ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẶNG THÁI THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT s ố ĐẶC ĐIỂM t h i p h á pCỦA CẤU TRÚC LÁY ĐÔI TIẾNG VIỆT THỂ HIỆN QUA CÁC ĐẶC ĐIỂM N
Trang 1ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG THÁI THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT s ố ĐẶC ĐIỂM t h i p h á pCỦA CẤU TRÚC LÁY ĐÔI TIẾNG VIỆT THỂ HIỆN QUA CÁC ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM
Ở PHỤ ÂM ĐẦU VÀ THANH ĐIỆU
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên Iĩ°ành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số: 5.04.08
Người hướng dẫn khoa học:
PTS HOÀNG CAO CƯƠNG
H À N ỘI 1998
Trang 2MỤC LỤC■ ■
Trang
Mở đầu 2
Phần thứ nhất C ơ sở phân lo ạ i 9
Chương I Cấu trúc từ song tiết tiếng Việt 10
Chương II Cơ sở dữ liệu và phân loại 14
Phần thứ hai Tính quy luật của trật tự sáp xếp ngữ âm trong một cấu trúc láy đôi (chứng cứ từ thanh điệu và phụ àm đầu) 17
Chương I Thanh điệu 18
Chương II Phụ âm đầu 30
Phần thứ ba Thảo luận về các ngoại lệ 51
Chương I Những vấn đề còn lại 52
Chương II Tính liên tục trong cấu trúc láy đôi tự nhiên (nối kết A T I - A T 2 ) 59
Chương III Trật tự tuvến tính trons cấu trúc láy đôi 75
Trang 3PHẤN MỞ ĐÂU
Trang 41 LÁY ĐÔI TRONG V ố N TỬ TIÊNG VIỆT
Trons vốn từ tiếng Việt, các từ gợi tả những sắc thái, mức độ khác nhau của các sự vật, tính chất, độns tác chiếm một tỷ lệ tương đối lớn Ngoài việc biểu hiện tình cảm, nhữns từ nàv còn mang ý nghĩa bao hàm, gộp hoặc đôi khi còn là hình thức để bộc lộ nhữns nội dung thòng tin mang tính lặp lại, hài hoà và cân xứng, nhằm làm tự nhiên phát ngôn trong giao tiếp hàng ngày Những loại từ này thường là các loại tính từ
và động từ (Nguyễn Tài cẩn 1975, Nguyễn Thiện Giáp 1978) Nhiều học giả đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu vốn từ này Lê Văn
L ý (Lê Văn Lý, 1948) trong tác phẩm nổi tiếng của mình cũng đã thể hiện mối quan tâm đến loại này Ngoài ra, một loạt các học giả khác: Phan Khôi (Phan Khôi 1955), M B Emeneu (M B Emeneu 1951), L
c Thompson (L c Thompson 1965), A N Barinova (A N Barinova 1963), M V Gordina (M V Gordina 1966), Nguyễn Kim Thản (Nguyễn K im Thản 1963), Đỗ Hữu Châu (Đỗ Hữu Châu 1962), Nguyễn Tài Cẩn (Nguyễn Tài cẩn, 1975), Nguyễn Thiện Giáp (Nguyễn Thiện Giáp, 1966), Đoàn Thiện Thuật (Đoàn Thiện Thuật, 1977), Hổ Lê (Hồ
Lê, 1976), Hoàng Văn Hành (Hoàng Văn Hành, 1985) cũng đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này
Vốn từ này không những được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày mà ngay trong thi ca cũng được khai thác khá triệt để (Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Duy )
Vớ i một đối tượng có nhiều nét đặc thù như vậy thì việc luôn xuất hiện những kết quả mới trong khảo sát là một điều đương nhiên Theo ý nghĩa này, luận án của chúng tôi xin được tiếp tục bàn về các quan hệ ngữ âm vốn được tồn tại trong vốn từ này Theo GS Nguyễn Tài cẩn vốn từ này có tên sọi riêng là láy đôi: "Láy đôi là biểu hiện của loại từ
Trang 5ghép mà các :hành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ: các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần)" (Nguyễn Tài cẩn 1978, tr 107 - 11 1) Trung thành với quan niệm nàv, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại và khảo sát vốn từ láy đổi Tuy nhiên, trong một vài ý tưởng quan trọng, chúng tôi
có tiếp ihu thêm những kết quả mới của các tác giả khác Những ý tưởng
đó thường rơi vào trong nhữns trường hợp để giải thích hoặc khi thấy thật cần thiết
Cơ sở thứ hai cũng rất quan trọng được coi là những tri thức có tính
chất ngôn ngữ học đại cương được cập nhật từ các thành tựu gần đây nhất của ngôn ngữ học cuối thế kỷ X X mà cụ thể là các thành tựu về "âm
vị học giải thích" (P Kiparsky 1983, T Gamkrelidze 1978, L Hyman 1975 ) và "ngôn ngữ học thi pháp" (R Jakobson 19 6 0 ,1 Levý 1971 )
Sự kết hợp giữa Việt ngữ học cùng các tư tưởng ngôn ngữ học hiện đại này chắc chắn sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc tìm kiếm các đặc điểm ngữ âm quan trọng trong vốn từ láy đôi Cái đích mà luận án mong muốn đạt tới là làm rõ thêm một lần nữa mối quan hệ vốn có giữa thực thê âm thanh với tính tự nhiên sẵn có của chúng trong sự hành chức với tư cách là một phương tiện giao tiếp thể hiện tính văn hoá cao của xã
2 KHÁI NIỆM THI PHÁP t í THI PHÁP CỦA NGÔN NGỮ
Vào giữa những năm 60, R Jakobson đã nhận thấy rằng ngôn ngữ không phải là cơ chế "tự nó" và "cho nó" Đó là một hàm chứa các thông điệp có tính người và dĩ nhiên trong nó phải ẩn chứa cái đẹp Khi nói về
Trang 6tính thi pháp của ngôn ngữ, ông cho rằng đó là một trong những chức năng mà ngôn ngữ cần biểu hiện Theo ông dựa trên quá trình giao tiếp, ngôn ngữ thể hiện 6 chức năns sau:
biểu thị
tiếp xúc siêu ngôn nsữ
Giao tiếp của con người suv cho cùng là luôn hướng tới cái đẹp Những thao tác về lựa chọn hay nối kết mà ngôn ngữ học truyền thống quen gọi là những biểu hiện trực tiếp trong hệ hình và cú đoạn, ngoài những nhiệm vụ khác, còn bộc lộ xu hướng làm đẹp phương tiện cho người sử dụng ngôn ngữ Mặt khác, ngôn ngữ cũng là sản phẩm, là sự thể hiện trình độ văn minh của xã hội loài người nên ngoài những mục đích khác, trong nó luôn luôn có khuynh hướng tiến tới cái đẹp Rõ ràng như vậy giữa người sử dụng và chất liệu luôn luôn có một mối quan hệ là thi pháp sử dụng phương tiện giao tiếp Để đạt được chức năng thi tính, bản thân ngôn ngữ cũng rất chú ý và tự sắp xếp sao cho thuận lợi, tự mhiên trên con đường hướng tới cái đep Điều này được thể hiện không những trong nội dung cấu trúc của ngôn ngữ mà còn trong những điểm đánh dấu các loại cấu trúc mà ngôn ngữ bao hàm và cuối cùng còn là sự biểu hiện của quy luật chung của thế giới về cái đẹp: sự đối xứng, tính cân bằng, sự hài hoà và những kiểu trật tự "đẹp" (R Jakobson, 1963)
Trang 73 TÍNH ĐÁNH D A U v à k h ô n g đ á n h d ấ u
N Trubetzkoy (N Trubetzkov 1939) trong cuốn sách của mình về
cơ sở âm vị học đã nói đến tính đánh dấu và khônơ đánh dấu âm vị học của các nét khu biêt Ôn£ cho rằns, bàn đến vấn đề này thưc chất là dưa trên mối tương quan giữa cái "khó" và "dễ" trong nội dung âm vị học của các nét khu biệt nằm trong một đối lập được gọi là đối lập có/khôns Điều này được thể hiện rõ nhất khi trong ngổn ngữ xuất hiện hiện tượng trung hoà hoá âm vị học Tuy nhiên, lv thuyết này vẫn mang tính định tính hơn định lượng và người ta cũng khó xác định được nét khu biệt nàotrong một ngôn ngữ là bị đánh dấu và ngược lại
Vào nhữns năm cuối 60, với tác phẩm "Mô hình âm thanh tiếng Anh",.N Chomsky và M Halle đã đưa khái niệm đánh dấu và không đánh dấu vào nội dung của một nét khu biệt Những thành tựu xã hội cùng với cách nhìn mở rộng có tính liên ngành đã cấp cho âm vị học sản sinh một hướng tiếp cận mới: nét đánh dấu và không đánh dấu không chỉ dừns lại ở nét khó và dễ mà còn được định lượng hoá Tiếp cận này cho phép có thể khách quan hoá được trong khi nghiên cứu những tương tác giữa các nét khu biệt vốn tồn tại trong các cấu trúc ở bậc cao hơn Như vậy, nếu ở chức năng người ta chú trọng đến thi tính như là một biểu hiện của chất liệu thì ở cấu trúc người ta sẽ nói về tính tự nhiên hay không tự nhiên của chính chất liệu đó Sự nối kết giữa tính tự nhiên của lời nói và cái đẹp trong chính bản thân nó sẽ được bộc lộ ra qua sự sắp xếp các nét khu biệt có bản chất tự nhiên hay khồng tự nhiên Sự sắp xếp
đó có thể được hiểu qua trục liên tưởng hay theo trục cú đoạn Tính tự nhiên đồng nhất với cái đẹp qua sự phân tích về bản chất đánh dấu vàkhông đánh dấu của một hiện tượng
Trang 84 GIÓI HẠN V ẤN ĐỀ & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
V ì vấn đề thời gian cũne như vốn tri thức còn hạn hẹp nên chúng tôi cũng không có điều kiện để nghiên cứu và phát triển rộns vấn đề Nội dung cnủ yếu của luận án là: Khảo sát lại tính có lý xét về mặt thi pháp của vốn từ mang khá rõ đặc tnmg Việt - láy đỏi - xét từ mặt cấu trúc ngữ âm
Trong khi làm nhiệm vụ này, điều thuận lợi đối với chúng tôi là tư liệu về láy dôi và các loại từ tương tự đã được biên soạn khá kỹ lưỡng
Đó là chính "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên 1992), "Từ điển
từ lá y tiếng Việt" (Hoàng Văn Hành và các cộng sự 1994) và rất nhiều những tài liệu có liên quan khác Tuy nhiên, để bám sát với quan điểm
đã trình bàv ở trên, khi tập hợp các từ để khảo sát, chúna tôi buộc phải
có những bổ sung và sửa chữa nhỏ
Như trên đã nói, do điều kiện thời gian cũng như vốn tri thức còn hạn hẹp và thực chất những giải pháp về âm vị học đối với tiếng Việt vẫn còn chưa thật thống nhất, đặc biệt là phần vần, nên khi chọn yếu tố cấu trúc của láy đôi để khảo sát, chúng tôi có khuynh hướng chỉ chọn các
y ếu tố âm vị học nào đã được coi là đương nhiên Cụ thể là: Phụ âm đầu, Thanh điệu Còn vấn đề về Vần, do những tính phức tạp của nó, ở luận á.n này tạm thời chưa bàn tới V ậy đề tài này có tên là: “Nghiên cứu một
s ố đặc điểm thi pháp của cấu trúc láy đôi tiếng Việt thể hiện qua các đặc điểm ngữ âm ở phụ âm đầu và thanh điệu” Luận án này là sự tiếp theo của luận án cử nhân trước đây của chúng tôi Một số ý tưởng còn đang dìang dở được phát triển đến triệt để Trong quá trình làm việc, đĩ nhiên cũng không tránh khỏi việc phải loại bớt một số ý tưởng trong luận án
cũ Thông thường, những ý tưởng bị loại bỏ này là nhằm để cập nhật hơn
V 'ớ i nguồn tư liệu mới và để phù hợp với các kết luận vừa mới đạt được
Trang 9Để tiến hành khảo sát, ngoài sự vận dụng nhữns kiến thức được học trong nhà trường, chúns tôi còn sử dụng phương pháp thống kè ngôn ngữ học, phin loại và mồ tả các đặc điểm ngữ âm về cấu trúc từ theo các kiến thức nsôn ngữ học hiện đại và tất nhiên là theo khuynh hướns Thi pháp học của trường phái Praha Trên cơ sở những kiến thức về ngữ pháp
và từ vựns học, chúng tôi xử lý, phân loại các từ điển để đưa ra một danh sách láy đôi cho nguồn tư liệu để làm việc Dựa trên các kiến thức về ngôn ngữ học hiện đại, chúng tôi so sánh tìm những điểm tương hợp và không tương hợp giữa cấu trúc và chức năng Bằng phương pháp thống
kê, chúng tôi xác định mức độ chính xác của tư liệu đã được thực hiện và tiến hành thiết lập các hàm tương quan giữa cấu trúc và chức năng Ngoài ra, yếu tố mẫn cảm của người bản ngữ cũng được tận dụng Những kiến thức từ Phương ngữ học, Văn hoá dân gian học và thực tiễn văn học cũng như đời sống giao tiếp hàng ngày là những kiến thức bổ trợ rất cần thiết khi làm luận án
5 BỐ CỤC LUẬN Á N
Ngoài phần mở đầu, luận án gồm bốn phần:
Phần thứ nhất Cơ sở phân loại
Phần thứ hai Tính quy luật của trật tự sắp xếp ngữ âm trong
một cấu trúc láy đôi (chứng cứ từ thanh điệu và phụ âm đầu)
Phần thứ ba Thảo luận vể các ngoại lệ
Phần thứ tư Kết luận
Nhằm mục đích minh hoạ cho các vấn đề đã nêu ra trong luận án, ngoài chính văn, chúng tồi còn đính thêm một số phụ lục và bảng biểu khi thấy thật cần thiết
Trang 10PHẦN THỨ NHẤT
Cơ s ở PHÂN LO61
Trang 11là những tổ hợp tự do xét cả về nội dung cũng như hình thức, v í dụ: nhà cửa, đất đai, bù nhìn (Đỗ Hữu Châu, 1986).
Mặc dù người Việt quen dùns các từ đơn tiết (Theo Trần Thị Minh Phương, 1993: 8 7 ,2 % các âm tiết có khả năng là các âm tiết được sử dụng dưới dạng từ hoặc các thành tố cấu tạo từ) nhưng điều đó không có nghĩa là khi sử dụng, người ta bao giờ cũng phải tìm một tương ứng giữa
âm tiết và từ Bởi vậy, nhữns khái niệm từ song tiết hay đa tiết cũng nên được sử dụng như những thuật ngữ bình thường trong vốn từ tiếng Việt Trên thực tế, trong vốn từ tiếng Việt, bên cạnh từ đơn tiết thì từ song tiết hay đa tiết chiếm một vị trí tương đối lớn Chúng tôi cũng cho rằng việc tồn tại từ ghép bên cạnh các loại từ đơn là điều hiển nhiên trong vốn từ tiếng Việt V à để dễ dàng trons việc tiếp cận với vấn để láy đôi, chúng tôi chia từ ghép thành bốn loại như GS Nguyễn Tài cẩn đã
Trang 12nghĩa Một cấu trúc lặp chỉ có thể được coi là láy khi ngữ nghĩa của nó
cũng nằm trong c ấ u trúc ngữ nghĩa chung của từ láy Và đương nhiên về mặt hình thức, hai yếu tố trong lặp khi đã trở thành yếu tố của từ láy thì tuy giống nhau về cấu trúc ngữ âm (âm vị, thanh điệu) nhưng thật ra là khác nhau trong thể hiện (vì có yếu tố trọng âm xen vào) Mặt khác, một cấu trúc có hai yếu tố dẫu thoả mãn về mặt hài âm và hài thanh, nhưng nếu trong tri nhận mỗi một yếu tố này vẫn còn chứa một nghĩa thực nào
đó (hoặc có thể được cảm nhận ngav cả khi đứng độc lập), thì c ấ u trúc
đó cũng không thể được xếp vào láy GS Nguyễn T à i cẩn coi những cấu trúc này là các từ song tiết đẳng lập có hình thức hài âm ngẫu nhiên
Trang 13trong một cấu trúc láv đôi, nếu phần khác biệt lại trội hơn phần trùng hợp thì khó có thể nhận ra được tính chất láv của nó Theo chúng tôi cấu trúc âm tiết tiếng Việt gồm ba thành tố Đó là: Phụ âm đầu, Vần và Thanh điệu Việc chia tiếp Vần thành các thành tố nhỏ hơn là việc làm rất phức tạp và chưa chắc đã phản ánh được đặc điểm thi pháp riêng của tiếng Việt (ss Các hiện tượng vần thơ và các lối chơi chữ trons tiếng Việt).
V ậy, cho tiện phân tích về hiện tượng láy đôi, chúng ta có thể mô hình hoá cấu trúc ârn tiết V iệt như sau:
1 ATI (TI - 1 - R), AT2 (T2 - 1 - R).
Trang 14v ề lý thuyết khi phối hợp các tiêu chí hình thức và nội dung đã nêu trên, chúng ta sẽ có tới 12 khả năng cho phân tích các từ láy đôi V I hạn chế về thời gian, trong luận án bước đầu chỉ khảo sát các dạng sau đây:
Trang 151.2 1 Cơ SỞ Dữ LIỆU
Ngay từ đầu có thể thấy rằng ở khu vực từ láy đồi tiếng Việt có
những quy luật riêng rất mạnh đang hoạt động Nhờ những luật này mà người ta có thể dễ dàng tạo lập ra được một cấu trúc có vẻ như láy từ một yếu tố độc lập V í dụ như: xanh —> xanh xanh, mập —» mầm mập, ngừng
—> ngập ngừng, lửng —» lơ lửng, vuông —> vuông vắn Việc cấu tạo một
cách dễ dàng như thế các cấu trúc kiểu này sẽ làm tăng rất nhanh số
lượng.các mục từ trong từ điển chuyên biệt về láy và cũng thật khó để
phân biệt được đâu là hiện tượng lời nói, đâu là hiện tượng ngôn nsữ Chính vì vậy, cũng nên đặt câu hỏi là thật cần thiết không việc phải liệt
kê tất cả các đơn vị như: xanh xanh, mầm mập, ngập ngừng, lơ lửng,
vuông vắn này vào một danh sách làm việc về từ láy Trong quá trình làm việc, chúng tôi cho rằng nên loại bớt các từ được cấu tạo một cách
dễ dàng như vừa trình bày và nên chỉ lấy các từ tiêu biểu Việc chọn từ tiêu biểu này cần chú ý một cách thích đáng đến tỷ lệ tương quan của các tiểu loại Ngoài ra, cũng cần chú ý đến hiện tượng các nhà làm từ
điển trong khi sưu tập vốn từ đã không để ý thích đáng đến các đặc điểm phương ngữ V í dụ: một số từ láy có cùng gốc nhưng lại được họ coi là các từ láy khác nhau chỉ do lối phát âm địa phương khác nhau như: nhằng nhịt/dằng dịt, làu bàu/lầu bầu hay những sai biệt về hình thức chính tả như: đàng hoàng, đường hoàng Trong trường hợp này, tốt nhất
là nên chọn đại diện Cũng cần phải có một thái độ linh hoạt trong đối
CHƯƠNG HAI
C ơ SỞ D Ữ LIỆU VÀ PHÂN LOẠI
Trang 16xử với các từ vay mượn Trong quá trình lịch sử, sự vay mượn tiếp xúc giữa tiếng Việt và các tiếng Hán, Nga hav Pháp là điều khó tránh khỏi BỜI vậy cần phải loại ra khỏi danh sách những từ có kết cấu kiểu như hài
âm nhưng không thoả mãn các tiêu chí về nội dung như đã trình bày ở trên V í dụ các từ như: ảo não, bàng hoàng hoặc loong toong, pinh pỏng Trong thực tế các từ điển còn xuất hiện các từ kiểu như: bì boạp, ngoam ngoáp, bia thia, hê hủm Đây là những từ rất đặc biệt xét về mặt cấu trúc (hiện tượng giới âm kết hợp với âm môi, các âm tiết thực chỉ xuất hiện có một lần trong mỗi cấu trúc vừa được kể trên) Do tính phức tạp của vấn để nguồn gốc của các từ này, tạm thời nên loại ra ngoài danh sách các từ cần khảo sát V à cuối cùng, như đã nói ở trên, những từ láy
có hai thành tố đều mang nshĩa rõ rệt và mỗi thành tố này đều có thể hoạt động tích cực độc lập như: tướng tá, tôm tép, sắm sửa thì cũng không được đưa vào danh sách Nên quan niệm chúng là các cấu trúc lỏng có quan hệ đẳng lập hơn là có bản chất láy đôi
Những nguyên tắc trên đã được chúng tôi sử dụng khi khai thác các loại từ điển tiếng Việt cho việc thiết lập danh sách các từ láy của luận
án Mặc dầu rất thông cảm với các quan điểm của các tác giả từ điển, nhưng để có thể tìm ra được tính quy luật của các phối hợp hài âm chúng tôi buộc phải loại bỏ đi khá nhiều từ Có thể nhìn thấy được toàn cảnh từ láy tiếng Việt cũng như các quan điểm của các tác giả trong vấn đề này nếu như sử dụng được lại toàn bộ danh sách mà họ đã thiết lập Tiếc là thời gian cũng như khuôn khổ của luận án không cho phép xử lý một khối lượng tư liệu không đồng chất như vậy Chúng tôi tạm bằng lòng với cơ sở dữ liệu như đã thiết lập để làm việc Có nghĩa là các kết luận trong luận án này chỉ được dựa trên sự phân tích 3.459 đơn vị mà chúng tôi coi là láy đôi mà thôi
Trang 171 2 2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI
Theo quan niệm như đã trình bày ở trèn, chúng tôi cho rằng một cấu trúc láv đôi phải có ít nhất là hai đặc điểm sau: 1 Thứ tự của các thành tố cấu tạo từ (hình tiết) và 2 Nội dung nghĩa có trong nó, khả năng độc lập của mỗi thành tố V ì vậy, láy đôi tiếng Việt sẽ gồm 4 tiểu loại Phân bố lượng của các tiểu loại này được trình bày trong Bảng 1 dưới đây
Trang 18PHẦN THỨ HAI
TÍNH QUY LU6T củfĩ TRỢT Tự sổp XẾP NGỠ m
TRO NG MỘT CÂU TRÚC LÁY t)ÔI
(CHỨNG Cứ Tử THANH ĐIỆU VÀ PHU ÂM ĐẤU)
Trang 19CHƯ ƠNG MỘT THANH ĐIỆU
Theo quan niệm truyền thống, chúnơ tôi sử dụng khuôn 8 thanh vị cho các đơn vị được thống kê Các thanh "sắc" và "nặng" ở nhữns vần có kết thúc bằng các yếu tố phụ âm được thể hiện bằng các chữ "p", "t",
"ch", "c" được coi không phải là những biến thể của thanh sắc và nặng Trên thực tế, những thanh này có tên gọi riêng là các thanh "nhập"
Trang 20- Thanh không và thanh huyền có sự trao đổi về vị trí tần số xuất
hiện (TSXH ) Thanh khôns trong hệ thống thanh điệu tiếng Việt là thanh không bị đánh dấu (ss thống kê tỷ lệ tần xuất của các thanh trên tổng số
các âm tiết thực có trong từ điển cho thấy thanh không chiếm 26%, thanh huvền chiếm 24%) Sự trao đổi vị trí này ở ATI và AT2 cho ta thấy vị trí được ưa thích của thanh không là ở ATI Điều đó có nghĩa là
ở ATI thanh ưa thích là thanh dễ phát âm, không bị đánh dấu âm vị học.
- Các thanh "nhập" như đã nói ở trên, là những thanh ít có sự khác biệt về vị trí tuyến tính Tuy nhiên trong tương quan với thanh nsã thì chúng vẫn là những thanh ít tính đánh dấu hơn Do vậy, chúng có xu hướng được phân bố ở A T I nhiều hơn so với A T 2
k h o n g h u y e n nga hoi s a c n a n g " s a c " " n a n g "
Biểu đồ 1 T ỷ lệ T S X H các thanh điệu của các từ láy loại
Trang 22- Thanh không và thanh huyền chiếm tỷ lệ khá cao ở vị trí ATI
(3 3 ,24 % và 2 7 ,0 1% ) , còn ở A T 2 thanh sắc lại trội lên Cùng một thứ hạng với thanh sắc và thanh "sắc" ở A T I (9.98% và 9.43%) là các thanh:
thanh "nặng", thanh huyền, thanh "sắc" ở AT2 (15,9%, 14,7%, 14,46%)
Điều này khẳng định A T 2 có xu hướng “san đều” về T S X H
(cùng một vị trí thứ hạng, ở A T I chỉ có 2 thanh thì ở A T 2 có tới 3 thanh) Có thể so sánh thứ hạng T S X H của thanh không ở hai âm tiết để thấy rõ hơn ảnh hưởng của tính hình tuyến đối với sự xuất hiện của tần số: ở A T I thanh này có T S X H cao nhất, nhưng sang A T2 nó gần như là thanh có T S X H thấp nhất Tương tự như vậy khi chúng ta so sánh với loại thanh không cũng chiếm một trong những vị trí đầu tiên trong bảng sắp xếp
Như vậy, vai trò trật tự tuyến tính (ATI - AT2) được thể hiện một
cách rõ rệt hơn so với loại láy đôi Ở A T I thể hiện một sự phân hoá
rõ rệt giữa thanh có T S X H cao nhất và thanh có T S X H thấp nhất
(33,24% so với 1,64%) Trái lại ở AT2 sự phân hoá này không rõ rệt
bằng Các thanh có xu hướng bị “san đều” ( 1 8 ,3 1 % so với 5 ,12 % ) A T2 không tuân thủ theo quy luật chung về T S X H của các thanh trong âm vị học tiếng Việt So với T S X H chung của các thanh trong từ điển thì các
thanh ở AT2 có TSXH không mang tính quy luật Rõ nhất là sự trội lên
một cách bất thường của thanh sắc, thanh "nặng" và thanh "sắc" Như vậy, trong khi A T I vẫn mang những nét tự nhiên của âm vị học (nét
Trang 23không đánh dấu) thì ờ A T 2 dường như có sự phá vỡ quy luật này (tạo
nên nét bị đánh dấu) Phải chăng đàv là một đặc điểm riêng của loại hình
- So sánh T S X H của một số thanh có tần số cao nhất theo hai vị trí
A T I và A T 2 thấy một sự chênh lệch khá lớn: thanh không:
3 4 5 7 % /2 6 4 9 % ; thanh huyền: 3 1.6 6 % /2 4 8 7 % Điều này có nghĩa là
A T 2 vẫn bị tác động bởi quy luật san đều T S X H Sự quan sát về chênh lệch T S X H giữa nhóm thanh có T S X H cao và nhóm thanh có T S X H thấp
ở A T I và A T 2 cũng đưa đến một kết luận như kết luận đã được rút ra ở
2.1.2.
Trang 24Tuv nhiên, sự phân hoá của các thanh theo hai vị trí âm tiết ở loại này có phần thấp hơn so với những loại láv đôi đã được phân tích ở trên Điều này có thể có liên quan đến vấn để mang nghĩa thực hay nghĩa hư của một cấu trúc láy Phải chăng vì láy đôi loại này cả hai yếu tố đều mang nghĩa nên tính đẳng lập trong quan hệ giữa các thành tố vẫn có ảnh hường mạnh đến cấu trúc Một khi một cấu trúc đẳng lập được xét như một dạng từ láy đôi thì các ảnh hưởng về mặt nguồn gốc vẫn chiếm
ưu thế hơn so với tính hài âm ngẫu nhiên của chúng, cái đặc điểm về mặt cấu trúc duy nhất về hình thái học đã cho phép chúng được nhập vào khu vực từ láy đôi
k h o n g h u y e n n g a hoi s a c n a n g " s a c " " n a n g "
Biểu đổ 3 T ỷ lệ T S X H các thanh điệu của các từ láy loại ■ ■
Trang 262 Nhận xét:
- Hiện tượng đặc biệt ở đâv là TSXH của thanh sắc Nó có TSXH
khá cao ở A T I, trong khi ở A T 2 nó lại có T S X H khá ít Tuy nhiên, sự chênh lệch tỷ lệ T S X H của chúng là không đáng kể (9,06% ở A T I so với
8 ,38 % ở A T2) Thứ hạng về T S X H của các thanh nặng, thanh hỏi, thanh
"sắc", thanh "nặng" là tương đương nhau ở A T I và A T 2 nhưng tỷ lệ
T S X H của chúng lại có một sự chênh lệch rõ rệt (thanh nặng:
4 ,19 % /8 ,9 3 % ; thanh hỏi: 8 ,2 5 % /15 ,9 6 % ; thanh "sắc": 6 ,4 9 % /10 ,5 5 % ; thanh "nặng": 6 ,4 9 % /10 ,5 6 % ) Những quan sát này cho phép nhận xét rằng: Những thanh khó (nhiều nét bị đánh dấu) thường thể hiện vị trí ưa thích ở A T 2 hơn A T I Sự giảm tỷ lệ về T S X H của các thanh có T S X H cao đã làm tăng tỷ lệ về T S X H của các thanh có T S X H thấp Điều này
dẫn tới sự chênh lệch về TSXH các thanh ở hai âm tiết Như vậy, nhìn
chung ta nhận thấy các thanh không bị đánh dấu có xu hướng ưa thích
xuất hiện ở ATI Thanh ngã do tính ít phổ biến của chúng dường như
không chịu ảnh hưởng nhiều của luật này - nó ít bị xáo trộn: Sự chênh
lệch về tỷ lệ của thanh ngã ở A T I so với A T 2 là không đáng kể (5,54 %
ở A T I so với 4,0 6% ở A T 2)
Nói tóm lại, trong so sánh với các thanh khác, thanh ngã là thanh ít
thay đổi nhất - nó dường như không bị ảnh hưởng của tác nhân trật tự
sắp xếp Như đã biết, T S X H của thanh này trong từ điển là thấp nhất (7.24 %) Phải chăng do bản chất âm vị học của từng thanh mà các thanh
có T S X H không đổng đều Những đặc điểm về mặt cấu trúc này có thể
do những nguyên nhân lịch sử quy định Những thanh nào có TSXH cao
thường nhạy cảm hơn với sự biến động vị trí trong cấu trúc láy đôi Ngược lại, những thanh có T S X H thấp (thấp nhất) thường ít nhạy cảm với sự biến động này Theo quan niệm của chúng tồi, đây có thể là một
dấu hiệu chính để khắc hoạ một phần nào đó tính thi pháp trong cái gọi
Trang 27là phép hài âm (trong trường hợp nàv là hài thanh) của không những một cấu trúc láy đôi mà còn của cả một phát ngòn tự nhiên trong tiếng Việt.
2.1.5 VAI TRÒ CỦA THANH ĐIỆU TRONG TẠO LẬP TỪ LÁY
2.1.5.1 Cấu trúc â m vi hoc của thanh điêu
Thanh điệu là một thành tố cấu tạo nên vỏ ngữ âm cho các hình tiết tiếng Việt Do đặc điểm về mặt chức năng, thanh điệu là một đơn vị âm
vị học có cấu trúc trọn vẹn đặc thù Thanh điệu có nhiều chức năng Ngoài chức năng khu biệt, nhận diện, phân ranh giới hình thái học v.v , tức là những "tiểu" chức năng nằm trong cái gọi là chức năng mà R Jakobson gói gọn vào chức năng kêu gọi và thể hiện, thanh điệu (cũng như các yếu tố ngữ âm khác) còn mang chức năng thi tính Chức năng này của thanh điệu được thể hiện trong sự tương hợp khi bộc lộ đồng thời các nét khu biệt theo chùm và khi liên kết giữa các chùm nét khu biệt đó trong một chu cảnh rộng hơn, nhằm thể hiện sự tương hợp đến mức tối đa, có thể có được, giữa chất liệu và nội dung mà chúng phải biểu tải Hiện tượng hài thanh là một trường hợp cụ thể nhất, trực diện nhất, dễ được chấp nhận nhất (theo cách hiểu của người bản ngữ) về thi pháp âm vị học thanh điệu
Bởi vậy, việc xem xét kỹ cấu trúc của thanh điệu tiếng Việt sẽ cho chúng ta những thổng tin cần thiết về cách mà thanh điệu tiếng Việt đã
bố trí cho mục đích này Theo trật tự tuyến tính của cấu trúc từ, cấu trúc thanh điệu đã tìm được cách để sắp xếp, thực hiện những thao tác để làm nổi trội hoặc bù trừ các nét khu biệt một cách tối ưu Vớ i cách sắp xếp như vậy, thanh điệu cho ta cảm nhận được không những nội dung logic của một cấu trúc mà còn cái đẹp hàm chứa trong các cấu trúc đó
Trang 28Chúng tôi cho rằng một cách sơ lược, có thể hình dung một thanh vị tiếng Việt được cấu tạo từ ba nét khu biệt quan trọng sau đây (x Hoàng Cao Cương 1984, 1986):
Theo N Chomsky và những người cùng trường phái (N Chomsky,
M Halle (1968), L Hymans (1975), p Kiparsky (1982) v.v ), tiền đề vật chất cho tính bị đánh dấu của một đơn vị âm vị học là phụ thuộc vào
số lượng/chất lượng những nét mà trong ma trận ở trên chúng ta gán cho
nó dấu còn ở những người theo âm vị học phổ niệm (J Greenberg (1978), T Gamkrelidze (1978) v.v ) thì tính bị đánh dấu của một đơn vị
âm vị học có thể được nhận diện qua TSX H : đơn vị mang nhiều nét bị đánh dấu thông thường là đơn vị không tự nhiên, và do đó, có T S X H thấp Đối chiếu với tình hình tiếng Việt có thể coi: các thanh ngã, thanh nặng, thanh "sắc" và thanh "nặng" (cũng có thể gộp cả vào đây thanh
Trang 29hòi) là các thanh bị đánh dấu âm vị học Các thanh còn lại, trong một lưỡng phân tươns đối, có thể coi là các thanh không bị đánh dấu (x Hoàng Cao Cương, bdd, Hoàng Anh Thi 1986).
2.1.5.2 Thanh điểu tronọ láV đôi
Theo Trần Thị Minh Phương (1993), trong tổng số 6.474 âm tiết thực có trong tiếng Việt, các thanh có tần số sử dụng như sau:
Thanh không huyền ngã hỏi sắc nặng "sắc" "nặng" I
2 thanh huyền, thanh sắc
3 thanh hỏi, thanh nặng, thanh "sắc"
4 thanh "nặng", thanh ngã
Nếu coi đây là thứ hạng "chuẩn" thì chúng ta có thể đối chiếu những dữ liệu đã phân tích ở trên với thứ hạng này để xét xem nhân tố trật tự (A T I - A T 2) đã ảnh hưởng đến mức nào đến cấu trúc của các từ láy đôi V ì nhiều lý do khác nhau, chúng ta đã coi loại ■ ■ không phải là loại điển hình của từ láy tiếng Việt V ì thế những phân tích sau đây sẽ chỉ tập trung vào 3 loại láy còn lại Như đã nói ở trên, ở 3 loại này các thanh không bị đánh dấu thường đứng ở vị trí A T I, và ngược lại các
Trang 30thanh bi đánh dấu thưcnns đứng ở vị trí A T2 Xét về tỷ lệ tần xuất thì ởc C- *
A T I các thanh tuân thủ thứ hạng "chuẩn" một cách khá chặt chẽ, còn ở
A T 2 các thanh có xu hướng san đều tần số Điều này chứng minh cho khả năng có một luật âm vị học chi phối quá trình tạo lập láy đôi Luật này được nảy sinh từ bản chất tuyến tính của các yếu tố lời nói Chính sự giảm tỷ lệ T S X H của các thanh chiếm thứ hạng cao đã làm tăng tỷ lệ
T S X H của các thanh đứng ở thứ hạng thấp và tạo nên sự hội tụ ở A T 2của các thanh bị đánh dấu Nói một cách khác, nét tự nhiên dường như được định sẵn ở vị trí đầu tiên của từ láy còn tính không tự nhiên thì dành cho vị trí kết thúc từ này Nói vậy không có nghĩa rằng theo luật
âm vị học này, thanh ngã vốn là một thanh đứng ở thứ hạng thấp lại có thể vượt lèn trên các thanh có các thứ hạng cao trong một cấu trúc láy đôi để đi ngược lại hoàn toàn với thứ hạng chuẩn đã được nói ở trên
Trang 31CHƯƠNG HAI PHỤ ÂM Đ Ầ U
Danh sách các phụ âm đầu được thiết lập dựa trên quan điểm âm vị học của GS Đoàn Thiện Thuật (Đoàn Thiện Thuật 1977) Nhưng từ cơ
sở dữ liệu chúng tôi không có được đặc điểm phân bố của âm vị /p/ Như vậy, danh sách của chúng tôi chỉ còn có 22 đơn vị
2 Nhận xét:
- Phụ âm bên /1/ chiếm một tỷ lệ cao trong cả hai âm tiết Hiện
tượig phụ âm đầu bên /1/ có tỷ lệ T S X H cao là phổ biến trong vốn từ láy đôi tiếng V iệt (Nguyễn Thiện Giáp 1985, Hoàng Cao Cương 1985) Sựchêih lệch về tỷ lệ T S X H của phụ âm bên /1/ giữa A T I và A T 2 là khổngđárg kể
Trang 34PAĐ ATI (%) AT2 (%)
- Tương quan phân bố của các phụ âm như sau:
1 Các âm mũi và âm bên ưa thích xuất hiện ở A T 2
Trang 352. Các âm xát vô thanh ưa thích xuất hiện ở ATI (trừ /s/, /h/ và âm /z / không có sự khác biệt nhiều về TSXH giữa ATI và AT2).
3 Các âm xát hữu thanh cũng ưa thích xuất hiện ở A T I
4 Các âm tắc có xu hướng xuất hiện nhiều ở vị trí A T I
Như vậy, các âm vang (bên, mũi) có vị trí ưa thích ở A T2 Điều này phản ánh tính tự nhiên trong trật tự sắp xếp của một cấu trúc song tiết: Nếu các âm mũi và âm bên đứng sau A T I làm nhiệm vụ khởi âm cho
AT2 thì cấu trúc từ láy sẽ tự nhiên hơn là nếu AT2 bắt đầu bằng một âm
vô thanh hoặc âm tắc v ề bản chất âm học, các âm vang kiểu này sẽ làm
liền lại sự cắt chia có tính chất tạm thời giữa A T I và A T2 trong cấu trúc
láy đôi Chúng tôi coi đây là một đậc điểm thi pháp về PAĐ cần được
Điều dễ thấy là ở bảng này không có sự vượt trội nhiều về tỷ lệ
T S X H của P A Đ ở A T I so với A T 2 Trừ /d/ và /1/, 20 phụ âm còn lại đều
có xu hướng ưa thích xuất hiện ở A T2
Tương quan phân bố T S X H của các phụ âm như sau:
1 TSXH của âm bên /1/ ở ATI cao hơn so với AT2 (ss
29 9 2% /8 6 9 % )
Trang 393 Các PA Đ /T/, và /c/ mặc dù có T S X H trội lèn ở A T 2 nhưng tương quan giữa tần xuất ở A T 2 so với A T I là không lớn lắm ( 1 3 7 % /1 4 0 % ;
4 3 9 % /4 7 6 % ) V ì thế, có lẽ tốt hơn cả là không nên xếp các phụ âm này vào một vị trí ưa thích nào
- Âm bên /1/ vẫn chiếm một tỷ lệ tần xuất cao trong loại này là một điểm đáng chú ý Để lý giải cho điều này, chúng ta hãy thử lấy vài dẫn chứng láy đôi loại này như: "lấp láy", "lơ phơ", lờ ngờ" để thấy rằng người Việt thường có thói quen dùng /1/ để cấu tạo thành tố ở âm tiết đầu tiên vô nghĩa cho mục đích "láy hoá" các âm gốc vốn mang nghĩa nhưng không chứa nổi những sắc thái tinh tế trong biểu hiện Chính điều này đã tạo ra một khối lượng lớn từ láy đôi có âm tiết đầu bắt đầu bằng âm /1/ Điều thứ hai cũng dễ nhận thấy là các âm vang (kể cả các âm hữu thanh
và cả ậm xát nữa) có vị trí ưa thích ở A T 2 Cũng như đã nói ở trên, các
âm vang này có nhiệm vụ nối kết giữa hai thành tố tạo nên tính tự nhiên trong một cấu trúc láy đôi Trong loại láy đôi này này, danh sách "các
âm làm nhiệm vụ nối kết" lan sang cả các âm xát và các âm hữu thanh
2.2.3 CÁ C T ừ LÁ Y ĐÔI LOẠI ■ ■
1 Dữ liệu (Bảng 12, Bảng 13 và Biểu đồ 7)
Từ bảng 12, chúng ta có thể sắp xếp TSXH các PAĐ như bảng 13.
2 Nhận xét:
- Như đã trình bày ở chương I, các thông tin về tính tự nhiên của láy
đôi qua loại này là rất ít Chúng tôi vẫn trung thành với quan niệm cho rằng, các từ láy loại này là bước quá độ từ loại cấu tạo đẳng lập sang cấu tạo kiểu láy đôi do tác động của nhiều nguyên nhân trong lịch sử