Sự bất tuân các quy chuẩn chính tả tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần (Trang 83)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Sự bất tuân các quy chuẩn chính tả tiếng Việt

Trần Dần là người tiên phong trong cuộc cách tân thơ Việt, hầu hết các sáng tác thơ của ông đều mang một màu sắc mới lạ không chỉ bởi ý nghĩa truyền tải của nó mà còn là cách thức trình bày cùng với từ ngữ được lạ hoá. Hay nói cách khác để tạo ra một Trần Dần thơ riêng, ông đã làm các từ lệch chuẩn đi so với quy tắc chính tả tiếng Việt.

Nhìn trên hệ thống các sáng tác của Trần Dần thì ông chủ yếu cách tân trên bề mặt câu chữ. Cái mới trong con chữ của Trần Dần được ông thử nghiệm trong sự tương tác vơi những con chữ khác. Và những con chữ nào qua tay ông đều may mắn trở nên có sinh khí, mang một cuộc đời mới với nghĩa tự sinh. Ông cố gắng lạ hoá chữ, không để cái nhìn của người đọc trượt đi, mà buộc nó phải dừng lại để khôi phục dạng nguyên thuỷ. Trong thơ Trần Dần thể hiện việc thay đổi các nguyên tắc chính tả

qua hình thức như chữ “gi” viết thành “j”, “d” viết thành “z”, “ph” viết thành “f”, thêm vào chữ cuối phụ âm như “x”…, ta có thể thấy rõ đặc điểm này trong bài Jờ Joạcx: “Jờ jạchx nở jòn jọt.x/chính ja tôi thíc cái yếm nín cái nịt thịt của các kilômét đùi joạcx. Tôi gương trong jập mùng đùi sẹo nữ…/ tôi là một cái sẹo mòng mọc khoái jữa các sẹo bàn ghế tủ nam nữ đồ đạcx…/ ôi jờ joạcx sạchxxx!...”. Đối với tiểu thuyết

Những ngã tư và những cột đèn, phần lớn chữ “y” đều được chuyển thành “i”, trừ những từ mà khi thay thế sẽ làm nó thay đổi hoàn toàn về nghĩa. Từ đầu đến cuối tác phẩm ta có thể bắt gặp các từ như: “í tứ”, “vô í”, “không để í”, “cô phải chú í”, nhằm nhấn mạnh sự quan trọng trong câu nói của chủ thể: “Tôi nói: “Đồng í, đồng í”, là đồng í cho qua chuyện” [10, 261], “Tôi không ngụ í trách cậu, cậu đừng hiểu lầm. Vì câu chuyện rắn giun hôm thứ bảy, ban bảo vệ tỏ í nghi ngờ tôi” [10, 236], “Ví dụ thế này: Phòng Nhì rủ mày, làm cho nó, mày đồng í, mày phải đồng í” [9, 226]. Cách biến “y” thành “i”, không chỉ làm mới cách viết mà còn làm cho câu văn có sức nặng hơn bao giờ hết, thông thường cái luôn khiến người ta quan tâm bao giờ cũng là cái đặc biệt chứ không phải cái bình thường mà mọi người vẫn quen mắt, quen tai.

Bên cạnh đó một loạt các câu viết sai quy tắc chính tả xuất hiện một cách cố ý: “xììì”, “iiim”, “đờờời chán phèèè”, “Thôôôi. Đ-ờ-i thế là đ-i t-o-o-ong”, “Chẹẹp. Chẹẹp rồi. Ngắm mãi”, “chẹẹc”, “thậật, “hựự”, “suỵỵỵt”, “nààày”…Với cách tăng các âm tiết lên như vậy góp phần kéo dài cái đang được thể hiện chẳng hạn:

-“Đờời. Đời là gì, để ngưòi ta cứ phải giải sầu cho đời” [10, 122]. -“Sợợ choá. Sợợ choóa” [10, 125].

Đôi khi trong cả một đoạn đối thoại giữa ông Trung trố và nhân vật Dưỡng tác giả liên tục sử dụng từ “imm” mang lại giọng điệu sắc thái khác cho câu: “Imm. Ai cho anh cãi”, “Imm, tôi chưa cho nói”, “Imm, ai cho anh nói” [10, 141-142-143]. Ngôn ngữ được trình bày theo lối khác lạ này không làm cho người đọc hiểu sai nghĩa của từ, nhưng những hình dung mới về âm và hình có thể xuất hiện, vì thế tạo nên ngữ điệu và sắc thái mới, sắc thái chỉ thấy trong ngữ cảnh cụ thể của phát ngôn.

Ngoài ra Trần Dần còn làm mới câu chữ bằng cách gạch nối giữa các từ trong câu:

-“Rồi cứ như bị nhỡ tay, tôi sang nhiều bộ phận khác, lịch-sự-vừa-vừa và sau đó, ở những chỗ không-lịch-sự-chút-nào” [10, 47].

-“Nếu càng thân thiết tôi càng phải chú í, vì tôi là thằng-bị-ngờ, chị Hoà bảo-vệ mà thân với vợ-thằng-bị-ngờ thì thằng-bị-ngờ phải cẩn thận” [10, 61].

-“Tôi gọi thời gian này là những ngày chua loét và những chủ nhật mắm thối, những tuần lễ khắm và những buổi sáng đi-cũng-dở-ở-cũng-không-xong… Mày còn là thằng-vài-nghìn-thằng, bây giờ còn thiếu một thằng-phát-súng nẵ, nhưng đừng tàn đời, vì Mày còn phải nếm thêm nhiều ngày nhiều uần nhiều năm” [10, 69].

-“Trong tôi có một thằng-oan-trái, không biết kêu oan ở đâu. Thằng-oan-trái kêu oan với Tình Bốp vậy” [10, 98].

-“…, ông đặt tên là trò-kép-trò-đúp, và vụ-phát-súng năm trước…ông Trung trố lí sự rất hăng, cứ-bắt-là-ra-hết” [10, 166-167].

-“Nó nói, dăm năm nữa, tôi có ô-tô-nhà-lầu, dăm năm nữa, tôi thành ông đại-tá- tàu-bò” [10, 158].

-“Họ là những người mới chuyển nghề, từ-xẻ-gỗ-bờ-sông, sang công-nhân- nung-gạch, từ thợ-lợp-mái-nhà, sang lái-xe-chuyên-gia, từ gác-cổng-bệnh-viện, sang lao-công-khách-sạn, từ ngụy-quân, sang người-lao-động. Khu phố tôi lắm ngụy quân cũ, nên bây giờ đông người lao động mới. Buổi sáng cong nhá nhem, buổi sáng gà gáy khắp thành phố. Buổi sáng người này gặp người nọ, anh nọ gặp chị kia, không ai hỏi ai đi-chơi-đâu-sớm, đi-ăn-đâu-sớm, chỉ thấy hỏi nhau dạo-này-làm-gì, dạo-này- thế-nào, đi-làm-đâu-sớm” [10, 193].

Có nhiều khi từ được viết hoa toàn bộ hoặc chỉ một chữ mà không phải sau dấu chấm hay tên riêng, nó giống như phút ngẫu hứng của của một nhạc sĩ sáng tác ra những nốt bổng đột ngột trong chuỗi giai điệu trầm. Trần Dần với các từ mới lạ này đưa người đọc vào một trò chơi, nhấn mạnh bằng hình thức viết hoa để người chơi lạc bước trong mê cung ngôn từ ấy có thể khám phá ra cái độc đáo ẩn sâu bên trong vẻ ngoài đầy bắt mắt của nó. Chữ KHÔNG tạo nên một không gian trống rỗng đầy ám ảnh: “Không biết, tôi đã đọc ở đâu, một í kiến về thời gian, như thế này: hiện tại được coi, như biên giới của hai KHÔNG. Cái KHÔNG thứ nhất là dĩ vãng, vốn đã có, bây

giờ không có nữa. Cái KHÔNG thứ hai là tưong lai, bây giờ chưa có, vì vậy bây giờ cũng không. Hiện tại chính là khoảng sột soạt giữa hao bờ vực ấy, giữa hai cái KHÔNG ấy…Những đồ vật hiện hữu, do đó, đã giúp cho hiện tại, từ KHÔNG trở thành CÓ” [10,14]. Hay: “Tôi muốn quay về vấn đề bỏ dở, vấn đề CÓ và KHÔNG. Anh nghĩ xem, ta chỉ muốn KHÔNG thôi để đời vô sự” [10, 180], “HOẶC-MẸ- HOẶC-CON. Thế là thế nào? Thế là, hoặc-mẹ-hoặc-con, thế là i như trong thánh kinh…Tối nay, tôi đến ngã tư, đã chọn, hoặc-mẹ-hoặc-con. Tôi đã chọn MẸ” [10, 265-266].

Sự bất tuân quy tắc chính tả không phải là vô ý mà là sụ cố ý của Trần Dần bởi mục đích hướng đến của ông là cách tân sáng tạo, trong mỗi cách tân hàm chứa một ý nghiã và truyền tải một thông điệp riêng. Tác giả đặc biệt chú ý đến yếu tố thị giác trên câu chữ. Việc thay đổi cách viết đó mang đến hiệu quả vô cùng lớn đối với tác phẩm, tạo nên tính tạo hình trên từng chữ, từng chữ. Nếu cách trình bày bố cục của văn bản tạo ra tính nhạc, cách tổ chức cấu trúc câu cùng những dấu phẩy, gạch nối tạo tính biểu cảm thì sự sáng tạo trên bề mặt câu chữ lại gia tăng tính tạo hình trong toàn bộ tác phẩm. Mỗi nhà văn đều có cách sử dụng con chữ riêng để tạo ra đứa con tinh thần thong qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Trần Dần đặt con chữ vào trong bố cục nhìn có vẻ phi lý nhưng xét trên phương diện ý nghĩa thì lại vô cùng hợp lý. Trong một đoạn có thể là chữ thường, chữ viết in hoa… như dãy kí hiệu để người đọc khám phá nét độc đáo mà người viết chut ý tạo cho nó.

Những ngã tư và những cột đèn xuất hiện hàng loạt các từ ngữ được biến tấu làm cho khác đi với quy tắc chung của từ vốn có, qua đó thể hiện chủ tâm của nhà văn đang nỗ lực trên con đường sáng tạo của mình. Tiểu thuyết bày biện trước mắt người đọc một ngày hội ngôn ngữ với cách trình bày, sự kết hợp và sắc thái lạ, vừa rối nhưng lại không rối, phi lí mà lại hợp lý bởi cách dùng này của Trần Dần không hề làm chuyển nghĩa của các từ mà ngược lại nó là phương tiện để tô điểm nhấn mạnh ý nghĩa của câu trong những hoàn cảnh cụ thể.

KẾT LUẬN

1. Trần Dần một nhà văn mở đường cho những sự sáng tạo cháy bỏng, không ngừng nghỉ giữa cuộc đời đầy sóng gió dẫu những đứa con tinh thần của ông luôn phải chịu số phận nằm trong bóng tối. Mỗi một sáng tác của Trần Dần đến với bạn đọc là người ta lại phát hiện một cái mới, những giá trị khác nhau, chính điều này đã khẳng định bản lĩnh mạnh mẽ, và tài năng sáng tạo phi thường của kẻ dấn thân không mệt mỏi.

2. Trong văn học miền Bắc thời kì 1945 đến 1975, Những ngã tư và những cột đèn là một trường hợp đặc biệt , phá tan các thành lũy hệ hình cũ, những nguyên tắc và khuôn mẫu để trở thành tác phẩm tiên phong mở ra một hệ hình văn học với của tự do sáng tạo nghệ thuật. Với chất liệu và hình thức khác lại, Trần Dần tiến đến phản ánh một hiện thực khả nhiên, mang tính dự cảm của con người về cuộc sống xã hội trong tương lai. Ngòi bút mạnh mẽ của ông đi sâu khai thác thế giới nội tâm con người để thấy được tâm lý phức tạp đặt trong mối quan hệ chồng chéo, lắm nghi hoặc. Ông thật sự thành công khi xây dựng con người tâm tưởng, để đi đến mục đích cuối cùng là truy tìm cái tôi bản thể, cái bản chất ẩn chứa sâu bên trong mỗi người.

3. Những ngã tư và những cột đèn xứng đáng là cuộc vượt biên của hệ hình nghệ thuật, là một cách vượt thoát để tìm đến những cách biểu hiện độc đáo của hình thức văn chương. Chính vì vậy cho dù nó được viết cách đây nửa thế kỉ nhưng đọc đi, đọc lại vẫn mới với các điểm nhìn bên trong qua mỗi cái tôi nhân vật. Trần Dần đã lựa chọn những hình thức đắc dụng để thể hiện con người cá nhân trong dòng chảy nội tâm, không để sót lại bất cứ mảng tối nào, bằng cách của mình ông đã triệt để khai thác những khía cạnh sâu nhất mà ta không thể nhìn thấy được.

4. Trong bối cảnh văn học thời Trần Dần sống, lựa chọn ngã rẽ riêng là bước ngoặt quan trọng và liều lĩnh của ông. Khát khao đổi mới, cach tân từ thi pháp nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian cho đến ngôn từ. Những tìm tòi ấy có nhiều nét mới đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Trần Dần xây dựng không gian đa chiều, được ghép lại từ muôn vàn mảnh vỡ và những tạp âm. Đặc biệt trong không gian phố, ông khắc hoạ nhiều tính cách nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật mang một đặc điểm riêng tạo nên một xã hội

phức tạp và xô bồ. Ngoài không gian này, hiện lên một không gian khác là không gian tâm trạng, mạch ngầm chảy dài bất tận. Ngôn từ trong Những ngã tư và những cột đèn

đầy chất thơ với cấu trúc trình bày văn bản lạ lẫm với cách tạo nhịp cho câu văn bằng dấu chấm câu, dấu phẩy cùng với một hệ thống từ láy, từ ngữ gợi hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Chất thơ thấm đẫm trong ngôn từ của tiểu thuyết chính là một trong những dấu ấn của phong cách ngôn ngữ Trần Dần trên hành trình làm mới thể loại. Với

Những ngã tư và những cột đèn, Trần Dần đã tạo ra một dạng thức tiểu thuyết đặc biệt chưa từng có từ trước đến nay bằng cách lồng ghép các thể loại, nhằm mở rộng biên độ của tiểu thuyết, không chỉ ở thể loại mà còn đem vào tiểu thuyết nhiều ngôn ngữ khác nhau làm “phân hoá sự thống nhất về ngôn ngữ của tiểu thuyết và khơi sâu một cách mới tính phức âm của nó”.

5. Trần Dần cùng với tác phẩm của mình vững bước trên con đường thăng trầm của số phận. Các sáng tác của Trần Dần đến nay vẫn còn là một ẩn số lớn mở ra trước mắt độc giả và các nhà nghiên cứu. Nhìn lại chặng đường mà Trần Dần đã đi, chứng tỏ được bản lĩnh của một thủ lĩnh trong bóng tối kiên cường trong sự nghiệp sáng tạo, cách tân làm mới văn chương để rồi ông khẳng định vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân, “Nhìn Chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử”, Tạp chí Văn học, (4).

2. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (1990), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Bakhtin .M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 5. Trần Dần (1954), Người người lớp lớp, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

6. Trần Dần ( 1994), Cổng tỉnh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 7. Trần Dần (1998), Mùa sạch, Nxb Văn học, Hà Nội.

8. Trần Dần (2001), Trần Dần - Ghi, Nxb TD Memoire, Paris. 9. Trần Dần (2008), Trần Dần – Thơ, Nxb Đà Nẵng.

10. Trần Dần (2011), Những ngã tư và những cột đèn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 11. Đỗ Đức Dục (1981), Chủ nghĩa hiện thực và văn học phương Tây, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Trần Ngọc Dung (2006), “Đời sống thể loại văn học sau 1975”, Tạp chí nghiên cứu văn học, (2).

13. Duras (1989), Người tình (Đinh Kinh Hiệt, Lê Ngọc Mai dịch 2007).

14. Đặng Anh Đào (1994), “Tính chất hiện đại của tiểu thuyết”, Tạp chí Văn nghệ,

(2).

15. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Hà Minh Đức (1988), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.

17. Hà Minh Đức, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hưng, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (1999), Lý luận văn học (tái bản lần thứ 5), Nxb Giáo dục.

18. Goldberg (2006), “Chấn thương, tự sự và hai hình thức của cái chết”, Hải Ngọc dịch, http://lythuyetvanhoc.wordpress.com.

19. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết L.Tonxtoi, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Thu Hà, “Lại Nguyên Ân: “Tôi thán phục tiểu thuyết của Trần Dần”, http://tuoitre.vn.

21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, tái bản lần thứ2), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Chí Hoan, “Tiểu thuyết của một nhà thơ”, http://sachhay.org.

23. Phạm Ngọc Hiền (2010), Tiểu thuyết Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Văn học, Hà Nội.

24. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

25. Kharapchenco.M.B (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực con người, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Kharapchenco M.B (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Thụy Khê (1998), “Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm”, Tạp chí Văn học, (27). 28. Kundera .M (2005), Đối thoại về nghệ thuật tiểu thuyết, Trịnh Y Thư dịch.

29. Tôn Phương Lan (2001), “Vài suy nghĩ về con người trong văn học thời kì đổi mới”, Tạp chí Văn học, (9).

30. Tôn Phương Lan (2009), “Đọc lại tiểu thuyết Người người lớp lớp”, Tạp chí sông Hương, (190).

31. Đoàn Lê, Chu Lai (2004), Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Nxb Hội Nhà văn. 32. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 33. Phong Lê (1998), “Trần Dần- Cái nòi bao giờ và ở đâu cũng hiếm”, Tạp chí sông Hương, (112).

34. Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại – Lịch sử và lý luận, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

35. Vi Thuỳ Linh (2011), “Trần Dần vựơt nhiều “ngã tư” đến sớm nửa thế kỉ”, http://nhanam.vn.

36. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.

37. Phương Lựu chủ biên (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w