0
Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Một số thành tựu tiêu biểu

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUỲNH LƯU (NGHỆ AN) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013 (Trang 29 -38 )

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Một số thành tựu tiêu biểu

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954: Để thực hiện chính sách khai thác và cai trị hoàn toàn Việt Nam. Pháp thực thi có nhiều chính sách trong đó có chính sách giáo dục nhằm mục đích " Đồng hóa" dân tộc ta. Vì thế chúng xây dựng một hệ thống giáo dục theo kiểu pháp và học chữ Pháp để thực hiện mục đích của mình. Cũng nằm trong hệ thống giáo dục đó huyện Quỳnh Lưu từ những năm 1930 Pháp cho xây dựng các trường Sơ đẳng tiểu học (Ecoleelementaisi) ở huyện lị Quỳnh Lưu tức thị trấn Cầu Giát hiện nay với 03 lớp. [21; 25-30]

Lớp 5 hay còn gọi là lớp đồng ấu (Curs Enfantin). Lớp tư hay còn gọi là lớp dự bị (Cours Preperatoirs), lớp ba tức là lớp sơ đẳng (Cours Ecoleelementaisi). Ông Phan Lê người xã Nhân Thành huyện Yên Thành làm Tổng giáo (Hiệu trưởng dạy lớp sơ đẳng, thầy Hanh Quỳnh Đôi dạy lớp dự bị, thầy Đệ dạy lớp đồng ấu và thầy Huệ dạy chữ hán một tuần vài tiết cho cả ba lớp). Bốn thầy 03 lớp với khoảng 100 học sinh trong năm học đầu tiên.

Đầu năm học 1920 - 1922 có 06 trường sơ đẳng.

Trường sơ đẳng Quỳnh Đôi, Trường sơ đẳng Bào Hậu, Trường sơ đẳng Phương Cần, Trường sơ đẳng Hoàng Mai, Trường sơ đẳng Thanh Sơn, Trường sơ đẳng Phú Nghĩa. Lúc này trường sơ đẳng Cầu Giát được nâng lên thành trường tiểu học bị thể với 05 lớp.

Cải cách giáo dục lần 03 năm 1930 - 1945. Đến năm 1936 ngoài 06 trường sơ đẳng nói trên Quỳnh Lưu đã có thêm các trường, trường sơ đẳng Như Bá (Quỳnh Bá), trường sơ đẳng Đông Hồi (Quỳnh Lập), trường sơ đẳng

Tam Lễ (Quỳnh Châu), trường sơ đẳng Quỳnh Tụ (Quỳnh Xuân), trường sơ đẳng Bào Giang (Quỳnh Lâm), trường sơ đẳng Phú Đa (Quỳnh Bảng), trường sơ đẳng Thanh Đàm (Quỳnh Thuận), trường sơ đẳng Tam Khôi (Quỳnh Diễn), trường sơ đẳng Vân Trường (Quỳnh Thọ). Mỗi trường có khoảng 60 - 80 học sinh. Từ ngày có trường tiểu học bị thể cho đến năm 1945 số học sinh tốt nghiệp tiểu học Pháp - Việt có bằng (Primaire) hoặc tương đương ở Quỳnh Lưu có khoảng 400 học sinh. Vậy trong 25 năm kể từ ngày có trường tiểu học bị thể mỗi năm Quỳnh Lưu có khoảng 15 người có bằng.[21; 22-35].

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thàng công đa số nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Quỳnh Lưu nói riêng không biết chữ. Để diệt giặc dốt trong huyện, Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu đề ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm xóa mù chữ cho nhân dân trong huyện. Với những chính sách đó trong huyện đâu đâu cũng có lớp học chủ yếu là lớp học rất đơn sơ, lôi cuốn không kể người già, người trẻ, nam hay nữ, lấy gạch non làm phấn, ván mỏng làm bảng để dạy và học, người biết chữ dạy cho người không biết chữ, cha mẹ học con, ông bà học cháu... Huyện lập ra ban Bình dân học vụ để xóa mù chữ cho nhân dân, tổ chức tập trung cắm trại một đến hai tuần lễ, bồi dưỡng một số Trưởng ban và giáo viên. Tiêu biểu là trại Nguyễn Quyền, trại Nguyễn Công Mỹ lập ra đầu năm 1946. Kết quả, trong thời gian ngăn, tính đến tháng 05/ 1946 khắp 32 xã trong huyện đều có lớp bình dân học vụ từ xóm đến làng đến xã. Số ngường biết chữ tính đến Cách Mạng tháng Tám năm 1945 là 05% thì nay đã tăng khoảng 30%, thậm chí có nhiều nơi như cầu Giát, Tràng An, Liên Hóa, Minh Châu,... có khoảng 50% người biết đọc, biết viết, trong đó có nhiều người đạt trình độ tiểu học [21; 22-35].

Đến năm 1949 Quỳnh Lưu đã có trường cấp 2 quốc lập và trường cấp 2 dân lập khác là Tân Dân, Hồ Học Lâm, Vũ Đăng Khoa. Cũng từ năm 1949 theo chủ trương chung, huyện đã bắt đầu chuyển đổi hệ thống giáo dục phổ

thông cho thống nhất, bậc trung học phổ thông 04 năm được chuyển thành hệ cấp 2 bậc 03 năm, bậc chuyên khoa thành cấp 3. Đến ngày 19/05/1949 ra quyết định công nhận huyện Quỳnh Lưu là một trong sáu huyện trong tỉnh đạt tiêu chuẩn thanh toán nạn mù chữ. [21; 27-35].

Từ năm 1952 trở đi Quỳnh Lưu là một huyện hầu hết ở các xã đều xây dựng được trường phổ thông cấp 1. Một số xã có trường phổ thông cấp 2 như: Quỳnh Đôi, Quỳnh Bá, Hoàng Mai, Quỳnh Sơn, Tiến Thủy, trong khuân khổ cấp 1, cấp 2 đội ngũ giáo viên được tăng cường.

Giai đoạn chống Mỹ cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975. Trong giai đoạn đế quốc Mỹ xâm lược, mặc dù đất nước ta gặp muôn vàn đau khổ và mất mát nhưng không vì chiến tranh mà nền giáo dục nước nhà nói chung và giáo dục ở huyện Quỳnh Lưu nói riêng luôn tiếp bước truyền thống hiếu học của cha ông những thế hệ đi trước. Quá trình xây dựng giáo dục ở Quỳnh Lưu có bước ngoặc mới. Từ năm 1954 đến năm 1960 giáo dục phổ thông cấp 1 mỗi xã đã có 01 trường cấp 1. Ngay từ năm 1958 Quỳnh Lưu có 03 trường cấp 2 quốc lập là: Cầu Giát, Quỳnh Thiện, Quỳnh Đôi và 01 trường cấp 2 tư thục (Tiến Thủy) hoàn chỉnh có từ 05 đến 07 lớp. Đến năm 1959 trường cấp 2 công lập tách ra thành nhiều trường cấp 2 trong huyện gọi là trường huyện và trường vùng. Hệ thống trường cấp 2 chỉ học hết lớp 7.[21; 33-37]

Đến năm 1961 do nhu cầu học tập của con em nhân dân, được sự nhất trí của Tỉnh và sự giúp đỡ của Ty giáo dục Nghệ An, huyện ra quyết định thành lập trường cấp 3 đặt tại địa điểm trường dạy nghề, trường Hồ Xuân Hương và Phòng giáo dục đào tạo hiện nay thị trấn Cầu Giát (vào tháng 09 năm 1961). Khóa khai giảng đầu tiên vào ngày 10/09/1961, gồm có 03 lớp 8 với 138 học sinh. Hiệu trưởng là thầy Nguyễn Văn Diễm, hiệu phó là thầy Phan Hoãn, Nguyễn Văn Chất, Hoàng Văn Tiếp. Đội ngũ giáo viên chỉ hơn 10 người phải nhờ giáo viên cấp 2 lên dạy các môn như: Lý, Hóa, Sinh...giáo viên phải kiêm

nhiệm nhiều môn. Tỉnh Nghệ An, Ty giáo dục Nghệ An nhờ Bộ giáo dục điều động một số thầy, cô từ Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... đến giảng dạy tại trường cấp 3 Quỳnh Lưu.

Hai khóa thi cuối cấp năm đầu tiên có 330 em đậu tốt nghiệp. Năm học 1964 - 1965, do thầy Diễm được Ty giáo dục Nghệ An điều đi học ngoài Hà Nội, thầy Hoàng Văn Tiếp được bổ nhiệm làm Quyền hiệu trưởng. Thầy Lê Đình Trác làm Bí thư chi bộ, sang năm học 1965 - 1966 do nhu cầu học sinh đi học ngày càng đông, số học sinh vùng phía Bắc và phía Tây Bắc đi học quá xa vì thế huyện Quỳnh Lưu quyết định mở thêm trường cấp 3. Trường cấp 3 Quỳnh Lưu 2 ra đời, kịp thời đáp ứng nhu cầu theo học ngày càng đông của con em nhân dân trong huyện. Thầy Cù Khắc Lượng được Ty Giáo dục Nghệ An bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Quỳnh Lưu 2. Cũng vì nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện vào năm học 1975 - 1976 huyện xin mở thêm trường cấp 3 Quỳnh Lưu 3 (địa điểm vùng Bãi Ngang, xã Quỳnh Lương) và một trường bổ túc văn hóa Quỳnh Châu sau chuyển thành trường Quỳnh Lưu 4.[21; 37-40].

Năm 1968 Mỹ ném bom dữ dội trên địa bàn các xã trong huyện Quỳnh Lưu, nhưng công tác giáo dục không bị ngưng trệ, trường lớp được phân tán, được che chắn cẩn thận, học sinh được giáo dục ý thức phòng không, các trường cấp 2 phải đào hào, hầm để học sinh tránh bom lạc, thầy cô giáo ngoài việc dạy học còn phải dạy cho học sinh cách phòng tránh bom, lớp học phải có một học sinh đứng canh máy bay của Mỹ để cảnh giới mỗi khi máy bay bỏ bom. Các trường phải liên tục thay đổi địa điểm học như: Trường cấp 3 Quỳnh Lưu 1 phải chuyển đến địa điểm các xã Quỳnh Hưng, Quỳnh Bá, Quỳnh Ngọc, An Hòa... Không ít học sinh ở các trường cấp 2 phải thay đổi địa điểm trường học vì trường bị ném bom, hư hỏng nặng như trường cấp 2 Quỳnh Nghĩa (học sinh vùng Bãi Ngang) phải đi bộ lên tận trường Quỳnh

Tam để học, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các kỳ thi học sinh giỏi huyện vẫn được duy trì, Tất cả các xã đã xây dựng được trường cấp 1 hoàn chỉnh, toàn huyện có 37 trường cấp 2 và 2 trường cấp 3, các lớp bổ túc văn hóa được duy trì. Tính chung toàn huyện Quỳnh Lưu cứ 2,8 người thì có 01 người đi học [21; 40-45].

Năm học 1970 - 1971 có 38.200 học sinh cấp 1, 2, 3 và 100 học sinh bổ túc văn hóa và 13.000 học sinh mẫu giáo bé và lớn, tính ra khoảng 04 người dân thì có 01 học sinh phổ thông, nếu tính cả 3 ngành học thì cứ 02ng]ời có 01 người đi học. Quỳnh Đôi là xã điển hình về phát triển truyền thống hiếu học và được chính phủ cùng Ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An công nhận phổ cập cấp 2 bổ túc văn hóa toàn miền Bắc. [21; 44-45].

Như vậy, từ năm 1954 đến năm 1972 cấp 1, 2, 3 ở Quỳnh Lưu có bước phát triển toàn diện cả về số trường, lớp, số học sinh, số giáo viên. Trong đó giai đoạn từ 1954 - 1960, giáo dục cấp 1, 2 phát triển đã đào tạo một đội ngũ đông đảo học sinh Quỳnh Lưu tốt nghiệp cấp 1 và cấp 2. Đây là nguyên nhân quan trọng để Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu đề nghị Ty giáo dục Nghệ An, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An thành lập trường cấp 3 Quỳnh Lưu 1 và cấp 3 Quỳnh Lưu 2. Trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất do Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 3 (9/1960) đề ra, hầu hết các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã có 1 trường cấp 1, 1 trường cấp 2. Lúc này trường Trung học Sư phạm Nghệ An (nay là trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An), Trường Đại học Sư phạm Vinh đã cung cấp đủ số giáo viên dạy cấp 1, 2, 3 cho các huyện trong tỉnh. Tình trạng thiếu giáo viên cấp 2, 3 từng bước được khắc phục.

Một thành tựu cơ bản khác là Đảng ủy Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện phải tập trung huy động nguồn lực vật chất xây dựng các trường cấp 1, 2, thúc đẩy sự phát triển của giáo dục phổ thông trên

địa bàn toàn huyện. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại ác liệt của Mỹ, Ngụy, giáo dục cấp 2 của Quỳnh Lưu tiếp tục được duy trì, phát triển. Từ sau hiệp định Pari (27/1/1973), đến năm 1975, Đảng bộ, nhân dân Quỳnh Lưu dồn toàn bộ tinh thần và lực lượng vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước ổn định đời sống kinh tế, văn hóa, tập trung đầu tư phát triển giáo dục từ vỡ lòng, cấp 1, 2, 3. Trong đó, các trường cấp 2 bị bom đạn phá hủy trong thời kỳ chiến tranh phá hoại được xây dựng lại bằng tranh, tre, nứa, lá, một số xã xây dựng trường ngói cho cấp 2.

Trong hai năm học 1973 - 1974 và 1974 - 1975, giáo dục phổ thông ở Quỳnh Lưu đi vào ổn định và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt. Theo số liệu của Ty Giáo dục Nghệ An, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), giáo dục phổ thông ở Quỳnh Lưu nói chung, giáo dục cấp 2 nói riêng luôn ở tốp dẫn đầu trong ngành giáo dục của tỉnh Nghệ An.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng,... Giáo dụng phổ thông ở Quỳnh Lưu tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trên tất cả các mặt. Từ năm 1976 đến 1980, Quỳnh Lưu đã đầu tư xây dựng, ngói hóa trường cấp 1 và cấp 2 ở nhiều xã. Đặc biệt trong giai đoạn này đội ngũ giáo viên, cấp 1, 2, 3 ở Quỳnh Lưu được đào tạo một cách bài bản ở Trường Trung học sư phạm Nghệ Tĩnh, Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ Tĩnh, Trường Đại học sư phạm Vinh, và một số trường Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm khác trên cả nước. Số lượng học sinh đến lớp tăng nhanh, chất lượng giáo dục và đào tạo ở Quỳnh Lưu chuyển biến rõ rệt. Quỳnh Lưu tiếp tục trở thành lá cờ đầu trong ngành Giáo dục đào tạo của tỉnh Nghệ Tĩnh.

Đến năm học 1979 - 1980, tất cả các xã trên địa bàn Quỳnh Lưu có một trường cấp 1, 1 trường cấp 2, cả huyện có 04 trường cấp 3 và 1 trường Bổ túc văn hóa, vừa học vừa làm. Tính riêng đội ngũ giáo viên dạy cấp 2 ở Quỳnh Lưu năm học 1979 - 1980 tăng gấp 2 lần so với năm học 1974 - 1975.[21; 45- 49]

Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm do Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ V đề ra (1981 - 1985), huyện Quỳnh Lưu được Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh chỉ đạo xây dựng thành một trong những huyện điểm của tỉnh Nghệ Tĩnh. Kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội ở Quỳnh Lưu tiếp tục có những chuyển biến theo hướng: "Mỗi huyện trở thành một pháo đài kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh". Trong giai đoạn này, huyện chú trọng xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, các trường được xây dựng chủ yếu bằng gạch và lợp ngói hoàn toàn, một số xã xây dựng được trường tầng như phổ thông cơ sở Quỳnh Văn, phổ thông cơ sở Quỳnh Giang, Quỳnh Lâm ...Sự nghiệp giáo dục, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em và nhân dân huyện nhà. Đội ngũ quản lý giáo dục được hoàn chỉnh dần dần, huyện cho tách bộ phận Phòng Giáo dục ra riêng, bộ phận giáo viên làm hiệu trưởng được củng cố hàng năm và được học tập bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như chính trị thường xuyên. Đội ngũ giáo viên rất nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tận tình với sự nghiệp giáo dục. Về chuyên môn, để đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết cho dạy và học, ngành giáo dục đã tổ chức triển khai một số các hoạt động chuyên ngành như:

Xây dựng các trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên: Ngay trong những năm 1975-1976, sở giáo dục đã tổ chức các lớp chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên các cấp. Mục tiêu của lớp bồi dưỡng này là giúp giáo viên hiểu thêm về những âm mưu của Mỹ - Ngụy, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng mùa xuân

năm 1975, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, về chủ nghĩa xã hội và nhà trường xã hội chủ nghĩa… để từ đó xác định nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn mới: Giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Ngoài ra, các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn đã giúp đội ngũ thầy cô hiểu đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và phương pháp giảng dạy bộ môn.

Song song với các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do Ty Giáo dục Nghệ Tĩnh tổ chức, các trường Cao đẳng sư phạm, Trung học sư phạm cũng đã mở khóa đào tạo cấp tốc cho giáo viên, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý ngành giáo dục và bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên Văn - Sử cấp 2 và 3.

Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học: Ngoài những cơ sở vật chất mà ngành giáo dục đang sử dụng trong thời gian này, Ty Giáo dục Nghệ Tĩnh cũng nhanh chóng phát triển thêm trường, lớp, nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn, để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân lao động .

Nhìn chung, mặc dù sau ngày đất nước thống nhất, ngành giáo dục huyện Quỳnh Lưu còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí,… nhưng với nhiệt tình cách mạng của cán bộ giáo viên và nhân viên, Ty Giáo dục và Phòng Giáo dục huyện Quỳnh Lưu đã phần nào đáp ứng

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUỲNH LƯU (NGHỆ AN) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013 (Trang 29 -38 )

×