Chiến tranh và một thế giới hoang tàn, hoang hoải

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần (Trang 34)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Chiến tranh và một thế giới hoang tàn, hoang hoải

Chiến tranh mang đến bao sự xáo trộn trong cuộc sống xã hội, cái ranh giới giữa chiến tranh và hoà bình ấy đưa con người ta đến những ngã rẽ của cuộc đời, ngã rẽ sinh – tử, ngã rẽ vui – buồn. Bản đồ thành phố không yên bình mà láo nháo, bất minh, đó là sự lẫn lộn của thật – giả, trắng – đen. Bản đồ thành phố “láo nháo mưa”, láo nháo khói”, “láo nháo gió”, láo nháo người”, “láo nháo những nốt chân”, “láo nháo ngã tư”, “láo nháo cột đèn”, “láo nháo đèn”,…, là “láo nháo những trưa nhọ”, những “chiều hủi”, những ngày “dễ nhớ”, “ngày tím”, “đêm xanh”… Cuộc sống của con người bị bủa vây trong mớ hỗn độn ấy, bị chèn ép đến ngẹt thở, có khi còn bị phá tan đi bao giá trị của một con người.

Chiến tranh tác động lên cuộc sống, tác động vào các mối quan hệ xã hội, chiến tranh làm thay đổi tình bạn, tình yêu khiến nó rẽ qua nhiều ngả khác nhau mà mỗi người trong mối quan hệ ấy không thể nào lường trước được. Nhân vật Dưỡng đứng giữa ngã tư đường của tình bạn, tình yêu, ngã tư cuộc đời, anh đâu biết ngả nào gian dối, ngả nào sáng đèn. Trong bối cảnh xã hội như vậy, Dưỡng, Đoành, Chắt, Ngỡi và Tình Bốp, mỗi người đều trở thành pháo đài che chắn cho nhau.

Những ngã tư và những cột đèn mang đến một không gian ngột ngạt bủa vây, là không gian của phố phường Hà Nội, một không gian đô thị nhiều tầng lớp, sinh sôi và mở theo mọi chiều kích, là không gian tâm tư của con người Hà Nội chồng chéo ngổn ngang với bao bộn bề cuộc sống. Không khí Hà Nội ngày tiếp quản cũng thể hiện sự hoang tàn của chiến tranh. Ngày tiếp quản là một ngày tháng mười “nắng nhoè”, mọi người đứng đầy vườn hoa Canh Nông chào đón cộng sản tiến vào trong niềm hồ hởi,

hân hoan. Chiến tranh tàn phá để đến khi hoà bình chịu biết bao nhiêu hệ lụy, cuộc đời con người dần thay đổi, có kẻ tích cực, cũng có kẻ tiêu cực. Vết tích ngụy quân của nhân vật Dưỡng theo anh suốt cuộc đời, nhân vật luôn rơi vào tâm trạng lo sợ bị trừng phạt từ cả hai phía. Dưỡng đã “bỏ rơi một chiến tuyến. I như trong thánh kinh, thằng đào ngũ chạy trốn vào mưa. Và cũng i như thánh kinh: kẻ hạnh phúc không nhìn thấy đường mà vẫn bước đi” [10, 18]. Thế giới cảnh vật và con người hoang tàn trong chiến tranh. Tất cả khung cảnh xã hội bị “xoá nhoà hết cả” trong “đêm và mưa”, “đồng mả trở thành đồng không. Đêm và mưa, cũng che đi nhưng không hết, mọi kỉ niệm của chiến tranh. Không nhìn thấy, nhưng tôi ngửi được, chỗ nào súng đạn đã đi qua, chỗ nào phong cảnh ban ngày, sẽ rất buồn” [10, 17]. Chiến tranh đi qua không còn mùi súng đạn, nhưng dưới chân mỗi người “toàn cây gai và cỏ dại mùa đông sũng nước” [10, 18]. Chiến ranh và hoà bình, hai bên cách nhau cái cột đèn, chính cái ranh giới mỏng manh ấy đã làm cho những kẻ đi ngụy 14 tháng như Dưỡng không “iên trí”, hoang mang, lo sợ: “Đêm nay một kiếp, sáng mai một kiếp khác. Hai kiếp người chỉ cách nhau một cơn buồn ngủ, ngắn gọn không cả một chớp mắt” [10, 24].

Thế giới hoang tàn, hoang hoải trong Những ngã tư và những cột đèn còn được thể hiện qua tâm trạng của nhân vật. Nhân vật bị rơi vào trạng thái u mê, đoạ đày cả về thể xác lẫn tinh thần, đấu tranh tìm cho mình một con đường thoát, một cơ hội sống cho mình dù biết đó chỉ là một tia sáng nhỏ bé. Một không gian hỗn độn của đường phố hay là một không gian đầy tĩnh lặng của căn phòng màu trắng đều hé ra một tâm trạng đau đớn, hãi hùng của những kiếp người lầm lạc trong xã hội. Thế giới hoang tàn ấy là “những cột đèn không điện”, “cột điện không đèn”, là những “cột đèn mù”… Họ muốn trở về “những ngày tiếp quản đầu tiên, những ngày đẹp trời, những ngày như ổ gà nhấp nhổm, những ngày có bóng diều hâu. Tôi tiếc nhiều, những ngày vô tư không một áng mây chính trị, những ngày không một câu hỏi trong đầu” [10, 222]. Nhân vật Dưỡng bị xã hội trừng phạt sau vụ phát súng ám sát hụt anh bộ đội bốn túi từ trong vườn nhà mình. Sau bao biến cố, Dưỡng tìm lại được yên bình nhưng cái lý lịch đi ngụy vẫn luôn như chiếc bóng đi theo anh. Trong cuộc đời hoạ - phúc, rủi - may khôn lường lẫn lộn, giờ đây trong một cuộc chiến khác anh trở thành biểu tượng,

một người hăng say lao động phục vụ cách mạng. “Chiến tranh và hoà bình nằm kề nhau như đêm sát ngày. Ban ngày khu phố vẫn iên tĩnh. Nhưng buổi đêm nhà cháy, đá nem vung vãi, khắp nơi, và khẩu hiệu viết ngập tràn các hố xí công cộng. Hoà bình và chiến tranh là thế, nhưng cả hai chỉ mới bắt đầu. Tôi đợi, một cơn bão chưa lên” [10, 50].

Thế giới hoang tàn, hoang hoải do chiến tranh gây nên, trải dài đất nước đều ngập trong mùi khói bom, đạn lửa, cảnh vật bị tàn phá, con người mất mát về tinh thần và thể xác. Hiện thực thế giới trong chiến tranh hiện lên đầy đủ trong Những ngã tư và những cột đèn dưới cái nhìn đa diện của nhà văn, là cái hoang tàn của cánh đồng không, toàn cây gai và cỏ dại, là những con đường nội ngoại thành đất đá vung vãi, là những con người đã ngã xuống và những người ở lại, là một hiện thực khiến cho ai đi qua nó cũng phải rùng mình sợ hãi.

2.1.2. Chiến tranh như là biểu tượng của sự tha hoá lớn lao của nhân loại

“Chiến tranh” nghe có vẻ ám ảnh, ám ảnh bởi chính nó làm cho thế giới mà con người sống hoang tàn, hoang hoải, hơn thế nó còn làm cho cuộc sống và con người trở nên tha hoá. Những ngã tư và những cột đèn đã dựng lên một cách chân thực về cuộc sống và con người trong chiến tranh, không che giấu, cũng không phóng đại. Con người trong mớ hỗn độn ấy, họ rẽ nhiều ngả khác nhau, có những ngả có cột điện không đèn, có những ngả có cột điện có đèn, u mê giữa sáng và tối dẫn họ lạc về phía bên kia chiến tuyến. Cũng có người lạc vì lỡ bước, vì không thấy đường, cũng có người lạc vì tư lợi của cá nhân. Nhưng tất cả họ dù vô tình hay cố tình sa chân vào chốn hùm beo thì họ đều xuất phát từ những hoàn cảnh và có những lý do để tự ngụy biện cho mình. Tình Bốp và ông Phúc bị đồng tiền mua chuộc làm lu mờ đôi mắt, che mất đường đi, Ngỡi vì miếng cơm manh áo bởi anh ta mang trên vai gánh nặng gia đình “một vợ sáu con thơ”, còn Đoành bị cưỡng ép, uy hiếp làm gián điệp. Tất cả họ hoang mang lo lắng, lòng bộn bề ngổn ngang. Tình cảnh bắt buộc họ phải sống hai mang, bằng mặt nạ như ông Phúc sống dưới cái lốt của Nhọn–cằm, họ phải liệu đường đối phó ở cả hai bên chiến tuyến, sợ bị thủ tiêu bất cứ lúc nào và sợ bị bắt với tội phản động. Chính vì thế những hành động, biểu hiện bên ngoài chưa hẳn là bản

chất thật của họ. Ngỡi khi còn là ngụy quân thì xưng ông với tất cả mọi người, hống hách, vơ vét , la liếm và một Ngỡi trở về với xã hội, với con người lao động thì lại là kẻ bán đứng bạn bè để lập công chuộc tội nhưng trong lòng không hề áy náy, vướng bận lương tâm hay day dứt bởi Ngỡi quan điểm rằng: ‘Hồn nhiên lợi nhuận hơn tư cách, thì tư cách để làm gì” [10, 129], mà giá như các bà mụ có nặn cho Ngỡi cái tư cách thì hắn “cũng bán quách từ lâu rồi”. Hay như nhân vật Đoành, một nam ca sĩ nam trầm có thể hát “bật tung cửa sổ nhà thờ”, lấy nói dối, sự thờ ơ làm niềm vui, nói dối để che đi sự đời nghiệt ngã. Kết luận của Đoành về cuộc đời: “đời hiện tại là một sự thuê tiền lẫn nhau, người nọ giải sầu cho người kia. Đời thế mà vui chứ không phải sầu đâu. Người thì có kẻ sầu, vô số thằng sầu, con sầu. Nhưng đời khác. Đời là mọi người hợp nhau lại, để giải sầu và chống sầu” [10, 122]. Với cách sống và dưới cái nhìn của Đoành thì tất cả đều trở nên tha hoá, ngay cả bản thân anh ta cũng nằm trong chuỗi tha hoá ấy, giải sầu cho cái lỗ tai của khán giả, mua vui cho thiên hạ cười, và rồi anh ta lại được giải sầu bởi những kẻ đi chống sầu. Luân lí và đạo đức của con người bị cuốn trôi trong chiến tranh, để lại một mớ các mối quan hệ và những nhân cách tha hoá, là hình ảnh cô chị Lily, làm gián điệp và làm “đĩ theo kiểu Mỹ”, mùa hè ở truồng và “không quên mở tung tất cả sổ trông ra phố”, là Hoóng, tên quan hai biệt kích “cặp kè với một phụ nữ, rồi cặp luôn với cô con gái. Nó cưới cô con nhưng vẫn tiếp tục đi lại với cô mẹ. Thế là hai mẹ con đánh ghen nhau, để chia nhau cái tuổi đời 26 của nó” [10, 46].

Chiến tranh lấp đầy bóng tối vào cái xã hội vốn đã chật chội, bề bộn, xô đẩy con người vào bước đường cùng bắt họ phải lựa chọn sự sống của mình. Tình Bốp và ông Phúc làm tay sai cho Pháp, gây ra biết bao chuyện thất đức, giết người, cướp của, dồn những kẻ như Dưỡng vào “chỗ cùng của đường cùng”. Trong chiến tranh sự sống và cái chết quá mỏng manh, do vậy mỗi người phải tự tạo vỏ bọc cho mình để thoát khỏi hang hùm nọc rắn, để “chuyển thành phần”. Lão Khang (kẻ phụ trách thùng thư đến của nhân vật ẩn mặt - Nhọn-cằm) không dám đầu thú, sợ bị trả thù. Lily, cô gái điếm làm tình báo cho Tây biến mất khỏi Hà Nội không chút tin tức, số phận hư ảo, như nạn nhân của cuộc trừ khử nhân chứng đầy bí mật. Duỡng, một tay cao bồi dở, chơi

ảnh truồng, đọc tiểu thuyết trinh thám, từng có 14 tháng ở bên kia chiến tuyến trở thành kẻ câu nhái, tài xế thuê, anh bị bao mối oan trái rơi xuống, gắng gượng để sống, Duỡng muốn đạp tung tất cả để chứng minh anh vô tội nhưng những gì anh làm đều không được công nhận, bị thờ ơ và dửng dưng. Anh không còn muốn quẫy đạp vì: “Máu nhỏ nhiều như thế, đạo đức và luân lí cao cả, để làm gì? Cho nên, tôi cứ luân lí trung bình, là đủ” [10, 310]. Sống trong sự kì thị của khu phố, lắm lúc Duỡng lại muốn được như Bú Dù vui vẻ trở lại nhà tù, với Bú Dù thì “trại cải tạo đúng là một xã hội nhỏ nằm trong xã hội lớn”, “cả hai xã hội đều lấy 4 –Tiêu-Chuẩn giống nhau, để bình bầu thưởng phạt các thành viên”. Để thực hiện “4 – Tiêu-Chuẩn” này cũng khó, cái quan trọng là có tự giác hay không. Bú Dù “trở về được với cách mạng” là vì nó “biết làm ra vẻ tự giác”. Và trong xã hội này, chỉ có hai loại người “người cách mạng, và người không cách mạng. Người không cách mạng, tức là phản cách mạng. Không có loại thứ ba”. Trong khi Bú Dù trở về “trại thiên đường” thì Dưỡng một mình đi trên ngã tư đầy khói, mờ ảo, đầy rẫy những mưu mô toan tính. Dưỡng và Bú Dù thuộc loại người thứ ba, loại người mà bên nào cũng muốn tiêu diệt. Chính vì thế Dưỡng luôn cảm thấy xã hội không có một khoảng trời cho anh và ngay cả bản đồ nội ngoại thành cũng không có tên anh trong đó.

Những ngã tư và những cột đèn dựng lên một khung cảnh phố nội ngoại thành tấp nập, có ta và có địch, những con người của hai bên chiến tuyến, nháo nhào với nhau. Chiến tranh làm tha hoá tất cả, xoá mờ các ngã tư để người ta rẽ nhầm về phía bóng tối, từ đó cứ nhầm mãi mà không quay lại được. Bao giá trị của cuộc sống cũng bị chiến tranh làm tan vỡ, đó là những mối quan hệ giữa người với người. Một ông Phúc luôn miệng biết ơn ông giáo ngày xưa giúp đỡ nhưng lại tìm cách hãm hại con của ân nhân ấy. Một Tình Bốp, Đoành, Ngỡi dẫm đạp lên giá trị của tình bạn để sống, để thoát thân. Chiến tranh làm mất đi bao tình cảm tốt đẹp của hàng xóm láng giềng, con người phải sống dưới ánh mắt nghi kị của người khác. Đó lá ánh mắt của khu phố, thái độ và lối hành xử của mọi người thay đổi đối với kẻ lầm đường lỡ bước. Những cái lườm, nguýt, nói xấu, phỉ nhổ của khu phố dành cho kẻ theo ngụy. Vợ Dưỡng là Cốm đi chợ cũng không thoát khỏi những miệng đời cay độc ấy. Họ là những người

của cách mạng nhưng lại yêu cách mạng một cách bảo thủ, khuyên những kẻ ngụy quân đầu thú để được hưởng khoan hồng của cách mạng nhưng lại không chừa một đường sống cho kẻ khác. Phải chăng, chiến tranh quá tàn khốc khiến họ phải đối xử với nhau như thế, để tự bảo vệ chính mình trong cái xô bồ, nghiệt ngã. Mỗi người phải cải trang, tự đeo cho mình một cái mặt nạ để che đi bộ mặt thật, trở thành kẻ hai mặt đầy gian manh.

Ở mỗi thời đại con người phải đối diện với hiện thực khác nhau, những giá trị cuộc sống bị tác động của xã hội từ đó biến đổi theo nhiều hướng. Xã hội Việt Nam mà Trần Dần đề cập đến trong Những ngã tư và những cột đèn đầy biến động, miền Bắc hoà bình nhưng cuộc sống của con người lại không yên bình, họ phải bon chen để được sống rồi sau đó trở thành những kẻ cơ hội, bán đứng tình thân, tình bạn. Văn hóa ứng xử, đạo đức, lối sống dưới bàn tay của chiến tranh đã bị làm mờ và mất đi giá tại tốt đẹp vốn có của nó.

2.1.3. Chiến tranh, thế giới của lòng hoài nghi và thù hận

Trong bối cảnh xã hội đầy biến động, mọi thứ bị tác động từ cuộc sống hàng ngày đến tinh thần của mỗi người. Con người trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn rơi vào trạng thái nghi ngờ, cảnh giác. Không khí trở nên tù đọng, ngột ngạt, các mối đe dọa bủa vây họ dẫn đến tâm lý hoài nghi các giá trị kéo dài, sự tin tưởng mất dần với những người xung quanh thay vào đó là sự đề phòng, tự vệ trước bẫy đời đang chờ họ ở phía trước. Tâm lý hoài nghi ấy tác động đến các mối quan hệ nhân sinh, nó bị tác động một cách sâu sắc là một dấu hiệu dự báo cho sự đứt gãy trong các mỗi quan hệ xã hội, không chỉ ở thời điểm hoà bình được phản ánh trong tiểu thuyết, mà còn là cái nhìn xa, xuyên suốt sẽ diễn ra sau này.

Các nhân vật trong tiểu thuyết được nhà văn đặt vào những hoàn cảnh và các mối quan hệ khác nhau để trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm những vấp ngã, rào cản cụ thể đẩy nhân vật từ chỗ hoài nghi đến tự hoài nghi. Nhân vật Dưỡng loay hoay trong rắc rối để rồi bị nghi ngờ, đối diện với bao cái nhìn soi mói, những lời chửi đổng của mấy bà đầu ngõ. Là kẻ tình nghi số một trong “vụ phát súng”, Dưỡng bị bủa vây, dồn ép đến bước đường cùng bởi những ngưòi xung quanh. Ông Trung trố nằm trong

ban bảo vệ khu phố, luôn miệng tuyên truyền về sự khoan hồng của chính quyền mới những lại theo dõi, rình mò và chụp mũ. Chính vì những người như ông cùng lực lượng trinh sát công an cài cắm khắp nơi đã tạo thành 36 món chết người “giăng lưới những người có vết đen chính trị trong tiểu sử” góp phần tạo ra không khí đầy nghi hoặc, thành kiến, đứt gãy quan hệ, niềm tin nơi con người với nhau. Dưỡng cảm thấy

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w