tới lợi ích của bản thân. Bởi trên thực tế, nhà nƣớc phúc lợi thƣờng xuyên đòi hỏi mỗi cá nhân đóng góp cho cái gọi là thành tựu bình đẳng xã hội. Đáng nói hơn, do trao hầu hết quyền lực vào tay các nhà chính trị và bộ máy quan liêu, nên nhà nƣớc phúc lợi rất có khả năng bị suy yếu thành những nhà nƣớc lệ thuộc, làm giảm sự tin tƣởng của ngƣời dân vào việc nhà nƣớc sẽ mang lại thịnh vƣợng cho họ.
Những môn đồ hiện tại của chủ nghĩa tự do cổ điển thƣờng đƣa ra luận điểm bảo vệ nhà nƣớc tối thiểu (minimal government) dựa trên một nền tảng đạo đức tối thiểu. Ví dụ, tính hợp lý của chính phủ tối thiểu đƣợc chứng minh thông qua sự thịnh vƣợng mà các nền kinh tế đạt đƣợc khi không bị chính phủ can thiệp. Lập luận này xuất phát từ ý tƣởng của Adam Smith và đƣợc thể hiện trong quan điểm của F.A.Hayek. Chủ nghĩa tự do thƣờng bảo vệ nhà nƣớc tối thiểu bằng cách chỉ ra tính chất xấu xa của bộ máy nhà nƣớc trong việc cƣỡng bức và sự tƣơng phản rõ rệt của những tác động tiêu cực nếu chỉ sử dụng đàn áp và sức mạnh bạo lực. Từ đó cho thấy những tác động tích cực từ việc hợp tác tự nguyện.
Tuy nhiên, chủ nghĩa tự do cổ điển hoàn toàn không phủ nhận tính thiết yếu của luật pháp. Theo họ, luật pháp mang tính cƣỡng ép sẽ trấn áp bạo lực và gian lận còn luật pháp dân sự không có tính cƣỡng ép sẽ cho phép con ngƣời thực hiện khế ƣớc và tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh tế nào. Nhƣng chủ nghĩa tự do cổ điển vẫn luôn tin rằng khả năng sáng tạo, những phát minh và tăng trƣởng đều đến từ khu vực tự nguyện trong trật tự xã hội.
Ngoài ra, không phải tất cả những ai theo chủ nghĩa tự do cổ điển cũng đều tán thành mối quan hệ giữa nhà nƣớc tối thiểu với trật tự đạo đức và văn hóa; đây có lẽ là luận điểm quan trọng nhất trong quan điểm đạo đức của họ. Không giống những ngƣời theo chủ nghĩa tự do hiện đại, họ không cho thấy bất kỳ sự gắn bó cụ thể nào với lý tƣởng về sự tiến bộ của đạo đức và văn hóa. David Hume là ngƣời bảo thủ về chính trị hơn Adam Smith, nhƣng lại sẵn lòng hơn Smith trong việc ca tụng “sự tiến triển tốt đẹp của tinh thần” là đặc trƣng của xã hội thƣơng mại phát đạt. Còn De Tocqueville thì hoài nghi liệu quyền tự do có tồn tại khi thiếu vắng niềm tin tôn giáo không, và ông cho rằng, sự tự lực và tự kiềm chế đáng ngƣỡng mộ không phải là bản tính bẩm sinh của những con ngƣời hiện đại. Còn Von Hayek lại có khuynh hƣớng cho rằng chủ nghĩa tự do chính trị dựa trên chủ nghĩa bảo thủ về văn hóa [xem 69; 363].
Những ngƣời bảo vệ chủ nghĩa tự do cổ điển cho rằng chủ nghĩa tự do hiện đại hiện đang là mối đe dọa chủ yếu của nó. Chủ nghĩa tự do hiện đại làm đảo ngƣợc mong muốn và những giới hạn của chủ nghĩa tự do cổ điển, đồng thời hăm dọa những thành tựu mà chủ nghĩa tự do cổ điển đạt đƣợc khi thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng cơ chế lập hiến.
Chủ nghĩa tự do hiện đại đƣợc thể hiện trong tác phẩm “Bàn về tự do” của John Stuart Mill [15]. Trong tác phẩm này ông đã đƣa ra nhận định “con ngƣời là sinh vật tiến bộ” và yêu cầu xã hội chấp nhận cá tính của mỗi cá nhân nhằm thúc đẩy tính đa dạng, phong phú của nó. Ngoài ra, chủ nghĩa tự do hiện đại còn đƣợc thể hiện trong quan niệm của những nhà duy tâm ngƣời Anh và những ngƣời theo chủ nghĩa tự do mới nhƣ L.T.Hobhouse (1864 -
1929). Đáng lƣu ý là nó đƣợc biểu hiện rõ ràng trong lĩnh vực kinh tế với nhận định cho rằng nhiệm vụ chính xác của nhà nƣớc là cam kết quyền tự do mở rộng cho các cá nhân bằng cách đảm bảo họ không phải là nô lệ cho sự nghèo đói, rƣợu chè, thất nghiệp, hoặc phải làm việc trong những điều kiện vô nhân đạo. Trong thực tiễn, những quan niệm này của chủ nghĩa tự do hiện đại đƣợc minh hoạ qua pháp chế phúc lợi của Lloyd George trƣớc thế chiến thứ nhất, bởi chính sách kinh tế xã hội mới của Roosevelt trong thời kỳ chiến tranh và bởi sự bùng nổ của các hoạt động của nhà nƣớc phúc lợi sau chiến tranh thế giới thứ hai. Do đó, những ngƣời theo chủ nghĩa tự do cổ điển cho rằng đó là cuộc tấn công nhằm vào khế ƣớc và tính bất khả xâm phạm của các quyền sở hữu. Tuy nhiên, những ngƣời phê phán chủ nghĩa tự do hiện đại vẫn chấp nhận nó là một hình thức của chủ nghĩa tự do nói chung, bởi vì nền tảng đạo đức cơ bản của nó đƣợc thể hiện dƣới dạng quyền tự do. Về phƣơng diện tự do tiêu cực, mục đích của chủ nghĩa tự do hiện đại là giải phóng cá nhân khỏi nỗi sợ đói nghèo, thất nghiệp, bệnh tật và tuổi già khốn khổ. Còn về phƣơng diện tự do tích cực, đó là nỗ lực giúp đỡ các thành viên của các xã hội công nghiệp hiện đại phát triển với cách thức đƣợc định hƣớng bởi Mill và Von Humboldt (1769 – 1859).
Ngoài ra, chủ nghĩa tự do hiện đại vẫn đƣợc xem là nằm trong chủ nghĩa tự do còn bởi vì nó không có chung niềm ác cảm và hy vọng đối với sự biện hộ của chủ nghĩa xã hội nhằm bảo vệ nhà nƣớc phúc lợi hiện đại. Nhiều ngƣời cho rằng bất cứ hạn chế nào đối với quyền tự do tuyệt đối đều là bƣớc tiến đầu tiên trên con đƣờng dẫn tới chế độ nông nô, thể hiện trong vấn đề tƣớc đoạt quyền sở hữu. Tuy nhiên, điều này không đúng với chủ nghĩa tự do hiện đại vì nó không hề có tham vọng tƣớc đoạt quyền sở hữu. John Rawls – đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa tự do hiện đại - cho rằng quyền sở hữu cá nhân là yếu tố cần thiết trong việc tự thể hiện bản thân, đặc biệt thông qua các phƣơng tiện của quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp. Trên thực tế, chủ nghĩa tự do hiện đại không xem quyền sở hữu là bất khả xâm phạm. Những lý tƣởng
của nhà nƣớc phúc lợi chỉ đạt đƣợc khi có sự can thiệp nhất định đối với kinh tế và cũng không thể hạn chế chính phủ trong việc trấn áp bạo lực và gian lận. Những ngƣời phê phán chủ nghĩa tự do hiện đại thƣờng cho rằng đó vẫn là chủ nghĩa tự do nhƣng là một biến thể nguy hiểm.
Ngƣời ta thƣờng xem chủ nghĩa tự do hiện đại là thù địch với tinh thần của chủ nghĩa tự do cổ điển và đe dọa lợi ích của nó trong hoạt động thực tiễn xuất phát từ hai lý do.
Thứ nhất đó là tƣ tƣởng cho rằng chủ nghĩa tự do hiện đại đã quá tận tâm với ý thức hệ hoặc phƣơng diện siêu hình học. Xét đến cùng, quan niệm của Mill về tất cả những gì xảy ra với con ngƣời đều xuất phát từ đặc điểm tâm lý hoặc đặc điểm bẩm sinh... Đặt nền móng quan điểm chính trị dựa trên bản tính con ngƣời nhƣng lại khiến hầu hết mọi ngƣời cảm thấy không hợp lý chính là đặt quan điểm đó trên vũng lầy. Và những ngƣời phê bình chủ nghĩa tự do hiện đại nhận thấy kiểu cá tính giàu sức sáng tạo và độc lập mà Mill đánh giá là thành quả tốt nhất trong xã hội tự do lại hoàn toàn không rõ ràng.
Thứ hai là tƣ tƣởng cho rằng chủ nghĩa tự do hiện đại quá chú tâm đến chính trị và kinh tế, hứa hẹn với mọi ngƣời về sự thịnh vƣợng mà nhà nƣớc phúc lợi không thể đáp ứng; do đó, nỗ lực của nhà nƣớc chắc chắn sẽ chỉ mang lại sự vỡ mộng mà thôi. Ngƣời dân sẽ cảm thấy bực bội khi bị ép buộc cho đi thu nhập mà họ phải khó khăn mới kiếm đƣợc chỉ để tạo ra nguồn ngân sách dự trữ nhằm cung cấp công việc, giáo dục và các loại hình dịch vụ xã hội. Chủ nghĩa tự do hiện đại muốn sử dụng chính sách phúc lợi này để tạo ra tự do cá nhân, dẫn đến nảy sinh thái độ thù địch giữa các nhóm công dân do đƣợc thiên vị ít hay nhiều hơn hay nói đúng hơn là xung đột với những mong muốn của chủ nghĩa tự do hiện đại. Hơn nữa, nhà nƣớc phúc lợi sẽ phải mở rộng thêm bộ máy quan liêu, cấp cho bộ máy này các quyền lợi tùy ý nhằm phục vụ lợi ích của ngƣời dân. Điều này có nghĩa là mối bận tâm của chủ nghĩa tự do cổ điển về hiến pháp và việc giảm bớt sự chuyên quyền đã bị lờ đi, do bộ máy quan liêu ngày càng trở nên cồng kềnh, đồng thời niềm tin của
ngƣời dân cũng dần bị xói mòn khi nhà nƣớc không thể đem lại những gì tốt đẹp nhƣ đã hứa. Sự giải phóng mà nhà nƣớc phúc lợi hứa hẹn bao gồm giải phóng tầng lớp lao động khỏi sự lo lắng, nghèo nàn và điều kiện lao động không đảm bảo. Nhà nƣớc có thể giúp tầng lớp trung lƣu, thƣợng lƣu và trí thức dễ dàng thoát khỏi những vấn đề này, nhƣng sẽ rất khó, thậm chí là không thể, với những ngƣời còn lại.