Chiến tranh và vấn đề nhân tính

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần (Trang 44)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Chiến tranh và vấn đề nhân tính

Con người trong cuộc sống nhất là khi đặt vào trong thời chiến thường có số phận bấp bênh, phải đối đầu với khói bom đạn lửa. Nhưng đâu phải chỉ trong chiến tranh số phận con người mới trở nên mong manh mà đến khi hoà bình mối đe dọa từ xã hội càng nguy hiểm hơn. Xã hội miền Bắc ngày mới tiếp quản rối ren, biến động, tuy quân Pháp đã rút khỏi nhưng những mầm mống phá hoại được cài cắm khắp nơi chính vì thế mọi người luôn nâng cao tinh thần cảnh giác kẻ thù.Trong bối cảnh xã hội như vậy con người sống nơm nớp lo sợ, đặc biệt là những thành phần ngụy binh, những kẻ chưa về được với cách mạng thì nỗi lo ấy lại tăng lên gấp bội. Họ phải đề phòng cả hai bên chiến tuyến ta và địch, bị bao vây bởi những hoài nghi của đồng bào, khu phố và những cái bẫy chết người của bọn gián điệp được cài lại. Những tác động này một là vô tình và một là cố tình đã tạo ra hố sâu chôn vùi cuộc đời của con người khao khát làm lại cuộc đời. Chiến tranh mang đến chết chóc, thương đau, biến biết bao ngưòi bình thường trở thành kẻ sát nhân máu lạnh cam chịu làm nô lệ cho đồng tiền, cho những cám dỗ vật chất, dục vọng. Đó là hành động dã man khi lấy kìm kẹp anh bếp và u già sau đó thả chó bẹc giê cắn cho đến chết của tên trùm phòng Nhì Macxen, hay là động thái bỏ rắn giun dưới chăn sát hại Dưỡng của nhân vật Nhọn- cằm.

Những ngã tư và những cột đèn đãtái hiện rõ nét hiện thực chiến tranh, hệ lụy nó gây ra cho con người, cho xã hội. Nhân vật Dưỡng bị mắc trong cái bẫy của chiến tranh, bị hãm hại nhiều lần nhằm thủ tiêu đầu mối, anh hoảng sợ không biết ai đáng

tin ai đáng ngờ. Cả ta và địch đều chặn đường đi của anh, tiến không được lùi cũng không xong, anh đành phải quan sát, đưa mũi lên ngửi ngửi để phân biệt đâu là dối trá, đâu là nơi anh có thể đặt niềm tin . Chiến tranh đẩy con người đến những ngã tư, làm họ mất phương hướng, rẽ nhầm và không thể quay lại được ngã tư cũ. Trong xã hội có hàng triệu người đang sống, đang nghi ngờ đề phòng lẫn nhau, người nọ cảnh giác với người kia bởi chiến tranh không từ bỏ một ai, cũng không cân nhắc ai sẽ sống và ai sẽ chết mà như theo cách so sánh kiểu xã hội học của Dưỡng khi phải kí tên quyết định chọn mẹ hay chọn con “để xem giữa người mẹ và đứa trẻ đỏ hỏn, người nào có ích lợi hơn, cho xã hội, về mặt sản xuất hoặc sinh sản… Người nào có ích hơn, cho xã hội, không thể trả lời được. Phải đợi, lúc kết thúc của hai cuộc đời, mới có thể có một kết luận, nào đó, nhưng kết luận chưa chắc thoả đáng, cho toàn bộ các lí thuyết” [10, 312].

Con người trong chiến tranh, bị vùi lấp bởi súng đạn, chiến tranh làm con người tha hoá mất đi tình người, đẩy những kẻ lầm đường vào tầm ngắm của cả hai chiến tuyến, không bên nào chấp nhận dung nạp họ. Tâm trạng hoảng sợ, lo lắng đi bên họ trong suốt cuộc đời, nhấn chìm bao ước mơ, khát vọng của một đời người.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần (Trang 44)