Những yêu cầu mới của giáo dục THCS huyện Con Cuông

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện con cuông (nghệ an) từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 78)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Những yêu cầu mới của giáo dục THCS huyện Con Cuông

(đến năm 2020)

Căn cứ các mục tiêu được xác định trong đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Con Cuông lần thứ XXV, ngành GD - ĐT Con Cuông đã cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển GD-ĐT từ năm 2010 - 2015 và định hướng mục tiêu giai đoạn 2015 - 2020 cho giáo dục bậc THCS như sau:

- Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập THCS, huy động 95% dân số trong độ tuổi ra lớp đúng độ tuổi.

- Giảm số học sinh THCS bỏ học bình quân trong toàn huyện xuống dưới 1.5%.

- Tạo cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt.

- Nâng cao tỉ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 76,6%, trong đó: trung học cơ sở đạt 5/13 trường, tỷ lệ 38,5%.

- Tăng cường cơ sở vật chất xây dựng các trường thuộc các xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước quy hoạch các trường theo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia đối với trường THCS Châu Khê, THCS Lạng Khê. Xây dựng thêm khu bán trú cho học sinh dân tộc Đan Lai ở THCS Môn Sơn, THCS Châu Khê, THCS Thạch Ngàn. Phấn đấu 40% số trường có đủ phòng học tin học, ngoại ngữ, 35% số trường có phòng học bộ môn đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Bộ (phòng và trang thiết bị).

- Nâng cao chất lượng giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục theo tinh thần chỉ thị số 40 của ban Bí thư TW Đảng.

- Nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Đảm bảo đến năm 2014 trở đi có 100% cán bộ quản lý có trình độ lý luận chính trị trung cấp, trình độ quản lý nhà nước, quản lý giáo dục và 100% cán bộ quản lý có trình độ đại học.

- Liên kết với trường Đại học Vinh, Đại học Huế... để bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, đảm bảo đến năm 2020 có 83% giáo viên có trình độ trên chuẩn.

- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên hàng năm. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy để duy trì sĩ số, hạn chế tối đa tình trạng lưu ban, bỏ học.

- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên. Có kế hoạch đào tạo thạc sĩ cho một số giáo viên giỏi làm nòng cốt trong mạng lưới chuyên môn của phòng giáo dục.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua "hai tốt", nhanh chóng đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong tất cả các nhà trường, thực hiện giảng dạy bằng giáo án điện tử.

- Thực hiện công bằng trong định mức lao động, chế độ chính sách và các điều kiện đảm bảo khác cho giáo viên. Có chính sách ưu đãi, khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi xuất sắc để kích thích tối đa sự cống hiến của mỗi người.

- Thực hiện việc tuyển dụng công chức, thuyên chuyển giáo viên theo các tiêu chí như: Trình độ đại học, có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, đạt giáo viên giỏi cấp Tỉnh, cấp Huyện (được quy chuẩn thàh điểm cụ thể).

- Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tiếp tục triển khai dạy học phân hoá, theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh; tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở các trường có điều kiện và giáo viên dạy chưa đủ 19 tiết; đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo, kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học để tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học; tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi, học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh thi đậu vào các trường chuyên

- Đổi mới công tác quản lý và kế hoạch hóa giáo dục. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

- Huy động tốt các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục [173; tr 10 - 15].

Thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của các thầy cô giáo, học sinh, giáo dục THCS Con Cuông đã thu được nhiều thành tích khả quan.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện con cuông (nghệ an) từ năm 1996 đến năm 2013 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)