Nhìn chung về thế giới nghệ thuật của Những ngã tư và những cột

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần (Trang 30)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.Nhìn chung về thế giới nghệ thuật của Những ngã tư và những cột

Những ngã tư và những cột đèn, cuốn tiểu thuyết mà mãi 44 năm sau khi hoàn thành ở dạng bản thảo mới được xuất bản chính thức lần đầu tiên, “Những ngã tư và những cột đèn có thể là tiểu thuyết về chiến tranh, như lời thông báo của anh nhà văn không tên, ở trang đầu cuốn sách?” [10, 6]. Khi đến với bạn đọc người ta nhận ra ngay những cách tân trong tiểu thuyết mà so với tiểu thuyết Việt Nam những năm 65 thì đây giống như một tác phẩm ngoại đạo. Những ngã tư và những cột đèn là tiểu thuyết

có dạng thức mới lạ, bởi trong nó có sự pha trộn của nhiều thể loại: tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết trinh thám và hình thức ghi nhật kí… Trong khi đó hầu hết tiểu thuyết Việt Nam cùng thời đều được viết trong trạng thái “đông cứng”, ít có sự “vượt biên” về thể loại thì đây là sự nỗ lực vượt bậc của Trần Dần để làm mới thể loại tiểu thuyết.

Trong Những ngã tư và những cột đèn, tất cả con người Trần Dần đều được thể hiện, là một Trần Dần văn xuôi, Trần Dần thơ, và Trần Dần nhà dịch thuật. Những ngã tư và những cột đèn kể về nhân vật Dưỡng, một anh ngụy binh bị sự trấn áp của xã hội, chịu chấn thương về tinh thần. Về mặt thể loại, tiểu thuyết này có sự pha trộn nhiều thể loại khác nhau. Những ngã tư và những cột đèn là tiểu thuyết tâm lý bởi trong nó chảy triền miên dòng ý thức của nhân vật Dưỡng, từ trạng thái ý thức sang vô thức. Những hoài nghi, day dứt, bất an và cả ý thức tìm bản ngã phức tạp của nhân vật đều được Trần Dần đi sâu phân tích tỉ mỉ, tinh tế. Với hình thức đối thoại nội tâm, Trần Dần đã khai thác một khía cạnh sâu bên trong tâm hồn của Dưỡng, để từ đó thấy được trạng thái bị chấn thương của nhân vật. Những cuộc đối thoại tự thân ấy nó thể hiện tâm lý hoài nghi các giá trị cao đẹp của đời sống mà còn là sự hoài nghi về thân phận con người, một sự bất ổn của thế giới đang bao trùm xung quanh và cũng là mối nguy hiểm hàng đầu đe doạ đến tính mạng của họ. Con người bị cô lập, chối bỏ phải tự tìm lối thoát cho mình dù bằng cách này hay cách khác. Nhà văn để cho nhân vật phân thân tạo ra những cuộc đối thoại mà ở đó tâm trạng, suy nghĩ những nỗi lo của nhân vật bộc lộ không bị che giấu đi.

Kiểu kết cấu giả tiểu thuyết trinh thám cũng là một đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong Những ngã tư và những cột đèn. Những ngã tư và những cột đèn đáp ứng được nguyên tắc cơ bản của thể loại trinh thám nhưng mục đích truy tìm tội phạm không phải là mục đích chính và cuối cùng, nó chỉ là bè đệm để một mạch ngầm khác nổi lên, truyền tải toàn bộ ý nghĩa của tác phẩm, là niềm khát khao “đi tìm thời đã mất”. Trong tiểu thuyết đầy ắp những tình tiết tội phạm ẩn mặt, gay cấn được đan cài, xen kẽ nhau. Việc đáp ứng đầy đủ những đặc điểm tiểu thuyết trinh thám cùng với sự vi phạm của ba quy tắc cơ bản của thể loại này khiến tác phẩm mang dáng dấp của tiểu thuyết trinh thám nhưng hoàn hảo hơn, mới lạ hơn bởi sự hiện diện của bút pháp miêu

tả tâm lý sắc sảo và mô hình nhật kí lồng trong nhật kí. Đó là cuốn nhật kí của nhân vật nhà văn và nhân vật Dưỡng lồng vào nhau, đan cài, đan bện tạo một sự liền mạch không bị ngắt đoạn. Khác với kết cấu trinh thám, kết cấu truyện lồng trong truyện không phải là quá mới so với văn học thế giới nhưng lại là điểm mới mẻ đối với văn xuôi Việt Nam. Tuy nhiên Trần Dần đã tạo ra điểm độc đáo cho cách thức mà mình sử dụng, sự riêng biệt và xáo trộn giữa hai cuốn nhật kí tạo nên sức hút vô cùng mạnh mẽ. Hai nhân vật của hai cuốn nhật kí có chung một cách nghĩ, có số phận giống nhau đến lạ kì, tưởng chừng như họ là hai cái bóng của cùng một thực thể tồn tại trong thế giới.

Nếu tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến 1975 chủ yếu viết về chiến tranh với không khí hào hùng của dân tộc, không gian sử thi rộng lớn thì với tiểu thuyết của Trần Dần, ông cũng lấy chiến tranh làm đề tài sáng tác nhưng Những ngã tư và những cột đèn đã được Trần Dần lựa chọn góc nhìn khác và bối cảnh khác. Không gian sinh hoạt đời thường được sử dụng triệt để, qua đó nhân vật có cơ hội bộc lộ thói quen, cá tính, bản chất phức tạp của con người. Không gian bối cảnh xã hội được Trần Dần khắc hoạ đằng sau niềm vui và những háo hức của ngày tiếp quản còn rất nhiều trăn trở. Không gian của cả một xã hội lại trở nên chật chội tù túng với những người có vết đen chính trị, đi đến đâu cũng bị nhìn với ánh mắt dò xét và nghi kị. Bỏ qua những hào nhoáng, những rực rỡ, Trần Dần đã tạo nên bối cảnh xã hội thời ông sống hết sức chân thực cho dù đó là một sự vật nhỏ bé. Cuộc sống hiện lên muôn màu, bên cạnh những gam màu sáng là những gam màu tối gắn liền với đời người bất hạnh. Gam màu ấy là hiện thân của khoảng tối, nỗi sợ hãi, ám ảnh của một bộ phận trong xã hội lúc bấy giờ. Không gian phố trong tiểu thuyết là không gian đa chiều, được ghép lại từ muôn vàn mảnh vỡ và những tạp âm.Trong không gian phố, Trần Dần khắc hoạ nhiều tính cách nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật mang một đặc điểm riêng tạo nên một xã hội phức tạp và xô bồ. Ngoài không gian này, hiện lên một không gian khác là không gian tâm trạng, mạch ngầm chảy dài bất tận. Không gian tâm trạng qua tầm nhìn của nhân vật mở ra một thế giới hiện thực đầy tăm tối. Không gian tâm trạng hé mở những tâm hồn con người bị tổn thương sâu sắc, đau đớn và hãi hùng chịu sức ép của xã hội.

Những ngã tư và những cột đèn phản ánh hiện thực xã hội đương thời, nhìn nhận con người dưới góc độ đời tư, xuyên suốt tác phẩm là thời gian tuyến tính, ngoài ra Trần Dần còn sử dụng thời gian tâm lý, thời gian tự nghiệm để đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, từ đó thấy được tâm lý phức tạp, chồng chéo những mâu thuẫn, những tìm kiếm trong tuyệt vọng.

Theo quan điểm sáng tác của Trần Dần sự cách tân và sáng tạo trước phải thể hiện trên bề mặt câu chữ đã tạo chính vì vậy ngôn từ trong Những ngã tư và những cột đèn đầy chất thơ với cấu trúc trình bày văn bản lạ lẫm với cách tạo nhịp cho câu văn bằng dấu chấm câu, dấu phẩy cùng với một hệ thống từ láy, từ ngữ gợi hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Chất thơ thấm đẫm trong ngôn từ của tiểu thuyết chính là một trong những dấu ấn của phong cách ngôn ngữ Trần Dần trên hành trình làm mới thể loại. Ở đây một Trần Dần thơ lại xuất hiện đầy tài năng, sáng tạo. Sự đặc biệt về ngôn từ của tiểu thuyết còn là cách sử dụng từ lệch chuẩn, kèm theo đó là sai quy tắc chính tả nhằm nhấn mạnh ý nghĩa, biểu đạt nội dung ở tầng ngầm sâu bên trong mà không làm cho người đọc hiểu sai về nội dung của nó.

Những ngã tư và những cột đèn là cả một thế giới nghệ thuật mà chạm đến đâu ta cũng đều thấy nó mới lạ, những cách tân sáng tạo của Trần Dần thể hiện nỗ lực của bản thân ông, vượt lên trên số phận nhằm mang đến một tác phẩm hoàn toàn khác so vơi những tác phẩm cùng thời. Với tác phẩm này, Trần Dần góp phần làm mới diện mạo tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.

Chương 2

NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Một kiểu nhận thức về chiến tranh

2.1.1. Chiến tranh và một thế giới hoang tàn, hoang hoải

Chiến tranh mang đến bao sự xáo trộn trong cuộc sống xã hội, cái ranh giới giữa chiến tranh và hoà bình ấy đưa con người ta đến những ngã rẽ của cuộc đời, ngã rẽ sinh – tử, ngã rẽ vui – buồn. Bản đồ thành phố không yên bình mà láo nháo, bất minh, đó là sự lẫn lộn của thật – giả, trắng – đen. Bản đồ thành phố “láo nháo mưa”, láo nháo khói”, “láo nháo gió”, láo nháo người”, “láo nháo những nốt chân”, “láo nháo ngã tư”, “láo nháo cột đèn”, “láo nháo đèn”,…, là “láo nháo những trưa nhọ”, những “chiều hủi”, những ngày “dễ nhớ”, “ngày tím”, “đêm xanh”… Cuộc sống của con người bị bủa vây trong mớ hỗn độn ấy, bị chèn ép đến ngẹt thở, có khi còn bị phá tan đi bao giá trị của một con người.

Chiến tranh tác động lên cuộc sống, tác động vào các mối quan hệ xã hội, chiến tranh làm thay đổi tình bạn, tình yêu khiến nó rẽ qua nhiều ngả khác nhau mà mỗi người trong mối quan hệ ấy không thể nào lường trước được. Nhân vật Dưỡng đứng giữa ngã tư đường của tình bạn, tình yêu, ngã tư cuộc đời, anh đâu biết ngả nào gian dối, ngả nào sáng đèn. Trong bối cảnh xã hội như vậy, Dưỡng, Đoành, Chắt, Ngỡi và Tình Bốp, mỗi người đều trở thành pháo đài che chắn cho nhau.

Những ngã tư và những cột đèn mang đến một không gian ngột ngạt bủa vây, là không gian của phố phường Hà Nội, một không gian đô thị nhiều tầng lớp, sinh sôi và mở theo mọi chiều kích, là không gian tâm tư của con người Hà Nội chồng chéo ngổn ngang với bao bộn bề cuộc sống. Không khí Hà Nội ngày tiếp quản cũng thể hiện sự hoang tàn của chiến tranh. Ngày tiếp quản là một ngày tháng mười “nắng nhoè”, mọi người đứng đầy vườn hoa Canh Nông chào đón cộng sản tiến vào trong niềm hồ hởi,

hân hoan. Chiến tranh tàn phá để đến khi hoà bình chịu biết bao nhiêu hệ lụy, cuộc đời con người dần thay đổi, có kẻ tích cực, cũng có kẻ tiêu cực. Vết tích ngụy quân của nhân vật Dưỡng theo anh suốt cuộc đời, nhân vật luôn rơi vào tâm trạng lo sợ bị trừng phạt từ cả hai phía. Dưỡng đã “bỏ rơi một chiến tuyến. I như trong thánh kinh, thằng đào ngũ chạy trốn vào mưa. Và cũng i như thánh kinh: kẻ hạnh phúc không nhìn thấy đường mà vẫn bước đi” [10, 18]. Thế giới cảnh vật và con người hoang tàn trong chiến tranh. Tất cả khung cảnh xã hội bị “xoá nhoà hết cả” trong “đêm và mưa”, “đồng mả trở thành đồng không. Đêm và mưa, cũng che đi nhưng không hết, mọi kỉ niệm của chiến tranh. Không nhìn thấy, nhưng tôi ngửi được, chỗ nào súng đạn đã đi qua, chỗ nào phong cảnh ban ngày, sẽ rất buồn” [10, 17]. Chiến tranh đi qua không còn mùi súng đạn, nhưng dưới chân mỗi người “toàn cây gai và cỏ dại mùa đông sũng nước” [10, 18]. Chiến ranh và hoà bình, hai bên cách nhau cái cột đèn, chính cái ranh giới mỏng manh ấy đã làm cho những kẻ đi ngụy 14 tháng như Dưỡng không “iên trí”, hoang mang, lo sợ: “Đêm nay một kiếp, sáng mai một kiếp khác. Hai kiếp người chỉ cách nhau một cơn buồn ngủ, ngắn gọn không cả một chớp mắt” [10, 24].

Thế giới hoang tàn, hoang hoải trong Những ngã tư và những cột đèn còn được thể hiện qua tâm trạng của nhân vật. Nhân vật bị rơi vào trạng thái u mê, đoạ đày cả về thể xác lẫn tinh thần, đấu tranh tìm cho mình một con đường thoát, một cơ hội sống cho mình dù biết đó chỉ là một tia sáng nhỏ bé. Một không gian hỗn độn của đường phố hay là một không gian đầy tĩnh lặng của căn phòng màu trắng đều hé ra một tâm trạng đau đớn, hãi hùng của những kiếp người lầm lạc trong xã hội. Thế giới hoang tàn ấy là “những cột đèn không điện”, “cột điện không đèn”, là những “cột đèn mù”… Họ muốn trở về “những ngày tiếp quản đầu tiên, những ngày đẹp trời, những ngày như ổ gà nhấp nhổm, những ngày có bóng diều hâu. Tôi tiếc nhiều, những ngày vô tư không một áng mây chính trị, những ngày không một câu hỏi trong đầu” [10, 222]. Nhân vật Dưỡng bị xã hội trừng phạt sau vụ phát súng ám sát hụt anh bộ đội bốn túi từ trong vườn nhà mình. Sau bao biến cố, Dưỡng tìm lại được yên bình nhưng cái lý lịch đi ngụy vẫn luôn như chiếc bóng đi theo anh. Trong cuộc đời hoạ - phúc, rủi - may khôn lường lẫn lộn, giờ đây trong một cuộc chiến khác anh trở thành biểu tượng,

một người hăng say lao động phục vụ cách mạng. “Chiến tranh và hoà bình nằm kề nhau như đêm sát ngày. Ban ngày khu phố vẫn iên tĩnh. Nhưng buổi đêm nhà cháy, đá nem vung vãi, khắp nơi, và khẩu hiệu viết ngập tràn các hố xí công cộng. Hoà bình và chiến tranh là thế, nhưng cả hai chỉ mới bắt đầu. Tôi đợi, một cơn bão chưa lên” [10, 50].

Thế giới hoang tàn, hoang hoải do chiến tranh gây nên, trải dài đất nước đều ngập trong mùi khói bom, đạn lửa, cảnh vật bị tàn phá, con người mất mát về tinh thần và thể xác. Hiện thực thế giới trong chiến tranh hiện lên đầy đủ trong Những ngã tư và những cột đèn dưới cái nhìn đa diện của nhà văn, là cái hoang tàn của cánh đồng không, toàn cây gai và cỏ dại, là những con đường nội ngoại thành đất đá vung vãi, là những con người đã ngã xuống và những người ở lại, là một hiện thực khiến cho ai đi qua nó cũng phải rùng mình sợ hãi.

2.1.2. Chiến tranh như là biểu tượng của sự tha hoá lớn lao của nhân loại

“Chiến tranh” nghe có vẻ ám ảnh, ám ảnh bởi chính nó làm cho thế giới mà con người sống hoang tàn, hoang hoải, hơn thế nó còn làm cho cuộc sống và con người trở nên tha hoá. Những ngã tư và những cột đèn đã dựng lên một cách chân thực về cuộc sống và con người trong chiến tranh, không che giấu, cũng không phóng đại. Con người trong mớ hỗn độn ấy, họ rẽ nhiều ngả khác nhau, có những ngả có cột điện không đèn, có những ngả có cột điện có đèn, u mê giữa sáng và tối dẫn họ lạc về phía bên kia chiến tuyến. Cũng có người lạc vì lỡ bước, vì không thấy đường, cũng có người lạc vì tư lợi của cá nhân. Nhưng tất cả họ dù vô tình hay cố tình sa chân vào chốn hùm beo thì họ đều xuất phát từ những hoàn cảnh và có những lý do để tự ngụy biện cho mình. Tình Bốp và ông Phúc bị đồng tiền mua chuộc làm lu mờ đôi mắt, che mất đường đi, Ngỡi vì miếng cơm manh áo bởi anh ta mang trên vai gánh nặng gia đình “một vợ sáu con thơ”, còn Đoành bị cưỡng ép, uy hiếp làm gián điệp. Tất cả họ hoang mang lo lắng, lòng bộn bề ngổn ngang. Tình cảnh bắt buộc họ phải sống hai mang, bằng mặt nạ như ông Phúc sống dưới cái lốt của Nhọn–cằm, họ phải liệu đường đối phó ở cả hai bên chiến tuyến, sợ bị thủ tiêu bất cứ lúc nào và sợ bị bắt với tội phản động. Chính vì thế những hành động, biểu hiện bên ngoài chưa hẳn là bản

chất thật của họ. Ngỡi khi còn là ngụy quân thì xưng ông với tất cả mọi người, hống hách, vơ vét , la liếm và một Ngỡi trở về với xã hội, với con người lao động thì lại là kẻ bán đứng bạn bè để lập công chuộc tội nhưng trong lòng không hề áy náy, vướng bận lương tâm hay day dứt bởi Ngỡi quan điểm rằng: ‘Hồn nhiên lợi nhuận hơn tư cách, thì tư cách để làm gì” [10, 129], mà giá như các bà mụ có nặn cho Ngỡi cái tư cách thì hắn “cũng bán quách từ lâu rồi”. Hay như nhân vật Đoành, một nam ca sĩ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần (Trang 30)