6. Bố cục của luận văn
3.2.2.2. Một số thành tựu
- Công tác huy động và phổ cập giáo dục
Theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Quỳnh Lưu, năm học 2001 - 2002, toàn huyện có 43 trường Trung học cơ sở, với 35783 học sinh. Nhưng đến năm học 2004 - 2005, số học sinh Trung học cơ sở là: 36368 học sinh, tăng so với năm học 2001 - 2002, là 585 em. Số học sinh bổ túc Trung học cơ sở có 344 học viên. Nhờ thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, nên năm học 2004 - 2005, Quỳnh Lưu huy động số học sinh hoàn thành tiểu học vào lớp 6 đạt 98,8%, tăng 0,4% so với năm học 2001 - 2002. [59; 3-4]
Nhưng số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu vào học lớp 10 trong năm học 2004 - 2005 chỉ đạt 64%, giảm 2% so với năm học 2001 - 2002. Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở có chuyển biến rõ, có 40/43 xã đạt phổ cập Trung học cơ sở.
Theo đánh giá của Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu, giai đoạn (2001 - 2005), Quỳnh Lưu đã đạt được mục tiêu huy động số học sinh trong độ tuổi tham gia vào việc học ở bậc Trung học cơ sở và bổ túc văn hóa. Đây là một yếu tố khá quan trọng để các cấp ngành liên quan đưa ra dự báo chính xác về số học sinh và học Trung học cơ sở, thi tốt nghiệp Trung học cơ sở hàng năm phục vụ cho việc tiếp nhận giáo viên, thuyên chuyển giáo viên từ các trường Trung học cơ sở trong huyện, cũng như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trước mắt cũng như lâu dài.[62; 4-5]
- Chất lượng giáo dục toàn diện
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo, trong kỳ nghỉ hè, giáo viên, cán bộ quản lý được tập trung để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho chương trình thay sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Phòng Giáo dục đào tạo huyện đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, tổ chức tiếp nhận một số giáo viên dạy các môn: Mỹ thuật, Âm nhạc, Công nghệ, Tiếng anh,… để bổ sung và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Công tác thuyên chuyển giáo viên, cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở cũng được giải quyết nhanh gọn ngay trước dịp khai giảng, nhờ đó bước vào năm học chất lượng dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn có những chuyển biến quan trọng.
Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường, cùng các tổ chức khác trong xây dựng kế hoạch năm học xác định rõ một trong những nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động chuyên môn, không ngừng chăm lo giáo dục, giáo dưỡng đạo đức, phẩm chất cho học sinh. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học,…
nhằm đẩy mạnh chủ trương Xã hội hóa giáo dục, tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với địa phương trong việc giáo dục đạo đức, phẩm chất cho học sinh, nhằm ngăn chặn một cách có hiệu quả các tệ nạn xã hội lan vào trường học. Nhờ thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ mà chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc Trung học cơ sở Quỳnh Lưu có chuyển biến tích cực. Một vài số liệu thống kê dưới đây cho phép khẳng định điều đó. Chẳng hạn, kết quả xếp loại văn hóa của 36988 em học sinh Trung học cơ sở Quỳnh Lưu năm học 2004 - 2005: Loại giỏi đạt 4,1%; loại khá đạt 29,3%; loại trung bình chiếm 59,4%; số học sinh yếu, kém là 7,2%. Chất lượng các kỳ thi tốt nghiệp Trung học cơ sở, có chuyển biến. Chẳng hạn năm học 2001 - 2002, số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, đạt 94,6%, năm học 2004 - 2005, số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 97,6% tăng 3%.[62; 4-5]
Bảng thống kê xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh Trung học cơ sở năm học 2004 - 2005, do Phòng Giáo dục đào tạo Quỳnh Lưu cung cấp, góp phần hiểu rõ hơn về chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc Trung học cơ sở trên địa bàn huyện.
Bảng 17: Bảng thống kê xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu năm học 2004 - 2005.
Xếp loại Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Hạnh kiểm Tốt 5619 61.16 5573 62.15 5781 61.43 5681 64.57 22654 62.30 Khá 3099 33.73 2896 32.30 3130 33.26 2763 31.40 1188 8 32.69 TB 461 5.02 476 5.31 478 5.08 341 3.88 1756 4.38 Yếu 9 0.10 22 0.25 22 0.23 13 0.15 66 0.18 Kém 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Học lực Giỏi 374 4.07 391 4.36 381 4.05 345 3.92 1491 4.10 Khá 2713 29.53 2671 29.79 2656 28.22 2605 29.61 1064 5 29.27 TB 5284 57.51 5195 57.93 5745 61.05 5367 61.00 21591 59.37 Yếu 795 8.65 691 7.71 608 6.46 473 5.38 2567 7.06 Kém 22 0.24 19 0.21 21 0.22 8 0.09 70 0.19
(Số liệu do Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quỳnh Lưu cấp)
Phát huy những thành tích to lớn trong đào tạo chất lượng mũi nhọn của giai đoạn trước, theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Quỳnh Lưu, giai đoạn 2001 - 2005, 100% trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện tập trung chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch bồi giỏi, phụ kém. Những học sinh có học lực từ khá, giỏi được tuyển chọn để bồi dưỡng, bổ sung kiến thức. Riêng những học sinh yếu kém, các trường tổ chức phụ đạo, giúp đỡ các em vượt qua ý niệm không thể tiếp thu được kiến thức, mạnh dạn vươn lên để đạt kết quả trung bình, khá. Do nỗ lực của các Hội đồng sư phạm, giai đoạn 2001 - 2005, số lượng học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh bậc Trung học cơ sở của Quỳnh Lưu vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Học sinh giỏi tỉnh đạt 137 em. Giao lưu Olimpic toán tuổi thơ toàn quốc đạt: 03 huy chương vàng, 04 huy chương bạc và 03 huy chương đồng. Quỳnh Lưu đạt kết quả cao nhất so với 03 đoàn của tỉnh Nghệ An tham dự giao lưu. Học sinh giỏi huyện đạt: 2119 em.
Giáo viên giỏi tỉnh đạt; 18/19 giáo viên dự thi chiếm 94,7% cao nhất tỉnh, 02 cán bộ được công nhận danh hiệu thư viện giỏi cấp tỉnh, huyện công nhận 166 giáo viên đạt dạnh hiệu giáo viên dạy giỏi và 12 thư viện giỏi cấp huyện.[63; 4-5]
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường học
Theo chỉ đạo của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, Đảng ủy Hội đồng nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc các xã, thị trên địa bàn huyện, tập trung huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh công tác Xã hội hóa giáo dục trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, nhằm từng bước cụ thể hóa Nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ Quỳnh Lưu đề ra. Kết quả là đến năm học 2004 - 2005, cơ sở vật chất các trường Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu đã có những thay đổi căn bản. Cụ thể:
Bảng 18: Bảng thống kê số phòng học, thư viên, phòng thí nghiệm tại các trường Trung học cơ sở Quỳnh Lưu năm học 2004 - 2005.
Ngành Số phòng Trong đó T.viện, T. nghiệm
Tầng Cấp 4 T. viện T.nghiệm
Trung học
cơ sở 651 327 324 80 43 86
(Số liệu do Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quỳnh Lưu cấp)
Theo chỉ thị của Thủ Tướng chính phủ và chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, ngành giáo dục đào tạo huyện Quỳnh Lưu chỉ đạo các cấp học trên địa bàn huyện triển khai một cách đồng bộ, nghiêm túc cuộc vận động: "Nói không tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
Cuộc vận động đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo cán bộ Đảng viên và nhân dân trên địa bàn; tạo bước chuyển biến ban đầu đối với giáo dục Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu.
Một thành tựu cơ bản khác là việc các trường Trung học cơ sở, triển khai có hiệu quả việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa. Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và phong trào nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, cấp huyện và dự thi cấp tỉnh. 100% giáo viên Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, trong đó có nhiều kinh nghiệm hay về việc đổi mới phương pháp dạy học các môn, giáo dục bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, hay kinh nghiệm bồi giỏi, phụ kém,...Qua đánh giá, Phòng Giáo dục đào tạo đã tuyển chọn được một số đề tài sáng kiến kinh nghiệm xuất sắc tham gia cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm do Sở Giáo dục đào tạo tổ chức đạt kết quả cao. Triển khai và có giải pháp tích cực thực hiện cuộc vận động "Hai không". Chất lượng phổ cập giáo dục Trung học cơ sở được nâng lên,…
Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo với quyết tâm cao, kế hoạch và lộ trình cụ thể tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Đội ngũ nhà giáo cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn tăng hơn các năm trước, đội ngũ cán bộ quản lý trường học từng bước được trẻ hóa. Việc tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quản lí và nhân viên trong nhà trường thực hiện đúng quy trình, khách quan và thực chất. Chính sách đối với nhà giáo thực hiện đầy đủ, kịp thời; quan tâm chế độ tiền công đối với giáo viên và công nhân viên và có chính sách khuyến khích đối với giáo viên dạy miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn...
Công tác quản lí giáo dục có bước chuyển biến khá; nề nếp chuyên môn được duy trì, chất lượng hoạt động phong trào đạt hiệu quả cao; kỷ cương nhà trường tiếp tục được giữ vững, các kỳ thi trên địa bàn được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Dân chủ trong nhà trường được tăng cường. Công tác thanh tra, kiểm tra đạt kết quả, việc sử lý sau thanh tra nghiêm túc. Công tác tham mưu có nhiều tiến bộ, phong trào xã hội hóa phát triển; hoạt động của hội khuyến học đạt hiệu quả, thiết thực có tác động tích cực đến cán bộ, giáo viên, học sinh toàn ngành.