Ngôn ngữ tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần (Trang 75)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Ngôn ngữ tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn

Mỗi tác phẩm văn học đều được các nhà văn sử dụng chất liệu riêng để sáng tác, có lẽ vì thế mà chúng mang dấu ấn riêng của tác giả. Văn học Việt Nam thời kì 1945 – 1975, hầu hết các nhà văn đi theo con đường của văn chương cách mạng mang khí thế hào hùng của dân tộc với câu văn đầy lãng mạn như một giai điệu ca vang lịch sử ấy. Nhưng Trần Dần lại khác, ông đi theo con đường cách tân làm mới ngôn từ tạo ra cái riêng, đậm chất của con người cứng cỏi, sẵn sàng dấn thân cho nghệ thuật. Nếu đặt một cuốn tiểu thuyết cách mạng của một nhà văn bất kì nào đó bên cạnh Những ngã tư và những cột đèn của ông ta mới thấy được sức sáng tạo lớn hơn bao giờ hết. Từng câu, từng chữ như đang mở ra một thời kì mới cho nền văn xuôi giai đoạn ấy.

Trong Những ngã tư và những cột đèn, ta có thể bắt gặp các kiểu câu khác nhau ở mỗi trang, mỗi đoạn văn làm lạ hoá trước tiên đến thị giác và quan trọng hơn là tác động đến cảm nhận của độc giả, cảm giác ngỡ ngàng trước điều mà tác giả đem lại trong tiểu thuyết. Những câu văn trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn là kiểu câu hiếm gặp trong Văn học Việt Nam. Hàng loạt các câu đặc biệt nối tiếp nhau làm thành một đoạn văn đặc biệt mà không hề mang lại sự ngắt quãng của dấu câu: “Chết tươi. Chết héo. Chết đau. Chết điếng. Chết cứng. Chết đứng. Chết nằm. Chết đêm. Chết thêm. Chết khiếp. Chết dần. Chết mòn. Chết toi. Chết ngóp. Chết ngất. Chết tất. Chết cả. Chết lừ. Chết lả. Chết đứ. Chết đừ. Chết ngay. Chết quay. Chết ngỏm. Chết ngoẻo. Chết thối. Chết nát. Chết hết. Chết sạch. Chết tái. Chết tím. Chết ngồi. Chết sáng. Chết chiều. Chết bỏ. Chết dở.” [10, 259-260]. Hay đó là sự lặp lại liên tục giữa các bộ phận của câu và giữa các câu liền kề với nhau trong một trường đoạn: “Lác đác người đi làm sớm. Lác đác xe đạp bộ hành, là xe đạp thu, là bộ hành thu, là lác đác thu. Tôi nghe tiếng người, chào nhau trong phố. Tôi chào những người quen tôi đi qua, những người không quen đi qua tôi. Tôi nghe tiếng người, hỏi nhau bây giờ làm gì. Tôi nghe tiếng người, trả lời bây giờ làm gì” [10, 192-193]. Sự lặp lại liên tục của các từ, cụm từ, các cấu trúc câu văn đã tạo nên sự cộng hưởng về âm cho đoạn văn, tạo nên nhạc tính từ đó có thể khắc hoạ roc nét tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh đó: “ Đời tôi đã rẽ rồi. Như đã hạ nuớc cờ không sao đi lại được. Nhưng tại sao tôi cứ ám ảnh: cái ngã tư tại sao ấy. Tôi không quên được. Đi đi không được. Tôi

ngồi bệt lề đường. Tôi là đàn ông: tôi không đau khổ. Nhưng tôi muốn khóc. Tôi là đàn ông: tôi không khóc. Nhưng tôi đau khổ lắm” [10, 275].

Ngôn ngữ lạ hoá còn được thể hiện ở những câu đặc biệt tự thân tạo hiệu quả cho những nhận xét, những lời bình, những triết lí, hoặc là sự chiêm nghiệm về cuộc đời, cũng có thể nó diễn đạt kết quả của một sự việc đã diễn ra mà người trần thuật muốn thông báo: “Đ-ờ-i, thế là đ-i t-o-ong. Đi toong luôn một đêm trắng phơ, trắng phếch” [10, 58], “Iên trí. Rồi đâu có đó. Tốt nhất là dậy, mà rửa mặt. Tốt nhất là dậy, mà uống càphê. Như thể bắt đầu một ngày bình thường” [10, 62]… Trong Những ngã tư và những cột đèn Trần Dần còn sử dụng dạng câu sóng đôi về cú pháp một cách linh hoạt, hình thức mà chỉ được dùng ở thơ phú. Kiểu cấu trúc câu như vậy tạo nên sự đồng điệu của những khúc được định sẵn bằng nhau: “Đêm không màu. Đường không người” [10, 16],…, “Bóng tôi trong gương, nhợt nhạt. Bóng tôi ngoài gương, nhợt nhạt” [10, 287]. Sử dụng phép sóng đôi, lặp lại cấu trúc trong câu không làm cho câu văn nhàm chán, nặng nề, với biến tấu của nhà văn tài hoa những câu văn ấy lại trở nên nhẹ nhàng, linh hoạt, góp phần tạo biểu cảm và tính nhạc cho văn bản.

Trong suốt tác phẩm ta dễ dàng nhận ra các dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng khá nhiều. Có những ý trong câu đang liền mạch bỗng có sự chen lấn của dấu phẩy, những dấu chấm phẩy quá nhiều này không trở nên vô nghĩa đối với văn bản bởi chính nó lại tạo ra những nhịp điệu riêng, đóng và mở, gây ấn tượng về sắc thái ý nghĩa cho câu:

“Không nghe thấy, bước chân tôi, chỉ có rất nhiều tictăc, của đồng hồ. Tôi nhớ lại, đêm qua trong phòng mổ. Các bác sĩ, i tá, i sĩ, toàn mặc blu trắng, đội mũ trắng, đeo khẩu trang trắng, tôi không biết mặt họ. Họ giống nhau quá. Tôi chỉ nhìn thấy, những đôi mắt, nhưng ngay cả những đôi mắt, cũng giống nhau. Họ đứng tất cả trong ngã tư, để chờ tôi rẽ ngả nào” [10, 313].

“Tôi phóng xe vun vút, qua các ngã tư. Có gì xảy ra rồi. Tôi cứ chờ mãi. Cái gì xảy đến, thì rất nhanh, trở tay hông kịp. Tôi gò cổ đạp. Nội thành láo nháo xe cộ, láo nháo nam nữ đi phố, láo nháo gió đông bắc. Nhưng buổi sáng vẫn iên tĩnh. Phố vẫn iên tĩnh. Giao thông láo nháo, nhưng thành phố vẫn iên tĩnh. Thành phố buổi sáng thứ

năm, láo nháo gió, láo nháo cột đèn, láo nháo nữ bộ hành, láo nháo ngã tư, ôtô, tàu điện, láo nháo phố và tôi” [10, 328].

Có những khi Trần Dần lại để người đọc rơi vào cái bẫy mà ông tạo ra, với hình thức mở đầu đoạn văn bằng một câu đặc biệt và tiếp nối sau đó là một câu trải dài trên hai trang giấy, giống như đuổi bắt những con sóng xô ra biển khơi bao la:

“Buổi đêm. Adiđàbụt… ừ thì Thằng, ừ thì Tôi, ừ thì Mày, phải đâu vì mê mải thú vui qủa đất mà thằng nào cũng là Mày, thằng nhọ tàu, thằng dằn di, dâm ô đồi trụy lạc, chỉ đớp rồi hít, giở trò cao bồi ngụy quân mất dạy gì gì nữa cũng là Mày, Mày còn là thằng-vài-nghìn-thằng chứ gì, Tôi biết cả rồi, ừ thì cứ cho là thằng-vài-nghìn-thằng, bây giờ còn thiếu một thằng-phát-súng-nữa, nhưng đừng tàn đời, vì Mày còn phải nếm thêm nhiều ngày nhiều tuần nhiều năm, Mày 23 năm đời dài, đời dài không phải để cho Mày thoả mãn nhật kí, vả lại Mày còn giá trị hơn chẳng hạn con sâu đo chẳng hạn con dòi, vả lại Mày còn thong minh hơn chẳng hạn một hạt bụi lạc đường, Mày là thằng người dẫu có là thằng-vài-nghìn-thằng thì Mày vẫn là thằng người sao lại gọi Mày là thằng địch thằng tay sai cho địch, rồi thằng gián hôi thằng sát nhân, tên Mày vẫn còn trên bản đồ dân sự nội thành không ai xoá, không ai nỡ xoá Mày trong tấp nập và làm lụng và nhậu nhẹt và hàng ngày, Mày vẫn ở lại phố ấy ngõ ấy, nhà ấy ngôi nhà be bé ấy với một vườn cây ấy với một kí ức ngày sinh, ngày đái dầm vào quần dài ngày đeo bùa đức thánh thần trước ngực, Mày một hôm be bé đưa ma con kiến ngã vào chậu nước thì bởi vì từ đâu, bởi vì ai xui, thì thầy giáo, thì bạn bè, thì trinh thám, thì tiệm rượu nào nhỉ ai xui, mà ôm nay Mày nhọọ nhem phức tạp thôi đừng trách ai, đừng thù oán con sâu đo, và con dòi, và hạt bụi, vì con sâu đo chỉ làm một con sâu đo, con dòi và hạt bụi chỉ làm con dòi và hạt bụi, không giống như Mày một mình mà làm vài nghìn thằng, mà lại đời dài, cho nên 23 tuổi thì ngày khai, thì tuần phùn, thì chủ nhật bú dù, thì ngày ghẻ ruồi buổi chiều quai bị, thì thứ ba thiu thứ bảy khú, thì đèn năm canh mà canh nọ bá ngọ canh kia là phải rồi,…, Tôi có mặt giữa các ông, để khuyên bảo phụ nữ nên nuôi trên mặt đất tia khói nọ mong manh, Tôi xem hồi vĩnh cửu ngáp dài trên cát khát, đừng chỉ sẩy chân một tẹo nữa là thôi là sẽ không còn gì,

sẽ không có tên Mày và Tôi trên bản đồ đi lại và ăn uống và làm lụng nội thành, cố lên vậy adiđàbụt, cố lên” [10, 69-71].

Sự xen kẽ câu dài ngắn khác nhau làm đa dạng cấu trúc văn bản trần thuật của tiểu thuyết, hơn nữa câu dài ngắn giống như phần động và tĩnh của cuộc sống, là cái yên bình và sóng gió trong một đời người. Những dấu phẩy thừa thãi trong tác phẩm truyền tải khoảng lặng của một tâm trạng ngổn ngang và hoang mang của con người khi phải đối diện với sự sống và cái chết trong gang tấc. Ngôn từ lạ hoá bằng cách thay đổi cấu trúc câu được nhà văn sử dụng như một phương tiện tu từ nhằm thể hiện cảm xúc của nhân vật. Trần Dần cách tân câu chữ không phải để tạo khác biệt với những tác phẩm cùng thời mà qua câu chữ thể hiện nội dung với mạch ngầm sâu bên trong nó, sự bấp bênh của những câu trong một đoạn, của những thành phần, những vế trong một câu giống như nốt trầm bổng của số phận nhân vật trong tiểu thuyết, trong xã hội

Với cách tạo câu như vậy, từ này nối từ kia, cụm này nối cụm kia, đã tạo ra một hiệu quả nhất định, ta như lạc vào thế giới câu chữ đầy biến động không thể kiểm soát được. Trần Dần đã thổi cho ngôn từ trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn

một sức sống mãnh liệt với câu có cú pháp đặc biệt mà chưa có tác phẩm nào trong thời của ông làm được.

3.3.2. Ngôn ngữ giàu nhạc tính, chất thơ bởi các cấu trúc trùng điệp.

Những ngã tư và những cột đèn, một cái tựa dài bảy âm tiết với một nhịp vừa chậm dãi vừa dồn dập. Tiểu thuyết mang đến cho chúng ta một ô ruộng đầy chữ mà như Trần Dần ghi chú: “Về trình bày cứ đánh liền không xuống dòng. Chữ đầu cứ đánh luôn từ đầu dòng, không thụt vào. Coi như cuốn sách gồm từng ô, như ô ruộng đầy chữ. Giữa các ô có những vệt trắng, 1 dòng, 3 dòng, 5 dòng, tuỳ theo như những bờ vùng, bờ thửa. Những vệt trắng này, xin để trắng, đừng đánh sao” [10, 9]. Với cấu trúc trùng điệp cùng với những vệt trắng của ô ruộng chữ, Những ngã tư và những cột đèn có hình thức của một bài thơ có 9 điệp khúc:

“Tháng sáu 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ hai hay chủ nhật. Những xê dich lủng củng, lỉnh kỉnh, của các con số, làm sao giúp tôi luôn luôn 370 không lên

cơn sốt? Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí và bản sao nhật kí, có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím. Bên kia cửa sổ tôi xanh: có sáu cây bàng lá xanh và nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, có tháng sáu vắng và phố thời chiến vắng lặng” [10, 13].

“Tháng sáu 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ ba hay chủ nhật. Bên ngoài cửa sổ tôi xanh lúc này, có sáu cây bàng lá xanh, và nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, có tháng sáu vắng lặng, và phố thời chiến vắng lặng” [10, 25].

“Tháng bảy 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ tư hay chủ nhật. Bên này cửa sổ tôi tím, có lọ mực tím, và bản thảo lem nhem tím, có nhật kí, và bản sao nhật kí” [10, 67].

“Tháng tám 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ năm hay chủ nhật. Bên này cửa sổ tôi tím: Có nhật kí và bản sao nhật kí, có lọ mực tím, và bản thảo lem nhem mực tím” [10, 74].

“Tháng mười một 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ sáu hay chủ nhật. Bên kia cửa sổ tôi xanh, có sáu cây bang rụng lá, và nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, có tháng mười một vắng lặng, và phố thời chiến vắng lặng”[10,tr.110].

“Tháng mười hai 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ bảy hay chủ nhật. Cả tuần nay, bên cửa sổ tôi tím, có nhật kí, và bản sao nhật kí, có lọ mực tím, và bản thảo lem nhem mực tím” [10, 165].

“Tháng một 1966. Tôi ngồi một ngày không rõ có phải chủ nhật. Nếu đúng chủ nhật, cửa sổ tôi thế nào cũng tím, và bên cửa sổ sẽ có nhật kí và bản sao nhật kí, sẽ có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím” [10, 194].

“Tháng ba 1966. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ năm hay thứ sáu, thứ bảy hay chủ nhật. Những xê dịch lủng củng, lỉnh kỉnh, của các con số, làm tôi bỗng dưng lên cơn sốt 370. Bên cửa sổ tôi tháng ba, có nhật kí tím và bản sao nhật kí, có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím” [10, 256].

“Tháng sáu 1966. Tôi chờ ngày chủ nhật để đóng cửa một nhật kí. Sáng nay, tôi ra phố lúc 6 giờ. Để ở lại hồi lâu trên hè, mà nhìn về cửa sổ. Bên này cửa sổ tôi xanh, có sáu cây bàng lá xanh, lá bàng che cửa sổ. Có nhiều căm nhông xanh quân sự đậu,

mui chạm tán bàng. Bên kia cửa sổ tôi tím, có lọ mực tím, và bản thảo lem nhem mực tím. Có nhật kí, và bản sao nhật kí” [10, 336].

Chín điệp khúc lôi cuốn chúng ta bởi một tiết tấu, một nhịp điệu cùng cách trình bày khác thường. Không chỉ là âm điệu của điệp khúc tháng năm, mà tác giả còn tạo ra một điệp khúc của những ngày đánh số:

“Ngày số 1. Nhật kí tiếp tục: i như trong thánh kinh, tôi lại tu tại gia. Mẹ tôi hình như bàn với Cốm, tìm việc cho tôi” [10, 112].

“Ngày số 2. Chơp mắt đã sang thu. Tình Bốp dẫn tôi đi bác sĩ, vào một ngày thu, khi tôi chưa ghi nhật kí” [10, 115].

“Ngày số 3. Chớp mắt đã mấy mùa thu nữa. Mỗi màu thu đều bắt đầu từ một sự cố” [10, 116].

“Ngày số 4. Tôi dậy lúc 4 giờ sáng. Cửa sổ vẫn đầy mưa bụi. Đèn vẫn để suốt đêm” [10, 125].

“Ngày số 5. Mưa mau hạt, cho nên cửa sổ toàn bộ trắng nhợt.Chiều hôm ấy, tôi ngồi trước tờ giấy trắng. Nhà vắng, như nhà mồ” [10, 144].

“Ngày số 6. Trời vẫn mưa, cho nên cửa sổ toàn bộ trắng nhợt. Đúng là mưa dầm” [10, 152].

Cấu trúc trùng nhau cũng tạo nên hình thức giống những khổ thơ nối nhau tạo nhịp điệu, đầy nhạc tính trong tiểu thuyết:

“0 giờ đêm. Nhật kí tiếp tục: tôi lái xe bây giờ tương đối. Trên nhiều tuyến đường, ông Phúc để tôi lái, vài chục kilômét, ông chỉ ngồi cạnh.

9 giờ tối. Lại câu hỏi: vấn đề của tôi liệu có được chính quyền thực sự giải quyết, hay vẫn còn treo lơ lửng? cuộc điều tra của công an có vẻ tắc tị.

8 giờ sáng. Tình Bốp im lặng, thằng nhọn cằm cũng biến đâu mất. Phảng phất quanh nhà tôi, bên bể nước, trong vuờn cây, vẫn có mùi nghi vấn.

7 giờ tối. Hôm qua , ngày mai, hôm kia, tuần lễ trước, tuần lễ sau, tôi nghĩ nhiều về giả thiết số ba, đến ba nhân vật thực chất chỉ là một, đến chiếc mặt giả với cái cằm nhọn. Tôi nhớ lại toàn bộ, những lần gặp thằng nhọn cằm, để nhận thấy bao giờ hắn cũng giữ một khoảng cách nhất định, với tôi, không đủ gần cũng không quá xa. Là

khoảng cách giữa hai cột điện ngoài phố. Thằng Nhọn Cằm bao giờ cũng khoác trên người, những loại trang phục đặc biệt, bao giờ cũng chọn những tư thế, những địa điểm đặc biệt, chắc hẳn giấu đi những đặc điểm, của cơ thể.

6 giờ chiều. Ngày dài. Đêm cũng dài. Lúc nào tôi cũng đang ở quá khứ: giá như thời gian được quay ngược, về phía trước. Giá như chủ nhật, rồi mới thứ bảy. Thứ sáu, rồi mới thứ năm. Thứ ba, rồi mới thứ hai. Giá như buổi chiều rồi mới buổi sáng. Giá như tôi, được sống giật lùi, về lại những ngày tôi chưa viết nhật kí. Tôi sẽ làm gì nhỉ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Những ngã tư và Những ngọn đèn của Trần Dần (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w