Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện con cuông (nghệ an) từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.5. Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

Thực hiện các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Vụ Tiểu học và phát huy thành tích đạt được của giáo dục Tiểu học ở thời kỳ trước, từ năm 1996 trở đi, cấp Tiểu học đi dần vào thế ổn định, chất lượng dạy học, chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng lên.

Bắt đầu từ năm học 1996 -1997, Phòng GD &ĐT Con Cuông đã chỉ đạo 20 trường Tiểu học dạy học theo chương trình 165 tuần, dạy đầy đủ 9 môn theo quy định. Có 6 trường vùng cao và một số lớp học theo chương trình 120 tuần chủ yếu dạy 2 môn toán, tiếng việt và tự nhiên xã hội). Số trường học chưa đủ 9 môn quy định chiếm 23,1%, chưa có trường nào học sinh được học ngoại ngữ và tin học. Đội ngũ giáo viên tạm đủ về số lượng, lại được bồi dưỡng bằng nhiều hình thức nên chất lượng đào tạo nhìn chung đảm bảo so với các huyện miền núi cao. Các trường đã chú ý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Chất lượng dạy học cuối năm đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả học lực của học sinh Tiểu học năm học 1996 - 1997

Xếp loại

Kết quả học lực văn hóa (%)

Giỏi Khá Trung bình Yếu Các lớp Tiểu học 1 7,5 26,2 54 12,3 2 6,7 25,7 56,31 11,3 3 5,5 31 58,2 45 4 1,1 27 51 20,9 5 1,2 32,3 52,1 17,8 Tỷ lệ toàn huyện 4,1 28,4 54,3 13,2

Kết quả đạt được các mặt về đạo đức cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả hạnh kiểm của học sinh Tiểu học năm học 1996 - 1997 Xếp loại Kết quả hạnh kiểm (%) Tốt Khá Trung bình Yếu Các lớp Tiểu học 1 45 54,2 0,8 0 2 49 49,6 1,4 0 3 64,31 34 1,7 0 4 52,31 46,9 0,8 0 5 63,71 35,8 0,5 0 Tỷ lệ toàn huyện 54,91 20,1 1 0

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông năm học 1996 - 1997; 3).

Qua bảng tổng hợp trên cho chúng ta thấy tỷ lệ học sinh đạt học lực từ trung bình trở lên: 86,8 %. Trong đó, tỷ lệ học sinh giỏi 4,1%, tăng hơn 0,2% so với năm học 1995 - 1996. Về học sinh giỏi cấp huyện cả năm học có 57 em, cấp tỉnh: 07 em, xếp thứ Ba trong bảng thành tích thi học sinh giỏi giữa các huyện miền núi. Ngành giáo dục Con Cuông được xếp loại khá trong các phòng giáo dục trong toàn tỉnh.

Trường Tiểu học 1 Chi Khê trở thành điển hình tiêu biểu về tinh thần đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau về mọi mặt trong tập thể sư phạm, động viên phong trào học tập, giảng dạy tốt. Kết quả thi giáo viên giỏi, học sinh đạt giải cao. Từ trong các phong trào nổi lên các cá nhân tiêu biểu: Nguyễn Tuấn Mẫu (Hiệu trưởng trường Tiểu học 1 Chi Khê) [95; tr 5 - 6].

Chất lượng giáo dục toàn diện trong năm học 1997 - 1998 có chuyển biến tốt, đều khắp ở các ngành học, cấp học, ở các địa bàn, từ vùng thấp đến

vùng cao. Tất cả các lớp ở tất cả các vùng học theo chương trình đầy đủ 165 tuần đều có sự tiến bộ rõ rệt về chất lượng (đọc, viết, tính toán, diễn đạt). Học sinh học xong lớp 1 đã đọc tốt, viết tốt, tính toán tốt, không còn tình trạng học sinh lớp 4 lớp 5 không biết đọc biết viết như trước [102; tr 4 - 5].

Toàn huyện đã tổ chức học 6 buổi trong tuần. Có 01 trường (TH Thị Trấn) tổ chức cho 100% các lớp học 8 buổi/tuần. Có 12 trường (TH1 Bồng Khê, TH 2 Bồng Khê, TH1 Yên Khê, TH2 Yên Khê, TH1 Lục Dạ, TH2 Môn Sơn, TH1 Chi Khê, TH1 Châu Khê, TH1 Mậu Đức, TH1 Lạng Khê, TH2 Lạng Khê, TH Thạch Ngàn) đã tổ chức cho 2 đến 4 lớp học 8 buổi/tuần. Tất cả các trường đã dạy đủ 9 môn theo quy định.

Tuy chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo đã có chuyển biến tốt nhưng còn rất thấp so với yêu cầu chung cũng như so với mặt bằng chất lượng chung trong toàn tỉnh và cả nước. Trong 5 vòng thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh đi thi học sinh giỏi cấp quốc gia ở bậc Tiểu học thì học sinh huyện Con Cuông bị loại vòng đầu, điều đó chứng tỏ chất lượng mũi nhọn chưa đáp ứng so với yêu cầu. Đây là nhiệm vụ cần khắc phục khi bước sang năm học tiếp theo [102; tr 13].

Thực hiện chủ trương chuyển dần các trường Tiểu học sang học 2 buổi/ngày, ngay từ đầu năm học 1998 - 1999, Phòng GD &ĐT Con Cuông đã chỉ đạo 2 trường TH Thị Trấn và TH1 Chi Khê dạy 2 buổi/ngày, bố trí một số giáo viên dạy tiếng Anh dạy tại trường TH Thị Trấn. Chủ trương đưa một số giáo viên dạy khá, giỏi ở vùng ngoài đi giảng dạy nghĩa vụ tại các trường TH 3 Môn Sơn, TH Thạch Ngàn, TH Cam Lâm, TH2 Lục Dạ, TH 2 Châu Khê. Nhờ đó chất lượng giáo dục ở các vùng sâu, vùng xa, vùng gặp khó khăn được nâng lên.

Kết quả xếp loại chất lượng văn hóa trong năm học: học sinh xếp loại văn hóa khá giỏi trong năm học: 2.321 em, số xếp loại văn hóa còn yếu: 738 em. Về xếp loại đạo đức khá tốt có: 9.849 em, xếp loại CCG: 224 em. [109; tr 4-5].

Đến năm học 2002 -2003, Các trường Tiểu học đã chỉ đạo nghiêm túc việc thay sách lớp 1, chương trình thay sách đã làm cho việc dạy học đổi mới về cơ bản. Để nâng cao chất lượng, nhiều trường đã tổ chức học tăng buổi cho học sinh, cụ thể: Có 1 trường học 8 buổi/tuần với 26 lớp, 609 học sinh; có 3 trường học 7 buổi/tuần với 79 lớp, 1590 học sinh; có 6 trường học 6 buổi/tuần với 79 lớp, 1888 học sinh. Nhìn chung việc học tăng buổi tuy đã được chú ý nhưng mới chỉ có 10 trường tổ chức học 2 buổi/ngày (chiếm tỷ lệ 37,0%), chưa có trường nào học 9,10 buổi/tuần. [123; tr 3].

Năm học 2006 -2007, năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động “hai không”, giáo dục TH đã có những bước đi cụ thể: tổ chức quán triệt tinh thần chỉ đạo từ Bộ xuống các nhà trường; tiến hành khảo sát chất lượng các khối lớp một cách thực chất, chọn giáo viên có năng lực, có tâm huyết để dạy lớp 1, giáo viên có chuyên môn giỏi dạy lớp 5; phân loại học sinh từng môn, gom học sinh yếu các phân môn để dạy phụ đạo buổi chiều, giao chất lượng cho từng giáo viên ngay từ đầu năm học. Đẩy mạnh việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày ở tất cả các trường. 100% các trường Tiểu học đã tổ chức dạy 2 buổi/ngày, trong đó có 02 trường dạy 10 buổi/tuần, một trường dạy 9 buổi/tuần, 09 trường dạy 8 buổi/tuần, 9 trường dạy 7 buổi/tuần, hai trường học sinh đã được học tin học (trường TH Thị Trấn và TH1 Chi Khê), có 4 trường học sinh đã được học môn học tự chọn tiếng Anh. [133; tr 3].

Năm học 2010 - 2011, giáo dục cấp Tiểu học tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức cho học sinh học bán trú, 100% học sinh được học 2 buổi/ngày; tổ chức dạy ngoại ngữ, dạy tin học ở những nơi có điều kiện, có 5/19 trường tiểu học dạy ngoại ngữ, đạt tỷ lệ 26,31%, 4/19 trường tiểu học dạy tin học, đạt tỷ lệ 21,05%. Tổ chức tốt có hiệu quả giao lưu Tiếng Việt của chúng em cho học sinh lớp 5 vùng dân tộc. [139; tr 3].

Năm học 2012 -2013 Toàn huyện có 20/20 trường thực hiện có hiệu quả dạy học 2 buổi/ngày (trong đó 15 trường học 9 buổi/tuần, 05 trường học 8

buổi/tuần); cũng bắt đầu từ năm học này giáo dục Tiểu học đưa chương trình SEQAP vào dạy tại 6 trường: TH 2 Lục dạ, TH 1 Thạch ngàn, TH Đôn phục, TH Lạng khê, TH Mậu đức, TH Cam Lâm (trong đó tổ chức ăn bán trú ở 3 trường: TH Lạng khê, TH Mậu đức, TH Cam Lâm). Thực hiện chương trình Dự án VNEN: có 04 trường tham gia: TH 1 Châu Khê, TH Bồng khê, TH Yên khê, TH 2 Môn sơn. Thực hiện dạy cho đối tượng học sinh lớp 2 và lớp 3, đến năm học 2013-2014 thực hiện cho đối tượng học sinh lớp 4, năm học 2014 -2015 dạy cho học sinh lớp 5.

Thực hiện đổi mới dạy học theo hướng tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, có chất lượng. Các kiến thức cơ bản được truyền thụ đầy đủ, tinh gọn, đúng trọng tâm, sử dụng các thiết bị có hiệu quả. Để làm tốt công tác này, ngành đã tổ chức nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, triển khai sâu rộng đến từng giáo viên.

Thực hiện tốt việc đánh giá học sinh, tổ chức tốt các kỳ thi. Tất cả trường Tiểu học trong toàn huyện đã đánh giá học sinh theo thông tư 15, quán triệt và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc chỉ đạo, đánh giá đúng chất lượng học sinh từng trường. Phòng giáo dục đã tổ chức thi học sinh giỏi các khối 4,5 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Năm học 1997- 1998 có 63 em được công nhận học sinh giỏi cấp huyện, có 5 em được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm học 1999 -2000, có 96 em đạt học sinh giỏi cấp huyện (trong đó lớp 4 có 46 em, lớp 5 có 50 em); Học sinh giỏi cấp tỉnh có 32 em, được xếp thứ 3 toàn tỉnh.

Năm học 2000 - 2001, có 212 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, trong đó: giỏi môn Tiếng Việt - Toán là 147 em, giỏi môn kể chuyện là 65 em; Học sinh đạt giải cấp tỉnh có 40 em tăng hơn 8 em so với năm học 1999 - 2000.

Năm học 2003 -2004, học sinh giỏi cấp huyện lớp 4: 99 em, lớp 5 là 229 em. Học sinh giỏi lớp 5 cấp tỉnh: 164 em, trong đó có 4 giải nhất, 29 giải

nhì, 19 giải ba. Có thể nói đây là năm học chất lượng mũi nhọn của cấp học gặt hái nhiều thành công nhất.

Từ năm học 2004 -2005, thực hiện theo tinh thần công văn số 825/GDTH ngày 02/02/2005 của Bộ giáo dục - đào tạo, Phòng GD&ĐT huyện Con Cuông hướng dẫn các đơn vị tự tổ chức coi, chấm thi học sinh giỏi lớp 5 theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả, thiết thực, sau đó Sở tổ chức duyệt kết quả. Năm học này, có 235 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, có 140 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh.

Năm học 2005 -2006, học sinh giỏi lớp 5 môn Toán có 306 em, môn Tiếng Việt có 291 em, tăng 362 em so với năm học 2004 -2005, điều đáng phấn khởi là số học sinh đạt học sinh giỏi rải đều ở tất cả các trường, một số trường có học sinh đạt giải cao là TH Thị Trấn, TH Chi Khê, TH1 Bồng Khê, TH2Môn Sơn…

Kể từ năm học 2006 - 2007, theo chỉ đạo của Bộ giáo dục không tổ chức thi học sinh giỏi cấp huyện cho học sinh TH, nhưng phong trào thi đua phấn đấu trở thành học sinh giỏi, học sinh tiên tiến vẫn được các nhà trường quan tâm, chăm lo. Đến năm học 2009 - 2010, cấp TH đã tổ chức thành công các cuộc giao lưu giữa các trường trong huyện, tham gia và đạt kết quả cao trong các cuộc thi do tỉnh tổ chức, đạt giải nhì cấp tỉnh trong cuộc thi “Nói lời hay viết chữ đẹp”. Năm học 2011 -2012, Tham gia “giao lưu toán tuổi thơ” cấp tỉnh đạt giải nhất toàn đoàn. Năm học 2012 -2013, tiếp tục tổ chức tốt các cuộc thi giao lưu "Em yêu Tiếng Việt", Olympic "Toán Tuổi thơ" từ cấp trường đến cấp huyện và tham gia Olympic "Toán Tuổi thơ" cấp tỉnh đạt giải Nhì toàn đoàn.

Kỳ thi tốt nghiệp Tiểu học được tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế. Năm học 1996 - 1997, có 1640 học sinh tốt nghiệp tiểu học/ 2951 em tuyển vào lớp 1 năm học 1992 - 1993, đạt tỷ lệ 55,6%. Năm học 1997 - 1998 có 1608 em đậu tốt nghiệp/1665 em học sinh lớp 5 đạt tỷ lệ 96,6%. Năm học 1998 - 1999, toàn

huyện có 1998 em ghi tên dự thi. Trong đó chương trình 165 tuần có 1727 học sinh, chương trình 120 tuần có 141 học sinh, chương trình 100 tuần có 130 học sinh, có 33 học sinh vắng thi. Kết quả chương trình 165 tuần đậu tốt nghiệp tỷ lệ 97,8%, 120 tuần đậu tốt nghiệp 98%, 100 tuần đậu tỷ lệ 96%. Toàn huyện có 1921 em đậu tốt nghiệp trên tổng số 1974 có mặt dự thi, đạt tỷ lệ 97,3%. [113; tr 1-2].

Năm học 2000 - 2001, kết quả các mặt giáo dục đạt được như sau: Về hạnh kiểm: Loại tốt: 7.966 em, đạt tỷ lệ 79,8%; loại khá tốt: 1.888 em, đạt tỷ lệ 18%; CCG: 119 em, chiếm tỷ lệ: 1,2%. Về học lực: xếp loại giỏi: 985 em, đạt tỷ lệ 9,8%; khá: 1.831 em, đạt tỷ lệ: 18,4%; trung bình: 6.602 em, chiếm tỷ lệ: 66,2%; yếu: 555 em, chiếm tỷ lệ 5,6%. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98,0%. [119; tr 3 - 6].

Trong năm học 2003 - 2004, tỷ lệ thi tốt nghiệp đạt 99,8%. Xếp hạnh kiểm cuối năm: 88,4% đạt loại tốt, 11,4% loại khá, 0,2% cần cố gắng. Xếp loại học lực cuối năm: 11,8% đạt loại giỏi, 26,1% đạt loại khá, 59,7% xếp loại trung bình, 2,4% xếp loại yếu [124; tr 4].

Năm học 2006 - 2007 là năm học đầu tiên thực hiện của vận động “Hai không”, Phòng GD&ĐT Con Cuông đã chỉ đạo nghiêm túc tinh thần của cuộc vận động đến từng giáo viên, tăng cường công tác dạy tăng buổi, tổ chức phụ đạo thêm cho các em, nhờ đó chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt so với đầu năm học, không có tình trạng học sinh không biết đọc, biết viết ở các trường. Số lượng học sinh yếu kém giảm hẳn. Phong trào học tập ở các nhà trường các địa phương đang từng bước được phát triển.

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả xếp loại khảo sát chất lượng của học sinh các trường Tiểu học huyện Con Cuông năm học 2006 - 2007

Loại Tiếng Việt Toán Khoa học Lịch sử và Địa lý

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

Giỏi 1.285 22,3 1.524 26,4 743 28,3 671 25,6

Khá 1.822 31,6 1.611 27,9 972 37,0 1.027 39,0

Trung bình 2.072 35,9 1.996 34,6 833 31,7 853 32,5

Yếu 589 10,2 637 11,1 78 3,0 75 2,9

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông năm học 2006 - 2007)

Học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình Tiểu học:

Kết quả thi lần 1: số học sinh hoàn thành: 1.110 em/ 1.437 đạt tỷ lệ 77,2%, có 2 đơn vị tỉ lệ thấp (chưa đạt là 50%): Tiểu học Đôn Phục, Tiểu học 2 Thạch Ngàn [133; tr 4-5].

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát chất lượng Tiểu học năm học 2009 - 2010

Môn Giỏi Khá TB Yếu

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ T. Việt 2241 47,1 1573 33,1 910 19,1 33 0,7

Toán 1735 36,5 1746 36,7 1216 25,6 60 1,3

Khoa học 743 41,3 685 38,0 372 20,7 1 0,1

L.sử & Đ.lý 747 41,5 750 41.6 303 16,8 1 0,1

Bảng 2.8. Bảng so sánh kết quả khảo sát năm học 2008 - 2009 với năm học 2009 - 2010.

Năm Môn Giỏi Khá TB Yếu

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 2008 - 2009 T. Việt 1064 20.5 1859 35.9 1764 34.0 281 5.4 Toán 1297 25.0 1824 35.2 1555 30.0 291 5.6 Khoa học 402 19.7 714 35.0 899 44.1 26 1.3 L.sử & Đ.lý 514 25.2 81 39.3 708 34.7 18 0.9 2009 - 2010 T.Việt 2241 47,1 1573 33,1 910 19,1 33 0,7 Toán 1735 36,5 1746 36,7 1216 25,6 60 1,3 Khoa học 743 41,3 685 38,0 372 20,7 1 0,1 L.sử & Đ.lý 747 41,5 750 41.6 303 16,8 1 0,1

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông năm học 2009 - 2010)

Chất lượng giáo dục các môn văn hoá đã có sự chuyến biến rõ nét so với năm học 2008- 2009. Cụ thể như sau:

- Loại giỏi: môn toán tăng 11,5%, môn tiếng việt tăng 26,5%, môn khoa học tăng 21,6%, môn lịch sử&địa lý tăng 16,3%;

- Loại khá: môn toán tăng 1,5%, môn tiếng việt giảm 2,8%, môn khoa học tăng 3%, môn lịch sử&địa lý tăng 2,3%;

- Loại TB: môn toán giảm 4,4%, môn tiếng việt giảm 14,9%, môn khoa học giảm 23,4%, môn lịch sử & địa lý giảm 17,9%;

- Loại yếu: môn toán giảm 4,3%, môn tiếng việt giảm 4,7%, môn khoa học giảm 1,2%, môn lịch sử & địa lý giảm 0,8%;

- Hoàn thành chương trình tiểu học đạt: 98.27%.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện con cuông (nghệ an) từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)