1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần

93 961 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 469 KB

Nội dung

Ngay khi tác phẩm được xuất bản đã có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình quantâm, Nguyễn Thành Thi trong tiếng nói của “Cái tôi bị chấn thương” và tính khả dụng của yếu tố nhật kí, trinh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THANH NGA

Trang 2

NGHỆ AN – 2014

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 3

1 Lý do chọn đề tài……… 3

2 Lịch sử vấn đề……… 3

3 Đối tượng nghiên cứu……… 6

4 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu……… 6

5 Phương pháp nghiên cứu……… …… 6

6 Cấu trúc của luận văn……… ……… 6

NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN, MỘT HIỆN TƯỢNG ĐẶC BIỆT TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN DẦN……… 7

1.1 Vấn đề tiểu thuyết và tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến nay……… 7

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết……… …… 7

1.1.2 Tiểu thuyết Việt Nam 1945 – 1975……… 10

1.1.3 Tiểu thuyết Việt Nam từ 1975 đến nay…… ……… 13

1.2 Trần Dần - một trong những hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam hiện đại……… ……… 17

1.2.1 Thời đại mà Trần Dần đã đi qua……… ……… ………… 17

1.2.2 Hành trình số phận của Trần Dần……… ………… …… … 21

1.2.3 Nhìn chung về sự nghiệp văn học của Trần Dần………… … ……… 23

1.3 Những ngã tư và những cột đèn, một số phận gập ghềnh……… … … … 26

1.3.1 Hành trình sáng tác và xuất bản Những ngã tư và những cột đèn ………… 26

1.3.2 Những ngã tư và những cột đèn - một số phận lạ lùng… ……… ………… 28

1.3.3 Nhìn chung về thế giới nghệ thuật của Những ngã tư và những cột đèn……… ……… 29

Chương 2 NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG……… 33

2.1 Một kiểu nhận thức về hiện thực chiến tranh……… … ………… 33

Trang 3

2.1.1 Chiến tranh và một thế giới hoang tàn, hoang hoải……… … 33

2.1.2 Chiến tranh như là biểu tượng của sự tha hóa lớn lao của nhân loại… 35

2.1.3 Chiến tranh, thế giới của lòng hoài nghi và thù hận……… … ……… 48

2.2 Chiến tranh như là một phương tiện thử thách các giá trị………… ……… 41

2.2.1 Chiến tranh và tình yêu……….………… 41

2.2.2 Chiến tranh và vấn đề nhân tính……… ………… ………… 43

2.2.3 Chiến tranh và tình bạn……… …… ………… 44

2.3 Một kiểu nhận thức về con người trong chiến tranh……… ………… 47

2.3.1 Kiểu con người bị chấn thương……… ……… 47

2.3.2 Kiểu con người tha hóa……… … ……… 50

2.3.3 Kiểu con người lưu đày, bất định……… ………… 53

Chương 3 NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT……… 57

3.1 Vấn đề kết câu – cốt truyện……… ………… 57

3.1.1 Hình thức nhật kí……… ……… ………… 57

3.1.2 Cốt truyện trinh thám……… ……… 59

3.1.3 Cốt truyện tâm lí……… ……… ……… 62

3.2 Thế giới biểu tượng trong Những ngã tư và những cột đèn ……… ………… 65

3.2.1 “Nhật kí” – biểu tượng của cuộc truy tìm hiện tại đã mất……… ………… 65

3.2.2 Ngã tư và cột đèn – biểu tượng của những ngã rẽ bất định, không màu ……… …… ….69

2.3.3 Tính biểu tượng trong những sắc màu……… ………… ……… 71

3.3 Ngôn ngữ tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn……… … ………… 74

3.3.1 Ngôn ngữ được lạ hóa nhìn từ góc độ cú pháp……… ………… 74

3.3.2 Ngôn ngữ giàu nhạc tính, chất thơ bởi các cấu trúc trùng điệp … … 78

3.3.3 Sự bất tuân các quy chuẩn chính tả tiếng Việt……… … ………… 82

KẾT LUẬN……… ………… 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO…… 98

Trang 4

kỷ đã trôi qua, các tác phẩm của ông vẫn mang một tư duy rất hiện đại.

        1.2 Hầu hết các tác phẩm của Trần Dần đều có những điểm khác lạ mang dấu ấn

sâu sắc của nhà văn Nhưng gây được chú ý hơn cả là tiểu thuyết Những ngã tư và

những cột đèn Sự cách tân trong tiểu thuyết không chỉ nằm ở một yếu tố mà là nhiều

yếu tố khác nhau tạo nên một chỉnh thể vô cùng độc đáo Lạ lẫm và cuốn hút là những

gì mà tiểu thuyết đưa đến cho người đọc, từ ngôn ngữ đến nhân vật, từ cách kể đếncách viết đều rất mới mẻ Nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết là làm nổi bật lên những sựmới mẻ ấy và quan trọng hơn là chúng ta thấy được cống hiến của Trần Dần đối vớitiểu thuyết Việt Nam

         1.3 Thông thường tác phẩm của Trần Dần khó cảm nhận bởi vậy ý kiến của mọingười là khác nhau, không phải ai cũng có thể cảm nhận được tức thì Vì vậy việc giải

mã những cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn giúp mọi người hiểu khái quát nhất về tác phẩm, đề tài “ Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và những

cột đèn” với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề này trên nhiều phương diện.

  2 Lịch sử vấn đề

Sáng tác của Trần Dần thời kì sau vụ Nhân văn giai phẩm chủ yếu được nhìnnhận như một hiện tượng tiêu cực Đến thời kì đổi mới, tác phẩm của ông mới bắt đầunhận được sự quan tâm của giới phê bình Tuy nhiên, từ năm 1989 đến 1995, nhữngbài viết về Trần Dần còn ít ỏi, do các nhà nghiên cứu ngại động chạm đến vấn đề

"nhạy cảm chính trị" Từ năm 1995 trở đi các tác phẩm của ông dần được xuất bản,đến năm 2007 Trần Dần được nhận giải thưởng nhà nước cùng với Phùng Quán, Lê

Trang 5

Đạt, Hoàng Cầm Năm 2011, tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn được Hội nhà văn Hà Nội vinh danh trong số hàng trăm tác phẩm xuất bản cùng năm Những

ngã tư và những cột đèn là tác phẩm mà ông ưng ý nhất và nó được hoàn thành vào

giao thừa năm 1989 – 1990 Độc giả đầu tiên của cuốn tiểu thuyết là Dương Tường,bạn thân của ông: “Tôi đọc từng chương, anh Dần viết đến đâu tôi đọc đến đó Anhbảo: tôi viết cái này là đơn đặt hàng của ngành Công an Dù viết theo đặt hàng, mìnhvẫn là mình Viết cái thư nhỏ cho bạn cũng phải viết hết văn tài Bản sửa lại năm

1989, anh Dần cắt mất mấy đoạn độc thoại, mấy trang không chấm phấy Đó là tuyệtbút Tôi tiếc không chép lại” [35]

         Ngay khi tác phẩm được xuất bản đã có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình quantâm, Nguyễn Thành Thi trong tiếng nói của “Cái tôi bị chấn thương” và tính khả dụng

của yếu tố nhật kí, trinh thám trong tiểu thuyết (Nhân đọc Những ngã tư và những cột

đèn của Trần Dần) dành sự quan tâm đến phương diện thẩm mỹ của thể loại và xu

hướng tổng hợp thể loại trong tác phẩm Ông khẳng định “Những ngã tư và những cột

đèn là bằng chứng sinh động cho tinh thần, ý thức sáng tạo mạnh mẽ của Trần Dần”

[53] Trong cùng một cuốn tiểu thuyết nhưng nó lại đan xen nhiều thể loại khác nhau,tâm lý có, trinh thám có, và nhật kí cũng có Tác phẩm đã đưa đến trước mắt mọingười về số phận ngụy binh Dưỡng trong thời kì chuyển đổi chế độ

         Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Với Trần Dần, bài toán đặt ra là viết về hoàncảnh của những ngụy quân Pháp ở Hà Nội khi chiến tranh kết thúc, phần thắng thuộc

về cách mạng, với định hướng viết đã rõ ràng lại phải quy phục chế độ mới Đề bàinày không khó đối với ngòi bút Trần Dần Nếu an phận, nộp quyển và quên đi nhanhchóng cái viết ra đó Nhưng ông đã không làm thế Trần Dần, nhà văn luôn táo bạoquyết liệt trong từng câu chữ, hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng, trong từng cái viết.Viết, với ông, bao giờ cũng là phải mới, phải khác, phải cách tân Vì vậy, kết quả

chuyến thực tế ấy, dưới tay ông đã trở thành tiểu thuyết Những ngã tư và những cột

đèn Trần Dần đã giải bài toán văn chương một cách xuất sắc” Cũng theo Phạm Xuân

Nguyên, “Những ngã tư và những cột đèn là cuốn tiểu thuyết sau gần nửa thế kỉ  mới

Trang 6

được xuất bản, nhưng đọc rất mới, đọc rồi lại vẫn mới, vẫn bất ngờ trước từng trang,vẫn không dễ nắm bắt nội dung” [45].

         Lại Nguyên Ân cũng bất ngờ không kém: “Tôi hoàn toàn bất ngờ vì cuốn tiểuthuyết này Vẫn biết sự nghiệp Trần Dần lớn và rất đa dạng, nhưng không thể ngờ ônglại hiện đại đến thế Tôi chỉ xét đơn thuần về mặt tác phẩm, đây có thể coi là một cuốntiểu thuyết trinh thám viết rất chuyên nghiệp, rất hấp dẫn với bạn đọc bình thường.Các tuyến nhân vật được cài cắm lớp lang và tâm lý nhân vật đặc biệt là tâm lý tộiphạm, được nghiên cứu và trình bày rất khéo, đúng với kiểu tâm lý học hiện đại màcác tiểu thuyết trinh thám phương Tây vẫn hay dùng Có thể đọc một mạch từ đầu đếncuối cuốn tiểu thuyết này vì sự hấp dẫn đó của nó Ngay từ thời điểm ông đặt bút viếtvào năm 1964, ông đã dùng kĩ thuật tự sự đa chủ thể (nhiều nhân vật cùng kể chuyện)– một kĩ thuật rất tiên tiến của văn chương thế giới cùng thời, mà chúng tôi – lúc đóđang ngồi trên ghế giảng đường đại học – chưa hề được nghe các giáo sư nhắc tới,mãi đến năm 1980 mới được biết đến qua các bản dịch tiếng Nga Người đọc nắm bắtcâu chuyện rất thoải mái dù nó không đơn giản đó là vì nhà văn luôn chuyển vai kểvào một thời điểm chính xác và bằng ngôn ngữ nhân vật rất đặc trưng cho từng cátính Có những khi nhà văn sử dụng ngôn ngữ điêu luyện đến độ tôi chỉ có thể thánphục một cách sung sướng vì được thưởng thức kĩ thuật của một bậc thầy: đó là đoạnDưỡng đến nhà mẹ xin đón vợ về sau khi bị cô giận dỗi bỏ đi Bà mẹ cứ chửi sa sả,vừa nghiệt ngã vừa chứa chan yêu thương, còn thằng con trời đánh cứ tưng tửng chửiphụ với mẹ, mà nó tự chửi nó giống như ai đó đang nói về một thằng khác nữa, chứkhông phải vẫn thằng con trai ấy đang nói về chính nó Ngôn ngữ ở đây ra hết chấtcủa “cao bồi thành thị” mà nhà văn Việt Nam ta ít có người am hiểu và viết kĩ thuậtnhư Trần Dần” [20]

         Trên thực tế đã có một số nhà nghiên cứu tiểu thuyết Những ngã tư và những cột

đèn, đa số đánh giá và nghiên cứu trong việc làm mới thể loại tiểu thuyết, đặc biệt trên

phương diện nghệ thuật Tuy nhiên việc nghiên cứu, đánh giá về nội dung tư tưởngchưa thực sự cụ thể và toàn diện Xuất phát từ tình hình đó chúng tôi đi đến đề tài nàynhằm khái quát một cách đầy đủ những đặc điểm của tiểu thuyết đồng thời bổ sung

Trang 7

thêm những yếu tố mới để góp phần làm sáng rõ những sáng tạo, cách tân trong tiểu

thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần.

3 Đối tượng nghiên cứu

         Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần.

4 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

         4.1 Nghiên cứu một cách tổng quan tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn

trong sự nghiệp sáng tác của Trần Dần và trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam hiệnđại

         4.2 Chỉ ra những đặc điểm của trọng làm nên giá trị tiểu thuyết trên bình diệnnội dung

         4.3 Chỉ ra những điểm đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của cuốn tiểu thuyết

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh

6 Cấu trúc của luận văn

Tương ứng với mục đích, nhiệm vụ đã đề ra, luận văn của chúng tôi được chialàm ba chương:

Chương 1 Những ngã tư và những cột đèn, một hiện tượng đặc biệt trong sự

nghiệp sáng tác của Trần Dần

Chương 2 Những ngã tư và những cột đèn  nhìn từ phương diện nội dung Chương 3 Những ngã tư và những cột đèn  nhìn từ phương diện nghệ thuật.

Trang 8

Chương 1

NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN,

MỘT HIỆN TƯỢNG ĐẶC BIỆT TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN DẦN 1.1 Vấn đề tiểu thuyết và tiểu thuyết Việt Nam 1945 đến nay

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết

          Tiểu thuyết là thể loại mà cho đến nay những vấn đề xung quanh nó còn cónhiều tranh cãi, khái niệm tiểu thuyết chưa hoàn toàn thống nhất, với những hướngkhác nhau các nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm của mình về tiểu thuyết cùng nhữngđặc điểm của nó Theo M.Bakhtin: “Tiểu thuyết là thể loại sinh sau đẻ muộn, do đó nógắn liền với những thể loại có từ trước đó” và ông cho rằng dịch thuật tự do là cơ sởtạo nên nó “Tiểu thuyết là thể loại đang chuyển biến và chưa định hình Những lựccấu thành thể loại còn đang hoạt động trước mắt chúng ta, thể loại tiểu thuyết ra đời

và trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch nhật của lịch sử Nòng cốt của thểloại tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán hết khả năng uyểnchuyển của nó” [4, 18], và “tiểu thuyết là thể loại ở thời hiện tại, một thể loại đangvận động và phát triển Nó tiểu thuyết với tư cách như một thể loại đang vận động vàphát triển Nó tiểu thuyết với tư cách như một thể loại chủ đạo của văn học hiện đại,

nó giễu nhại và thu hút các thể loại khác vào nó Điều đó làm cho ngôn ngữ tiểuthuyết có tính đa thanh, các lớp ngôn ngữ soi sáng và bổ sung cho nhau (ngôn ngữ dântộc, thổ ngữ, phương ngữ…) thiết lập nên một quan hệ mới giữa ngôn ngữ và thế giớihiện thực” [4, 24] Nhà nghiên cứu Bêlinxki cho tiểu thuyết là “sự tái hiện thực tại với

sự thực trần trụi của nó”, là “xây dựng một bức tranh sinh động toàn vẹn và thốngnhất”

         Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết xuất hiện khá sớm với công

trình “Bàn về tiểu thuyết” của Phạm Quỳnh trên Tạp chí Nam Phong năm 1921, Phạm

Quỳnh cho rằng: “tiểu thuyết là một loại truyện viết bằng văn xuôi, đặt ra để tả tình tự

Trang 9

người khác, phong tục xã hội hay những sự tích lạ đủ làm người đọc có hứng thú” [42,42].

         Trong 150 Thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, tiểu thuyết là “tác

phẩm tự sự trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trìnhhình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian

và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách” [3, 313]

          Theo Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi thì tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiệnthực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh sốphận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả các điềukiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [21, 328]       Các nhà nghiên cứu đi sâu vào mỗi khía cạnh khác nhau của tiểu thuyết đưa rađặc điểm thể loại này, thấy được sự khác biệt giữa nó với các thể loại khác Tiểuthuyết có khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gầngũi nhất với hiện thực, là một thể loại có dung lượng lớn tiêu biểu cho phương thức tự

sự Tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như ciềusâu của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc hiện thực trong tác phẩmcủa mình

      Tiểu thuyết nhìn nhận cuộc sống dưới góc độ đời tư Cuộc sống hiện tại đangbiến đổi không ngừng cùng sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, tiểu thuyết phản ánh

xã hội với mọi màu sắc, mọi vấn đề, khắc họa số phận của những con người cụ thể,qua đó khái quát trạng thái tồn tại của xã hội Trong tiểu thuyết có thể bắt gặp nhữngcuộc đời thật với nhiều đường nét xù xì góc cạnh với bi kịch cá nhân, đi sâu khai thác

tâm hồn của con người Đó là Anđrây, Natasa trong Chiến tranh và hoà bình của L.Tônxtôi, là Grigori, Natalia trong Sông Đông êm đềm của Sôlôkhốp…

         Đặc điểm nổi bật nhất của tiểu thuyết là chất văn xuôi Với chất văn xuôi nàyđòi hỏi tiểu thuyết tái hiện hiện thực như nó vốn có, tái hiện một đời sống nguyêndạng, đa dạng với đầy đủ các sắc thái thẩm mĩ không lãng mạn hoá, thi vị hoá Mô tảcuộc sống biến động và phức tạp, cái bi lẫn cái hài, cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái

Trang 10

thiện với các ác, từ cái hoàn hảo đến cái xù xì trong xã hội, con người Chất văn xuôiđược thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của các tác giả thuộc trường phái hiện thực

như Tấn trò đời của Banzắc, Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki… Ở Việt Nam tiêu

biểu là Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố… và các tác giả tiểu thuyết sau này.         Nhân vật nếm trải trong tiểu thuyết là đặc điểm khác biệt để nhận diện nhân vậttiểu thuyết, sử thi hay truyện trung cổ… Qua nhân vật thể hiện tư tưởng cách nhìn củanhà văn, do vậy tiểu thuyết đi sâu vào khai thác từng mảnh đời, từng góc khuất trongtâm hồn con người với những suy tư, dằn vặt, trăn trở, đấu tranh, tự ý thức để vươnlên trong cuộc sống Nếu trong sử thi và các thể loại khác, nhân vật gắn liền với hànhđộng và thông qua hành động bộc lộ tính cách và nói lên tư tưởng của mình Nhân vậttrong tiểu thuyết hành động trong sự chi phối của hoàn cảnh để từ đó dẫn đến trảinghiệm trong cuộc đời cùng bao suy nghĩ, hạnh phúc và đau khổ, là “con người trongcon người” (Bakhtin) Có thể tìm thấy những nhân vật này trong các tác phẩm củaNam Cao, Nguyễn Tuân…

      Trong tiểu thuyết khoảng cách giữa nhà văn và nhân vật được rút ngắn Khácvới sử thi, người trần thuật chỉ có một thái độ ca ngợi, ngưỡng mộ quá khứ điều nàytạo khoảng cách với nhân vật, là khoảng cách sử thi Đối với tiểu thuyết, người trầnthuật có thể tiếp xúc, nhìn nhận nhân vật một cách gần gũi Qua đó nhà văn thâm nhậpvào trong đời sống của con người để có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn, nội tâmcủa nhân vật được khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau thể hiện qua ngôn ngữtrần thuật Sự gần gũi giữa người trần thuật với nhân vật “chính điều này đã tạo ra mộtkhu vực hoàn toàn mới của việc xây dựng hình tượng tiểu thuyết – khu vực tiếp xúcgần gũi tối đa giữa đối tượng miêu tả với thực tại dang dở hôm nay và vì thế mà cảtương lai” [4, 69]

         Với dung lượng lớn, phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống, tiểu thuyết cókhả năng tổng hợp nhiều nhất loại hình nghệ thuật khác Nó có thể dung nạp thôngqua ngôn từ nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác như thơ,kịch… các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình nghệ thuật ngoại biên như hộihoạ, điêu khắc, âm nhạc và thậm chí cả những bộ môn khoa học như tâm lý học, đạo

Trang 11

đức học, khoa học viễn tưởng… “Tiểu thuyết cho phép đưa vào, lắp ghép vào trong

nó nhiều thể loại khác nhau, cả những thể loại nghệ thuật (những truyện ngắn, nhữngbài thơ trữ tình, những màn kịch nói…) lẫn những thể loại phi nghệ thuật (các thể vănđời sống hàng ngày, văn hùng biện, khoa học, tôn giáo…) [4, 146]

          Tiểu thuyết được chia ra làm nhiều loại khác nhau, có tiểu thuyết trinh thám,tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết kinh dị, tiểu thuyết khoa học viễntưởng… Mỗi loại tiểu thuyết này có đề tài phản ánh, ngôn từ, giọng điệu khác nhau.Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 phát triển trong bối cảnh xã hội hết sứcđặc biệt, lấy nhiệm vụ chính trị làm cơ sở để sáng tác, và chiến tranh là đề tài chủ yếu,tiểu thuyết giai đoạn được sáng tác theo một dạng duy nhất là tiểu thuyết sử thi Tuy

nó không đa dạng và không có sự cách tân về thi pháp nhưng Tiểu thuyết Việt Nam

1945 – 1975 vẫn nằm trong quy luật vận động chung của tiểu thuyết thế giới Đặt

trong bối cảnh tiểu thuyết lúc bấy giờ, Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần

là một hiện tượng độc đáo bởi nó không nằm trong dòng tiểu thuyết sử thi ấy mà lạimang đầy đủ đặc điểm  thi pháp của tiểu thuyết trên thế giới Đó là sự lồng ghép củakết cấu truyện trinh thám và tâm lý, khai thác tâm lý con người trên nhiều phươngdiện bằng hình thức độc thoại nội tâm, nhìn cuộc sống đời tư, có khả năng phản ánhhiện thực rộng lớn

      Về vấn đề thể loại tiểu thuyết khó có thể đưa ra một khái niệm nhất quán, từ  ýkiến, nhận định của các nhà nghiên cứu cùng với những đặc điểm của tiểu thuyết ta cóthể đi đến kết luận: tiểu thuyết là loại tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thựcrộng lớn, bao quát nhiều tính cách, số phận và tổng hợp các thể loại nghệ thuật và phinghệ thuật khác vào trong nó

1.1.2 Tiểu thuyết Việt Nam 1945 – 1975

         Văn học Việt Nam phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài vô cùng ácliệt, đó là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Hai cuộc chiến tranh này đãtác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống văn chương và tinh thần của dân tộc Các tácphẩm giai đoạn này được viết ra dưới sự chỉ đạo của Đảng, mang một âm hưởng

Trang 12

chung của cuộc cách mạng, là khí thế hào hùng và lòng tự hào dân tộc, tiểu thuyếtkhông nằm ngoài xu thế chung ấy.

         Trên thế giới tiểu thuyết là thể loại ra đời sớm, nhưng đối với Văn học ViệtNam thì tiểu thuyết lại là thể loại sinh sau đẻ muộn so với các thể loại khác Đầu thế

kỷ XX xuất hiện các tiểu thuyết như: Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh, Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng của Nhất Linh, Hồn bướm

mơ tiên, Nửa chừng xuân của Khái Hưng… Sau đó có các tiểu thuyết hiện thực phê

phán của các nhà văn Vũ Trọng Phụng với Số đỏ, Nam Cao với Sống mòn… Tiểu

thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 phát triển trên cơ sở truyền thống và tiếp thu

từ những thành tựu trước đó, tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử của nước nhà, tiểu thuyết

đã tự rẽ sang hướng khác để đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần dân tộc trongchiến tranh Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ sự giao lưu quốc tế bị thu hẹp, chủ yếu

là ảnh hưởng từ Liên Xô, Trung Quốc Sự tiếp thu và ảnh hưởng của văn học trước

đó, cùng với hoàn cảnh đất nước phải chống hai kẻ thù xâm lược lớn, thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ, từ những nguyên nhân và hoàn cảnh đó tiểu thuyết 1945 -1975 đậmkhuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, người ta quan tâm nhiều đến con ngườicộng đồng hơn con người đời tư, tư duy sử thi đã trở thành tư duy nghệ thuật chủ đạotrong sáng tác Tư duy sử thi chi phối đặc điểm của tiểu thuyết giai đoạn này trên cácphương diện: đề tài, nhân vật, giọng điệu, kết cấu…

      Cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hướng sử thi tạo nên một chủ nghĩalãng mạn anh hùng Văn học giai đoạn 1945 – 1975 là văn học của những sự kiện lịch

sử, của số phận toàn dân Do vậy mục đích của văn học giai đoạn này nói chung, củatiểu thuyết nói riêng là phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu Văn học phục vụ chính trịnên quá trình vận động và phát triển hoàn toàn ăn nhịp với từng bước đi của cáchmạng, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước, ca ngợi khôi phục kinh tế, xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng miền Namthống nhất đất nước Với tinh thần đấu tranh cùng cảm hứng yêu nước, các nhà vănhăng say viết về cuộc chiến đầy gian khổ mà anh dũng của nhân dân ta Nhân vậttrung tâm của các sáng tác trong giai đoạn này là những con người đại diện cho giai

Trang 13

cấp dân tộc, thời đại và kết tinh phẩm chất cao quý của cộng đồng Các nhà văn khôngđứng trên lập trường cá nhân, nhìn bằng con mắt riêng mà đứng trên lập trường chungcủa cả cộng đồng để xây dựng nhân vật anh hùng lý tưởng mang vóc dáng, sức mạnh,

tinh thần đại diện cho dân tộc Thời kỳ đầu kháng chiến nổi lên các tiểu thuyết: Tranh

đấu của Dương Tử Giang, Trốn tù, Gió mặn của Bùi Tử Nam, Con trâu của Nguyễn

Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi… Những tác

phẩm cho thấy tác giả có ý thức rất cao về nhiệm vụ chính trị, về tinh thần dân tộc,miêu tả khá sinh động sức mạnh của quần chúng tập thể, cao hơn là sức mạnh củatoàn dân tộc đang một lòng đứng lên đấu tranh bảo vệ đất nước, góp phần tích cựctrong việc phản ánh, cổ vũ động viên cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện gian khổ

mà anh dũng của quân dân ta trong những năm đầu đánh Pháp Trong thời kì kháng

chiến chống Mỹ có: Trước giờ nổ súng của Lê Khâm, Vùng trời của Hữu Mai, Trên

mảnh đất này, Mùa mưa của Hoàng Văn Bổn… tất cả các tác phẩm đều hướng về

cuộc chiến mà nước ta phải trải qua, ca ngợi tinh thần anh dũng, kiên cường của nhândân

         Tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975 luôn hướng về đại chúng, cũng vì lẽ đó màđối tượng của tiểu thuyết là công nông binh, với những hành động, sự kiện thuộc vềlịch sử, những tư tưởng cách mạng lớn Đường lối văn nghệ phục vụ chính trị, cổ vũchiến đấu hướng về công nông binh là tất yếu bởi nó phù hợp với yêu cầu khách quancủa lịch sử, phù hợp với bản chất yêu nước của nghệ sĩ, phù hợp với trình độ ý thức vàtâm lý của họ trong hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc kháng chiến nên đã tạo đượcnguồn cảm hứng nghệ thuật thực sự cho những người cầm bút Ta có thể dễ dàng bắtgặp hình tượng công nông binh trong tiểu thuyết giai đoạn này, có thể trực tiếp cangợi quần chúng, hoặc xây dựng hình tượng đám đông (công nhân, nông dân, bộ đội,

dân công…) đầy khí thế và sức mạnh to lớn: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,

Một chuyện chép ở bệnh viện, Hòn đất của Anh Đức, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn

Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng,

Cửa sông, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Mẫn và tôi của Phan Tứ…

Trang 14

        Đại chúng công nông binh không chỉ là đối tượng phản ánh mà còn là nguồncung cấp lực lượng sáng tác Chính vì vậy Đảng rất chú ý phát động phong trào Vănnghệ quần chúng để từ đấy phát hiện và bồi dưỡng những cây bút nổi lên từ các phongtrào đó, đặc biệt là trong quân đội.

         Tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 - 1975 phát triển mạnh mẽ (trong khuôn khổnhiệm vụ của nó), có những thành công đáng kể, xây dựng khối lượng sáng tác đồ sộcùng đội ngũ nhà văn đông đảo Phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt, tiểu thuyết ViệtNam đã đạt được bước tiến mới về nội dung và nghệ thuật, hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ trước lịch sử Tuy nhiên tiểu thuyết giai đoạn này vẫn không tránh khỏi những hạnchế nhất định, đường lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng phần nào gò bó sự sáng tạo độclập của nhà văn, cái nhìn một chiều của con người đã chi phối đến nhiều cấp độ của tưtưởng nghệ thuật Tiểu thuyết giai đoạn này mới chỉ dừng lại miêu tả cái bên ngoàicủa sự kiện, của nhân vật, nhất là hình tượng nhân vật tập thể chưa đi sâu vào lý giảibản chất bên trong sự kiện hay phân tích tính cách nhân vật Bên cạnh những tácphẩm mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn cũng xuất hiện những tácphẩm đi trật ra khỏi đường ray của văn học chính thống, phá bung mọi quy phạm của

tiểu thuyết sử thi như: Miền hoang tưởng của Đào Nguyễn… điển hình là tiểu thuyết

Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần, một tác phẩm mang đầy đủ đặc điểm

của tiểu thuyết thế giới, những tác phẩm như vậy trong giai đoạn này là không nhiều.Nhìn chung tiểu thuyết giai đoạn này nếu đặt vào hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ và sosánh với tiểu thuyết giai đoạn trước thì nó đã góp phần không nhỏ trong công cuộcđấu tranh chống giặc bảo vệ tổ quốc và kho tàng văn học nuớc nhà

1.1.3 Tiểu thuyết Việt Nam 1975 đến nay

        Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước ta thống nhất và bước sang trang sửmới, giai đoạn khôi phục đất nước sau chiến tranh Thời gian này đất nước, xã hội vàcon người Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách, đối diện với nền kinh tế khủnghoảng, trang thiết bị kĩ thuật nghèo nàn, lạc hậu Bên cạnh những khó khăn đó, đấtnước tự do mở ra nhiều cơ hội cho việc giao lưu, hội nhập với thế giới về kinh tế, vănhoá… Đây là điều kiện để sáng tác nghệ thuật phát triển trong sự tiếp thu những ảnh

Trang 15

hưởng văn hoá nghệ thuật khác nhau của nhiều quốc gia, mở ra một không gian chocác nhà văn tiếp nhận luồng tư tưởng và thể loại văn học mới Bước ra từ chiến tranh,con người trở về với cuộc sống yên bình nhưng mặt khác hậu quả của chiến tranh quánặng nề, họ phải đối mặt với sự thay đổi của hiện thực xã hội, chính vì vậy quan niệmvăn học và ý thức nghệ thuật sẽ thay đổi theo tình hình đổi mới ấy.

        Sau 1975, đời sống hiện thực khác trước, cách tiếp cận sáng tác cũng cần thayđổi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tư duy nghệ thuật đòi hỏi phải mới Trong quátrình hội nhập, tiếp thu văn học nước ngoài, tư duy nghệ thuật đã dần chuyển sang tưduy tiểu thuyết, phù hợp với đối tượng phản ánh và đây là một quá trình phát triển tấtyếu của văn học Tư duy nghệ thuật ấy đã đưa lại những đổi mới quan niệm nghệthuật về hiện thực con người Nhà văn dần ý thức hơn vai trò của cá nhân sáng tạo, tàinăng và bản lĩnh cá tính  được coi trọng do đó đã khiến cho sự thống nhất trong mộtkhuynh hướng văn học chuyển dần sang tính đa khuynh hướng Văn học lúc này chịu

sự tác động của xã hội từ nhiều phía, đặc biệt là sự tác động từ nền kinh tế thị trường

và hội nhập quốc tế Nếu như trước đây trong các sáng tác chủ yếu là cách nhìn đơnđiệu, một chiều thì bây giờ là cách nhìn nhiều chiều, đa diện và biến hoá hơn Có thể

thấy quá trình chuyển biến này qua các tác phẩm: Gió từ miền cát của Xuân Thiều,

Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam, Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà của

Nguyễn Minh Châu…

        Chiến thắng mùa xuân 1975 tạo sức vang lớn, để lại dấu ấn sâu sắc cho nhữngngười chứng kiến nó Dù chiến tranh đi qua nhưng đề tài về chiến tranh vẫn là nguồnsáng tác cho nhà văn với cảm hứng chiêm nghiệm về quá khứ lịch sử Cùng viết vềmột đề tài nhưng trong bối cảnh xã hội khác nhau nó chi phối đến tư tưởng thẩm mỹ,cách viết, cách phản ánh hiện thực cuộc chiến Mục tiêu cơ bản về tư tưởng và thẩm

mỹ của văn học thời kỳ này là khám phá toàn diện hơn, sâu hơn và đầy đủ hơn về ýnghĩa, bản chất quy mô và các mặt rất khác nhau của cuộc chiến tranh mà trước đóchưa có điều kiện đề cập đến một cách trọn vẹn Những vấn đề của ngày hôm qua hưakịp nói đến, đề cập đến thì hôm nay có điều kiện nhìn nhận, xem xét và đánh giá lại

Tiểu thuyết Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu của Nguyễn Minh

Trang 16

Châu, Đất trắng (tập2) của Nguyễn Trọng Oánh, Những khoảng cách còn lại, Đứng

trước biển, Cù lao chàm của Nguyễn Mạnh Tuấn… mang âm hưởng hào hùng và quy

mô sử thi tương xứng với cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, cuộc sống số phận conngười gắn liền với số phận đất nước Nhiều góc khuất của đời sống trước đây được soirọi, đó không chỉ là chiến thắng mà còn có thương đau, mất mát Nhân vật hiện lênđầy đủ hơn với nhiều chiều cạnh khác nhau không còn là con người lý tưởng cáchmạng dưới cái nhìn một chiều của nhà văn

        Bước ra khỏi chiến tranh sống trong hoà bình, đất nước có sự thay đổi về diệnmạo, người ta nhận ra sự phức tạp của xã hội, cuộc sống bon chen, giá trị đạo đứcthay đổi Với thời đại nhiều biến đổi như vậy, con người cần đổi mới để phù hợp, bêncạnh ca ngợi là phê phán, phản ánh, miêu tả khách quan những mặt xấu, hạn chế củacon người đời thường Do vậy ngoài cảm hứng chiêm nghiệm lại quá khứ lịch sử, tiểuthuyết giai đoạn này xuất hiện cảm hứng phê phán xã hội, các nhà văn quan tâm đến

đề tài đời tư thế sự Con người đời thường và con người bình thường được chú ý thểhiện sâu sắc với số phận bất hạnh, những thân phận bi kịch Các tác giả đi sâu vàokhám phá con người, đặt con ngưòi trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội chính vìvậy trong các tiểu thuyết xuất hiện con người phức tạp, nhiều chiều, con người đầymâu thuẫn với thế giới nội tâm, con người già dặn hơn sau những trải nghiệm, vấp ngã

của mình Tính hai mặt của cuộc sống, của con người được khai thác rõ nét trong Thời

xa vắng (Lê Lựu), Côi cút giữa cảnh đời, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Ăn mày dĩ vãng, Phố, Cuộc đời dài lắm (Chu

Lai)…

        Tiểu thuyết giai đoạn 1975 đến nay mang nhiều đặc điểm khác với giai đoạntrước Nếu như giai đoạn trước nhìn hiện thực bằng cái nhìn của cả cộng đồng thì bâygiờ tiểu thuyết phản ánh hiện thực dưới góc độ đời tư Các nhà văn đề cập đến nhiềuvấn đề, góc cạnh xã hội, cuộc sống gia đình, đạo đức, sự ngẫu nhiên may rủi trong đờingười… Chính vì vậy nhân vật ở mỗi tác phẩm mang trong mình giá trị riêng, nhâncách riêng và được đánh giá dưới con mắt hiện thực trần trụi Tiểu thuyết đã nhìn

Trang 17

thẳng vào thế giới hiện thực, nhìn vào cái chưa hình thành và cái đang hình thành đểbóc trần tất cả từ cuộc sống đến con người Với xu hướng ấy một loạt các tác phẩm

được ra đời: Bên kia bờ ảo vọng (Dương Thu Hương), Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải), Những mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Ông cố vấn – hồ sơ

một điệp viên (Hữu Mai), Ngoài khơi miền đất hứa (Nguyễn Quang Thân), Trả giá, Sóng lừng, Cõi mê (Triệu Xuân), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Bến không chồng

(Dương Hướng), Người và xe chạy dưới ánh trăng (Hồ Anh Thái), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà)… Trong giai đoạn này tiểu thuyết

hướng đến tính dân chủ, tính dân chủ thể hiện ở chỗ tiểu thuyết không chỉ là tiếng nóicủa cái chung mà còn là tiếng nói của cái riêng, là phát ngôn thể hiện tư tưởng, quanniệm riêng của người nghệ sĩ Nhà văn hoàn toàn có quyền đề xuất những chuẩn mực

giá trị mới, có quyền trình bày những ý kiến cá nhân: Thiên sứ của Phạm Thị Hoài,

Thiên thần xám hối của Tạ Duy Anh… Nhân vật trong tác phẩm là con người nếm

trải, luôn đối diện với những khó khăn, ẩn sâu trong họ là sự giằng xé nội tâm, ở thời

hiện tai nhưng lại luôn sống trong quá khứ như nhân vật Kiên trong Nỗi buồn chiến

tranh (Bảo Ninh), sự cùng quẫn của con người nông thôn như Khuê trong Dòng sông mía (Đào Thắng) Bên cạnh sử dụng đối thoại thì ngôn ngữ độc thoại cùng với dòng ý

thức  đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật đổi mới

        Tiểu thuyết giai đoạn này có nhiều cách tân, bên cạnh sử dụng đối thoại thì ngônngữ độc thoại cùng với dòng ý thức  đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trầnthuật đổi mới, với hình thức độc thoại nội tâm, tâm lý con người bộ lộ một cách sâusắc Ngoài ra kết cấu  lắp ghép phân mảnh được các nhà tiểu thuyết sử dụng để xâydựng tác phẩm Kết cấu lắp ghép phân mảnh đối lập với kết cấu liền mảnh của vănhọc truyền thống, là những câu chuyện được cắt vụn trong cuộc sống hàng ngày lắp

ghép với nhau một cách lộn xộn qua đó thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn (Đi

tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Và khi tro bụi của

Đoàn Minh Phương…)

         Nhìn một cách khái quát, tiểu thuyết Việt Nam 1975 đến nay đã có nhiều độtphá Về phương diện thể tài thì tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã khai thác sâu hơn khía

Trang 18

cạnh của cuộc sống hàng ngày, cái đời thường của cá nhân Các nhà tiểu thuyết đãnhìn thẳng vào hiện thực không né tránh mà phanh phui nó ra một cách trung thực, táobạo dưới ngòi bút khát khao sáng tạo nghệ thuật Tất cả những vấn đề trong xã hộikhông bị trượt theo đường ray, lối mòn mà nó đều được làm mới với tư duy mới thấmđẫm cảm hứng nhân văn Về phương diện cốt truyện, xây dựng những xung đột gaygắt trên cái bình thường, nhỏ nhặt trong đời sống, gây cảm giác như là không cóchuyện Trên phương diện nội dung phản ánh, tiểu thuyết sau 1975 đa dạng hơnnhững giai đoạn trước Có thể nói tiểu thuyết giai đoạn này có bước phát triển mạnh

mẽ, tuy nhiên có những lúc bị chững lại Dù vậy ta cũng không thể phủ nhận nỗ lựccủa những người cầm bút trong công cuộc làm mới thể loại

Thực ra, những gì vừa nói trên đây, nhiều khi chỉ là câu chuyện "biết rồi, khổlắm, nói mãi" Có thể có những ngờ vực về sự cần thiết của việc phác thảo trở lại một

và nét của tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến nay Tuy nhiên, bởi Những ngã tư và

những cột đèn đã được sáng tác từ năm 1966, trong bối cảnh của tiểu thuyết cách

mạng, và đưa i vào những thập niên cuối của thế kỉ XX, trong bối cảnh xôn xao củanhững đổi mới cho nền văn học hậu chiến Viết lại những điều trên, chúng tôi muốn

từ đó sẽ soi tỏ thêm nhiều vấn đề của tác phẩm, nhất là ở những cách tân Những ngã

tư và những cột đèn hiển nhiên đã vượt khỏi những giới hạn chật chội của "một nền

văn nghệ minh họa" ở thời điểm nó được viết ra Thêm nữa, trong bối cảnh hiện nay,

nó vẫn lấp lánh ánh sáng của tính độc đáo, cách tân Và trong khi khi người ta khôngngừng cổ xúy cho những tác phẩm khác thuộc dòng "đổi mới", thì những đánh giá vềtiểu thuyết này của Trần Dần có lẽ chưa được tương xứng lắm với những đóng gópcủa ông, qua cuốn sách này

1.2 Trần Dần – một trong những hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam hiện đại

1.2.1 Thời đại mà Trần Dần đã đi qua

         Trần Dần (1927 – 1995) sinh ra trong thời đại với những biến động của lịch sử

Đó là những khúc quanh đầy sóng gió của lịch sử mà còn tác động đến số phận của

Trang 19

từng cá nhân Trần Dần là nhà văn có trách nhiệm sâu sắc với con người nên cuộc đời

và tác phẩm của ông chịu nhiều cay đắng

      Đất nước ta 1900 – 1945 đang chịu cảnh đô hộ của thực dân Pháp và nhà nướcphong kiến Xã hội rối ren, nhân dân lầm than cơ cực một cổ hai tròng, sưu cao thuếnặng, kinh tế và văn hoá bị kìm hãm bởi chính sách ngu dân mà thực dân Pháp đề ra.Các phong trào đấu tranh tự phát nổi dậy, do không có con đường cứu nước đúng đắnnên đều thất bại Đến năm 1930, Đảng cộng sản ra đời đánh dấu một bước ngoặt mớitrong con đường đấu tranh giành độc lập Dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng sự đoànkết của toàn dân hàng loạt phong trào cách mạng diễn ra, như một luồng sinh khí mớithổi vào văn học, các sáng tác thơ văn thời kì này bắt đầu xuất hiện gắn liền với phongtrào đấu tranh nhằm cổ vũ tinh thần của nhân dân Bên cạnh đó bộ phận văn học Tưsản, tiểu tư sản (là những trí thức Tây học, chiu sự ảnh hưởng của văn hóa phươngTây) ra đời, điển hình là Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới với một lớp thi sĩ tàihoa như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận Tiểu thuyết lãng mạn ra đời

với Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách, Nửa chừng xuân của Khái Hưng, Đoạn tuyệt của

Nhất Linh… Đặc biệt từ 1940 – 1945 Văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh, nókhông chỉ dừng lại ở truyện ngắn, phóng sự mà còn phát triển mạnh mẽ thể tài tiểu

thuyết với các tác phẩm: Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất

Tố, Sống mòn của Nam Cao… Trong bối cảnh văn học lúc bấy giờ, ảnh hưởng của

các phong trào thơ văn những sáng tác đầu tay của Trần Dần mang hơi hướng của ThơMới

         Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đờithay thế cho nhà nước phong kiến Đảng và nhân dân có bộ máy chính quyền nhànước làm công cụ để xây dựng và bảo vệ đất nước, niềm vui chiến thắng chưa đượcbao lâu thì toàn dân ta lại gồng mình lên dồn tất cả sức lực và của cải chống giặc Pháp

và đế quốc Mỹ Hai cuộc kháng chiến này đã tác động sâu sắc đến đời sống cũng nhưtinh thần của nhân dân Hoà trong không khí chung của dân tộc, mang trong mìnhlòng yêu nước của người con đất Việt, Trần Dần cũng như bao nhà văn khác xungphong vào bộ đội, góp sức mình bảo vệ quê hương Trong thời gian này văn nghệ phát

Trang 20

triển theo đường lối lãnh đạo của Đảng, mọi sáng tác, hoạt động văn nghệ đều hướngđến mục đích chung đó là phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng, phản ánh cuộc khángchiến trường kì của dân tộc, khám phá sức mạnh và bản chất tốt đẹp của quần chúngcông nông binh, thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào tương lai tất thắng củakháng chiến Thơ ca giai đoạn này phát triển rực rỡ bởi giọng điệu của nó phù hợp với

việc mô tả khí thế hào hùng của dân tộc, về tiểu thuyết có Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm… Tuy nhiên không

ít nhà văn băn khoăn với đường lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng đề ra, “người ta imlặng, hoặc cảm thấy bứt rứt vì không thể viết như cũ, nhưng cũng không thể viết đượccái mới như ý muốn của mình” [34, 334] và “đem nghệ thuật phục vụ chính trị có phải

là rẻ rúng nghệ thuật không? Quần chúng có khả năng thưởng thức nghệ thuật không?[34, 337-338] Và Trần Dần là một trong những trường hợp ấy, ông muốn mang sứcmình để phục vụ đất nước, nhưng là một văn nghệ sĩ ông không chịu nổi sự gò bóchèn ép của các cán bộ chính trị, lấy ý kiến riêng làm định hướng chung sáng tác chocác nhà văn Tuy nhiên thời gian này ông vẫn chưa phá bức tường ấy để tự do sángtạo

         Năm 1954, cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp kết thúc với chiến thắngĐiện Biên Phủ, đây là sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc, miền Bắc hoàn toàn giảiphóng đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, nhằm giải phóngmiền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước Trong văn học,chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành đề tài lớn, hàng loạt các tác phẩm ra đời mang

âm hưởng hào hùng của cuộc chiến Tiểu thuyết đầu tiên viết về chiến thắng Điện

Biên Phủ là Người người lớp lớp của Trần Dần, tác phẩm được viết ngay sau khi

chiến dịch kết thúc, tạo dựng lại một cách đầy đủ nhất về cuộc chiến tranh nhân dân

và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Sau Người người lớp lớp có Cửa sông của Nguyễn Minh Châu, Thồ lên Điện Biên của Đào Phương, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai…

Văn học những năm về sau càng phát triển mạnh mẽ hơn với lực lượng sáng tác đông

đảo và số lượng tác phẩm đồ sộ: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Hòn Đất của

Trang 21

Anh Đức, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu… Nhìn chung văn học thời kì

này gắn liền với vận mệnh của lịch sử dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần chiến đấucủa nhân dân Cũng trong thời kì này, Trần Dần đã rẽ sang một hướng khác để sángtác, ông muốn viết lên những tác phẩm mà một ngày có cả nửa sáng và nửa tối, cũngnhư viết về con người có cả phần người và phần thú Trần Dần luôn khát khao sángtạo nghệ thuật, với tinh thần cách tân mạnh mẽ, ông thể hiện thái độ gay gắt vớinhững sáng tác “dễ dãi, tầm thường” Dù bị cấm hoạt động văn nghệ sau vụ Nhân văngiai phẩm nhưng ông vẫn không ngừng sáng tạo, không chịu khuất phục trước sốphận, sống để viết Với ông, viết làm sao để có thể tạo được sự riêng biệt cho cái mìnhviết tức là xác lập được giá trị sáng tạo đó, “người ta sinh ra là nghệ sĩ hay không, chứkhông thể học tập mà thành được…, họ là những cái sinh sản bất ngờ, những cái độtnhiên kì dị và ghê gớm, của vũ trụ” [8, 110] Ông muốn một thứ văn chương “kèmtheo muôn vàn nghĩa, có buồn tủi, sầu khổ, đầm nước mắt, thơ bao trùm đất nước vàthời gian, ăn lấn sang mọi thế kỷ, nhập vào cái biện chứng bao la của sự vật” Nỗi sợmắc tội “không sáng tạo – nằm ỳ” trở thành ý thức, từ ý thức trở thành niềm tự trọng

và thành một phẩm chất nghệ sĩ trong con người ông Ông đã đi theo đúng tuyên ngônsáng tạo của mình, đặt cuộc đời, tâm hồn, thể xác trên con đường khám phá vănchương nghệ thuật

         Chiến thắng mùa xuân 1975, nước ta hoàn toàn thống nhất, đi lên xây dựng kinh

tế Lúc này chiến tranh đã qua đi, con người trở về cuộc sống bình thường, mọi đườnglối và chính sách đều được thay đổi cho phù hợp với bối cảnh xã hội của đất nước.Đất nước tự do mở ra thời kì mới cho văn học, tạo cơ hội cho các nhà văn tự do sángtạo, bộc lộ cá tính vào trong tác phẩm Sau đổi mới 1986, Văn học Việt Nam đón nhậnnhiều thành tựu, xuất hiện nhiều tác phẩm có sự cách tân độc đáo về nghệ thuật so vớigiai đoạn trước Trần Dần giai đoạn này sáng tác ít hơn, những năm cuối đời ông tập

trung sửa tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn về văn phong Nhưng có một

điều ta dễ dàng nhận ra, sau chiến tranh văn học đổi mới, vụ án văn học của Trần Dầnnăm xưa đã khép lại nhưng những tác phẩm của ông vẫn chưa đến được với bạn đọc

Trang 22

         Trần Dần từ lúc sinh ra và mất đi chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, nhữngbiến động ấy làm thay đổi cả cuộc đời, số phận của một con người Trong hành trìnhsáng tạo của mình Trần Dần phải chịu bao nhiêu uất ức nhưng ông vẫn kiên cườngmặc sự nghiệt ngã của thời đại.

1.2.2 Hành trình số phận của Trần Dần

         Trần Dần là con người không may mắn trong suốt cả cuộc đời, ông buộc mìnhtrong góc tối với những ám ảnh của quá khứ, với bao suy tư, phiền muộn một đờisóng gió Số phận ông như như tảng băng trôi, luôn chìm trong những trớ trêu và nỗibất hạnh Người ta nhớ đến Trần Dần không chỉ với các tác phẩm dị biệt mà còn làcuộc đời đầy biến cố Năm mười chín tuổi ông bắt đầu làm thơ mang hơi hướng của

Thơ Mới với bài Chiều mưa trước cửa  và Hồn xanh dị kì Nhưng lúc đó cả nước ta

đang trong công cuộc đấu tranh chống giặc Pháp gian khổ và ác liệt Ông trở về quêtham gia cuộc chiến với công tác tuyên truyền ở huyện Vụ Bản (Nam Định) rồi làmviệc ở Sở tuyên truyền khu IV Khi quê hương Nam Định của ông bị Pháp chiếmđóng, ông xung phong vào bộ đội và được cử lên Sơn La năm 1948 Trong thời giannày ông tham gia Vệ quốc quân ở ban chính trị trung đoàn 148 Sơn La, làm công táctuyên truyền, làm báo và phụ trách văn công Ông được các văn nghệ sĩ trong trungđoàn vô cùng yêu mến Với tinh thần cùng nhiệt huyết của người trai trẻ, ông được kếtnạp Đảng vào năm 1949 Tuy nhiên với một tư tưởng đổi mới mạnh mẽ, Trần Dần sẵnsàng nói lên quan điểm sáng tác của mình trong khi giảng về văn nghệ nhân dân vàđường lối của Đảng đối với văn nghệ trong lớp đào tạo cán bộ văn công, chính vì vậyông đã bị phê bình, khiển trách

         Năm 1954, khi tham gia kháng chiến ở mặt trận Điện Biên Phủ, chứng kiến sứcmạnh của nhân dân trong cuộc chiến đấu, cùng với sự hi sinh anh dũng của người

đồng chí Tô Ngọc Vân, ông đã sáng tác tiểu thuyết Người người lớp lớp để ghi lại khoảnh khắc hào hùng và oanh liệt ấy Tiểu thuyết Người người lớp lớp xuất hiện trên

văn đàn, Trần Dần đựơc yêu mến trở lại, ông được cử sang Trung Quốc để thuyếtminh cho phim Chiến thắng Điện Biên Phủ, cùng đi trong đoàn có Đỗ Nhuận Trongquá trình công tác tại Bắc Kinh, Trần Dần không được tự do viết lời văn trong bản

Trang 23

thuyết minh mà phải viết theo yêu cầu của cấp trên Chính vì thế khi từ Bắc Kinh trở

về trong tư tưởng của ông dần thay đổi, nhen nhóm một hướng đi mới cho mình.Trong nhật kí ông có ghi: “Cơ quan văn nghệ chưa có gì thay đổi Vẫn những tưtưởng: “coi rẻ lao động nghệ thuật”, “đơn giản coi văn nghệ bộ đội là bộ đội, khôngtin văn nghệ” vẫn những chính sách gò bó, mệnh lệnh và máy móc “quân sự hoá vănnghệ” Đời tôi chìm chết trong cuộc sống này, cũng như những anh em khác Khólắm Nhưng tôi nghe nhiều tiếng cất lên Phản đối Bàn cãi Mỉa mai Và cả chửi bới.Cái đó có nghĩa là tiếng trống báo tử của những tư tưởng và cuộc sống áp chế vănnghệ bộ đội” [8, 62] Không chịu gò bó trong đường lối văn nghệ của Đảng, với tàinăng và tham vọng đổi mới, Trần Dần viết đơn lên cấp trên yêu cầu hạn chế sự canthiệp chính trị vào văn nghệ của cán bộ Cũng trong thời gian này ông kết hôn với bàBùi Thị Ngọc Khuê bất chấp những quy định của Đảng và lý lịch theo địch của gia

đình bà Khuê Sau đó tháng 3 năm 1955 ông phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu,

một thi sĩ giữ chức vụ Trung ương Uỷ viên, phụ trách lãnh đạo văn nghệ Đánh đổicho những bước đi bạo dạn ấy, Trần Dần bị giam theo quân kỉ cùng với Tử Phác ởđơn vị Trong ba tháng bị giam cầm đó, Trần Dần ghi trong nhật kí “ba tháng bị giữ

lại kiểm thảo”, và bài thơ Nhất định thắng Thông tin Trần dần bị giam lan nhanh

khắp Hà Nội, gây chấn động đến giới trí thức kháng chiến Để không bị ảnh huởng vàdẹp yên dư luận, Đảng “phân công” Trần Dần đi tham quan cải cách ruộng đất đợt

năm tại Bắc Ninh Cũng trong thời gian này Hoàng Cầm cho in bài thơ Nhất định

thắng của Trần Dần trong Giai phẩm mùa xuân Nội dung của bài thơ đề cập đến sự

trăn trở của những người di cư vào Nam năm 1954, chính vì vậy Hội Văn nghệ đã kếttội ông chống phá cách mạng, gieo rắc vào người dân tư tưởng Nam tiến, mất lậptrường giai cấp và đi ngược lại với đường lối của Đảng, lấy cớ là trong các bài thơông đã sử dụng từ “Người” viết hoa, nên gán cho ông tội đả kích cụ Hồ, và bị giam batháng tại nhà tù Hoả Lò – Hà Nội Bất mãn với những chính sách của Đảng đối vớivăn nghệ, phán quyết một cách bừa bãi với văn nghệ sĩ, trong tù ông đã dùng dao tựcứa vào cổ mình Tháng 7 năm 1958 ông nhận kết quả kỉ luật cùng với văn nghệ sĩtham gia Nhân văn – Giai phẩm Trần Dần bị khai trừ khỏi Hội nhà văn và đình chỉ

Trang 24

xuất bản trong thời hạn ba năm Ông bị đưa đi lao động cải tạo tại nông trường ChíLinh, và khu gang thép Thái Nguyên Năm 1961, Trần Dần trở về Hà Nội, kiếm sốngbằng nghề dịch sách, tô màu ảnh, vẽ tranh, không tham gia văn học chính thống chođến năm 1986 Trần Dần giai đoạn này “ít khi buồn, không có một phàn nàn và khôngbao giờ kể chuyện đời mình” Thời gian này không gian sáng tác của ông là góc tốiyên tĩnh, nơi chỉ có ông đối diện với chính mình, ông vẫn sáng tác đều và ghi nhật kí

để ghi lại khoảnh khắc cuộc đời ông và hơn nữa nó là phương thức để ông làm vơi bớtnỗi buồn cất giấu trong sâu thẳm trong tâm hồn Ông nói: “mình ngồi ba chục nămquen rồi Ngồi mà vẫn đi, vẫn ngao du Mình có cuốn “sổ bụi”, sổ “ngao du” Mình đichơi lang thang trong cuốn sổ này Đây là sổ để ghi tất cả những gì mới nghĩ ra Cókhi ngoài cả ý thức Đó là cách đi của mình”

         Cuộc đời Trần Dần cái mất nhiều hơn cái được, hi sinh nhiều hơn sự sống, đó là

cả chuỗi những đau khổ, day dứt trong tâm hồn, những năm tháng đời ông như mộtbản nhạc trầm nhiều hơn bổng Với bản lĩnh của mình, ông đã vuợt qua mọi rào cảncủa cuộc sống, vượt lên chính bản thân mình để cầm bút, để viết lên những cái cònmong mỏi trong khát vọng với nghệ thuật Con người Trần Dần dù bất hạnh haykhông thì ông luôn giữ vững quan niệm của mình đối với văn nghệ, sống phải biếtsáng tạo, biết làm mới những cái cũ, và ông cũng biết tạo cho mình cái tự do cần cócủa một nhà văn, đó là sự tự do về không gian, thời gian, quan trọng hơn là tự do về tưduy sáng tác

1.2.3 Sự nghiệp văn học của Trần Dần

         Trần Dần sống và sáng tác trong bóng tối, sau vụ án Nhân văn các tác phẩm củaông hầu như không được xuất bản do người ta vẫn còn e dè những vấn đề liên quanđến chính trị, vì vậy sự nghiệp sáng tác lớn nhưng ông lại ít được người đọc biết đến.Khi ông mất đi người ta tìm được tổng cộng hơn 200 hồ sơ (soạn di cảo), và nhiều tácphẩm chưa được in

         Khi vừa trưởng thành Trần Dần đã bắt đầu viết, với tác phẩm đầu tay Chiều mưa

trước cửa (1943), Hồn xanh dị kì (1944), đánh dấu chính thức sự xuất hiện của ông

trên văn đàn Năm 1946, Trần Dần lập nhóm thi sĩ tượng trưng cùng anh em Vũ

Trang 25

Hoàng Chương, Vũ Hoàng Địch, Trần Mai Châu, Đinh Hùng với tuyên ngôn sáng tạophá vỡ mọi cùn mòn, định kiến: “Chúng tôi, một đoàn vong gia thất thổ, đã đầu thainhằm lúc sao mờ…” Đến 19/12/1946, ông cùng nhóm Dạ Đài ra số báo Dạ Đài 1.Trần Dần đích thân chấp bút bản tuyên ngôn “Chôn Thơ Mới” Kháng chiến bùng nổ,mọi người dồn sức chiến đấu chống kẻ thù Trần Dần từ con người thi sĩ chuyển sangcon người “chiến sĩ”, làm tuyên truyền, tham gia vào các lớp bồi dưỡng chính trị Đểgiữ lại giây phút hào hùng của dân tộc, miêu tả khí thế của quân ta, năm 1954, ông

viết tiểu thuyết Người người lớp lớp, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam

nói về chiến dịch Điện Biên Phủ Tuy nhiên, Trần Dần vẫn không hài lòng về tác

phẩm của mình, vì ông cho rằng: “Tôi vừa viết xong cuốn Người người lớp lớp Viết

về chiến tranh ở Điện Biên Phủ đấy Nhưng mà tôi đã chán rồi, tôi thấy ít sự thực củachiến tranh trong đó quá Và vì rằng tôi thấy ít sự thực của tôi trong đấy quá Đó chưaphải là chiến tranh và đó chưa phải là tôi”

         Với tính cách dám nghĩ, dám làm, ông không ngần ngại đưa ra những quan điểmcủa mình về những tác phẩm cùng thời mà theo ông là sáo rỗng Vào tháng 3 năm

1955, ông tham gia phê bình tập thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu Trần Dần nhậnđịnh tập thơ Tố Hữu nhỏ bé, nhạt nhẽo trước cuộc sống vĩ đại và mắc một sai lầmnghiêm trọng là sùng bái cá nhân, thần thánh hoá lãnh tụ

          Tháng 4 năm 1955, Trần Dần cùng Đỗ Nhuận, Hoàng Tích Linh, Hoàng Cầm,Trúc Lâm, Tử Phác đệ trình “Dự thảo đề nghị một chính sách Văn hóa” với các yêucầu tự do sáng tác, trả quyền lao động văn nghệ về tay nghệ sĩ, thủ tiêu hệ thống chínhtrị viên trong các đoàn văn công quân đội, sửa đổi chính sách văn nghệ trong quânđội Trong bài “Cách nhìn sự vật của nhà thơ Tố Hữu”, Trần Dần viết: “Nói chungtrong thơ Tố Hữu có rất nhiều cái lười biếng “Ý lời tầm thường (…) rất nhiều cáikiểu “lòng ta xao xuyến, rung rinh”, - “chúng bay chỉ một đường ra, một là tiêu diệthai là tù binh”, - hoặc “đời vẫn ca vang núi đèo”, hoặc “cụ Hồ sáng soi” Không phải

là thiên lịch trích ra một số câu như vậy, hãy đọc lại cả tập Việt Bắc xem, ta thấy nhannhản những lối lười, nhạt, cả lảm nhảm nữa (…) Phá đường: “Nhà neo việc bận vẫnđi” - làm thì thi đua -, thi đua kết quả rồi thì mai địch chết Ta đi tới: đủ cả Bắc Nam,

Trang 26

Việt, Miên, Lào, Itsala, Itsarắc… xem ra thì có vẻ đúng chính trị Nhưng xét sâu xem?(…) Tố Hữu nhìn sự vật nó chính trị công thức quá, lười tìm tòi quá Chỗ nào hay thìlập lại Nguyễn Du, Tản Đà, ca dao… Tố Hữu chưa đem tới một cái nhìn mới mẻ gì”[8, 141].

Năm 1956, bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần được in trong tạp chí Giai

phẩm mùa xuân, tờ tạp chí sau đó đã bị tịch thu và Trần Dần bị kết tội chống phá cách

mạng, do nội dung bài thơ có đề cập đến tâm trạng trăn trở của những người vào Nam.Ông chính thức bị khai trừ khỏi hội nhà văn, bị đưa đi lao động cải tạo Trong thờigian đi cải tạo này, phải chịu bao nhiêu cực khổ, Trần Dần lắng nghe đời, khoái viết,

“khoái làm thơ”, “khoái nhìn nghe ngẫm ngợi và hi vọng” Sau đó Trần Dần cho ra

đời Cổng tỉnh (thơ - tiểu thuyết) vào năm 1959 Có thể nói đây là tác phẩm có sự khác

biệt với những tác phẩm cùng thời, bởi nó không nằm chung trên con đường với cáctác phẩm viết về cách mạng Đó là những cách tân được thể hiện rõ nét, đa dạng, tưduy tiểu thuyết không còn đi theo hệ hình của tư duy cũ, theo một lối mòn, khuôn mẫu

đã vạch sẵn từ trước mà là tư duy hướng đến sự sáng tạo, đột phá, mang cái riêng, cáiđộc đáo Ông không ngần ngại đưa ra những quan điểm của mình về những tác phẩmcùng thời mà theo ông là nhạt, sáo rỗng

      Sau vụ án Nhân văn, người ta không còn thấy Trần Dần trên văn đàn, ông lui

về bóng tối nhưng không phải để ôm sầu não của cuộc đời mà để sáng tác và sáng tạokhông ngừng Hoàn cảnh khắc nghiệt đã không làm thui chột đi ý chí sang tạo của ôngmặc dù những tác phẩm đầy cách tân ấy luôn ở trạng thái nằm trong ngăn kéo Tuyđứng ngoài lề của văn học chính thống nhưng Trần Dần lại tạo dựng cho mình một

khối tài sản vô cùng giá trị với hàng loạt thơ và tiểu thuyết: Đêm núm sen (tiểu thuyết, 1961), Jờ Joacx (thơ – tiểu thuyết – một bè đệm, 1963), Mùa sạch (thơ, 1964), Một

ngày Cẩm Phả (tiểu thuyết, 1965), Những ngã tư và những cột đèn (tiểu thuyết,

1966), Con Trắng (nhật kí – thơ, 1974), Thơ không lời – mây không lời (thơ – hoạ)

Từ năm 1954 đến 1959 Trần Dần vẫn đều đặn ghi nhật kí, những số đầu tiên được đặt

là Ghi vặt, từ năm 1973 thành Sổ thơ, và đến năm 1979 thành Sổ bụi Ở Sổ bụi 1988,

khi nói về thơ mini ông có viết: “tôi thích viết cái chưa biết, mặc các ông viết cái đã

Trang 27

biết 90 có hoàn thành không? Có thành công không để mà đốt đi? Tôi đã đốt tôi đikhông chỉ một đôi lần…cái chưa biết -  cái khó – thậm chí cái bất khả thu hút và đắm

đuối tôi” Và Sổ bụi cuối cùng được viết năm 1989 là những năm cuối đời trước khi

bệnh tật cướp đi trí nhớ và sự minh mẫn của ông

         Trong suốt 40 năm sau Nhân văn, Trần Dần đã vượt qua chính mình, vươn lênsáng tạo một cách mạnh mẽ, con người ông không dễ bị đánh bại bởi những trớ trêucủa số phận Với cách tân nghệ thuật, ông đã đặt tên mình vào trị trí đặc biệt trongmột giai đoạn văn học mà sau này khi nhìn lại người ta không khỏi ngỡ ngàng về sứcsáng tạo của một con người có cuộc đời đầy biến động Những tác phẩm của ông nếuđặt trong lát cắt đồng đại của văn học Việt thì nó hoàn toàn lệch chuẩn, thoát khỏiđường ray của văn học cách mạng Trần Dần làm mới văn chương bằng cách riêng,lấy con chữ làm trung tâm của tác phẩm, làm mới con chữ cũng giống như ông làm

mới cuộc đời mình, Những ngã tư và những cột đèn là điển hình của cách tân sáng tạo

ấy Nỗ lực của Trần Dần mang lại trong suốt cuộc đời của ông khiến người đọc mãinhớ đến và thách thức thời gian

1.3 Những ngã tư và những cột đèn - một số phận gập gềnh

1.3.1 Hành trình sáng tác và xuất bản Những ngã tư và những cột đèn

         Năm 1963, nhà văn Trần Dần khi đang trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo củabản thân, ông nhận được “đơn đặt hàng” của ngành công an viết về ngụy binh thờiPháp sau ngày tiếp quản thủ đô Ông được một vài cán bộ công an giúp đỡ tìm cáchcho thâm nhập một số trại giam những ngụy quân trong thành phố Hà Nội

         Với những tư liệu đã thu thập được trong suốt quá trình đi thực tế ấy để viết mộtbài báo cáo, phóng sự thì Trần Dần dễ dàng phóng bút viết nhanh để trả bài cho người

ta Nhưng với quan điểm nghệ thuật chân chính, ông viết trước hết là để cho mình, đểthoả mãn cái khát khao sáng tạo trong mình, chứ không chạy theo xu hướng của thờiđại, không vì sợ tác phẩm không được in mà  viết ẩu, viết cho xong, cho qua Chính vì

vậy dưới tay ông tư liệu về ngụy binh thời Pháp đã trở thành một tiểu thuyết Những

ngã tư và những cột đèn với những cách tân nghệ thuật mà những tiểu thuyết cùng

thời chưa đáp ứng được Nguồn tư liệu lấy từ thực tế hiện tại do vậy mà nhiều nguyên

Trang 28

mẫu ngoài đời đã trở thành nhân vật trong tác phẩm, là hình dáng của anh ngụy binh

và những anh công an ngày ấy giúp đỡ ông

         Năm 1964, cuốn tiểu thuyết hoàn thành, bản thảo được sửa chữa cẩn thận và ghinăm 1966 Nhưng sau đó cuốn sách không thể xuất bản vì nhiều ý kiến cho rằng chưathích hợp để ra đời, mặc dù Giám đốc các nhà xuất bản Văn học, Công An, Hội nhàvăn Việt Nam đều ghi nhận đây là một tác phẩm có giá trị Năm 1988, Sở công an Hà

Nội mang trả lại bản thảo cho Trần Dần tại nhà riêng, cùng tập thơ chép tay Cổng

tỉnh, sau đó tác giả đã sửa chữa lại bản thảo chủ yếu về văn phong Trong một trang

nhật kí năm 1989 Trần Dần viết: “Người ta nói nhiều, đến bố cục, chủ đề, í đồ không

rõ… Xong người ta bàng hoàng và bảo: in cái này hơn Người người lớp lớp Vâng,

đúng là xa lạ Tôi tuyên ngôn: tào lao – xông xênh – bàng hoàng Vô hình nhưng rõrệt Hiện hữu vô hình ấy là một thực thể Bàng hoàng ở đó Bàng hoàng ở những ngã

tư Ai chẳng luôn gặp, những ngã tư Để rẽ đường nào ?” Rồi ở một trang khác, ông

lại quay về Những ngã tư và những cột đèn: “Đời lắm ngã tư ? Rẽ một ngã tư là trách

nhiệm sinh tử, phải cẩn thận kẻo hối bất kịp Nhưng cẩn thận không có nghĩa tínhtoán, chi li, chi hoe, mà trực cảm mang hết mình, ngửi ngửi ngã tư cẩn trọng rồi hãyrẽ”

         Day dứt về một bản thảo vẫn còn nằm đó, cuối năm 1989, một bản thảo Những

ngã tư và những cột đèn khác ra đời, và đây được coi là lần sửa chữa cuối cùng trước

khi nhà văn lâm trọng bệnh Vốn là người cẩn thận, Trần Dần đã thuê đánh máy và tựmình sao chép ra thành nhiều bản gửi những người tin cậy cất giữ Nhưng một lần nữatác phẩm của ông lại bị các nhà xuất bản từ chối in, đứa con tinh thần mà ông đặt baoniềm tin vào nó giờ lại trở về ngăn kéo nằm trong bóng tối suốt những năm tiếp theo.Con trai của Trần Dần là hoạ sĩ Trần Trọng Vũ mang một tập bản thảo sang Pháp,cùng một số cuốn thơ, nhật kí khác và nhà văn Thuận là con dâu Trần Dần cố gắngdịch bản thảo sang tiếng Pháp với hi vọng nó có thể xuất bản ở nước ngoài để làm chotác phẩm sống và phần nào an ủi người cha bất hạnh, nhưng được hơn chục trang thìbất lực Với cuốn bản thảo mà Trần Dần đã đặt cả tâm huyết này, những người thâncủa ông tưởng chừng như cuốn sách sẽ mãi ở dạng bản thảo Những năm sau đó hai

Trang 29

chương của tiểu thuyết đã được in trên Tạp chí văn nghệ Hà Sơn Bình Người được

đọc đầu tiên là Dương Tường, một người bạn thân cùng quê Nam Định với Trần Dần

Dương Tường cho rằng Những ngã tư và những cột đèn là một tuyệt bút mang đến

một phong cách nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ và đầy sự lạ ở trong nó

         Những ngã tư và những cột đèn lặng lẽ tồn tại ở “phía nhật thực, ở dạng tiểu

thuyết nằm” Đầu năm 2011 thì tiểu thuyết mới chính thức ra mắt công chúng (do nhàxuất bản Nhã Nam) Vậy là sau 44 năm kể từ ngày nhà văn bắt đầu chép lại (cũngbằng mực tím) “250 trang nhật kí, lem nhem mực tím”, của anh ngụy binh – nhân vậtchính Dưỡng, cuốn tiểu thuyết mới đến được với bạn đọc một cách rộng rãi Nhiềuđộc giả nhận định: “Tuy được viết cách đây gần nửa thế kỉ nhưng cuốn sách vẫn rấtmới mẻ, hiện đại, tỏ rõ cá tính độc đáo và gợi mở rất nhiều vấn đề về người viết”.Cuốn sách xuất bản cũng đã chứng tỏ được bản lĩnh của Trần Dần, một người rắn rỏitrong con đường sáng tạo nghệ thuật, bất chấp các biến động nghiệt ngã của cuộc đời,ông vẫn sáng tác để rồi những thành quả lao động nghệ thuật của ông cho dù phải chờđến 50 năm sau khi hoàn thành mới được giới thiệu đến công chúng, vẫn khiến người

ta kinh ngạc và cảm phục trước bút lực của một tác gia lớn

1.3.2 Những ngã tư và những cột đèn - một số phận lạ lùng

         Những ngã tư và những cột đèn là tác phẩm có số phận lạ lùng viết về cuộc đời

sóng gió của người ngụy binh Dưỡng sau 14 tháng đi lính “tàu bò” cho Pháp, đượcvận động đào ngũ, đã ở lại khi chính quyền cộng sản vào tiếp quản Vì “vết đen chínhtrị” và lối sống tư sản thiếu lành mạnh nên anh đã gặp không ít những rắc rối Trải quamột quá trình được thử thách và giáo dục, anh đã có thể về với cách mạng Mười mộtnăm sau gặp lại, anh là một công dân tốt, một chiến sĩ tích cực trên mặt trận chống đếquốc Mỹ, bảo vệ đất nước và chế độ

         Trần Dần là một trong những tác giả của Văn học Việt Nam hiện đại, thể hiệnđược cốt cách của mình trong cả đời sống và văn học nghệ thuật, ông sống giữa đờithì “cứng cỏi, ngay thẳng không khoan nhượng với thế tục”, chính vì lẽ đó mà cả conngười và tác phẩm đều chịu không ít những hệ lụy đắng cay Những tác phẩm của ông

nói chung và tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn nói riêng là các “bản thảo

Trang 30

nằm”, “tác phẩm trong ngăn kéo” Riêng với Những ngã tư và những cột đèn, chưa có

một tác phẩm nào lại được tác giả đặt trọn niềm tin đến thế, cũng là bản thảo được sửa

chữa nhiều lần nhất, và cũng bị từ chối xuất bản nhiều nhất Những ngã tư và những

cột đèn được hoàn thành vào năm 1966, đồng thời với tập thơ Mùa sạch và Một ngày Cấm Phả Nhưng đây là một tiểu thuyết có số phận kì lạ, nó gây ít nhiều cho những

người đặc biệt quan tâm đến tiểu sử Trần Dần Sau khi hoàn tất, bản thảo duy nhấtđược gửi vào Sở Công an và đến một ngày năm 1988, bản thảo lại trở về với chủ nhânsáng tạo ra nó, vậy là cuộc xa cách kéo dài 22 năm Trước khi mất hết khả năng làm

việc, Trần Dần đã sửa lại tiểu thuyết một lần nữa, cuối cùng một Những ngã tư và

những cột đèn mới ra đời Một tác phẩm được làm mới hơn nhưng số phận lại không

hề mới, vẫn con đường định mệnh ấy, tác phẩm trở lại trạng thái nằm những năm tiếptheo, đóng khung với cuộc đời cùng với cuộc đời của tác giả

         Những con đường nội thành Hà Nội đầy mưa bụi, khói trắng mà nhân vật bướcqua tương đồng với con đường Trần Dần phải bước trong cuộc đời mình Mưa, khói,sương cùng sắc trắng, xanh và tím nó thêu dệt thành tấm thảm khắc chìm như một thứmật mã ẩn dưới lớp hoa văn đầy sáng tạo, điêu luyện Con người đâu tránh đượcnhững may rủi của số phận, cuộc đời Trần Dần cái rủi nhiều hơn cái may, tác giả vàtác phẩm có cùng một số phận, họ gặp gỡ, chia ly, hội ngộ Tuy năm 1987, Trần Dầncùng các bạn của ông thời Nhân văn đã được Hội nhà văn chính thức ra quyết địnhphục hồi, nhưng người ta vẫn còn e dè xuất bản các tác phẩm của ông, sau bao thăngtrầm của cuộc đời, cả tác giả và tác phẩm ngày hôm nay đã trở thành trái ngọt trên cộtmốc của văn học Việt Nam

1.3.3 Nhìn chung về thế giới nghệ thuật của Những ngã tư và những cột đèn

         Những ngã tư và những cột đèn, cuốn tiểu thuyết mà mãi 44 năm sau khi hoàn

thành ở dạng bản thảo mới được xuất bản chính thức lần đầu tiên, “Những ngã tư và

những cột đèn có thể là tiểu thuyết về chiến tranh, như lời thông báo của anh nhà văn

không tên, ở trang đầu cuốn sách?” [10, 6] Khi đến với bạn đọc người ta nhận ra ngaynhững cách tân trong tiểu thuyết mà so với tiểu thuyết Việt Nam những năm 65 thì

đây giống như một tác phẩm ngoại đạo Những ngã tư và những cột đèn là tiểu thuyết

Trang 31

có dạng thức mới lạ, bởi trong nó có sự pha trộn của nhiều thể loại: tiểu thuyết tâm lý,tiểu thuyết trinh thám và hình thức ghi nhật kí… Trong khi đó hầu hết tiểu thuyết ViệtNam cùng thời đều được viết trong trạng thái “đông cứng”, ít có sự “vượt biên” về thểloại thì đây là sự nỗ lực vượt bậc của Trần Dần để làm mới thể loại tiểu thuyết.

         Trong Những ngã tư và những cột đèn, tất cả con người Trần Dần đều được thể hiện, là một Trần Dần văn xuôi, Trần Dần thơ, và Trần Dần nhà dịch thuật Những

ngã tư và những cột đèn kể về nhân vật Dưỡng, một anh ngụy binh bị sự trấn áp của

xã hội, chịu chấn thương về tinh thần Về mặt thể loại, tiểu thuyết này có sự pha trộn

nhiều thể loại khác nhau Những ngã tư và những cột đèn là tiểu thuyết tâm lý bởi

trong nó chảy triền miên dòng ý thức của nhân vật Dưỡng, từ trạng thái ý thức sang vôthức Những hoài nghi, day dứt, bất an và cả ý thức tìm bản ngã phức tạp của nhân vậtđều được Trần Dần đi sâu phân tích tỉ mỉ, tinh tế Với hình thức đối thoại nội tâm,Trần Dần đã khai thác một khía cạnh sâu bên trong tâm hồn của Dưỡng, để từ đó thấyđược trạng thái bị chấn thương của nhân vật Những cuộc đối thoại tự thân ấy nó thểhiện tâm lý hoài nghi các giá trị cao đẹp của đời sống mà còn là sự hoài nghi về thânphận con người, một sự bất ổn của thế giới đang bao trùm xung quanh và cũng là mốinguy hiểm hàng đầu đe doạ đến tính mạng của họ Con người bị cô lập, chối bỏ phải

tự tìm lối thoát cho mình dù bằng cách này hay cách khác Nhà văn để cho nhân vậtphân thân tạo ra những cuộc đối thoại mà ở đó tâm trạng, suy nghĩ những nỗi lo củanhân vật bộc lộ không bị che giấu đi

         Kiểu kết cấu giả tiểu thuyết trinh thám cũng là một đặc điểm nghệ thuật nổi bật

trong Những ngã tư và những cột đèn Những ngã tư và những cột đèn đáp ứng được

nguyên tắc cơ bản của thể loại trinh thám nhưng mục đích truy tìm tội phạm khôngphải là mục đích chính và cuối cùng, nó chỉ là bè đệm để một mạch ngầm khác nổilên, truyền tải toàn bộ ý nghĩa của tác phẩm, là niềm khát khao “đi tìm thời đã mất”.Trong tiểu thuyết đầy ắp những tình tiết tội phạm ẩn mặt, gay cấn được đan cài, xen

kẽ nhau Việc đáp ứng đầy đủ những đặc điểm tiểu thuyết trinh thám cùng với sự viphạm của ba quy tắc cơ bản của thể loại này khiến tác phẩm mang dáng dấp của tiểuthuyết trinh thám nhưng hoàn hảo hơn, mới lạ hơn bởi sự hiện diện của bút pháp miêu

Trang 32

tả tâm lý sắc sảo và mô hình nhật kí lồng trong nhật kí Đó là cuốn nhật kí của nhânvật nhà văn và nhân vật Dưỡng lồng vào nhau, đan cài, đan bện tạo một sự liền mạchkhông bị ngắt đoạn Khác với kết cấu trinh thám, kết cấu truyện lồng trong truyệnkhông phải là quá mới so với văn học thế giới nhưng lại là điểm mới mẻ đối với vănxuôi Việt Nam Tuy nhiên Trần Dần đã tạo ra điểm độc đáo cho cách thức mà mình sửdụng, sự riêng biệt và xáo trộn giữa hai cuốn nhật kí tạo nên sức hút vô cùng mạnh

mẽ Hai nhân vật của hai cuốn nhật kí có chung một cách nghĩ, có số phận giống nhauđến lạ kì, tưởng chừng như họ là hai cái bóng của cùng một thực thể tồn tại trong thếgiới

         Nếu tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến 1975 chủ yếu viết về chiến tranh vớikhông khí hào hùng của dân tộc, không gian sử thi rộng lớn thì với tiểu thuyết của

Trần Dần, ông cũng lấy chiến tranh làm đề tài sáng tác nhưng Những ngã tư và những

cột đèn đã được Trần Dần lựa chọn góc nhìn khác và bối cảnh khác Không gian sinh

hoạt đời thường được sử dụng triệt để, qua đó nhân vật có cơ hội bộc lộ thói quen, cátính, bản chất phức tạp của con người Không gian bối cảnh xã hội được Trần Dầnkhắc hoạ đằng sau niềm vui và những háo hức của ngày tiếp quản còn rất nhiều trăntrở Không gian của cả một xã hội lại trở nên chật chội tù túng với những người có vếtđen chính trị, đi đến đâu cũng bị nhìn với ánh mắt dò xét và nghi kị Bỏ qua nhữnghào nhoáng, những rực rỡ, Trần Dần đã tạo nên bối cảnh xã hội thời ông sống hết sứcchân thực cho dù đó là một sự vật nhỏ bé Cuộc sống hiện lên muôn màu, bên cạnhnhững gam màu sáng là những gam màu tối gắn liền với đời người bất hạnh Gammàu ấy là hiện thân của khoảng tối, nỗi sợ hãi, ám ảnh của một bộ phận trong xã hộilúc bấy giờ Không gian phố trong tiểu thuyết là không gian đa chiều, được ghép lại từmuôn vàn mảnh vỡ và những tạp âm.Trong không gian phố, Trần Dần khắc hoạ nhiềutính cách nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật mang một đặc điểm riêng tạo nên một xãhội phức tạp và xô bồ Ngoài không gian này, hiện lên một không gian khác là khônggian tâm trạng, mạch ngầm chảy dài bất tận Không gian tâm trạng qua tầm nhìn củanhân vật mở ra một thế giới hiện thực đầy tăm tối Không gian tâm trạng hé mở nhữngtâm hồn con người bị tổn thương sâu sắc, đau đớn và hãi hùng chịu sức ép của xã hội

Trang 33

         Những ngã tư và những cột đèn phản ánh hiện thực xã hội đương thời, nhìn

nhận con người dưới góc độ đời tư, xuyên suốt tác phẩm là thời gian tuyến tính, ngoài

ra Trần Dần còn sử dụng thời gian tâm lý, thời gian tự nghiệm để đi sâu vào thế giớinội tâm của nhân vật, từ đó thấy được tâm lý phức tạp, chồng chéo những mâu thuẫn,những tìm kiếm trong tuyệt vọng

       Theo quan điểm sáng tác của Trần Dần sự cách tân và sáng tạo trước phải thể

hiện trên bề mặt câu chữ đã tạo chính vì vậy ngôn từ trong Những ngã tư và những cột

đèn đầy chất thơ với cấu trúc trình bày văn bản lạ lẫm với cách tạo nhịp cho câu văn

bằng dấu chấm câu, dấu phẩy cùng với một hệ thống từ láy, từ ngữ gợi hình ảnh, màusắc, âm thanh Chất thơ thấm đẫm trong ngôn từ của tiểu thuyết chính là một trongnhững dấu ấn của phong cách ngôn ngữ Trần Dần trên hành trình làm mới thể loại Ởđây một Trần Dần thơ lại xuất hiện đầy tài năng, sáng tạo Sự đặc biệt về ngôn từ củatiểu thuyết còn là cách sử dụng từ lệch chuẩn, kèm theo đó là sai quy tắc chính tảnhằm nhấn mạnh ý nghĩa, biểu đạt nội dung ở tầng ngầm sâu bên trong mà không làmcho người  đọc hiểu sai về nội dung của nó

      Những ngã tư và những cột đèn là cả một thế giới nghệ thuật mà chạm đến đâu

ta cũng đều thấy nó mới lạ, những cách tân sáng tạo của Trần Dần thể hiện nỗ lực củabản thân ông, vượt lên trên số phận nhằm mang đến một tác phẩm hoàn toàn khác sovơi những tác phẩm cùng thời Với tác phẩm này, Trần Dần góp phần làm mới diệnmạo tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

Trang 34

Chương 2

NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1 Một kiểu nhận thức về chiến tranh

2.1.1 Chiến tranh và một thế giới hoang tàn, hoang hoải

         Chiến tranh mang đến bao sự xáo trộn trong cuộc sống xã hội, cái ranh giới giữachiến tranh và hoà bình ấy đưa con người ta đến những ngã rẽ của cuộc đời, ngã rẽsinh – tử, ngã rẽ vui – buồn Bản đồ thành phố không yên bình mà láo nháo, bất minh,

đó là sự lẫn lộn của thật – giả, trắng – đen Bản đồ thành phố “láo nháo mưa”, láonháo khói”, “láo nháo gió”, láo nháo người”, “láo nháo những nốt chân”, “láo nháongã tư”, “láo nháo cột đèn”, “láo nháo đèn”,…, là “láo nháo những trưa nhọ”, những

“chiều hủi”, những ngày “dễ nhớ”, “ngày tím”, “đêm xanh”… Cuộc sống của conngười bị bủa vây trong mớ hỗn độn ấy, bị chèn ép đến ngẹt thở, có khi còn bị phá tan

đi bao giá trị của một con người

         Chiến tranh tác động lên cuộc sống, tác động vào các mối quan hệ xã hội, chiếntranh làm thay đổi tình bạn, tình yêu khiến nó rẽ qua nhiều ngả khác nhau mà mỗingười trong mối quan hệ ấy không thể nào lường trước được  Nhân vật Dưỡng đứnggiữa ngã tư đường của tình bạn, tình yêu, ngã tư cuộc đời, anh đâu biết ngả nào giandối, ngả nào sáng đèn Trong bối cảnh xã hội như vậy, Dưỡng, Đoành, Chắt, Ngỡi vàTình Bốp, mỗi người đều trở thành pháo đài che chắn cho nhau

         Những ngã tư và những cột đèn mang đến một không gian ngột ngạt bủa vây, là

không gian của phố phường Hà Nội, một không gian đô thị nhiều tầng lớp, sinh sôi và

mở theo mọi chiều kích, là không gian tâm tư của con người Hà Nội chồng chéo ngổnngang với bao bộn bề cuộc sống Không khí Hà Nội ngày tiếp quản cũng thể hiện sựhoang tàn của chiến tranh Ngày tiếp quản là một ngày tháng mười “nắng nhoè”, mọingười đứng đầy vườn hoa Canh Nông chào đón cộng sản tiến vào trong niềm hồ hởi,

Trang 35

hân hoan Chiến tranh tàn phá để đến khi hoà bình chịu biết bao nhiêu hệ lụy, cuộcđời con người dần thay đổi, có kẻ tích cực, cũng có kẻ tiêu cực Vết tích ngụy quâncủa nhân vật Dưỡng theo anh suốt cuộc đời, nhân vật luôn rơi vào tâm trạng lo sợ bịtrừng phạt từ cả hai phía Dưỡng đã “bỏ rơi một chiến tuyến I như trong thánh kinh,thằng đào ngũ chạy trốn vào mưa Và cũng i như thánh kinh: kẻ hạnh phúc khôngnhìn thấy đường mà vẫn bước đi” [10, 18] Thế giới cảnh vật và con người hoang tàntrong chiến tranh Tất cả khung cảnh xã hội bị “xoá nhoà hết cả” trong “đêm và mưa”,

“đồng mả trở thành đồng không Đêm và mưa, cũng che đi nhưng không hết, mọi kỉniệm của chiến tranh Không nhìn thấy, nhưng tôi ngửi được, chỗ nào súng đạn đã điqua, chỗ nào phong cảnh ban ngày, sẽ rất buồn” [10, 17] Chiến tranh đi qua khôngcòn mùi súng đạn, nhưng dưới chân mỗi người “toàn cây gai và cỏ dại mùa đông sũngnước” [10, 18] Chiến ranh và hoà bình, hai bên cách nhau cái cột đèn, chính cái ranhgiới mỏng manh ấy đã làm cho những kẻ đi ngụy 14 tháng như Dưỡng không “iêntrí”, hoang mang, lo sợ: “Đêm nay một kiếp, sáng mai một kiếp khác Hai kiếp ngườichỉ cách nhau một cơn buồn ngủ, ngắn gọn không cả một chớp mắt” [10, 24]

      Thế giới hoang tàn, hoang hoải trong Những ngã tư và những cột đèn còn được

thể hiện qua tâm trạng của nhân vật Nhân vật bị rơi vào trạng thái u mê, đoạ đày cả

về thể xác lẫn tinh thần, đấu tranh tìm cho mình một con đường thoát, một cơ hội sốngcho mình dù biết đó chỉ là một tia sáng nhỏ bé Một không gian hỗn độn của đườngphố hay là một không gian đầy tĩnh lặng của căn phòng màu trắng đều hé ra một tâmtrạng đau đớn, hãi hùng của những kiếp người lầm lạc trong xã hội Thế giới hoangtàn ấy là “những cột đèn không điện”, “cột điện không đèn”, là những “cột đèn mù”…

Họ muốn trở về “những ngày tiếp quản đầu tiên, những ngày đẹp trời, những ngàynhư ổ gà nhấp nhổm, những ngày có bóng diều hâu Tôi tiếc nhiều, những ngày vô tưkhông một áng mây chính trị, những ngày không một câu hỏi trong đầu” [10, 222].Nhân vật Dưỡng bị xã hội trừng phạt sau vụ phát súng ám sát hụt anh bộ đội bốn túi

từ trong vườn nhà mình Sau bao biến cố, Dưỡng tìm lại được yên bình nhưng cái lýlịch đi ngụy vẫn luôn như chiếc bóng đi theo anh Trong cuộc đời hoạ - phúc, rủi -may khôn lường lẫn lộn, giờ đây trong một cuộc chiến khác anh trở thành biểu tượng,

Trang 36

một người hăng say lao động phục vụ cách mạng “Chiến tranh và hoà bình nằm kềnhau như đêm sát ngày Ban ngày khu phố vẫn iên tĩnh Nhưng buổi đêm nhà cháy, đánem vung vãi, khắp nơi, và khẩu hiệu viết ngập tràn các hố xí công cộng Hoà bình vàchiến tranh là thế, nhưng cả hai chỉ mới bắt đầu Tôi đợi, một cơn bão chưa lên” [10,50].

         Thế giới hoang tàn, hoang hoải do chiến tranh gây nên, trải dài đất nước đềungập trong mùi khói bom, đạn lửa, cảnh vật bị tàn phá, con người mất mát về tinh

thần và thể xác Hiện thực thế giới trong chiến tranh hiện lên đầy đủ trong Những ngã

tư và những cột đèn dưới cái nhìn đa diện của nhà văn, là cái hoang tàn của cánh đồng

không, toàn cây gai và cỏ dại, là những con đường nội ngoại thành đất đá vung vãi, lànhững con người đã ngã xuống và những người ở lại, là một hiện thực khiến cho ai điqua nó cũng phải rùng mình sợ hãi

2.1.2 Chiến tranh như là biểu tượng của sự tha hoá lớn lao của nhân loại

         “Chiến tranh” nghe có vẻ ám ảnh, ám ảnh bởi chính nó làm cho thế giới mà conngười sống hoang tàn, hoang hoải, hơn thế nó còn làm cho cuộc sống và con người trở

nên tha hoá Những ngã tư và những cột đèn đã dựng lên một cách chân thực về cuộc

sống và con người trong chiến tranh, không che giấu, cũng không phóng đại Conngười trong mớ hỗn độn ấy, họ rẽ nhiều ngả khác nhau, có những ngả có cột điệnkhông đèn, có những ngả có cột điện có đèn, u mê giữa sáng và tối dẫn họ lạc về phíabên kia chiến tuyến Cũng có người lạc vì lỡ bước, vì không thấy đường, cũng cóngười lạc vì tư lợi của cá nhân Nhưng tất cả họ dù vô tình hay cố tình sa chân vàochốn hùm beo thì họ đều xuất phát từ những hoàn cảnh và có những lý do để tự ngụybiện cho mình Tình Bốp và ông Phúc bị đồng tiền mua chuộc làm lu mờ đôi mắt, chemất đường đi, Ngỡi vì miếng cơm manh áo bởi anh ta mang trên vai gánh nặng giađình “một vợ sáu con thơ”, còn Đoành bị cưỡng ép, uy hiếp làm gián điệp Tất cả họhoang mang lo lắng, lòng bộn bề ngổn ngang Tình cảnh bắt buộc họ phải sống haimang, bằng mặt nạ như ông Phúc sống dưới cái lốt của Nhọn–cằm, họ phải liệuđường đối phó ở cả hai bên chiến tuyến, sợ bị thủ tiêu bất cứ lúc nào và sợ bị bắt vớitội phản động Chính vì thế những hành động, biểu hiện bên ngoài chưa hẳn là bản

Trang 37

chất thật của họ Ngỡi khi còn là ngụy quân thì xưng ông với tất cả mọi người, hốnghách, vơ vét , la liếm và một Ngỡi trở về với xã hội, với con người lao động thì lại là

kẻ bán đứng bạn bè để lập công chuộc tội nhưng trong lòng không hề áy náy, vướngbận lương tâm hay day dứt bởi Ngỡi quan điểm rằng: ‘Hồn nhiên lợi nhuận hơn tưcách, thì tư cách để làm gì” [10, 129], mà giá như các bà mụ có nặn cho Ngỡi cái tưcách thì hắn “cũng bán quách từ lâu rồi” Hay như nhân vật Đoành, một nam ca sĩnam trầm có thể hát “bật tung cửa sổ nhà thờ”, lấy nói dối, sự thờ ơ làm niềm vui, nóidối để che đi sự đời nghiệt ngã Kết luận của Đoành về cuộc đời: “đời hiện tại là một

sự thuê tiền lẫn nhau, người nọ giải sầu cho người kia Đời thế mà vui chứ không phảisầu đâu Người thì có kẻ sầu, vô số thằng sầu, con sầu Nhưng đời khác Đời là mọingười hợp nhau lại, để giải sầu và chống sầu” [10, 122] Với cách sống và dưới cáinhìn của Đoành thì tất cả đều trở nên tha hoá, ngay cả bản thân anh ta cũng nằm trongchuỗi tha hoá ấy, giải sầu cho cái lỗ tai của khán giả, mua vui cho thiên hạ cười, và rồianh ta lại được giải sầu bởi những kẻ đi chống sầu Luân lí và đạo đức của con người

bị cuốn trôi trong chiến tranh, để lại một mớ các mối quan hệ và những nhân cách thahoá, là hình ảnh cô chị Lily, làm gián điệp và làm “đĩ theo kiểu Mỹ”, mùa hè ở truồng

và “không quên mở tung tất cả sổ trông ra phố”, là Hoóng, tên quan hai biệt kích “cặp

kè với một phụ nữ, rồi cặp luôn với cô con gái Nó cưới cô con nhưng vẫn tiếp tục đilại với cô mẹ Thế là hai mẹ con đánh ghen nhau, để chia nhau cái tuổi đời 26 của nó”[10, 46]

         Chiến tranh lấp đầy bóng tối vào cái xã hội vốn đã chật chội, bề bộn, xô đẩy conngười vào bước đường cùng bắt họ phải lựa chọn sự sống của mình Tình Bốp và ôngPhúc làm tay sai cho Pháp, gây ra biết bao chuyện thất đức, giết người, cướp của, dồnnhững kẻ như Dưỡng vào “chỗ cùng của đường cùng” Trong chiến tranh sự sống vàcái chết quá mỏng manh, do vậy mỗi người phải tự tạo vỏ bọc cho mình để thoát khỏihang hùm nọc rắn, để “chuyển thành phần” Lão Khang (kẻ phụ trách thùng thư đếncủa nhân vật ẩn mặt - Nhọn-cằm) không dám đầu thú, sợ bị trả thù Lily, cô gái điếmlàm tình báo cho Tây biến mất khỏi Hà Nội không chút tin tức, số phận hư ảo, nhưnạn nhân của cuộc trừ khử nhân chứng đầy bí mật Duỡng, một tay cao bồi dở, chơi

Trang 38

ảnh truồng, đọc tiểu thuyết trinh thám, từng có 14 tháng ở bên kia chiến tuyến trởthành kẻ câu nhái, tài xế thuê, anh bị bao mối oan trái rơi xuống, gắng gượng để sống,Duỡng muốn đạp tung tất cả để chứng minh anh vô tội nhưng những gì anh làm đềukhông được công nhận, bị thờ ơ và dửng dưng Anh không còn muốn quẫy đạp vì:

“Máu nhỏ nhiều như thế, đạo đức và luân lí cao cả, để làm gì? Cho nên, tôi cứ luân lítrung bình, là đủ” [10, 310] Sống trong sự kì thị của khu phố, lắm lúc Duỡng lạimuốn được như Bú Dù vui vẻ trở lại nhà tù, với Bú Dù thì “trại cải tạo đúng là một xãhội nhỏ nằm trong xã hội lớn”, “cả hai xã hội đều lấy 4 –Tiêu-Chuẩn giống nhau, đểbình bầu thưởng phạt các thành viên” Để thực hiện “4 – Tiêu-Chuẩn” này cũng khó,cái quan trọng là có tự giác hay không Bú Dù “trở về được với cách mạng” là vì nó

“biết làm ra vẻ tự giác” Và trong xã hội này, chỉ có hai loại người “người cách mạng,

và người không cách mạng Người không cách mạng, tức là phản cách mạng Không

có loại thứ ba” Trong khi Bú Dù trở về “trại thiên đường” thì Dưỡng một mình đitrên ngã tư đầy khói, mờ ảo, đầy rẫy những mưu mô toan tính Dưỡng và Bú Dù thuộcloại người thứ ba, loại người mà bên nào cũng muốn tiêu diệt Chính vì thế Dưỡngluôn cảm thấy xã hội không có một khoảng trời cho anh và ngay cả bản đồ nội ngoạithành cũng không có tên anh trong đó

         Những ngã tư và những cột đèn dựng lên một khung cảnh phố nội ngoại thành

tấp nập, có ta và có địch, những con người của hai bên chiến tuyến, nháo nhào vớinhau Chiến tranh làm tha hoá tất cả, xoá mờ các ngã tư để người ta rẽ nhầm về phíabóng tối, từ đó cứ nhầm mãi mà không quay lại được Bao giá trị của cuộc sống cũng

bị chiến tranh làm tan vỡ, đó là những mối quan hệ giữa người với người Một ôngPhúc luôn miệng biết ơn ông giáo ngày xưa giúp đỡ nhưng lại tìm cách hãm hại concủa ân nhân ấy Một Tình Bốp, Đoành, Ngỡi dẫm đạp lên giá trị của tình bạn để sống,

để thoát thân Chiến tranh làm mất đi bao tình cảm tốt đẹp của hàng xóm láng giềng,con người phải sống dưới ánh mắt nghi kị của người khác Đó lá ánh mắt của khu phố,thái độ và lối hành xử của mọi người thay đổi đối với kẻ lầm đường lỡ bước Nhữngcái lườm, nguýt, nói xấu, phỉ nhổ của khu phố dành cho kẻ theo ngụy Vợ Dưỡng làCốm đi chợ cũng không thoát khỏi những miệng đời cay độc ấy Họ là những người

Trang 39

của cách mạng nhưng lại yêu cách mạng một cách bảo thủ, khuyên những kẻ ngụyquân đầu thú để được hưởng khoan hồng của cách mạng nhưng lại không chừa mộtđường sống cho kẻ khác Phải chăng, chiến tranh quá tàn khốc khiến họ phải đối xửvới nhau như thế, để tự bảo vệ chính mình trong cái xô bồ, nghiệt ngã Mỗi người phảicải trang, tự đeo cho mình một cái mặt nạ để che đi bộ mặt thật, trở thành kẻ hai mặtđầy gian manh

         Ở mỗi thời đại con người phải đối diện với hiện thực khác nhau, những giá trịcuộc sống bị tác động của xã hội từ đó biến đổi theo nhiều hướng Xã hội Việt Nam

mà Trần Dần đề cập đến trong Những ngã tư và những cột đèn đầy biến động, miền

Bắc hoà bình nhưng cuộc sống của con người lại không yên bình, họ phải bon chen đểđược sống rồi sau đó trở thành những kẻ cơ hội, bán đứng tình thân, tình bạn Văn hóaứng xử, đạo đức, lối sống dưới bàn tay của chiến tranh đã bị làm mờ và mất đi giá tạitốt đẹp vốn có của nó

2.1.3 Chiến tranh, thế giới của lòng hoài nghi và thù hận

         Trong bối cảnh xã hội đầy biến động, mọi thứ bị tác động từ cuộc sống hàng

ngày đến tinh thần của mỗi người Con người trong tiểu thuyết Những ngã tư và

những cột đèn rơi vào trạng thái nghi ngờ, cảnh giác Không khí trở nên tù đọng, ngột

ngạt, các mối đe dọa bủa vây họ dẫn đến tâm lý hoài nghi các giá trị kéo dài, sự tintưởng mất dần với những người xung quanh thay vào đó là sự đề phòng, tự vệ trướcbẫy đời đang chờ họ ở phía trước Tâm lý hoài nghi ấy tác động đến các mối quan hệnhân sinh, nó bị tác động một cách sâu sắc là một dấu hiệu dự báo cho sự đứt gãytrong các mỗi quan hệ xã hội, không chỉ ở thời điểm hoà bình được phản ánh trongtiểu thuyết, mà còn là cái nhìn xa, xuyên suốt sẽ diễn ra sau này

         Các nhân vật trong tiểu thuyết được nhà văn đặt vào những hoàn cảnh và cácmối quan hệ khác nhau để trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm những vấp ngã, rào cản

cụ thể đẩy nhân vật từ chỗ hoài nghi đến tự hoài nghi Nhân vật Dưỡng loay hoaytrong rắc rối để rồi bị nghi ngờ, đối diện với bao cái nhìn soi mói, những lời chửi đổngcủa mấy bà đầu ngõ Là kẻ tình nghi số một trong “vụ phát súng”, Dưỡng bị bủa vây,dồn ép đến bước đường cùng bởi những ngưòi xung quanh Ông Trung trố nằm trong

Trang 40

ban bảo vệ khu phố, luôn miệng tuyên truyền về sự khoan hồng của chính quyền mớinhững lại theo dõi, rình mò và chụp mũ Chính vì những người như ông cùng lựclượng trinh sát công an cài cắm khắp nơi đã tạo thành 36 món chết người “giăng lướinhững người có vết đen chính trị trong tiểu sử” góp phần tạo ra không khí đầy nghihoặc, thành kiến, đứt gãy quan hệ, niềm tin nơi con người với nhau Dưỡng cảm thấy

“ông Trung trố đới với tôi quá đáng, đến mức có lúc tôi nghi ngờ, ông hoạt động bímật cho bên kia Có thể vì tôi quá ức, mà nghĩ như vậy, vì ông ấy chẳng có lí do gì, để

cố tình hại tôi Có thể chỉ vì ông ấy quá căm thù địch và quá tích cực công tác, nênông đối xử với tôi quá con vật Nhưng việc ông Trung trố sỉ vả và làm nhục tôi, cũnglàm tôi hiểu được một vài điều to tát, ở đời Bởi vì hoạ phúc vốn lắt léo, mà không

phải người ta bất cứ lúc nào cũng nhìn được, cái giản dị của nó” [10, 179] Những ngã

tư và những cột đèn cho thấy thái độ của con người với nhau trong thời giao tranh hai

chế độ, chiến tranh buộc họ phải nghi ngờ, phải đề phòng gián điệp được cài lại,nhưng như vậy không có nghĩa là nghi ngờ vô căn cứ vì “nghi bừa, bắt ẩu, là giếtngười vô tội” [10, 180]

          Nhân vật Dưỡng đã cố gắng đi tu “trong xó nhà, trong công việc, trong nghingờ”, anh tự nhủ: “đừng bịa-chuyện, đừng tự-dọa, đừng sợ-hãi, đừng tự-săn-bắt, đừngtự-huỷ-hoại” Nhưng những việc làm ấy không mấy khả quan bởi “chỉ cần nhìn vàomắt người đời” là Dưỡng hiểu, đó là “mắt chị Hoà, mắt bác Mẫn, bác Dậu, bác Trực,mắt ban bảo vệ, họ chất phác và phúc đức cả, nhưng họ vẫn giữ nhiều khoảng cách engại” [10, 198] với Dưỡng, vết tích ngụy quân dường như là một bức tường vô hìnhngăn cản Dưỡng trở về với cộng đồng, với cách mạng, và điều đơn giản mà tân sâuthẳm Duỡng mong muốn là trở về cuộc sống bình thường của một con người bìnhthường Từ khi uống rượu với Tình Bốp, bị vạ miệng với “trò đúp”, “trò kép”, Dưỡngtrở nên đề phòng với mọi thứ xung quanh Khi nói chuyện với Đoành, Dưỡng im lặnglắng nghe “để biết ở đâu gió lạo xạo: Bên kia cửa sổ, hay ngoài phố xa Để iên tâmcăn phòng kín gió, và gió không mang chương trình thám tử tối nay, đến tai ngườinghe trộm” [10, 233] Dưỡng cảm thấy mình “nhỏ bé như hạt bụi, nằm chờ sự nhânđạo của xã hội, thảm hại như con sâu đo” [10, 106], công an theo lồ lộ “bởi vì nghi

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w