Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ và học sinh

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện quỳnh lưu (nghệ an) từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 53 - 58)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1.3.Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ và học sinh

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ:

Năm học 1986 - 1987, Ban giám hiệu các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện có 150 người. Giáo viên cấp Trung học cơ sở có 571 giáo

viên. Hệ số giáo viên đứng lớp là 1,73 giáo viên. Tình trạng thiếu nhiều nhất là giáo viên dạy Âm Nhạc, Mỹ Thuật. Giáo viên chuyên trách đoàn là 08 giáo viên đang còn thiếu, có nhiều trường chưa có giáo viên chuyên trách. Đây là bức tranh chung của giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ Tĩnh trong giai đoạn những năm đầu đổi mới, vì ngay các trường Đại học và Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh cũng chưa tuyển dụng, đào tạo các giáo viên phụ trách các môn hoc mới này. Trong khi đó, chương trình cải cách giáo dục lại đưa thêm một số môn mới vào học tại các trường Trung học cơ sở trong phạm vi cả nước.[79; 3-4]

Ví dụ: Trường Trung học cơ sở Quỳnh Ngọc có 12 lớp trên tổng số 530 học sinh nhưng chỉ có một hiệu trưởng (thầy Đinh Văn Thạc) và 17 giáo viên đứng lớp vì thế giáo viên phải dạy nhiều tiết một tuần, và số học sinh trên lớp rất cao 45em/lớp trong khi trường, lớp học rất chật hẹp, không có giáo viên nhạc, học và giáo viên chuyên trách Tổng phụ trách Đội và giáo viên làm hiệu vụ. Công nhân viên có 87 người/ 50 trường chưa đạt 02 nhân viên trên một trường, hiện trạng đang còn thiếu nhiều. Việc này mang lại không ít khó khăn cho công tác dạy và học của toàn huyện. Nhiều giáo viên phải vừa làm công tác giảng dạy trên lớp vừa kiêm thêm công tác nhân viên kế toán, thủ quỹ của trường. chính vì thế chất lượng giảng dạy chưa cao.

Năm học 1991 - 1992, tổng số giáo viên dạy là 538 người, số đạt chuẩn là 502 giáo viên, số giáo viên cấp 3 xuống dạy cấp 2 là 182 giáo viên năm học 1995 - 1996. Để tiện theo dõi chúng tôi xin lập bảng thống kê về số giáo viên được biên chế ở Quỳnh Lưu so với tỉnh Nghệ An trong năm học 1995 -1996. [88;6]

Bảng 5: Bảng thống kê Cán bộ quản lý, giáo viên Trung học cơ sở của huyện Quỳnh Lưu so với tỉnh Nghệ An

Đơn vị

Cán bộ quản lý Giáo viên THCS Nhân viên hành chính Tổng số trong biên chế Tổng số trong biên chế Tổng số trong biên chế Quỳnh Lưu 72 72 803 769 50 45 Tỉnh 720 720 7.599 7.422 545 526

(Số liệu do Phòng kế hoạch sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An cấp)

Số liệu thống kê cho thấy tổng biên chế trong năm đầu tách tỉnh, tổng số Cán bộ quản lý Trung học cơ sở toàn tỉnh Nghệ An là 720 người, trong đó Quỳnh Lưu có 72 người, chiếm tỷ lệ 10%. Đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trong biên chế của toàn tỉnh là 7559 người, trong đó Quỳnh Lưu có 769 người chiếm tỷ lệ 10,16%. Nhân viên hành chính toàn tỉnh là 526 người, Quỳnh Lưu có 45 người, chiếm tỷ lệ 8,55%. Điều đáng lưu tâm là khi tách tỉnh, Nghệ An có 18 huyện, thành. Do đó, có thể khẳng định đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính, Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu chiếm một tỷ lệ cao so với các huyện trong toàn tỉnh.

- Số học sinh cấp Trung học cơ sở

Năm học 1986 - 1987 toàn huyện có 12.146 em. Năm học 1987 - 1988 toàn huyện có 12.236 em. Tăng 36 em so với kế hoạch và tăng 90 em so với năm học trước. Số học sinh Trung học cơ sở bình quân trên lớp là 37 học sinh/lớp, cao hơn so với mặt bằng chung toàn tỉnh (36 hs/lớp). Năm học 1991 - 1992 toàn huyện có 12.586 học sinh, giảm 102 học sinh so với năm học 1990 - 1991. Riêng học sinh lớp 9 là 1.287 học sinh, học sinh thuộc con em dân tộc là 07 học sinh. Tỷ lệ học sinh bỏ học là 2.177 em chiếm tỷ lệ 19,40% (Trong khi toàn tỉnh là 20,03%) thấp hơn tỷ lệ của tỉnh. Lý do học sinh bỏ học nhiều là do các vùng khó khăn như Quỳnh Thắng, Quỳnh Vinh,...và vùng ven biển, vùng giáo dân với phong tục đi đánh cá biển như Trung học cơ sở

Quỳnh Hải, Trung học cơ sở Quỳnh Phương, Trung học cơ sở Quỳnh Bảng, Trung học cơ sở Quỳnh Thanh,…

Bảng 6: Số học sinh Trung học cơ sở của huyện so với toàn tỉnh Nghệ An

Đơn vị 1994 - 1995 1995 - 1996 Kế hoạch Tăng Tỷ lệ Bình quân HS/lớp Quỳnh Lưu 27.378 31.582 97.3% 1.204 115.4 48.5 em Nghệ An 212.845 236.347 96.2% 23.50 2 111. 0 42.9 em

(Số liệu do Phòng kế hoạch sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An cấp)

Bảng thống kê cho thấy tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở của huyện Quỳnh Lưu trong 2 năm học 1994 - 1995, 1995 - 1996, chiếm tỷ lệ cao so với tổng số học sinh trong toàn tỉnh. Chẳng hạn năm học 1994 - 1995, tổng số học sinh Trung học cơ sở toàn tỉnh là 212.845 em, riêng Quỳnh Lưu có tới 27.378 em chiếm tỷ lệ 12,86%. Năm học 1995 - 1996, số học sinh Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu tăng hơn 4000 em so với năm học 1994 - 1995, nếu đem so với số học sinh Trung học cơ sở toàn tỉnh thì tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở Quỳnh Lưu vẫn cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh (chiếm tỷ lệ 13,36%). Điều này gây không ít khó khăn cho Đảng bộ và nhân dân Quỳnh Lưu trong việc huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, bố trí giáo viên đứng lớp, đảm bảo cho việc dạy và học được tiến hành một cách bình thường, tránh trường hợp học sinh phải học ca 2, ca 3 trong một ngày như ở một số địa phương khác.

Giống như một số huyện, thành khác, bên cạnh các trường Trung học cơ sở công lập, trong giai đoạn này Quỳnh Lưu còn có một tỷ lệ khá đông học sinh Trung học cơ sở theo học các trường bán công. Vấn đề đầu tư xây dựng trường lớp, bố trí cán bộ quản lý, giáo viên đứng lớp, nhân viên phục vụ, quản

lý chất lượng dạy và học ở các trường bán công đặt ra nhiều bài toán nan giải cho những người làm công tác giáo dục và quản lý giáo dục ở Nghệ An nói chung và Quỳnh Lưu nói riêng. Trước thực trạng đó, Huyện ủy Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc huyện đã phối hợp với cấp ủy chính các xã, thị chỉ đạo ngành giáo dục Quỳnh Lưu giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu học của con em nhân dân, đồng thời đảm bảo chất lượng cho các trường bán công trên địa bàn huyện. Nhờ thực hiện nhiều biện pháp đúng đắn kịp thời, chất lượng dạy và học ở các trường bán công của Quỳnh Lưu lúc này vẫn đảm bảo. Bảng thống kê dưới đây phần nào phản ánh những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Quỳnh Lưu đối với việc thành lập, quản lý các trường bán công trên địa bàn huyện.

Bảng 7: Số lớp công lập và bán công năm học 1994 - 1995 huyện Quỳnh Lưu so với tỉnh Nghệ An

Đơn vị Công lập Bán công Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9

Quỳnh Lưu 607 43 150 183 153 121

Nghệ An 5.073 431 1.374 1.377 1.226 1.096

(Số liệu do Phòng kế hoạch sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An cấp) Bảng 8: Số học sinh công lập và bán công Trung học cơ sở của huyện so với tỉnh (1995 - 1996)

Đơn vị Công lập Bán công Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Quỳnh Lưu 31582 Hs 29.760 1.822 8.023 9.065 7.062 5.610 Nghệ An 236.347Hs 221.165 15.182 63.245 60.210 52.077 45.633

(Số liệu do Phòng kế hoạch sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An cấp)

Nhìn vào số liệu bảng thống kê ta thấy: Tổng số học sinh theo học ở trường Trung học cơ sở hệ bán công trên toàn tỉnh là 15.182 học sinh, trong đó Quỳnh Lưu chiếm tới 1822 học sinh, chiếm tỷ lệ 12% học sinh bán công Trung học cơ sở toàn tỉnh Nghệ An.

Theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Quỳnh lưu trong năm học 1995 - 1996, học sinh chia theo vùng kinh tế của huyện có tỷ lệ cụ thể như sau:

Tổng số học sinh Trung học cơ sở toàn huyện là: 31.582 Học sinh; trong đó học sinh Trung học cơ sở ở các xã đồng bằng là: 20.106 em; học sinh Trung học cơ sở ở các xã miền biển là: 6.665 em [79; 4-6]. Là một trong những huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Nghệ An, dân số đông nhất tỉnh Nghệ An, việc đảm bảo chất lượng cho học sinh Trung học cơ sở ở các xã đồng bằng, các xã miền núi, các xã ven biển thật sự không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt là học sinh ở các xã vùng biển, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, và tập quán đi biển từ sớm, không ít gia đình buộc học sinh từ lớp 7, đến lớp 9 tham gia vào việc đánh bắt thủy sản, do đó tình trạng học sinh nghỉ học, chất lượng học sinh ở các trường này thường thấp hơn so với các trường ở các xã đồng bằng. Ngoài ra, ở xã Quỳnh Thắng còn có một bộ phận đồng bào dân tộc ít người. Việc huy động các em trong độ tuổi đến trường và đảm bảo chất lượng học cho các em cũng đòi hỏi nhà trường và địa phương phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện quỳnh lưu (nghệ an) từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 53 - 58)