Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện quỳnh lưu (nghệ an) từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 49 - 53)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1.2.Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường Trung học cơ sở

Năm học (1986 - 1987) toàn huyện có 47 trường trong đó có 27 trường cấp 2; và 20 trường chung cấp 1 + 2. Nhờ thực hiện chủ trương Xã hội hóa giáo dục, bước vào năm học (1987 - 1988) toàn huyện có 50 trường cấp 2, tăng thêm 03 trường so với năm học (1986 - 1987). Nguồn kinh phí đầu tư

xây dựng 03 trường cấp 2 được huy động từ nguồn vốn của tỉnh, huyện và nguồn ngân sách địa phương cộng với sự đóng góp của nhân dân trong xã. Tiếp tục thực hiện chủ trương này, năm học (1991 - 1992) toàn huyện có 44 trường, (trong đó có 24 trường cấp 2 và 20 trường cấp 1 và 2). Các năm học 1992 - 1993, 1993 - 1994, 1994 - 1995, xu thế tách trường cấp 2 khỏi trường cấp 1 + 2 trở thành một xu thế phổ biến trên địa bàn toàn huyện. Kết quả là, đến năm 1995, số trường cấp 2 mới được xây dựng mới từ năm 1986 - 1995 là 15 trường và xu thế, mỗi xã có riêng 1 đến 2 trường cấp 1, 01 trường cấp 2 trở thành một trào lưu chung ở huyện Quỳnh Lưu. Các trường cấp 2 mới được xây dựng chủ yếu được đầu tư xây dựng bằng gạch ngói khá kiên cố, bàn ghế, trang thiết bị phục vụ dạy học được mua sắm một cách khá đồng bộ. Đội ngũ giáo viên cấp 2 tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Các Hội đồng sư phạm cấp 2 sinh hoạt riêng, tình trạng Hội đồng sư phạm cấp 1 + 2 sinh hoạt chung như trước đổi mới dần dần được xóa bỏ. Đây là một trong những chuyển biến quan trọng góp phần không nhỏ làm thay đổi bức tranh toàn cảnh về giáo dục cấp 1 và cấp 2 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu trong 10 năm đầu đổi mới.[87; 4-5]

Năm học (1986 - 1987) ngay sau kỳ Đại hội đại biểu lần thứ XX ( từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 08 năm 1986), Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu, đề cập rất rõ đến vấn đề cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục của toàn huyện. Lãnh đạo huyện chỉ đạo nhanh chóng tu sửa và xây mới thêm trường lớp học. Số phòng học cấp 2 (Trung học cơ sở) có 729 phòng (năm học 1987 - 1988). Mới làm thêm 62 phòng. Trong đó, số phòng học bằng gạch ngói là 674 phòng, được xây dựng thêm 36 phòng. Chỗ ngồi của học sinh: 25.216 chỗ, bằng nhiều nguồn vốn đóng thêm bàn ghé cho 930 chỗ ngồi của học sinh. [79; 5]

Đến năm học 1991 - 1992, quy mô trường lớp Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu so với toàn tỉnh Nghệ An như sau:

Bảng 1: Quy mô trường, lớp học Trung học cơ sở năm học 1991 - 1992 huyện Quỳnh Lưu

Phòng học Chỗ ngồi Ghi chú

Tổng số Làm mới Gạch ngói Tổng số Làm mới

Tổng số Làm mới

790 15 765 15 32.146 1.404

(Số liệu do Phòng kế hoạch sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An cấp)

So với toàn tỉnh là.

Bảng 2: Quy mô trường, lớp học Trung học cơ sở năm học 1991 - 1992 tỉnh Nghệ An

Phòng học Chỗ ngồi Ghi chú

Tổng số Làm mới Gạch ngói Tổng số Làm mới

Tổng số Làm mới

9.113 529 6567 199 299.674 22.159

(Số liệu do Phòng kế hoạch sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An cấp)

Nhìn vào số liệu bảng thống kê, ta thấy toàn tỉnh Nghệ An có 6567 phòng học lợp ngói, trong khi đó Quỳnh Lưu có tới 765 lớp lợp ngói trong năm học 1991 - 1992, chiếm tỷ lệ 11,65%. Trong năm học, cả tỉnh làm mới 199 phòng học, trong khi đó huyện Quỳnh Lưu có 15 lớp chiếm tỷ lệ 7,53%.

- Về số lớp cấp 2 (nay là Trung học cơ sở)

Bước vào năm học (1986 - 1987), toàn huyện có 345 lớp học sinh cấp 2, năm học (1987 - 1988) toàn huyện có 329 lớp đã giảm 16 lớp. Năm học (1991 - 1992) toàn huyện có 311 lớp cấp 2. Nhìn vào số lớp cấp 2 trên địa bàn huyện thì số học sinh theo học cấp 2 ở các lớp giảm. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này không phải vì học sinh bỏ học như thời kỳ trước đổi mới mà bắt đầu từ một nguyên nhân khác. Đó là từ năm 1975, 1976, thực hiện chủ

trương sinh đẻ có kế hoạch của tỉnh Nghệ Tĩnh, Quỳnh Lưu chỉ đạo các xã thực hiện triệt để chủ trương này. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Quỳnh Lưu từ 3,5 - 3,7%/năm trước giải phóng giảm xuống còn 2,2- 2,4%/năm từ năm 1978 - 1979 kéo dài cho đến năm 1995. Tình trạng phổ biến, mỗi gia đình có từ 5 - 7 người con, thậm chí một số gia đình có từ 8 - 10 người con trước đây giảm xuống chỉ còn từ 2 đến 3 người con, trong những năm 1981, 1982 trở đi ngày càng phổ biến.[79; 3-5]

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng số học sinh cấp 2 ở Quỳnh Lưu giảm trong giai đoạn này là việc ở mỗi xã có từ 5 - 100 hộ gia đình chuyển dời đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên hoặc một số huyện miền núi ở Nghệ Tĩnh và nhiều địa phương khác trong cả nước, kéo dài từ năm 1977 đến năm 1995.

Được sự quan tâm chỉ đạo lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền đoàn thể địa phương, sự hỗ trợ từ tỉnh và Trung ương cùng với đóng góp của nhân dân các xã trong huyện, giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục Trung học cơ sở nói riêng tiếp tục gặt hái nhiều thành công. Đến năm 1995, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trên địa bàn toàn huyện, phổ cập được 1/3 giáo dục Trung học cơ sở . Chất lượng giáo dục được nâng cao, giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi các cấp hàng năm tăng nhanh, đều ở tất cả các trường Trung học cơ sở .

Năm học 1994 - 1995, cả huyện có 43 trường Trung học cơ sở , nhiều nhất so với các huyện trong tỉnh. Để tiện theo dõi, chúng tôi xin lập bảng thống kê số lớp Trung học cơ sở toàn huyện Quỳnh Lưu so với tổng số lớp Trung học cơ sở của tỉnh Nghệ An trong năm học 1994 -1995.[87; 4]

Bảng 3: Số lớp học năm học 1994 - 1995 huyện Quỳnh Lưu so với tỉnh Nghệ An

Quỳnh Lưu 564 650 86

Nghệ An 4.968 5.504 536

(Số liệu do Phòng kế hoạch sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An cấp)

Cho đến năm 1995, Nghệ An có 18 huyện, thành, thị, như vậy số lớp Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu chiếm gần 1/8 tổng số lớp học của cả tỉnh ở bậc Trung học cơ sở .

Bảng 4: Số lớp Trường tầng, lớp năm học 1994 - 1995 huyện Quỳnh Lưu so với tỉnh Nghệ An. Tổng số trường cao tầng Số phòng Mới làm Phòng tầng Cấp 4 phòng tạm Chố ngồi Phòng thư viện Phòng thí nghiệm Quỳnh Lưu: 19 587 46 221 366 0 31.622 32 3 Tỉnh: 83 4.547 435 997 3.259 291 221.775 198 56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Số liệu do Phòng kế hoạch sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An cấp)

Từ các bảng thống kê trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục Trung học cơ sở nói riêng trong 10 năm đầu đổi mới. Đầu tư lớn vào việc xây dựng cơ sở trường lớp, xóa bỏ trường tranh tre nứa lá tạm bợ, dột nát là hướng đi đúng của Đảng bộ, nhân dân Quỳnh Lưu, tạo điều kiện thuận lợi để thầy trò thi đua : "Dạy thật tốt, Học thật tốt", tiếp tục giữ vững là đơn vị dẫn đầu của ngành giáo dục Nghệ An.

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện quỳnh lưu (nghệ an) từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 49 - 53)