Truyền thống giáo dục khoa bảng

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện quỳnh lưu (nghệ an) từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 27 - 29)

6. Bố cục của luận văn

1.1.8.Truyền thống giáo dục khoa bảng

Quỳnh Lưu từ lâu đã nổi tiếng là đất học với những kỳ danh khoa bảng, với những “ông đồ xứ Nghệ” lừng danh ở trong Nam ngoài Bắc. Đất học nổi tiếng nhất và nhiều người đỗ đạt nhất ở Quỳnh Lưu qua các kỳ thi thời phong

kiến là xã Quỳnh Đôi (nổi tiếng không những ở trong tỉnh mà còn ở cả nước). Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo đã được giữ gìn và phát huy qua các thời kỳ quan trọng trong việc giáo dục con cháu, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của trẻ thơ đồng thời thổi vào tâm hồn các thế hệ trẻ ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập. Việc giáo dục ở nhà trường cũng được coi trọng. Các trường làng, trường huyện là những “lò” đào tạo khá quan trọng trong các kỳ thi.

Các tài liệu đưa ra những con số thống kê khác nhau, nhưng có thể khẳng định rằng, trong thời phong kiến các kỳ thi tính đến kỳ thi cuối cùng của thời nhà Nguyễn (năm 1919), Quỳnh Lưu đã có hàng nghìn người đỗ từ tú tài đến tiến sĩ (trong đó có 19 người đỗ đại khoa, tức là phó bảng, tiến sĩ). Riêng trong thời nhà Nguyễn, Quỳnh Lưu có 87 người đỗ cử nhân (cả Nghệ An và Hà Tĩnh là 833 người, cả nước là 5.226 người đỗ). Riêng Quỳnh Đôi tính từ năm 1442 đời Lê Nhân Tông đến kỳ thi cuối cùng của nhà Nguyễn đã có trên 1.000 người đỗ từ tú tài đến tiến sĩ. Những người thi đỗ thường được bổ ra làm quan. Bên cạnh đó, Quỳnh Lưu cũng có nhiều vị tướng nổi tiếng trong thời kỳ phong kiến. Người dân Quỳnh Lưu bao đời nay hình thành truyền thống tôn trọng lớp nho sĩ, trí thức trong làng, tôn vinh tầng lớp nho sĩ đã làm rạng danh cho quê hương.

Một số nho sĩ lấy việc dạy học làm nghiệp cho đời. Đã có những ông đồ Nho dạy học cho nhà vua. Những đồ Nho ở Quỳnh Lưu rong ruổi và có mặt khắp nẻo đường của đất nước. Lý tưởng của họ không phải là đi làm ăn, đi làm giàu mặc dù cuộc sống vật chất của chính bản thân họ và gia đình họ không hề khá giả gì. Họ đem tri thức, đưa ánh sáng văn hóa đến những làng quê, truyền cho các thế hệ học trò sức mạnh tri thức. Họ nghèo về vật chất nhưng lại là những người giàu có về trí thức, miếng cơm manh áo không làm cho họ sờn lòng trong sự nghiệp dạy học. Không những họ dạy chữ cho các

thế hệ mà còn dạy đạo lý làm người, truyền cho họ tinh thần yêu quê hương, đất nước, không hám công danh,…[30; 357-382]

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện quỳnh lưu (nghệ an) từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 27 - 29)