Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện con cuông (nghệ an) từ năm 1996 đến năm 2013

163 292 0
Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện con cuông (nghệ an) từ năm 1996 đến năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ THU HÀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CON CUÔNG (NGHỆ AN) TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ THU HÀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CON CUÔNG (NGHỆ AN) TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Hội đồng khoa học, chuyên ngành “Lịch sử Việt Nam” Trường Đại học Vinh, các thầy, các Cô đã trực tiếp giảng dạy, tham gia quản lý, tư vấn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng biết ơn Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Trọng Văn - người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Con Cuông, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông, Trường THCS Lạng Khê đã tạo điều kiện cho tôi được đi học tập, nghiên cứu khoa học, trong thời gian hơn hai năm vừa qua - Thầy giáo Lê Nguyên Hòa - Chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục - Đào tạo, các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Con Cuông đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu, tham gia ý kiến giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. - Bạn bè, đồng nghiệp, đồng môn cùng gia đình đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Do những hạn chế trong quá trình nghiên cứu luận văn của bản thân không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý và lượng thứ. Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả Phạm Thị Thu Hà MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài 5 5. Đóng góp của luận văn 8 6. Kết cấu của luận văn 8 Chương 1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC HUYỆN CON CUÔNG TRƯỚC NĂM 1996 9 1.1. Con Cuông - Vùng đất, con người và truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục 9 1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - địa lý hành chính huyện Con Cuông (Nghệ An) 9 1.1.1.1. Về tự nhiên 9 1.1.1.2. Về địa lý - hành chính 10 1.1.2. Sự hình thành dân cư và truyền thống lịch sử, văn hóa 12 1.1.2.1. Sự hình thành dân cư 12 1.1.2.2. Truyền thống lịch sử 13 1.1.2.3. Truyền thống văn hóa 14 1.1.3. Thực trạng giáo dục 15 1.2. Khái lược tình hình giáo dục giáo dục huyện Con Cuông trước năm 1996 16 1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1954 16 1.2.2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 20 1.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến 1985 25 1.2.4. Giai đoạn từ 1985 đến 1995 27 Tiểu kết chương 1 32 Chương 2. GIÁO DỤC TIỂU HỌC HUYỆN CON CUÔNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 33 2.1. Những yêu cầu mới đối với giáo dục bậc Tiểu học 33 2.2. Số lượng trường, lớp, học sinh Tiểu học 37 2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 39 2.4. Đội ngũ Cán bộ quản lý và giáo viên Tiểu học 45 2.5. Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện 49 2.6. Công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học 63 Tiểu kết chương 2 69 Chương 3. GIÁO DỤC THCS HUYỆN CON CUÔNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 70 3.1. Những định hướng của giáo dục THCS 70 3.1.1. Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 70 3.1.2. Định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Nghệ An 71 3.1.3. Những yêu cầu mới của giáo dục THCS huyện Con Cuông (đến năm 2020) 72 3.2. Số lượng trường, lớp, học sinh THCS 75 3.3. Cơ sở vật chất, thiết bị trường THCS 77 3.4. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS 83 3.5. Công tác phổ cập giáo dục THCS 86 3.6. Chất lượng giáo dục trung học cơ sở 90 Tiểu kết chương 3 115 KẾT LUẬN 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC 139 KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN CBQL : Cán bộ quản lý CCG : Cần cố gắng CNH : Công nghiệp hoá CSVC : Cơ sở vật chất GD & ĐT : Giáo dục - đào tạo GD : Giáo dục GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên HĐH : Hiện đại hoá HĐND : Hội đồng nhân dân HS : Học sinh HTCTTH : Hoàn thành chương trình tiểu học KHCN : Khoa học công nghệ KT - XH : Kinh tế - xã hội PCGDTH : Phổ cập giáo dục tiểu học PCGDTHCS : Phổ cập giáo dục trung học cơ sở. TB : Trung bình TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNTH : Tốt nghiệp tiểu học TW2 : Trung ương 2 UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa XMC : Xóa mữ chữ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng sự nghiệp giáo dục và phát huy yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người - chủ thể của những sáng tạo, những nguồn của cải vật chất và văn hóa, những nền văn minh của các quốc gia. Hiểu rõ được vai trò của giáo dục, Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là quốc sách hàng đầu và là động lực đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên ngang tầm trình độ tiên tiến của các nước trên thế giới. Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) đã khẳng định: “Thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư phát triển…”. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế với tốc độ nhanh như vũ bão của xã hội hiện nay, thì việc phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là vấn đề bức thiết cần quan tâm, là động lực đưa đất nước ta tiến nhanh và vững chắc để sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Đây cũng chính là sự tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh mà toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức học tập và làm theo Người. Để đạt được mục tiêu mà “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 và định hướng đến 2020" đã đề ra, thì giáo dục miền núi, vùng sâu vùng xa có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của hệ thống nền giáo dục Việt Nam hiện nay. 2 1.2. Về thực tiễn Con Cuông là một huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An, đây có thể xem là trung tâm kinh tế của khu vực miền núi phía Tây nam xứ Nghệ, trong sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân luôn quán triệt và thấm nhuần quan điểm của Đảng: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Giáo dục phải đi trước một bước so với kinh tế của địa phương. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, Nghệ An nói chung, Con Cuông nói riêng là một trong những địa phương có nhiều thành tích nổi bật trong giáo dục - đào tạo vùng núi cao Tây Nam Nghệ An, như: xây dựng hệ thống trường lớp khang trang, sạch đẹp, chất lượng dạy học có nhiều chuyển biến tích cực, hoàn thành phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở (THCS). Thành tích đó đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phương. Tuy nhiên, với đặc thù là huyện vùng cao biên giới, đời sống nhân dân gặp quá nhiều khó khăn cộng với trình độ dân trí thấp, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn đủ bề, thì giáo dục vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa tương xứng với tiềm năng và truyền thống của miền “Trà Lân trúc chẻ tro bay”, cái nôi cách mạng của miền tây xứ Nghệ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Do đó, nghiên cứu về Giáo dục huyện Con Cuông trong thời kỳ đổi mới là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Việc nghiên cứu không chỉ tái hiện lại lịch sử của lĩnh vực GD&ĐT mà còn làm sáng tỏ thêm sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta với quan điểm coi trọng giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong việc đào tạo con người xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài này tác giả muốn làm rõ vai trò của Đảng bộ các cấp trong việc quan tâm, lãnh đạo công tác giáo dục đào tạo và cũng là cơ sở để rút ra một số bài học kinh nghiệm, khắc phục những 3 thiếu sót và hạn chế; đề xuất một số giải pháp và sáng kiến cho công tác giáo dục - đào tạo huyện Con Cuông nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung trong thời kỳ đổi mới. Vấn đề giáo dục - đào tạo của huyện Con Cuông cũng đã được đề cập đến trong một số ít công trình nghiên cứu nhưng chỉ mới dừng lại ở phạm vi nhỏ lẻ, khái quát hoặc tiếp cận dưới một vài góc độ và hầu như chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và bài bản. Bản thân tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề dạy học, là một giáo viên giảng dạy Lịch sử ở huyện Con Cuông đã 24 năm. Do vậy, việc khai thác, nghiên cứu về giáo dục của huyện nhà cũng là một trăn trở và là mong muốn được đóng góp một phần nhỏ của cá nhân cho sự phát triển chung của giáo dục Con Cuông nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Đề tài cũng giúp tôi có thêm những cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về nghề giáo mà tôi đã và đang theo đuổi. Thấy rõ hơn về vai trò, vị trí của giáo dục Con Cuông trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh, của đất nước cũng như những nỗ lực cố gắng của huyện nhà trong sự nghiệp “trồng người”; góp phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ lịch sử địa phương; thắp lên ngọn lửa ham học hỏi trong trái tim mỗi học sinh và lòng nhiệt huyết yêu nghề của các thầy cô giáo; góp thêm tiếng nói của mình trong sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ năm 1996 đến năm 2013” làm luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người thì giáo dục được xem là tài sản vô giá của mọi người cũng như mọi dân tộc. Nền giáo dục Việt Nam nói chung và Nghệ An, Con Cuông nói 4 riêng thời kỳ đổi mới đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học trên cả nước. Nhiều công trình nghiên cứu công phu cả về lý luận lẫn thực tiễn công tác giáo dục - đào tạo đã được công bố, tiêu biểu như các công trình sau: Tác phẩm: “Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” của Phạm Minh Hạc [41] có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nền giáo dục Việt Nam với các cuộc cải cách lần 1(1945), lần 2(1950), lần 3 (1981), từ đó làm nổi bật những thành tựu nền giáo dục Việt Nam trong 10 năm đổi mới giáo dục (1986 - 1996). Tác phẩm cũng cho thấy được cái nhìn mới, quan niệm mới mang tính dân tộc, nhân văn, khoa học để giáo dục con người có nhân cách, có văn hóa. Tác phẩm: “Giáo dục Việt Nam hướng đến tương lai - vấn đề và giải pháp” của PGS.TS Đặng Quốc Bảo và Th.S Nguyễn Đắc Hưng [25] góp phần quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước ta về phát triển giáo dục đào tạo dựa trên cơ sở phân tích những thời cơ và thuận lợi; khó khăn và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế tri thức. Công trình đã phác họa bức tranh toàn cảnh về tình hình giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra trong những năm tới, đưa ra một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo thời kỳ 2001 - 2010. Đây là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo rất có giá trị. Cuốn: “Sự nghiệp giáo dục trong chế độ Xã hội chủ nghĩa” của Thủ tướng Phạm Văn Đồng [34], đã đánh giá cao sự nghiệp giáo dục phổ thông trong chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò của người thầy giáo XHCN. Đây là tài liệu có giá trị tham khảo nhằm định hướng cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong thời kỳ mới. Việc nghiên cứu tình hình Giáo dục Nghệ An thời kì đổi mới không chỉ là một trong những nội dung quan trọng của lịch sử Nghệ An mà nó còn là vấn đề cơ bản để bước đầu nâng cao nguồn nhân lực phục vụ cho đất nước [...]... tham khảo và phụ lục; nội dung chính của luận văn được thể hiện qua 3 chương: Chương 1 Khái quát tình hình giáo dục huyện Con Cuông trước năm 1996 Chương 2 Giáo dục Tiểu học huyện Con Cuông từ năm 1996 đến năm 2013 Chương 3 Giáo dục Trung học cơ sở huyện Con Cuông từ năm 1996 đến năm 2013 9 Chương 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC HUYỆN CON CUÔNG TRƯỚC NĂM 1996 1.1 Con Cuông - Vùng đất, con người và truyền... trình nào trình bày đầy đủ và có hệ thống về giáo dục - đào tạo huyện Con Cuông từ năm 1996 đến năm 2013 Vì thế, tác giả chủ yếu sử dụng tài liệu gốc lưu trữ tại Sở giáo dục Nghệ An và Phòng giáo dục đào tạo Con Cuông qua báo cáo hàng năm để “phục dựng” một cách đầy đủ và hệ thống về giáo dục - đào tạo huyện Con Cuông từ 1996 đến năm 2013 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài 3.1 Đối tượng... khái quát sơ lược một số nét về giáo dục Con Cuông từ năm 1945 đến năm 1996, để có cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục Tiều học và THCS từ năm 1996 đến 2013 (do đặc thù của giáo dục miền núi nên phần khái quát tác giả trình bày theo các giai đoạn, không đi sâu nghiên cứu các bậc học) Về nội dung, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu giáo dục cấp Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) 3.3 Nhiệm vụ đề tài Thông... tài là giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện Con Cuông từ năm 1996 đến năm 2013 6 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian, đề tài giới hạn trong phạm vi của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An hiện nay Về thời gian, đề tài giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1996 (lấy mốc từ khi nghị quyết TW2 (khóa VIII) của Đảng ra đời với quan điểm “Thực sự coi Giáo dục - đào tạo là quốc sách đầu”) đến năm 2013 Tuy... khoa học những yếu tố thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa ảnh hưởng đến truyền thống hiếu học của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Con Cuông Trên cơ sở đó luận văn khái quát một cách hệ thống tình hình phát triển của giáo dục Con Cuông qua các thời kỳ lịch sử từ năm 1945 đến năm 1991 Luận văn đi sâu tìm hiểu giáo dục cấp TH và THCS huyện Con Cuông từ năm 1996 đến năm 2013, ... Công nghệ và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội), TS Vi Văn An (Viện Bảo tàng Dân tộc học) , góp phần xây dựng phong trào văn hóa giáo dục trên địa bàn huyện nhà 1.2 Khái lược tình hình giáo dục giáo dục huyện Con Cuông trước năm 1996 1.2.1 Giai đoạn từ 1945 đến 1954 Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp tìm mọi cách nhằm xóa bỏ nền giáo dục khoa cử và thay vào đó bằng nền giáo dục thực... cứu, biên soạn tài liệu về giáo dục đào tạo huyện Con Cuông trong từng giai đoạn hình thành và phát triển từ năm 1945 đến năm 2013 Thông qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về những thành tựu mà giáo dục Con Cuông đã đạt được, khích lệ tinh thần học tập, phát huy truyền thống khoa bảng của nhân dân Con Cuông nói riêng và Nghệ An nói chung, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, phát... hệ thống giáo dục và đào tạo quốc dân; Thông tư 03/TT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 20/4/1994, sắp xếp lại hệ thống trường lớp ở bậc phổ thông (lẫn dạy nghề) Theo đó, “trường phổ thông cơ sở được tách thành hai cấp riêng biệt Trường cấp I được gọi là tiểu học (học 5 năm) , trường cấp II gọi là trung học cơ sở (học 4 năm) Sang năm học 1993 - 1994, toàn huyện có 35 trường Cấp Tiểu học có: 21... học sinh cấp I huyện Con Cuông năm học 1991 - 1992 Cấp I Tổng số 1 2 3 4 5 Số lớp 353 99 88 70 53 43 Học sinh 8.915 2.752 2.289 1.625 1.286 963 (Nguồn: Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Nghệ An) 30 Bảng 1.2 Tổng hợp số lớp và học sinh cấp II huyện Con Cuông năm học 1991 - 1992 Cấp 2 Tổng số 6 7 8 9 Số lớp 77 24 22 18 13 Học sinh 2.021 706 582 421 312 (Nguồn: Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Nghệ An) Thực hiện Nghị... dục - đào tạo huyện Con Cuông Trong một số công trình ít ỏi viết về văn hóa - xã hội huyện Con Cuông như: Lịch sử huyện Đảng bộ Con Cuông tập I (1931 - 2003) [6], Con Cuông, huyện cửa ngõ miền Tây nam xứ Nghệ [171], cũng đã đề cập đến công tác giáo dục - đào tạo Nhìn chung, các công trình đã công bố chỉ mới đề cập một vài khía cạnh hoặc giản lược về giáo dục - đào tạo huyện Con Cuông, đến nay vẫn chưa . từ năm 1996 đến năm 2013. Chương 3. Giáo dục Trung học cơ sở huyện Con Cuông từ năm 1996 đến năm 2013. 9 Chương 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC HUYỆN CON CUÔNG TRƯỚC NĂM 1996 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ THU HÀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CON CUÔNG (NGHỆ AN) TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 . đề tài Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ năm 1996 đến năm 2013 làm luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giáo dục đào

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan