1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục trung học cơ sở huyện quỳnh lưu (nghệ an) từ năm 1986 đến năm 2013

136 952 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 5 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NHÂM VĂN SƠN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUỲNH LƯU (NGHỆ AN) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ____________________ NHÂM VĂN SƠN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUỲNH LƯU (NGHỆ AN) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 602.203.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUANG HỒNG NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của quý Thầy (Cô) Khoa sau đại học - Khoa Lịch Sử trường Đại Học Vinh và các cơ quan Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Phòng giáo dục đào tạohuyện Quỳnh Lưu. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quang Hồng, người đã trực tiếp giúp đỡ, động viên và hướng dẫn khoa học từ khi tác giả nhận đề tài cho đến khi luận văn hoàn thành. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình người thân và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để tác giả hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù đã cố gắng hết sức, song do năng lực bản thân có hạn, chắc hẳn luận văn không tránh khỏi được những thiếu sót về mặt nội dung và hình thức thể hiện. Kính mong quý Thầy (Cô) và bạn đọc lượng thứ, góp ý, để đề tài hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn. Vinh, tháng 09 năm 2014 Tác giả Nhâm Văn Sơn MỤC LỤC Trang 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 12 3.1. Đối tượng nghiên cứu 12 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 12 3.3. Phạm vi nghiên cứu 12 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 13 4.1. Nguồn tư liệu 13 4.2. Phương pháp nghiên cứu 13 5. Đóng góp của luận văn 14 6. Bố cục của luận văn 15 NỘI DUNG 16 CHƯƠNG 1 16 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CẤP 2 (NAY LÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ) HUYỆN QUỲNH LƯU TỈNH NGHỆ AN TRƯỚC NĂM 1986 16 1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quỳnh Lưu 16 1.1.1. Vị trí, địa lý 16 1.1.2. Địa hình 17 1.1.3. Sông ngòi, kênh đào, cửa biển 19 1.1.4. Thời tiết, khí hậu 20 1.1.5. Hệ thống đường giao thông 21 1.1.6. Vài nét về diên cách địa lý, tên gọi qua các thời kỳ 22 1.1.7. Kinh tế - xã hội 23 1.1.8. Truyền thống giáo dục khoa bảng 27 1.2. Thành tựu và hạn chế của giáo dục cấp 2 Quỳnh Lưu trước năm 1986 29 1.2.1. Một số thành tựu tiêu biểu 29 1.2.2. Một số tồn tại và hạn chế 38 *Tiểu kết chương 1 41 CHƯƠNG 2 43 GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ QUỲNH LƯU TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 - 1995) 43 2.1. Đường lối và chủ trương phát triển giáo dục Trung học cơ sở thời kỳ đổi mới 1986 - 1995 43 2.1.1. Đường lối và chủ trương phát triển giáo dục Trung học cơ sở của Đảng 43 2.2.1. Một số thành tựu tiêu biểu 48 2.2.1.1. Xã hội hóa giáo dục 48 2.2.1.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp 49 2.2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ và học sinh 53 2.2.1.4. Chất lượng Dạy - học 58 2.2.2. Tồn tại và hạn chế 61 * Tiểu kết chương 2 65 CHƯƠNG 3 67 GIÁO DỤC THCS Ở QUỲNH LƯU TRONG CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 67 3.1. Chủ trương của Đảng phát triển giáo dục đất nước 67 3.1.1. Chủ trương của Đảng 67 3.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu 72 3.2. Một số thành tựu, hạn chế của giáo dục Trung học cơ sở, từ năm 1996 đến năm 2013 74 3.2.1. Một số thành tựu và hạn chế trong giai đoạn (1996 - 2000) 74 3.2.1.1. Một số thành tựu tiêu biểu 74 3.2.1.2. Một số tồn tạị, hạn chế 84 3.2.2. Một số thành tựu và hạn chế của giáo dục Trung học cơ sở Quỳnh Lưu giai đoạn (2001 - 2005) 87 3.2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và yêu cầu phát triển giáo dục 87 3.2.2.2. Một số thành tựu 92 3.2.2.3. Một số tồn tại, hạn chế 97 3.2.3. Một số thành tựu và hạn chế của giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu từ năm 2006 đến năm 2013 99 3.2.3.1 Một số thành tựu 99 3.2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế 110 *Tiểu kết chương 3 110 KẾT LUẬN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC 128 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 128 Ở HUYỆN QUỲNH LƯU 128 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, ít nhất là sau khi nhà Lý mở khoa thi Minh kinh bác học (1075) để tuyển chọn hiền tài giúp nước, khơi nguồn cho nền giáo dục Nho học phát triển ở nước ta. Những chính sách giáo dục đúng đắn nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đã giúp cho lịch sử Việt Nam suốt nhiều thế kỷ qua luôn có một sự phát triển bền vững. Giáo dục khoa cử Nho học đã góp phần không nhỏ trong xây dựng, phát triển chế độ Phong kiến suốt thời kỳ lịch sử Trung đại Việt Nam. Từ năm 1919 đến nay, lịch sử dân tộc có nhiều biến động, thăng trầm, nhưng trong bất cứ giai đoạn nào, các thế hệ học trò trưởng thành trong nền giáo dục Pháp - Việt, giáo dục Cách mạng từ năm 1945 đến nay đều có đóng góp hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Do đó, từ lâu nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của giáo dục khoa cử Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà sử học trong và ngoài nước. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang hướng đến xây dựng, phát triển một nền tri thức thì vai trò của ngành giáo dục càng trở nên quan trọng. Việt Nam luôn đề cao công tác phát triển giáo dục, xem đó là yếu tố tiên quyết đối với sự phát triển của quốc gia. Những chủ trương, đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng và các chính sách phát triển phù hợp của nhà nước đã tạo nên những thành tựu không nhỏ trong công tác giáo dục của Việt Nam nhiều năm qua. Điều này thể hiện một cách đồng bộ, toàn diện ở tất cả các khu vực, các tỉnh thành trong cả nước. Từ những năm 1075 đến năm 1919 giáo dục khoa cử luôn được các triều đại phong kiến Việt Nam coi là một trong những con đường để tuyển 7 chọn hiền tài, bổ sung vào bộ máy quan lại nhà nước. Quỳnh Lưu, huyện địa đầu xứ Nghệ nối tiếp trong lịch sử khoa cử Nho học với làng khoa bảng Quỳnh Đôi, các dòng họ khoa bảng như: Họ Hoàng, họ Hồ, họ Trần, họ Nguyễn, họ Lê, được nhắc nhiều trong các công trình sử học trước và sau cách mạng Tháng Tám. Thời kỳ Pháp xâm lược, thống trị, cho đến khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, mặc dù dân tộc ta gặp vô vàn khó khăn nhưng các thế hệ người dân Quỳnh Lưu đã kế thừa truyền thống khoa bảng của ông cha tiếp tục phát huy việc dạy và học, đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ 1954 đến 1975 giáo dục ở Quỳnh Lưu nói chung giáo dục cấp 2 nói riêng liên tục phát triển, và Quỳnh Lưu luôn là huyện dẫn đầu toàn tỉnh Nghệ An trong việc đẩy mạnh phát triển giáo dục từ vỡ lòng đến cấp 3. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2013), giáo dục ở Quỳnh Lưu nói chung và giáo dục Trung học cơ sở nói riêng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Do đó, chọn đề tài: "Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ năm 1986 đến năm 2013" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Thạc sĩ Lịch sử, tác giả muốn làm sáng tỏ thêm sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta với quan điểm coi trọng công tác Giáo dục đào tạo và đặt tiêu chí Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong việc đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Đồng thời qua việc thực hiện đề tài này, tôi cũng muốn làm rõ bước đường phát triển của giáo dục Trung học cơ sở ở một huyện có truyền thống giáo dục khoa bảng trong suốt nhiều thế kỷ trước xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Từ góc độ lịch sử, việc nghiên cứu về quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học ở Trung học cơ sở, đầu tư chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đứng lớp, viên chức phục vụ, chất lượng dạy và học, ở Trung học cơ sở trên địa bàn Quỳnh Lưu trong 8 công cuộc đổi mới chưa được quan tâm, nếu không nói là chưa có công trình nào tiến hành trong suốt thời gian qua. Bên cạnh những thành tựu đó, giáo dục Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu còn gặp phải không ít tồn tại, khó khăn hạn chế. Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài "Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ năm 1986 đến năm 2013", để nghiên cứu một cách toàn diện về những thành tựu của giáo dục Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu cũng như những tồn tại và thách thức. Nghiên cứu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, an ninh quốc phòng ở Quỳnh Lưu trong công cuộc đổi mới đất nước đã có nhiều công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nghiên cứu giáo dục Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu từ năm 1986 - 2013 là góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu quá trình vận dụng chủ trương, đường lối phát triển giáo dục của Đảng trong gần 30 năm đổi mới đất nước. Đây là vấn đề cấp thiết thu hút nhiều người quan tâm. Bản thân tác giả là một giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn lịch sử trong trường Trung học cơ sở tại Quỳnh Lưu gần 15 năm qua. Chúng tôi mong muốn đi sâu nghiên cứu cụ thể những thành tựu cũng như những tồn tại, khó khăn của nền giáo dục Quỳnh Lưu nói chung và giáo dục Trung học cơ sở nói riêng, cũng như công tác giáo dục đào tạo huyện Quỳnh Lưu trong thời gian tới, nhằm đưa giáo dục đào tạo huyện Quỳnh Lưu phát triển, cùng với cả nước đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục quốc tế và khu vực. Và để góp phần vào việc nghiên cứu, học tập môn lịch sử địa phương ở huyện nhà. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề "Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ năm 1986 đến năm 2013" làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ Lịch sử. 9 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng trên địa phương huyện Quỳnh Lưu. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện, song một số công trình sau đây ít nhiều có đề cập đến tình hình giáo dục nói chung và giáo dục Trung học cơ sở nói riêng: Cụ thể: Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu (1930 - 2000), Nxb Chính trị Quốc Gia, (Hà Nội 2000). Trong bộ lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu, các tác giả có trình bày ít nhiều về truyền thống giáo dục khoa bảng của các thế hệ cư dân Quỳnh Lưu từ xưa tới năm 2000, nêu tên một số dòng học, nhân vật tiêu biểu ở các làng xã trên địa bàn huyện trong từng thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên đây không phải là một công trình nghiên cứu về giáo dục khoa bảng ở huyện Quỳnh Lưu. Địa chí văn hóa huyện Quỳnh Lưu của PGS. Ninh Viết Giao, Nxb Nghệ An, 1998. Trong công trình nghiên cứu của mình PGS. Ninh Viết Giao đã trình bày một cách khá chi tiết về diên cách địa lý, tên gọi, điều kiện xã hội, truyền thống giáo dục và khoa bảng, truyền thống yêu nước và cách mạng, của nhân dân Quỳnh Lưu qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên đây không phải là một công trình nghiên cứu về giáo dục khoa cử của huyện Quỳnh Lưu, nhất là nghiên cứu về giáo dục cấp 2 nay là giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Quỳnh Lưu. Lịch sử Đảng bộ các xã Quỳnh Đôi. Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh Thiện, Quỳnh Tam, Ngọc sơn, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Yên, có đề cập ít nhiều đến giáo dục Trung học cơ sở ở các xã, nhưng chưa phục dựng được quá trình hình thành và phát triển của giáo dục nói chung và giáo dục ở bậc Trung học cơ sở nói riêng. 10 [...]... về giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu trong thời kỳ đổi mới Là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về sự phát triển giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Quỳnh Lưu trong thời kỳ đổi mới Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2013 Tổng kết hoạt động thực tiễn của giáo dục huyện Quỳnh Lưu, rút ra bài học. .. trước năm 1986 Chương 2: Giáo dục Trung học cơ sở Quỳnh Lưu trong mười năm đầu đổi mới (1986 - 1995) Chương 3: Giáo dục Trung học cơ sở Quỳnh Lưu trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước từ 1996 đến năm 2013 15 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CẤP 2 (NAY LÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ) HUYỆN QUỲNH LƯU TỈNH NGHỆ AN TRƯỚC NĂM 1986 1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quỳnh. .. luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ quá trình phát triển cũng như tồn tại, khó khăn của Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu từ 1986 đến năm 2013 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đề tài đặt ra cụ thể như sau: - Trình bày các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu, như chính sách về giáo dục đào tạo, đầu tư cho giáo dục đào tạo, cơ sở vật chất,... ngũ giáo viên, học sinh… - Trình bày sự phát triển của Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu trên các mặt: Quy mô trường lớp, chất lượng giáo dục - Phân tích tác động của Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu đến tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội huyện - Để làm rõ nhiệm vụ chính của đề tài, chúng tôi có dành một phần nội dung để trình bày về giáo dục cấp 2 ở huyện Quỳnh Lưu trước năm 1986. .. bật của giáo dục ở Nghệ An từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 2005 Đây không phải là một công trình nghiên cứu chuyên khảo về giáo dục khoa cử Nghệ An nói chung, giáo dục Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu nói riêng, Báo Quỳnh Lưu, Huyện ủy Quỳnh Lưu phát hành hàng tháng, điểm tin về dịp khai giảng, tổ chức khởi công xây dựng trường học, tổng kết năm học, thi giáo viên dạy giỏi, thi học sinh giỏi huyện, ... Quỳnh Lưu trong nền giáo dục khoa cử nho học Nhưng trong công trình này, tác giả chưa đề cập đến giáo dục Quỳnh Lưu sau năm 1919 Giáo sư Nguyễn Đổng Chi và nhóm tác giả tham gia biên soạn công trình: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh cũng giành một phần nội dung trình bày về truyền thống giáo dục khoa bảng ở Quỳnh Lưu trong nền giáo dục khoa cử Nho học và thuộc Pháp, nhưng không đề cập đến giáo dục ở Quỳnh. .. trình xây dựng giáo dục ở Quỳnh Lưu có bước ngoặc mới Từ năm 1954 đến năm 1960 giáo dục phổ thông cấp 1 mỗi xã đã có 01 trường cấp 1 Ngay từ năm 1958 Quỳnh Lưu có 03 trường cấp 2 quốc lập là: Cầu Giát, Quỳnh Thiện, Quỳnh Đôi và 01 trường cấp 2 tư thục (Tiến Thủy) hoàn chỉnh có từ 05 đến 07 lớp Đến năm 1959 trường cấp 2 công lập tách ra thành nhiều trường cấp 2 trong huyện gọi là trường huyện và trường... Đảng và Nhà nước, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể huyện Quỳnh Lưu về vấn đề phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới Phòng thống kê huyện Quỳnh Lưu, các báo cáo tổng kết của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu Đặc biệt là báo cáo hàng quý, thường niên và nhiệm kỳ của Phòng Giáo dục đào tào huyện Quỳnh Lưu và Sở giáo dục đào tạo tỉnh Nghệ An, Tài liệu tham khảo gồm các công... Ty Giáo dục Nghệ An bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Quỳnh Lưu 2 Cũng vì nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện vào năm học 1975 - 1976 huyện xin mở thêm trường cấp 3 Quỳnh Lưu 3 (địa điểm vùng Bãi Ngang, xã Quỳnh Lương) và một trường bổ túc văn hóa Quỳnh Châu sau chuyển thành trường Quỳnh Lưu 4.[21; 37-40] Năm 1968 Mỹ ném bom dữ dội trên địa bàn các xã trong huyện Quỳnh Lưu, nhưng công tác giáo. .. Quỳnh Lưu cũng như Nghệ Tĩnh từ sau 1954 đến nay Năm 2012, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cho phát hành bộ Lịch sử Nghệ An gồm 2 tập, tập 1: Lịch sử Nghệ An từ nguyên thủy đến năm 1945, tập 2: Lịch sử Nghệ An từ năm 1945 đến năm 2005 Trong công trình nghiên cứu đồ sộ này có trình bày về giáo dục khoa cử ở Quỳnh Lưu và Nghệ An, từ xưa tới nay, trong đó có nhắc đến các dòng họ khoa bảng ở Quỳnh Lưu và . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NHÂM VĂN SƠN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUỲNH LƯU (NGHỆ AN) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC. về giáo dục cấp 2 (nay là Trung học cơ sở) huyện Quỳnh Lưu trước năm 1986. Chương 2: Giáo dục Trung học cơ sở Quỳnh Lưu trong mười năm đầu đổi mới (1986 - 1995). Chương 3: Giáo dục Trung học. những hạn chế của giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2013. Tổng kết hoạt động thực tiễn của giáo dục huyện Quỳnh Lưu, rút ra bài học kinh nghiệm, đề

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Hưng, (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Hưng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
[2] Nguyễn Duy Bắc, Văn hóa giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới
Nhà XB: Nxb Thời đại
[3] Phan Trọng Báu (1994), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam thời cận đại
Tác giả: Phan Trọng Báu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
[7] Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
[8] Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đại học Việt Nam
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2004
[9] Bộ giáo dục và đào tạo, Phạm Minh Hạc (chủ biên), (1994), Kết quả nghiên cứu về giáo dục – đào tạo (1991 – 1992), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về giáo dục – đào tạo (1991 – 1992)
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo, Phạm Minh Hạc (chủ biên)
Năm: 1994
[12] Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, (1998), Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển , Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1998
[18] Phạm Tất Dong, (chủ biên), (1995), Tri thức Việt Nam - Thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri thức Việt Nam - Thực tiễn và triển vọng
Tác giả: Phạm Tất Dong, (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
[20] Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2010) Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng Bộ huyện Quỳnh Lưu. Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ XXVII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng Bộ huyện Quỳnh Lưu
[21] Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Quỳnh Lưu, (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu (1930-2000),Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu (1930-2000)
Tác giả: Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Quỳnh Lưu
Nhà XB: Nxb Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2010
[23] Đảng Cộng Sản Việt Nam, ( 2004), Tài liệu nghiên cứu Nghị Quyết hội nghị lầ thứ chín của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu Nghị Quyết hội nghị lầ thứ chín của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[24] Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính Trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính Trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
[27] Phạm Văn Đồng, (1979), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ Xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự nghiệp giáo dục trong chế độ Xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1979
[28] Phạm Văn Đồng, (1999), Về vấn đề giáo dục – đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục – đào tạo
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
[29] Lê Văn Giạng, (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Giạng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
[30] Ninh Viết Giao (1998), Đia chí văn hóa huyện Quỳnh Lưu. Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đia chí văn hóa huyện Quỳnh Lưu
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
[31] Nguyễn Công Giáp, (1996), Giáo dục thường xuyên, hiện trạng và xu hướng phát triển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thường xuyên, hiện trạng và xu hướng phát triển
Tác giả: Nguyễn Công Giáp
Năm: 1996
[32] Phạm Minh Hạc, (1995), Giáo dục con người hôm nay và ngày mai, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục con người hôm nay và ngày mai
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
[33] Phạm Minh Hạc, (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
[34] Phạm Minh Hạc, (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w