1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary)

101 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 537,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI THỊ THIẾT ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TIỂU THUYẾT LỜI HỨA LÚC BÌNH MINH (ROMAIN GARY) Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY BÌNH NGHỆ AN – 2014 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu 8 3.1. Đối tượng nghiên cứu 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 4. Phạm vi văn bản khảo sát 9 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Đóng góp của luận văn 9 7. Cấu trúc của luận văn 9 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM 11 1.1.Vài nét về tác giả Romain Gary 11 1.1.1. Tiểu sử 11 1.1.2. Sự nghiệp 15 1.2. Lời hứa lúc bình minh từ đặc điểm thể loại tiểu thuyết 19 1.2.1. Tóm tắt tiểu thuyết 19 1.2.2. Từ góc nhìn thể loại 23 CHƯƠNG 2 33 LỜI HỨA LÚC BÌNH MINH 33 NHÌN TỪ THI PHÁP NHÂN VẬT 33 2.1. Nhân vật và đặc điểm nhân vật tiểu thuyết 33 2.1.1. Khái niệm nhân vật 33 2.1.2. Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết 35 2.2. Cách xây dựng nhân vật “tôi” 37 2.2.1 Nhân vật nỗ lực định danh 37 2.2.2. Lòng hiếu thảo - tình yêu tuyệt đối 46 2.2.3. Văn chương nghệ thuật trên hành trình tìm kiếm tài năng 52 2.3. Cách xây dựng nhân vật người mẹ 57 2.3.1. Thân phận người phụ nữ 57 2.3.2. Tình mẫu tử - sự hy sinh cao cả 59 2.3.3. Tình mẫu tử, niềm tin tuyệt đối 63 CHƯƠNG 3 69 LỜI HỨA LÚC BÌNH MINH 69 KHÁM PHÁ TỪ PHƯƠNG DIỆN KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ GIỌNG ĐIỆU TÁC PHẨM 69 3.1 Không gian nghệ thuật 69 2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 69 3.1.2. Không gian sinh hoạt đời thường 70 3.1.3. Không gian chiến trận 74 3.2. Thời gian nghệ thuật 80 3.2.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật 80 3.2.2. Trò chơi về thời gian 82 3.3. Giọng điệu 84 3.3.1. Khái niệm giọng điệu 84 3.3.2. Giọng điệu hài hước, giễu cợt 86 3.3.3. Giọng điệu trữ tình 90 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Romain Gary là một nhà văn, nhà ngoại giao người Pháp nổi tiếng nửa sau thế kỷ XX. Ông là một người thành công trên con đường chính trị nhưng văn chương mới là lĩnh vực mà ông thành công nhất. Ông xem văn chương là một trò tung hứng nghệ thuật và niềm say mê vô tận của mình. Trò tung hứng ảo thuật đó được ông đẩy lên mức tự tạo ra một phiên bản khác của chính mình, Émile Ajar, và trở thành nhà văn duy nhất 2 lần nhận giải Goncourt với hai cái tên khác nhau: Tiểu thuyết Cội rễ bầu trời đạt giải Goncourt năm 1956; tiểu thuyết Cuộc sống trước mặt đạt giải Goncourt năm 1975. Chỉ sau khi ông chết độc giả mới biết Gary và Ajar là một. Với 4 các tác phẩm của mình, Romain Gary đã trở thành một trong những nhà văn lớn nhất nước Pháp thế kỷ XX. 1.2. Tác phẩm của ông luôn mang những dấu ấn riêng tạo nên một lực hấp dẫn kỳ lạ đối với bạn đọc trong đó có một tác phẩm được viết vào năm ông bốn mươi bốn tuổi, tiểu thuyết đã được Jules Dassin chuyển thể thành phim và đem lại cho Romain Gary sự nổi tiếng trên toàn thế giới: Lời hứa lúc bình minh, một tác phẩm thuộc thể loại giả tự truyện đẹp và đậm tình nhân văn. Qua đó, tác giả kể về cuộc đời đầy sôi động và vinh quang của chính mình, một bài ca tôn vinh tình mẫu tử, khẳng định Nina Borosovskaia trở thành huyền thoại mẹ đúng nghĩa, như một lời hứa của ông đối với cuộc đời. Bởi vậy, cho đến hôm nay, sau ngày ông mất hơn ba mươi năm, tác phẩm vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả khắp thế giới. 1.3. Lời hứa lúc bình minh là một tiểu thuyết thành công của Romain Gary về phương diện thi pháp tiểu thuyết. Tác giả đã kết hợp rất hài hòa giữa tự truyện và hư cấu, đã thành công trong việc xây dựng nhân vật “tôi”- nhân vật chính và nhân vật người mẹ, xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật một cách điêu luyện và sử dụng một giọng điệu lúc trữ tình, lúc hài hước để đem lại cho người đọc những rung cảm về tình người cũng như về vẻ đẹp của tác phẩm. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary) để có cái nhìn khái quát hơn về tư tưởng, chủ nghĩa nhân văn cao cả cũng như nghệ thuật viết văn của Romain Gary. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay, đã có nhiều công trình, bài viết về Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary nhưng chủ yếu của các nhà nghiên cứu, phê bình phương Tây. Đã có một số luận án tiến sĩ viết về ông: năm 2006, Anne Morange đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài Sự vượt quá giới hạn: trải 5 nghiệm cá nhân, kinh nghiệm viết văn trong các truyện kể của Gary-Ajar trong đó Lời hứa lúc bình minh được nghiên cứu rất kỹ về nội dung cũng như nghệ thuật; năm 2009, Melle Céline Ther đã viết luận án về Trò ảo thuật trong các tác phẩm tiểu thuyết của Romain Gary và Emile Ajar. Năm 2002, Dominique Bona đã xuất bản cuốn Romain Gary, cuốn sách này nói về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả hai lần đoạt giải Goncourt này. Năm 2006, Julien Roumette xuất bản cuốn Nghiên cứu về Lời hứa lúc bình minh, cùng năm, Mireille Sacotte xuất bản cuốn Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary, Myriam Anissimov xuất bản cuốn Romain Gary, kỳ nhông. Rất tiếc, chưa có cuốn sách nào được dịch sang tiếng Việt, vì thế chúng tôi chưa thể tiếp cận được nguồn tư liệu này. Các tư liệu bằng tiếng Việt về cuốn sách này còn hạn chế: Ngày 10 tháng 2 năm 2010, Công ty Nhã Nam đã phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp tổ chức buổi tọa đàm Con người cá nhân đối diện với thế giới để giới thiệu về Lời hứa lúc bình minh và Cuộc sống trước mặt của Romain Gary. Buổi tọa đàm có các diễn giả như Cao Việt Dũng, Nguyễn Duy Bình, Hồ Thanh Vân. “Kỷ yếu” tập hợp các bài viết của các diễn giả là nguồn tư liệu quan trọng nhất liên quan đến đề tài của chúng tôi. Ngoài ra, trong lĩnh vực nghiên cứu, lý luận, gần đây nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã công bố một số bài viết sử dụng hiện tượng Romain Gary/Émile Ajar như một ví dụ về “mặt nạ tác giả” nhằm diễn giải cho yếu tố “mê hoặc văn chương”. Trên một số trang báo điện tử như Tuổi trẻ, Vnexpress, Sài Gòn tuổi trẻ hay Sách xưa, Sách hay đã có một số bài dịch, nhận xét về văn phong của Romain Gary cũng như tác phẩm Lời hứa lúc bình minh. Minh Phước nhận xét: “Lời hứa lúc bình minh là bài ca tôn vinh tình mẫu tử, nhưng ẩn sâu trong đó vẫn thấy sự hoài nghi và nuối tiếc. Tình cờ Romain Gary có tài năng văn học lớn nhưng liệu ông có thành công như thế nếu không có niềm tin của người mẹ ? Khi tình yêu quá trọn vẹn và 6 niềm tin không gì lay chuyển gắn chặt với buổi bình minh của cuộc đời…”[48]. Nguyễn Chí Hoan trong bài “Chìa tay cho thượng đế” trên trang mạng Sách hay cho rằng: “Romain kể cuộc đời của ông trong Lời hứa lúc bình minh như một cuốn tiểu thuyết. Nếu là một người yêu thích văn học, nói chung, bạn có tin rằng mỗi cuốn tiểu thuyết theo đúng nghĩa đều nói lên một sự thật?” Với Nhị Linh trong bài “Tự đặt tên cho mình”, trên báo điện tử Sách xưa thì: “Lời hứa lúc bình minh, một cách xuất sắc như văn chương vốn phải như vậy, như thể nói rằng con người ta tuyệt đối có thể lấy hư cấu bao trùm lên thực tại, coi thực tại chỉ là một phản ánh nào đó nhất thời và ngẫu nhiên của trí tưởng. Romain của Lời hứa lúc bình minh, tự đặt tên cho mình để lôi hẳn cõi sống bên trong ra làm khuôn mẫu cho đời thực, còn Romain Gary sau này cũng sẽ tự đặt tên cho mình thành Emile Ajar, bắt cuộc đời chấp nhận thêm một hiện thân khác nữa của ông”. Báo Sài Gòn Tuổi trẻ, thứ 3, 24/11/2009 đánh giá: “Lời hứa lúc bình minh là một tác phẩm đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác của Romain Gary, kể lại phần lớn cuộc đời của ông và đặc biệt là tình cảm của ông dành cho mẹ. Một cựu diễn viên Do Thái, người luôn mang trong lòng tình yêu và niềm ngưỡng mộ không lí giải nổi đối với nước Pháp. Câu chuyện hết sức cảm động về tình mẫu tử này dẫn người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì không thể đoán định được sự bao la dạt dào của tình cảm người mẹ dành cho con trai và những gì bà sẵn sàng dành cho cậu. Tình yêu của người mẹ theo ông suốt cuộc đời, khi ông chiến đấu trong không quân, lúc ông bắt đầu viết sách và thậm chí cả khi ông giải ngũ trở về người mẹ đã mất thì những lá thư bà để lại vẫn còn theo ông mãi.” Trên Vnexpress, thứ 4, 20/1/2010, tác giả Thanh Vân nhận xét: “Lời hứa lúc bình minh là tiểu thuyết viết kiểu tự sự, tác giả Pháp Romain Gary đã đưa độc giả theo ông vào chuyến hành trình từ ngày thơ ấu đến khi 7 trưởng thành mà nhân vật chính của truyện chính là ông. Cuốn sách chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, tác phẩm gợi mở nhiều suy tư về sự tồn tại tình yêu thương trong cuộc sống, về trách nhiệm của một công dân với quê hương đất nước đã nuôi mình khôn lớn, về sự phi lý của chiến tranh và tội ác do chiến tranh gây ra…” Lời hứa lúc bình minh là một trong những áng văn chương thể hiện được sự hòa hợp tuyệt vời giữa chất hài hước và bi kịch. Giống như một chút muối sẽ làm cho vị ngọt thêm đậm đà,từng chút hài hước, giễu cợt nhà văn đưa vào trang viết càng làm tăng thêm dư âm đắng chát của cuộc đời nhọc nhằn mà hai mẹ con ông phải cùng nhau trải qua. Tăng thêm sự phẫn nộ và bất lực của con người khi thấy cái đẹp và tình yêu bị hủy hoại bởi cái ác và lòng vô tâm. Gần đây nhất trong luận văn thạc sĩ Tự thuật trong tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (2013), Lê Thị Thành, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cũng đã tìm hiểu kết cấu lắp ghép, phân mảnh, hình thái thời gian, không gian, ngôn ngữ lời thoại… của một tự truyện tiểu thuyết tạo sự biến đổi cấu trúc câu và những trật tự phi tuyến tính. Mặc dù sự thống kê của chúng tôi về những bài viết, những ý kiến đánh giá xung quanh tác phẩm Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary là chưa đầy đủ nhưng có thể nhận thấy các bài viết đều đề cập đến quan điểm, cách nhìn của tác giả, những nhận xét về tác phẩm. Tuy nhiên chưa có bài viết nào đi sâu nghiên cứu tác phẩm một cách có hệ thống, nhất là ở phương diện một số đặc điểm thi pháp trong tác phẩm. Vì vậy luận văn của chúng tôi đã lựa chọn hướng tiếp cận này. 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary). 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary, luận văn của chúng tôi tập trung tìm hiểu: - Cuộc đời và sự nghiệp của Romain Gary. - Quan điểm nghệ thuật, phong cách văn chương của tác giả. - Nội dung tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary) - Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm qua cách xây dựng nhân vật, giọng điệu, kết cấu, không gian, thời gian. 4. Phạm vi văn bản khảo sát Khảo sát tác phẩm Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (Nguyễn Duy Bình dịch, 2009). Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu của người đi trước, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ đưa ra một cách tiếp cận về tác phẩm Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary dưới góc độ thi pháp (đặc sắc nghệ thuật về xây dựng nhân vật, sử dụng giọng điệu, hình thái không gian, thời gian trong tác phẩm), qua đó góp phần hiểu hơn một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Pháp thế kỷ XX là Romain Gary. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi gồm 3 phần: Mở đầu; Nội dung chính; Kết luận. Phần nội dung chính được triển khai theo 3 chương sau: 9 Chương 1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Chương 2: Lời hứa lúc bình minh nhìn từ thi pháp nhân vật. Chương 3: Lời hứa lúc bình minh khám phá từ phương diện không gian, thời gian, giọng điệu tác phẩm. 10 [...]... vết lịch sử cá nhân Nói cách khác, Lời hứa lúc bình minh là cuộc đời của Romain Gary được tiểu thuyết hóa, hư cấu hóa 33 CHƯƠNG 2 LỜI HỨA LÚC BÌNH MINH NHÌN TỪ THI PHÁP NHÂN VẬT 2.1 Nhân vật và đặc điểm nhân vật tiểu thuyết 2.1.1 Khái niệm nhân vật Văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt thể hiện sự khám phá, giao tiếp chiếm lĩnh hiện thực cả về bề rộng và chiều sâu của nó Nhân vật là yếu tố quan trọng... điển trong làng văn thế giới 1.2 Lời hứa lúc bình minh từ đặc điểm thể loại tiểu thuyết 1.2.1 Tóm tắt tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh gồm có ba phần, ở phần đầu Romain Gary kể lại tuổi thơ của mình đang cùng người mẹ - bà Nina Borosovskaia khi ở Wilno, phía Đông Ba Lan Phần hai bắt đầu cuộc sống của hai mẹ con tại thành phố Nice - miền Nam nước Pháp và quá trình học tập của Romain tại Paris Phần cuối... Romain Gary” (Tự truyện của Romain Gary) và ở trang bìa có dòng chữ: “This is the life story of R Gary…” (Đây là câu chuyện cuộc đời R Gary) François Bondy, bạn học cấp 3 của Romain Gary viết thư cho tác giả này khi cuốn sách ra đời: “Mình đã khóc khi đọc Lời hứa lúc bình minh bởi vì tiểu thuyết này chính là sự thật.” Theo Mireille Sacotte, thực ra, khi viết Lời hứa lúc bình minh, Romain Gary cố gắng... Âu cũng được xuất bản Tác phẩm kết thúc khi ông khẳng định mình đã giữ lời hứa vào lúc bình minh của cuộc đời, ông đã phụng sự nước Pháp, đã làm nghề ngoại giao, ăn mặc kiểu London và đặc biệt ông tiếp tục viết sách, tiếp tục sự nghiệp văn chương 1.2.2 Từ góc nhìn thể loại Lời hứa lúc bình minh một tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết giả tự truyện Mang đầy đủ cả yếu tố hiện thực lẫn hư cấu, tác phẩm... thay đổi, tiểu thuyết luôn mang trong mình những đặc điểm riêng tạo nên những thế mạnh vượt trội so với các thể loại khác Xét từ phương diện thi pháp, Bakhtin cho rằng thể loại tiểu thuyết có ba đặc trưng cơ bản: Thứ nhất tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết Thứ hai là sự thay đổi cơ bản của các tọa độ thời gian của hình tượng... gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết Thứ ba là khu vực mới, nơi xây dựng văn chương tiểu thuyết chính là khu vực tiếp xúc tối đa cái hiện tại ở thì không hoàn thành của nó Với các nhà nghiên cứu sau này chỉ ra năm đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết, một trong những đặc trưng đó chính là nhân vật tiểu thuyết Nếu như nhân vật của các thể loại khác như nhân vật sử thi, nhân vật kịch hay truyện trung... rằng: tiểu thuyết “là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống của mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục,đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [18; 328] Trên hành trình vận động và phát triển của mình, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi, tiểu. .. thời kỳ văn học nhân vật mang một đặc trưng riêng Tuy nhiên, dù thể hiện nhân vật ở góc nhìn nào thì nhân vật học vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong tác phẩm Qua nhân vật, người đọc thấy được tâm tư tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình, đánh dấu sự thành công của tác giả 2.1.2 Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết 36 Trong nền văn học nhân loại nói chung tiểu thuyết là thể loại chiếm vị trí... tiếp tục thực hiện một lời hứa, lời hứa với cuộc sống Ở tác phẩm Sự thật về phụ nữ (Clair de femme) ông viết: “Trong tiểu thuyết này, sự châm biếm và chủ nghĩa hư vô rình rập niềm tin của chúng ta, xoi mói sự đoán chắc của chúng ta dưới cái nhìn khoái trá của cái chết Những vị thần phàm tục chễm chệ trên đỉnh núi Olympia chất đầy lòng dạ 19 chúng ta để rồi rình rập chúng ta Cuộc đời của chúng ta có lẽ... Tại sao lại làm rối đi, làm cho mù mờ thêm, kể cả về người mẹ và người bố Trong Lời hứa lúc bình minh, sự thật tiểu sử là mối bận tâm nhỏ nhất của Romain Gary [49;12-13] Vì thế, độc giả không thể trả lời những câu hỏi đại loại như: Romain Gary sinh ra ở đâu? Bố mẹ ông là ai? Tiếng mẹ đẻ của ông là gì? 32 Quá trình học tập của ông ra sao? Tại sao hai mẹ con ông đã nhập cư tại Nice? Tại sao lại là Nice . của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary). 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary, luận văn của chúng tôi tập. nghiệp 15 1.2. Lời hứa lúc bình minh từ đặc điểm thể loại tiểu thuyết 19 1.2.1. Tóm tắt tiểu thuyết 19 1.2.2. Từ góc nhìn thể loại 23 CHƯƠNG 2 33 LỜI HỨA LÚC BÌNH MINH 33 NHÌN TỪ THI PHÁP NHÂN VẬT. thế giới. 1.2. Lời hứa lúc bình minh từ đặc điểm thể loại tiểu thuyết 1.2.1. Tóm tắt tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh gồm có ba phần, ở phần đầu Romain Gary kể lại tuổi thơ của mình đang cùng

Ngày đăng: 19/07/2015, 18:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Lại Nguyên Ân (1990), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1990
2. Lại Nguyên Ân (1994), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1994
3. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
4. Bakhtin. M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Trường viết văn Nguyễn Du , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin. M
Năm: 1992
5. Bakhtin. M (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: Bakhtin. M
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
6. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
7. Nguyễn Thị Bình (1999), “Một vài đặc điểm của tiểu thuyết mới” ,Tạp chí văn học (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Một vài đặc điểm của tiểu thuyết mới”
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1999
8. Nguyễn Duy Bình, “Lời hứa lúc bình minh: truyện cổ tích về người mẹ”, http: // gocnghe.blogspot.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời hứa lúc bình minh: truyện cổ tích về người mẹ
9. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học, lí luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học, lí luận và ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
10. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
11. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học và xã hội
Năm: 2004
12. Đặng Anh Đào (2001), Tài năng và người thưởng thức, Nxb văn nghệ TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài năng và người thưởng thức
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb văn nghệ TP.Hồ Chí Minh
Năm: 2001
13. Đặng Anh Đào (chủ biên, 2001), Văn học Phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Phương Tây
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Hà Minh Đức (chủ biên, 1999), Lí luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Văn học
15. Phan Cự Đệ (1976), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn nói về tác phẩm
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1976
16. Đỗ Xuân Hà (2006), Văn học thế giới thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học thế giới thế kỷ XX
Tác giả: Đỗ Xuân Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2006
17. Bùi Mai Hạnh - Lê Vân (2006), Yêu và sống, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu và sống
Tác giả: Bùi Mai Hạnh - Lê Vân
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2006
18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
19. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
20. Nguyễn Chí Hoan, “Chìa tay cho thượng đế”,http://sachhay.org/sach/chitiet/5003/loihualucbinhminh… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chìa tay cho thượng đế

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w