Ngược lại, nội dung của khái niệm hài thanh trong từ láy tiếng Việt còn được rất ít thức láy, phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay bi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ HẢI HÀ
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KẾT HỢP THANH ĐIỆU
TRONG TỪ LÁY ĐÔI TIẾNG VIỆT
Luận văn ThS Ngôn ngữ học: 60.22.01
Người hướng dẫn : TS Vũ Kim Bảng
Trang 2MỤC LỤC
Tr
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Phạm vi và nội dung của đề tài 5
3 Phương pháp nghiên cứu 5
3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình kết hợp thanh để khảo sát 5
3.2 Phương pháp thực nghiệm 7
3.2.1 Bảng từ 7
3.2.2 Người đọc 9
3.2.3 Ghi âm . 10
3.2.4 Chương trình phân tích dữ liệu 12
3.2.5 Phương pháp đo các thông số âm học 13
3.2.6 Tính giá trị trung bình 14
3.2.7 Vẽ biểu đồ 15
3.3 Phương pháp mô tả cho các mô hình 15
4 Ý nghĩa của luận văn 16
5 Bố cục của luận văn 16
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 18 1 Phân loại và miêu tả về sự hoà phối âm thanh trong từ láy 18
1.1 Khái niệm hài thanh trong từ láy đôi 18
Trang 31.2 Phân loại và miêu tả chi tiết của các tác giả tiêu biểu 20
2 Các khái niệm âm học liên quan 29
2.1 Sóng âm . 29
2.2 Tần số cơ bản 30
2.3 Cường độ âm thanh 30
2.4 Trường độ âm thanh 31
CHƯƠNG 2: THANH ĐIỆU TỪ LÁY TRONG BỐI CẢNH BIỆT LẬP
32 1 Sự thể hiện của thanh điệu từ láy trong bối cảnh biệt lập 32
1.1 Thanh ngang 32
1.2 Thanh huyền 34
1.3 Thanh ngã 35
1.4 Thanh hỏi 37
1.5 Thanh sắc 38
1.6 Thanh nặng 40
2 Tiểu kết . 41
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KẾT HỢP THANH ĐIỆU CỦA TỪ LÁY ĐÔI TRONG NGỮ CẢNH
42 1 Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi có cấu trúc trùng thanh
42 1.1 Mô hình 1 (ngang - ngang) . 42
1.1.1 Diễn tiến của tần số cơ bản(Fo) trong mô hình 42
1.1.2 Trường độ của âm tiết trong mô hình 45
Trang 41.1.3 Cường độ của âm tiết trong mô hình 46
Tiểu kết 49
1.2 Mô hình 2 (sắc - sắc) . 49
1.2.1 Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình 49
1.2.2 Trường độ của âm tiết trong mô hình 52
1.2.3 Cường độ của âm tiết trong mô hình 52
Tiểu kết 54
1.3 Mô hình 3 (hỏi - hỏi) 55
1.3.1 Diễn tiến của tần số cơ bản (Fo) trong mô hình 55
1.3.2 Trường độ của âm tiết trong mô hình 58
1.3.3 Cường độ của âm tiết trong mô hình 59
Tiểu kết 61
1.4 Mô hình 4 (huyền - huyền) 61
1.4.1 Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình 61
1.4.2 Trường độ của âm tiết trong mô hình 64
1.4.3 Cường độ của âm tiết trong mô hình 65
Tiểu kết 67
1.5 Mô hình 5 (nặng - nặng) 68
1.5.1 Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình 68
1.5.2 Trường độ của âm tiết trong mô hình 71
1.5.3 Cường độ của âm tiết trong mô hình 71
2 Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy có cấu trúc khác 75
Trang 5thanh
2.1 Mô hình 6 (ngang - sắc) 75
2.1.1 Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình 75
2.1.2 Trường độ của âm tiết trong mô hình 77
2.1.3 Cường độ của âm tiết trong mô hình 77
Tiểu kết 79
2.2 Mô hình 7 (ngang - hỏi) 80
2.2.1 Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình 80
2.2.2 Trường độ của âm tiết trong mô hình 82
2.2.3 Cường độ của âm tiết trong mô hình 83
Tiểu kết 85
2.3 Mô hình 8 (sắc - hỏi) 88
2.3.1 Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình 88
2.3.2 Trường độ của âm tiết trong mô hình 88
2.3.3 Cường độ của âm tiết trong mô hình 89
Tiểu kết 91
2.4 Mô hình 9 (huyền - nặng) 92
2.4.1 Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình 92
2.4.2 Trường độ của âm tiết trong mô hình 94
2.4.3 Cường độ của âm tiết trong mô hình 94
Tiểu kết 96
2.5 Mô hình 10 (huyền - ngã) 97
Trang 62.5.1 Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình 97
2.5.2 Trường độ của âm tiết trong mô hình 100
2.5.3 Cường độ của âm tiết trong mô hình 100
Tiểu kết 102
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 1 108
PHỤ LỤC 2 112
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Có thể nói, đối với các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, phương
thức láy một từ gốc (1 âm tiết) thành một từ láy hay còn gọi là từ lấp láy khác
(2, 3 hoặc 4 âm tiết) là một phương thức cấu tạo từ độc đáo, mang đặc điểm loại hình Phương thức cấu tạo từ này liên quan đến không chỉ bản chất ngữ pháp mà còn cả các bản chất ngữ âm và từ vựng ngữ nghĩa của tiếng Việt Chính vì lẽ đó, cho đến nay có nhiều tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau của ngành Việt ngữ học quan tâm, nghiên cứu hiện tượng này: M.B Emeneau (1951), Hoàng Tuệ (1962), Nguyễn Kim Thản (1963), Nguyễn Tài Cẩn (1976), Nguyễn Phú Phong (1977), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Hoàng Cao Cương - Nguyễn Thu Hằng (1985), Hoàng Văn Hành (1979, 1985), Nguyễn Thị Hai (1988), Diệp Quang Ban (1989), Phi Tuyết Hinh (1991)…
Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng hình thức láy đôi (2 âm tiết)
chiếm đa số, tiêu biểu và thể hiện được đặc điểm cơ bản của từ láy nói chung
trong vốn từ vựng tiếng Việt Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nghiên
cứu từ láy là việc cắt nghĩa cấu trúc ngữ âm và cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm
từ này Tuy nhiên, đặc trưng ngữ nghĩa của từ láy cuốn hút được sự quan tâm nhiều hơn, được các tác giả nghiên cứu sâu hơn và đã đạt được những thành tựu rõ nét
1.2 Cắt nghĩa cấu trúc ngữ âm của từ láy tiếng Việt, các tác giả miêu tả
chúng bằng cụm từ hay thuật ngữ khác nhau, ví dụ: Diệp Quang Ban (1989)
ghi nhận mối quan hệ ngữ âm trong từ láy là “để “dễ đọc, dễ nghe” cũng tức
là tăng cường sự hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”; Nguyễn Thiện
Giáp (1985) miêu tả đó là “sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm,
gợi tả”… Tác giả luận văn này rất tâm đắc với quan niệm và cách cắt nghĩa
cấu trúc ngữ âm của từ láy của tác giả Hoàng Văn Hành trong bài báo công bố
Trang 8năm 1979 Tác giả viết: “Nếu thừa nhận cách tạo từ láy là phép trượt để nhân
đôi đơn vị gốc theo nguyên tắc đối và điệp… thì từ đó cũng có thể rút ra hai
hệ luận: một là, việc tạo từ láy (cũng như dạng láy của từ) trong tiếng Việt
chịu sự chi phối đồng thời của cả nguyên tắc đối và nguyên tắc điệp Hai nguyên tắc này là những biểu hiện cụ thể của xu hướng hài âm – hài thanh
trong tiếng Việt… Hai là, không phải vô cớ mà người ta tạo từ láy theo kiểu này hay kiểu kia Nói một cách khác, mô hình cấu tạo của từ láy có những mối quan hệ nhất định với cơ cấu nghĩa của nó” (tr 6) Trong bài báo này,
tác giả khái quát hai nguyên tắc cơ bản, bắt buộc phải có trong cấu tạo từ láy
là sự lặp lại (điệp) và sự tương phản (đối) về mặt ngữ âm và cũng chính tác giả xác định rõ bằng ngôn từ cách thể hiện “sự hoà phối ngữ âm” lâu nay vẫn
sử dụng bằng thuật ngữ hài âm tức các yếu tố chiết đoạn (phụ âm đầu, nguyên âm, phụ âm cuối) và hài thanh tức các yếu tố siêu đoạn (thanh điệu)
phối hợp với nhau trong từ láy theo nguyên tắc đối và điệp
1.3 Nội dung hài âm trong từ láy được nhiều các tác giả bàn kĩ Ngược lại, nội dung của khái niệm hài thanh trong từ láy tiếng Việt còn được rất ít
thức láy, phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với
thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc
thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh
ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị
hay đơn vị có nghĩa”
Một khảo cứu duy nhất mà chúng tôi có được là kết quả thống kê các kết hợp thanh của 4547 từ láy đôi Việt của các tác giả Hoàng Cao Cương và
Trang 9Nguyễn Thu Hằng (1985) Tuy chỉ trình bày như một tóm tắt báo cáo khoa
học và chỉ dựa vào kết quả thống kê nhưng các tác giả đã đưa ra những nhận
xét xác đáng, thú vị và có tính gợi ý cho việc nghiên cứu sâu hơn Về các từ
láy đôi có cấu trúc trùng thanh điệu, các tác giả đã đưa ra nhận xét: “ …có tồn
tại một cơ chế tạo sản siêu đoạn trong từ láy đôi nhằm hoà kết các âm tiết
thành phần trong cấu trúc láy thành một thể thống nhất có giá trị tương
đương như một từ đơn” (tr 17) Điều thuận lợi cho sự hoà kết ở đây chính là
hai âm tiết cùng mang một thanh tức chúng trước hết có cùng đường nét và
trường độ Đối với các từ láy đôi có cấu trúc không trùng thanh điệu, các tác
giả nhận xét: “…các thanh có nhiều nét ngữ âm tương tự thì có khả năng dễ
kết hợp với nhau hơn” (tr 17) Những nét ngữ âm ở đây dựa trên tiêu chí cơ
bản là diễn tiến đường nét tần số cơ bản của thanh
Trong tiếng Việt, sự kết hợp chặt chẽ nhất về mặt ngữ âm trước tiên là
âm tiết và sau đó là từ láy Rõ ràng là cùng với sự kết nối của âm (chiết đoạn) thì sự kết nối thanh (siêu đoạn) đã làm cho hai âm tiết của từ láy đôi gắn bó với nhau như một chỉnh thể Đồng thời cũng phải thấy rằng, sự gần gũi về mặt ngữ âm (đường nét) của thanh làm cho sự kết nối giữa chúng chặt chẽ hơn
Tác giả Hoàng Văn Hành (1985), trong công trình “Từ láy trong tiếng
Việt”, theo chúng tôi được biết, là người đầu tiên và duy nhất đã dùng phương
pháp ngữ âm học thực nghiệm (máy Pegelschreiber) để tiến hành khảo sát 6
mô hình từ láy đôi về mặt cường độ và trường độ của chúng nhằm xác định
trọng âm trong mỗi mô hình láy trong tương quan với qui tắc hài âm Kết quả
cho thấy, đa số các trường hợp, trọng âm từ rơi vào “tiếng gốc” chứ không rơi vào “tiếng láy” bất kể “tiếng gốc” đó đứng trước hay sau trong từ (chi tiết xin
xem Chương I) Kết quả này chỉ ra rằng, trong từ láy đôi tiếng Việt, quan hệ
ngữ nghĩa mạnh hơn và chi phối quan hệ ngữ âm Chúng tôi sẽ có dịp bàn
luận về vấn đề này khi trình bày các kết quả khảo sát
Trang 101.4 Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học và
kĩ thuật, nhiều phần mềm phân tích tích âm thanh được công bố và phổ biến,
ví dụ: CSL (Computerized Speech Lab); Praat của Viện Ngôn ngữ học, Đại học Tổng hợp Amsterdam; Winpitch (Pitch Instruments Inc) của Philip Martin; WinSnoori của Babel Technologies… Các phần mềm này giản tiện
phù hợp với các máy tính cá nhân nhưng có rất nhiều chức năng cho phép xử
lý được tất cả các thông số âm học của ngôn ngữ tự nhiên một cách tối ưu Sự
ra đời của các phần mềm phân tích âm thanh đáp ứng không chỉ nhu cầu nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà còn phục vụ cho nhu cầu của các khoa học liên ngành đặc biệt là cho việc xử lý ngôn ngữ, ứng dụng cho việc tổng hợp và nhận dạng lời nói tự nhiên
1.5 Từ những tiền đề đã trình bày trên, luận văn này đặt vấn đề khảo
sát đặc điểm hài thanh trong 10 mô hình kết hợp thanh điệu có tần số cao nhất của từ láy đôi tiếng Việt bằng phương pháp thực nghiệm
Kết quả của các khảo sát này nhằm xác định:
- Trong các mô hình kết hợp thanh điển hình của từ láy đôi tiếng Việt,
đặc trưng nào của thanh điệu vốn được xem là một tổng thể các đặc trưng
ngữ âm: tần số cơ bản (Fo); trường độ của thanh hay cường độ của thanh biến
đổi (trong so sánh với thanh điệu đó ở dạng biệt lập) tạo nên sự “hoà phối âm
thanh”, “hài hoà âm thanh” hay còn gọi là sự “hài thanh” làm cho hai âm tiết của từ láy đôi gắn kết với nhau về mặt ngữ âm gần với một từ đơn
- Đặc trưng ngữ âm nào: tần số cơ bản, trường độ hay cường độ của
thanh giữ vai trò chủ đạo của việc hài thanh trong từ láy đôi
- Sự biến đổi đặc trưng của thanh điệu trong mỗi mô hình sẽ rơi vào âm tiết đầu (AT1); âm tiết thứ hai (AT2) hay diễn ra ở cả hai âm tiết và do vậy, lý
giải câu hỏi: Trong từ láy đôi tiếng Việt, quan hệ ngữ nghĩa (phụ thuộc vào vị
trí là AT1 hay AT2 của từ gốc trong từ láy đôi) hay quan hệ ngữ âm thuần tuý chi phối qui luật hài thanh
Trang 112 Phạm vi và nội dung của đề tài
Nhiệm vụ của luận văn giới hạn trong phạm vi khảo sát hiện tượng hài
thanh trong từ láy đôi tiếng Việt Để thực hiện nhiệm vụ này, luận văn có các
nội dung chính sau:
- Thống kê và phân loại quan hệ thanh giữa AT1 và AT2 của toàn
bộ từ láy đôi tiếng Việt dựa vào cuèn: Tõ ®iÓn tõ l¸y (Hoµng
V¨n Hµnh chñ biªn, NXB KHXH,1994) Công việc này nhằm định hướng cho việc lựa chọn các mô hình kết hợp thanh điển hình mà luận văn sẽ khảo sát
- Miêu tả 6 thanh điệu Việt ở dạng biệt lập làm cơ sở cho việc so
sánh với thanh điệu trong từ láy đôi
- Miêu tả sự hài thanh của 10 mô hình láy đôi tiêu biểu mà dữ
liệu của các mô hình được đọc trong bối cảnh
3 Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho mục đích của luận văn là khảo sát sự hài thanh trong từ
láy đôi tiếng Việt, chúng tôi chủ yếu sử dụng hai phương pháp: thống kê và
ngữ âm học thực nghiệm Ngoài ra, để chỉ rõ sự khác biệt giữa thanh điệu bị
chi phối trong từ láy đôi so với thanh điệu ở dạng biệt lập, chúng tôi dùng
phương pháp so sánh đối chiếu Ngoài ra, phương pháp như miêu tả được
chúng tôi sử dụng để trình bày, thể hiện và nhận xét các kết quả thu được
3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình kết hợp thanh để khảo sát
Để có cơ sở cho việc lựa chọn mô hình kết hợp thanh trong từ láy đôi
phục vụ cho luận văn, chúng tôi đã tiến hành thống kê toàn bộ kết hợp thanh
điệu của 4902 từ láy đôi (so với 4547 từ láy đôi mà các tác giả Hoàng Cao
Cương và Nguyên Thu Hằng thống kê) có trong cuốn: Từ điển từ láy (Hoàng
Văn Hành chủ biên, NXB KHXH, 1994) dựa theo mối quan hệ về thanh giữa
âm tiết thứ nhất (AT1) và âm tiết thứ hai (AT2) Kết quả thống kê đã xác định
Trang 12tất cả có 31 kiểu kết hợp thanh và số lượng của từng kiểu được trình bày
như sau:
ngang - ngang 553 huyền - huyền 593
ngang - sắc 528 huyền - nặng 442
ngang- hỏi 272 huyền - ngã 140
ngang - huyền 44 huyền - ngang 65
Trang 13Từ kết quả thống kê trên, chúng tôi chọn 10 mô hình kết hợp thanh để
khảo sát Các mô hình khảo sát phải thoả mãn 2 tiêu chí cơ bản sau:
Các mô hình được lựa chọn có tần số cao trong vốn từ láy đôi tiếng Việt
b) Đặc trưng ngữ âm của thanh
Các mô hình kết hợp thanh được lựa chọn theo nguyên tắc lưỡng phân: cấu trúc trùng thanh và không trùng thanh
Kết quả là 10 mô hình sau được lựa chọn:
Trùng thanh
- Mô hình 1: ngang - ngang (553)
- Mô hình 2: sắc - sắc (665)
- Mô hình 3: hỏi - hỏi (197)
- Mô hình 4: huyền - huyền (593)
Để khảo sát 10 mô hình kết hợp thanh điển hình trong từ láy đôi, chúng
tôi lựa chọn cho mỗi mô hình 5 từ láy tiêu biểu và chúng được thể hiện ở 2
phong cách:
Bảng từ 1:
Trang 1450 từ láy dưới đây thuộc 10 mô hình kết hợp thanh được các CTV đọc
chậm rãi với mục đích xác định 6 thanh điệu tiếng Việt trong bối cảnh biệt
lập (isolated):
- Mô hình 1 (ngang - ngang): loay hoay, loăng quăng, rêu rao,
phây phây, xum xuê
- Mô hình 2 (sắc – sắc): loắt choắt, rúc rích, chuếnh choáng,
luýnh quýnh, óc ách
- Mô hình 3 (hỏi - hỏi): hổn hển, lảo đảo, rủ rỉ, tẩn mẩn, lủi thủi
- Mô hình 4 (huyền – huyền): ngoằn ngoèo, phì phèo, quều quào,
- Mô hình 9 (huyền – nặng): cuồn cuộn, hì hục, ngồ ngộ, nườm
nượp, oàm oạp
- Mô hình 10 (huyền – ngã): bì bõm, chồm chỗm, đuồn đuỗn, phè
phỡn, rền rĩ
Bảng từ 2: 50 từ láy được đọc trong bối cảnh (context)
Cũng là 50 từ láy trên nhưng chúng nằm trong kết hợp câu (mỗi từ nằm
trong 1 câu - xem Phụ lục 1) Mỗi CTV trên đọc 50 câu mà mỗi câu chứa 1
từ láy trên với tốc độ đọc văn bản
Trang 15Chúng tôi sẽ khảo sát sự hài thanh của các mô hình kết hợp thanh trong bối cảnh đọc câu với các thanh điệu cũng của những từ láy đó nhưng bối cảnh biệt lập
3.2.2 Người đọc
Chúng tôi chọn 10 người đọc hay được gọi là cộng tác viên (CTV) gồm
5 nam và 5 nữ Các CTV phải có đủ hai yêu cầu:
- Về mặt nguồn gốc, các CTV sinh ra và lớn lên ở tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội với lý do
là những người nói phương ngữ Bắc Bộ có khả năng phản ánh đầy
đủ phần vần và thanh điệu như cách thể hiện của chữ Quốc ngữ
- Về mặt phát âm, các CTV phải có giọng đọc rõ ràng, đúng chính tả,
không bị ngọng
Danh sách CTV
CTV nam
1 Bùi Đăng Bình (CTV nam 1) 30 Hưng Yên
2 Nguyễn Thế Dương (CTV nam 2) 26 Hà Nội
4 Vương Bá Cẩn (CTV nam 4) 27 Bắc Ninh
CVT nữ
1 Đoàn Thị Kim Dung (CTV nữ 1) 23 Nam Định
2 Trần Hương Thục (CTV nữ 2) 27 Hà Nội
4 Vũ Thị Hải Hà (CTV nữ 4) 27 Hải Dương
5 Trần Thị Ngân Giang (CTV nữ 5) 32 Hà Nội
Trang 163.2.3 Ghi âm
a) Chương trình ghi thu dữ liệu CoolEdit2000
Cơ sở dữ liệu gốc và dữ liệu đã chọn lọc của các CTV được chúng tôi
xử lý và phân tích bằng CoolEdit2000 Mẫu lời nói hiển thị trong CoolEdit2000 cho phép quan sát dữ liệu từ hai chiều (dimension) là dạng
sóng (waveform) và phổ (spectrum) và được định dạng với các đặc điểm: 1- Tần số mẫu 11025 Hz; 2 – Kênh Mono; 3 - Hệ xử lý/phân tích 16 Bit; 4 - Kiểu định dạng * MPEG3; 5 – Bề rộng dải +/ - 30.000 sample
CoolEdit2000 có ưu điểm cho phép người phân tích lựa chọn nhiều
tham số như vừa trình bày trên Chúng tôi chọn kiểu định dạng trên là kiểu định dạng được đa số nhiều người phân tích tiếng nói chấp nhận, vì nó giữ lại được nhiều đặc điểm tự nhiên của tiếng nói, nghĩa là, các thuộc tính tự nhiên của tiếng nói được đảm bảo trong suốt quá trình xử lý và phân tích nhờ kiểu
định dạng này Ngoài ra, CoolEdit2000 còn có nhiều tính năng linh hoạt khác
giúp người phân tích gặp không mấy khó khăn trong quá trình xử lý
Dưới đây là minh hoạ chương trình CoolEdit2000
Sơ đồ : Minh hoạ chương trình CoolEdit2000 (dạng sóng)
Trang 17Sơ đồ : Minh hoạ chương trình CoolEdit2000 (ảnh phổ)
CoolEdit2000 được dùng để ghi thu và xử lý toàn bộ ngữ liệu cho luận
văn tại Phòng Ngữ âm học, Viện Ngôn ngữ học Đây là một chương trình ghi
âm chuyên dụng hiện đại, không làm mất đi các đặc điểm ngữ âm - âm học tự
nhiên của tiếng nói Ngữ liệu được lưu bằng CoolEdit2000 vào máy tính là
ngữ liệu thô Các thuộc tính tự nhiên của tiếng nói được bảo vệ trong suốt quá trình xử lí và phân tích
b) Ghi âm
Việc ghi âm được thực hiện tại phòng thu chuyên dụng của Phòng ngữ
âm học, Viện Ngôn ngữ học
Mỗi CTV lần lượt đọc hai bảng từ:
Trang 183.2.4 Chương trình phân tích dữ liệu
Chúng tôi sử dụng chương trình WINPITCH có nhiều tính năng để xử
lý âm thanh lời nói, các tính năng này vượt trội so với nhiều chương trình
phân tích âm thanh khác Đây là phần mềm công cụ nghiên cứu diễn tiến của
tần số cơ bản (Fo) và cường độ âm thanh tiếng nói Nó cho phép phân tích các
file âm thanh tiếng nói gắn với các giá trị chính tả và ngữ âm tương ứng
Đồng thời nó miêu tả tín hiệu lời nói trên cơ sở của âm vị, từ, thậm chí cả câu
Sơ đồ: Minh hoạ chương trình WINPITCH và các cửa sổ của nó
WINPITCH gồm màn hình phía trên hiển thị dạng sóng của âm, hiển thị các
tham số: 1- đường nét của tần số cơ bản (F0); 2 - cường độ của âm và 3- dạng
sóng của mỗi bộ phận cấu thành âm tiết
Dạng sóng Tần số cơ bản (F0) Cường độ (dB)
Sơ đồ: Câu dữ liệu “Mây cuồn cuộn trên đầu như đám lốc xám xịt” và các
thông số âm học của nó
Trang 193.2.5 Phương pháp đo các thông số âm học
Như đã trình bày, chúng tôi sẽ phải xử lý toàn bộ 1000 file âm thanh (50 từ láy x 2 lần đọc /1CTV và 10 CTV = 1000 file) Để thực hiện công việc này, chúng tôi tiến hành theo các bước:
- Xử lý ban đầu: Dữ liệu được chúng tôi tiến hành lọc nhiễu và các khoảng
lặng; phân đoạn âm thanh thành từng file nhỏ, mỗi file tương ứng với 1 từ láy
đã được xác định điểm đầu và điểm cuối
- Phân tích các thông số âm học: Để phân tích từng file dữ liệu nhằm thu
được các thông số về diễn tiến cao độ (Fo), diễn tiến cường độ (dB) và trường
độ của từng âm trong mỗi từ láy đối với mỗi CTV chúng tôi tiến hành: Mở một file âm thanh sẵn có, trên màn hình hiện lên hình ảnh sóng âm kèm theo đường nét Fo, cường độ của các âm Để phân biệt các âm, chúng tôi gán nhãn cho từng âm ngay trong quá trình phân đoạn âm thanh Sau đó, cho hiển thị đường nét Fo và cường độ của các âm phân tích Cuối cùng là tìm các giá trị tuyệt đối Fo và cường độ theo thời gian của từng âm, các thông số này được ghi lại trong Excel Có thể minh hoạ bằng hình dưới đây:
Trang 20Kết quả các giá trị Fo trung bình, trường độ trung bình và cường độ
trung bình theo thời gian được tính trong Excel
3.2.6 Tính giá trị trung bình
Theo nguyên tắc, mỗi mô hình kết hợp thanh điệu điển hình được một
CTV đọc 5 từ láy cho 2 phong cách Do vậy các thông số âm học của thanh
điệu trong từ láy như: diễn tiến tần số cơ bản Fo (Hz); diễn tiến cường độ theo
thời gian (dB) và trường độ của thanh điệu (ms) của một CTV ở từng phong
cách (biệt lập hay bối cảnh) đều được đo đạc và thống kê theo phương pháp
trung bình cộng
Các thông số này lại được tính trung bình cộng cho hai nhóm CTV nam và
nữ
Trang 21biểu đồ loại 2 Tất cả dữ liệu sẽ được trình bày ở phần Phụ lục 2
3.3 Phương pháp mô tả cho các mô hình
Với mỗi mô hình chúng tôi sẽ đưa các thông tin sau đây:
1) Diễn tiến cao độ và trị số tuyệt đối Fo ở các điểm đo của các từ láy trong mô hình
Khái niệm diễn tiến Fo cho hai thuộc tính của cao độ:
1 Chiều diễn tiến
2 Tốc độ diễn tiến Diễn tiến Fo có chiều thuận là quá trình suy giảm Fo theo thời gian, thanh có chiều đi xuống, còn diễn tiến Fo nghịch là sự tăng trưởng Fo theo thời gian, thanh có chiều đi lên
Nếu áp dụng công thức:
) max(
.
) min(
max
Hz s Fo
T
Hz Fo
Fo
Trong đó: Fo max: giá trị Fo lớn nhất của một thanh
Fo min: giá trị Fo nhỏ nhất của một thanh
Trang 22T: trường độ của âm tiết chứa thanh (s)
Thì k chính là hệ số chỉ tốc độ biến thiên của Fo trong đơn vị thời gian
và hệ số này được hiệu chỉnh theo đặc tính thẩm nhận K càng có trị số nhỏ thì thanh đang xét càng ít biến động và ngược lại Tương quan giữa các hệ số k là thống nhất không phân biệt giới tính, tuổi tác và nghề nghiệp
2) Trường độ của âm tiết trong mô hình
3) Diễn tiến cường độ của âm tiết trong mô hình
Từ đó đưa ra những nhận xét sự khác biệt giữa từ láy biệt lập và từ trong ngữ cảnh cho mỗi mô hình
4 Ý nghĩa của luận văn
Những kết quả khảo sát mà luận văn thu được là một cứ liệu thực tế chứng minh mối quan hệ giữa thanh điệu của hai âm tiết trong từ láy đôi tiếng Việt, góp phần làm rõ cơ chế hình thành quy luật hài thanh trong từ láy đôi
mà nhờ nó đã tạo nên sự “hoà phối âm thanh” làm cho hai âm tiết của từ láy đôi gắn kết với nhau về mặt ngữ âm gần như một từ đơn tạo nên hiệu ứng ngữ nghĩa
Kết quả khảo sát về diễn tiến của tần số cơ bản (Fo), cường độ và trường độ của các mô hình thanh điệu tiêu biểu, là cơ sở cho việc nghiên cứu ngôn điệu tiếng Việt và là những đóng góp bước đầu nhưng thiết thực cho việc tổng hợp lời nói Việt
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những khái niệm liên quan
Chương 2: Thanh điệu từ láy trong bối cảnh biệt lập
Chương 3: Mô hình kết hợp thanh điệu của từ láy đôi trong ngữ cảnh
1 Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi có cấu trúc trùng thanh
2 Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi có cấu trúc khác thanh
Trang 23Tài liệu tham khảo
Phụ lục1
- Bảng từ 1
- Bảng từ 2
Phụ lục 2
Bảng thể hiện các kết quả đo các giá trị:
+ Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) của các thanh trong từ láy đôi ở dạng biệt lập
+ Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) của các thanh trong ngữ cảnh
+ Diễn tiến cường độ (dB) của các thanh trong từ láy đôi
+ Trường độ (ms) thanh điệu trong các từ láy đôi
Trang 24CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1 Phân loại và miêu tả về sự hoà phối âm thanh trong từ láy
1.1 Khái niệm hài thanh trong từ láy đôi
Từ láy trong tiếng Việt là một hiện tượng đa diện và phức tạp nhưng rất
thú vị Điều này được thể hiện ngay trong các định nghĩa về từ láy “là những
từ được cấu tạo theo phương thức láy, phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc
biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao:
thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” (Đỗ Hữu Châu, 1981)
Nguyễn Thiện Giáp (1985) lại coi từ láy là “những cụm từ cố định được
hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi về ngữ
âm nào đó của từ đã có Chúng vừa có sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị
biểu cảm, gợi tả”
Coi láy là một cơ chế, một phương thức cấu tạo từ ở đó diễn ra sự hoạt động của một hệ những quy tắc chi phối việc tạo ra những từ đa tiết mà các tiếng của chúng nằm trong thế vừa điệp, vừa đối, Hoàng Văn Hành (1979)
xem “từ láy là từ được tạo bằng phép trượt để nhân đôi từ tố gốc dưới sự chi
phối của quy tắc đối và điệp thể hiện ở quá trình biến đổi ngữ âm hoặc kết
hợp khuôn vần trong từ tố láy” Trong các định nghĩa đã trình bày trên, chúng
ta đều nhận thấy khi bàn về từ láy tất cả các tác giả đều đề cập tới khái niệm: biến đổi ngữ âm, hài hoà âm thanh và chi tiết của sự biến đổi thanh điệu là
quy tắc biến thanh
Quy tắc hài thanh đã tạo nên sự hoà phối ngữ âm giữa các tiếng trong từ láy khiến cho nó có một hình thức rất riêng so với các từ ghép Đó có thể nói
là một cơ chế tạo sản ở khu vực siêu đoạn tính nhằm hoà kết các âm tiết thành
Trang 25phần trong cấu trúc láy thành một chỉnh thể thống nhất có giá trị tương đương như một từ đơn và là một phần quan trọng không thể thiếu trong cơ chế tạo sản hài âm
Từ láy đôi được xem xét dựa vào cách cấu tạo tương ứng của hai âm tiết trong từ Âm tiết tiếng Việt có cấu tạo chặt chẽ gồm 3 bộ phận lớn: phụ
âm đầu, vần và thanh điệu Ba bộ phận này liên kết với nhau làm thành chỉnh thể trọn vẹn là âm tiết Trong phương thức láy, cả chỉnh thể đó lẫn từng bộ phận đều có vai trò nhất định Căn cứ vào hình thức lặp lại toàn âm tiết hoặc các bộ phận cấu tạo âm tiết mà người ta phân chia từ láy thành: từ láy hoàn toàn (từ láy toàn bộ) và từ láy bộ phận Đây dường như trở thành cách phân chia truyền thống trong lịch sử nghiên cứu từ láy tiếng Việt
Trong cả hai kiểu láy hoàn toàn, láy bộ phận, thanh điệu ở tiếng gốc và tiếng láy đều có thể khác nhau và thường khác nhau theo những quy tắc hài thanh đó là:
- Hai thanh điệu trong hai âm tiết của từ được phân bố chủ yếu theo nguyên tắc cùng âm vực: các thanh cao: không dấu, hỏi, sắc kết hợp với nhau
và các thanh thấp: huyền, ngã, nặng đi với nhau
Hai quy tắc trên có thể tổng hợp trong bảng sau:
Trang 261.2 Phân loại và miêu tả chi tiết của các tác giả tiêu biểu
Quy tắc hài thanh trong từ láy đã được nhiều tác giả miêu tả một cách chi tiết, rõ ràng trong nhiều công trình nghiên cứu Dưới đây chúng tôi trình bày quan điểm của 3 tác giả tiêu biểu làm cơ sở phân loại và miêu tả trong luận văn này
Nguyễn Tài Cẩn (1975) trong “Ngữ pháp tiếng Việt” viết: “Từ láy âm
là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay các thành
tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần)” (tr 110)
Về mặt yếu tố siêu âm đoạn tính, các thành tố nói chung đều phải có thanh điệu thuộc cùng một âm vực: thuộc âm vực cao (thanh ngang, hỏi, sắc) hoặc thuộc âm vực thấp (thanh huyền, ngã, nặng) Ví dụ:
Cùng thuộc âm vực cao cùng thuộc âm vực thấp
ngang sắc ngay ngắn huyền nặng dày dạn
Trang 27hỏi ngang bảnh bao ngã huyền mỹ miều
a Trường hợp thành tố thứ 2 có thanh bằng, thì sự tương tự
đó thể hiện ở chỗ là thành tố đầu láy lại và giữ y nguyên như thành tố
sau, mặc dầu trong thực tế thì phát âm có lướt nhẹ: Ví dụ: chuồn chuồn,
ba ba, bìm bìm…
b Ở trường hợp thành tố thứ 2 có thanh trắc thì khi láy thành
tố đầu phát âm lướt nhẹ đến nỗi nhiều khi đưa đến hiện tượng biến thanh và biến vần: chỉ biến riêng thanh khi thành tố thứ 2 thuộc loại âm tiết có đủ 6 thanh; vừa biến thanh, vừa biến cả vần khi thành tố thứ 2 thuộc loại âm tiết cuối cùng có p, t, c, ch và chỉ có 2 thanh Tuy nhiên, chúng ta vẫn nói có sự tương tự hoàn toàn giữa hai thành tố trực tiếp vì
có hai lý do:
- Hiện tượng biến thanh, biến vần xảy ra theo những quy luật khá chặt chẽ Điều này cho phép tái lập một cách dễ dàng sự giống nhau vốn có giữa hai thành tố:
+ Trong hiện tượng biến thanh, hầu như bao giờ thanh trắc cũng chuyển sang thanh bằng cùng âm vực (luật phù trầm)
sắc, hỏi ngang ví dụ: bươm bướm, mơn mởn
nặng, ngã sắc ví dụ: vành vạnh, chồm chỗm
+ Trong hiện tượng biến vần bao giờ các phụ âm tắc –p, -t, -c, -ch cũng chuyển thành phụ âm mũi cùng cặp
m p ví dụ: chiêm chiếp
Trang 28Ví dụ: ngoan ngoãn, im ỉm, chăm chắm
+ Trong kiểu trên, sự tương ứng về thanh điệu phải thuận theo luật biến thanh; trong kiểu này, trái lại không thấy có quy luật đó Ở đây, về mặt thanh điệu thường gặp nhất là trường hợp có sự tương ứng:
Ví dụ: sắc, nặng: sát sạt, xốp xộp, khít khịt
hỏi, ngang: mảy may, dửng dưng, cỏn con, tẻo teo
sắc, huyền: cuống cuồng
huyền, ngang: bòng bong
ngã, huyền: nhũn nhùn
sắc, ngang: tí ti
Lặp bộ phận
a Từ điệp vận Chỉ lặp ở vần còn khác ở phụ âm đầu Từ điệp vận có xu thế thống nhất thanh điệu ở cả hai tiếng: 80% có thanh điệu giống nhau hoàn toàn, 20 % có thanh điệu khác nhau nhưng thuộc cùng đường nét
Trang 29Diệp Quang Ban (1989) trong “Ngữ pháp tiếng Việt” cũng đưa ra
những đặc trưng ngữ âm của từ láy trong đó có nói đến yếu tố hài thanh:
a Từ láy toàn bộ Láy không phải là sự lặp lại âm thanh một cách nguyên vẹn mà là sự lặp lại âm thanh có biến đổi và có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng Sự biến đổi
âm thanh ở hiện tượng láy là sự biến đổi đều đặn tạo thành những quy tắc hoà phối ngữ âm khá chặt chẽ
Từ láy toàn bộ là từ láy trong đó tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở tiếng láy với sự khác biệt (đối) về trọng âm (nhấn ở tiếng gốc, giảm nhẹ ở tiếng láy)
và sự khác biệt về những hệ quả của sự nhấn trọng âm
- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng chỉ khác nhau về trọng âm (độ căng và độ kéo dài)
Trang 30Ví dụ: hao hao, lăm lăm, đùng đùng, lù lù
Về nguyên tắc, ở đây có thể xuất hiện từ láy chứa tiếng gốc mang bất cứ
thanh điệu nào (ví dụ: đỏ đỏ, hớ hớ, sừng sững, chậm chậm) Tuy nhiên, do
hệ quả sự khác biệt về trọng âm giữa hai tiếng, cho nên những từ láy có tiếng gốc mang trắc (thanh hỏi, ngã, sắc, nặng) thì ở tiếng láy thanh trắc thường được chuyển thành thanh bằng để “dễ đọc, dễ nghe” cũng tức là tăng cường
sự hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa Riêng trường hợp tiếng gốc mang thanh bằng (thanh ngang, huyền) thì tiếng láy không bị biến thanh bởi ảnh hưởng của sự nhấn trọng âm nữa
- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở thanh điệu
Ví dụ: đo đỏ, hơ hớ, sừng sững, chầm chậm
Sự khác biệt ở đây là hệ quả sự khác biệt về trọng âm các thanh điệu khác nhau đi với nhau làm thành 2 nhóm: ngang, hỏi, sắc và huyền, ngã, nặng
Sự khác nhau về thanh điệu giữa hai tiếng được phân biệt theo hai đặc trưng;
+ Bằng/ trắc: thanh bằng là thanh ngang, thanh huyền
Thanh trắc là thanh hỏi, ngã, sắc, nặng
+ Âm vực cao/thấp: Âm vực cao có các thanh không, hỏi, sắc; âm vực thấp có các thanh huyền, ngã, nặng
Sự kết hợp thanh điệu giữa hai tiếng trong từ láy ở đây hình thành quy tắc: đối các thanh điệu trắc với thanh điệu bằng cùng âm vực
Trong kiểu từ láy toàn bộ này, trọng âm nằm ở tiếng gốc Ngoài những
từ láy toàn bộ có thanh điệu phù hợp với quy tắc hài thanh trên, người ta cũng
xếp vào số từ láy toàn bộ những từ như: tí tị, rát rạt, cuống cuồng… ở những
từ láy này, dấu hiệu đối thanh cùng âm vực bị phá vỡ, còn dấu hiệu đối
bằng/trắc có thể bị phá vỡ (tí tị, rát rạt) hoặc vẫn còn được giữ lại (cuống
cuồng)
Trang 31- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở phụ âm cuối
Ví dụ: cầm cập, lôm lốp, xăm xắp, ăm ắp, thiêm thiếp, nơm nớp
giôn giốt, ngùn ngụt, phơn phớt, hun hút, san sát
vằng vặc, nhưng nhức, rừng rực, phăng phắc, chênh chếch
Sự biến đổi phụ âm cuối xảy ra chủ yếu từ tiếng gốc sang tiếng láy theo quy tắc:
- Từ láy âm chưa xác định được quy tắc biến vần: là những
từ láy âm hiện nay chưa xác định được quy tắc biến vần của tiếng láy
so với tiếng gốc, mặc dù chúng vẫn lập thành những loạt lớn hoặc nhỏ theo những nét chung nào đó Ở từ láy âm thuộc kiểu này quy tắc về thanh điệu không chặt chẽ Trọng âm thường nằm ở tiếng gốc, nhất là những tiếng gốc còn rõ nghĩa
- Từ láy vần là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy Quy tắc về thanh điệu ở kiểu từ láy này vẫn không chặt chẽ Có xu hướng chỉ tính là từ láy vần những từ cả hai tiếng có cùng một thanh điệu Nhưng lại có thể dễ dàng gặp những
từ như: bờm xơm, chài bái, chói lọi, hộc tốc, túi bụi, tùm lum, trật lất…
Trang 32Hoàng Văn Hành (1985) trong khi phân loại từ láy xét về mặt cấu tạo
đã đưa ra những đặc điểm cụ thể của 6 mẫu từ láy:
Mẫu 1: lăm lăm
Đặc trưng của những từ láy thuộc mẫu này là điệp phụ âm đầu, khuôn vần và thanh Trong điều kiện ấy trọng âm (và trường độ) trở thành nét dị biệt trong quan hệ giữa tiếng gốc và tiếng láy và là yếu tố tạo nên thế đối trong từ:
xăm xăm, đùng đùng, rề rề, gườm gườm, hao hao, khăng khăng, kìn kìn…
Ở các từ này, cứ liệu ngữ âm thực nghiệm cho thấy trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai, khiến cho tiếng này được nhấn mạnh và có trường độ
dài, còn tiếng thứ nhất được đọc lướt nhẹ và ngắn hơn
Mẫu 2: đo đỏ
Đặc trưng của các từ thuộc mẫu này là điệp phụ âm đầu và khuôn vần Thanh điệu được chuyển đổi để tạo thế đối Sự chuyển đổi thanh ở đây là có quy tắc Đó là quy tắc đối bằng - trắc cùng âm vực Theo thống kê của tác giả, thì sự phân bố về thanh ở các từ thuộc mẫu này (trong tổng số 286 từ) như sau:
Trang 33ngang - hỏi: ra rả, sa sả, ri rỉ, hây hẩy, nhem nhẻm…
ngang sắc: hơ hớ, ngay ngáy, phơi phới, xon xón, con cón…
huyền ngã: chồm chỗm, còm cõm, sừng sững, lừng lững, đèo đẽo… huyền nặng: bầu bậu, vành vạnh, bì bị, chèo chẹo, chầm chậm…
sắc nặng: téo tẹo, tí tị, xốp xộp, khít khịt, sát sạt…
Trong sự đối lập này, tiêu chí “cùng âm vực” chỉ là điều kiện, còn tiêu chí “bằng trắc” là cơ bản, mà đối bằng trắc thì về bản chất là thể hiện sự dị biệt về đường nét
Cứ liệu thực nghiệm cho thấy ở các từ thuộc mẫu này, tiếng gốc được
đọc nhấn và có trường độ dài, còn tiếng láy được đọc lướt với trường độ
ngắn
Mẫu 3: chúm chím
Đặc trưng của từ láy thuộc mẫu này là điệp phụ âm đầu đối khuôn vần
và thanh nhờ sự chuyển đổi theo những quy tắc nhất định
Để tạo thế đối về khuôn vần, tuỳ thuộc vào phụ âm cuối của tiếng gốc
mà phụ âm cuối của tiếng láy được chuyển đổi theo quy tắc đồng vị, khác thanh tính Sự chuyển đổi này diễn ra ở 3 cặp là m-p, n-t, ng- k
Sự chuyển đổi thanh trong các từ này cũng diễn ra theo quy tắc đối bằng - trắc cùng âm vực
Ví dụ: ngang sắc: nơm nớp, xăm xắp, phăng phắc…
huyền nặng: hầm hập, nườm nượp, kìn kịt, biền biệt…
Do đặc điểm cấu tạo như vậy, nên tiếng láy được đọc lướt với trường
độ ngắn hơn tiếng gốc, mặc dù trường độ của tiếng gốc đã bị giảm đi do
Trang 34các từ cấu tạo theo mẫu này được nhấn ở tiếng thứ nhất, dù tiếng đó là tiếng
láy
Mẫu 6: khéo léo
Đặc trưng của những từ láy thuộc mẫu này cơ bản giống đặc trưng của các từ láy thuộc mẫu 5 Nét khác biệt chỉ ở vị trí tiếng gốc Tiếng gốc ở đây
đứng ở vị trí thứ nhất Cứ liệu thực nghiệm cho thấy các từ được nhấn ở tiếng
thứ nhất, từ là ở tiếng gốc
Cũng xếp vào mẫu 6 những từ mà thanh giữa các tiếng nằm trong thế
đối bằng - trắc cùng âm vực kiểu như: thơm lởm, thui lủi…
Tác giả cũng đề cập tới từ láy bộ phận, đối vần là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc, vừa bảo tồn phụ âm đầu, vừa kết hợp một khuôn vần mới từ ngoài vào tiếng láy để tạo thế vừa điệp, vừa đối Trong các từ láy loại
này, thanh có thể điệp Ví dụ: gay go, máy mó… hay đối như líu lo, dặn dò…
Nhưng dù ở thế đối hay điệp thì thanh ở tiếng gốc hay tiếng láy bao giờ cũng phối hợp với nhau theo một quy tắc chung là: thanh điệu thuộc âm vực nào, thì phối hợp với thanh điệu thuộc âm vực ấy
Ngoài 3 tác giả kể trên, còn có các tác giả khác đã cố gắng miêu tả quy tắc hài thanh một cách hệ thống Tuy nhiên, những miêu tả trên chưa bao quát hết các từ láy có trong tiếng Việt, cụ thể là nên xếp thế nào những trường hợp thanh điệu không theo quy luật nhóm thanh cùng âm vực đối với các tiếng
trong từ láy Theo thống kê của Hà Quang Năng (1998) có khoảng gần 400
đơn vị như vậy, ví dụ: ôm đồm, la đà, la cà, eo sèo, chơi bời, khít khịt, cuống
cuồng, nháo nhào…Một số tác giả coi những trường hợp trái quy luật này ví
dụ Hồ Lê (1976) cho rằng những từ như: bền bỉ, phỉnh phờ, nông nỗi, cuống
cuồng, chán chường, ve vãn, dòm dỏ, nài nỉ, bao biện, đả động, tình tứ, mình mẩy, dư dật, câu kệ, lương lậu, nhỏ nhặt, quy quyệt…về thực chất là những
trường hợp trùng ngẫu nhiên với loại từ ghép, chỉ lắp láy ở phụ âm đầu Nguyên vị hệ thống phụ thuộc trong những trường hợp này nói chung đều do
Trang 35những loại nguyên vị khác chuyển thành Đỗ Hữu Châu (1962) xem những
từ như ủ rủ, âu sầu, ôm đồm, chơi bời “không phải là các từ láy thực sự, do
chỗ thanh điệu của chúng không phù hợp với quy tắc thanh điệu”
2 Các khái niệm âm học liên quan
2.1 Sóng âm
Sóng âm (Sound waves) là một dạng dao động phức tạp
Sóng âm được tạo ra do sự chấn động của dây thanh Khi luồng không khí bị ép ở phổi đạt tới một áp suất đủ lớn, nó sẽ đẩy dây thanh bật tách ra khỏi nhau Luồng không khí được giải phóng, áp lực mất đi, thanh môn lại sập lại Thanh môn đóng làm cho không khí trong phổi không thoát ra được
và áp suất lại tăng lên, khi đủ mạnh sẽ đẩy dây thanh bật tách ra Dây thanh liên tiếp đóng mở như thế khiến luồng không khí từ phổi thoát ra ngoài thành từng đợt cách nhau đều đặn, tạo thành sóng âm
Sóng âm không có dạng hình sin đơn giản Nó có thể tuần hoàn song cũng có thể không tuần hoàn Các nguyên âm (vowel) có sóng tuần hoàn, âm được thoát ra tự do (không bị cản trở) Người ta gọi đó là thanh (sound) để phân biệt với tiếng động (noise) là đặc trưng của phụ âm (do âm phát ra bị cản trở tại các vị trí cấu âm, sóng âm không tuần hoàn)
Dạng sóng tuần hoàn (nguyên âm [a]) và dạng sóng không tuần hoàn
(phụ âm [sh]) của tiếng Anh
Trang 362.2 Tần số cơ bản
Tần số là số lần dao động của vật thể trong thời gian một giây
Công thức để tính tần số
F (tần số) = 1/ T( thời gian dao động)
Đơn vị đo tần số là Hertz, ký hiệu là Hz 1 Hz là tần số của một chu kỳ dao động hình sin trong thời gian 1 giây
Một âm thanh có thể là tổ hợp của nhiều tần số, tần số chính được bao trùm trong âm được gọi là tần số cơ bản Trong tiếng nói, tần số cơ bản là đáp ứng của sự rung động các dây thanh âm, tần số cơ bản thường được ký hiệu là F0
Tần số cơ bản có giá trị phụ thuộc vào tần số lấy mẫu và khoảng cách giữa 2 đỉnh của các sóng âm tuần hoàn
2.3 Cường độ âm thanh
Cường độ âm thanh là biên độ dao động của sóng âm Biên độ càng lớn thì cường độ âm thanh càng mạnh
Khi dao động trong quá trình truyền sóng, sóng âm tạo ra một áp lực lên không khí Để đo áp lực âm thanh, người ta dùng công thức:
P (áp lực) = F(lực) /A (diện tích)
Đơn vị của áp lực là Pascal (Pa) hoặc Newtơn trên diện tích 1 mét vuông (N/ m2) Nhưng áp lực âm thanh tác động vào tai người nghe chỉ là rất nhỏ, do vậy người ta không sử dụng các đơn vị Pa hay N/m2
mà lập ra một hệ
đo cường độ âm thanh tương ứng với áp lực âm thanh theo tỉ lệ logarit 1:10 được gọi là hệ đo Bel Nguyên tắc của hệ này là: nếu áp lực tăng lên 10 lần so với áp lực ban đầu thì giá trị của cường độ âm thanh tăng lên 1 Bel (tương tự:
áp lực tăng 100 lần bằng cường độ 2 Bel; 1000 lần bằng 3 Bel…)
Trong thực tế, người ta thường dùng đơn vị Decibel (1dB = 1/10 Bel)
Trang 372.4 Trường độ âm thanh
Là thời gian diễn ra dao động sóng âm từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc Đơn vị đo trường độ tính bằng mili giây (1 ms = 1/1000s)
Trang 38CHƯƠNG 2: THANH ĐIỆU TỪ LÁY TRONG BỐI CẢNH BIỆT LẬP
1 Sự thể hiện của thanh điệu từ láy trong bối cảnh biệt lập
Các mẫu từ láy đọc trong phong cách này thường có khoảng lặng ở giữa mỗi từ, khoảng lặng chiếm từ 10 đến 50 ms, những đặc điểm về cao độ cũng như đường nét được bảo toàn và tương đối giống với hình dáng của nó trong âm tiết rời Những mô tả chi tiết của chúng tôi như sau:
1.1 Thanh ngang
Khảo sát của chúng tôi cho thấy, thanh ngang trong từ láy đọc rời là thanh tương đối cao, có âm điệu bằng phẳng ổn định, giống nhau ở tất cả các âm tiết Độ cao của thanh ít thay đổi và nó không phụ thuộc vào thành phần của
âm tiết Trong các từ láy có thanh ngang được khảo sát, đường nét hầu như không bị thay đổi, không bị yết hầu hoá trong quá trình phát âm Ở mỗi điểm
đo lấy 1 giá trị Fo trung bình cộng của 5 từ láy cho 10 CTV, nối các điểm đo lại chúng tôi có một hệ đường nét thanh điệu chung cho các CTV trong từ láy rời rạc của 10 CTV Số giá trị Fo(Hz) trung bình cộng tại các điểm đo được trình bày ở bảng dưới đây Dựa trên số liệu này chúng tôi minh hoạ đường nét
âm điệu của thanh ngang 10 CTV trong các mẫu từ láy bằng sơ đồ tương ứng:
Trang 39Diễn tiến đường nét thanh ngang của CTV nam
0 50 100 150 200
Diễn tiến đường nét thanh ngang trong từ biệt lập
Thanh ngang trong từ láy biệt lập có trường độ trung bình ở tất cả các CTV là 455 ms
Trang 401.2 Thanh huyền
Thanh huyền được phát âm ở âm vực thấp so với thanh ngang Ở tất cả các mẫu biệt lập nó có đường nét âm điệu đi xuống thoai thoải Cũng giống như thanh ngang, thanh huyền có cường độ đồng đều không thay đổi, không bị yết hầu hoá trong quá trình phát âm CTV nữ có tần số phát âm cao hơn CTV nam từ 100 đến 150 Hz Bảng diễn tiến cao độ trung bình của các CTV được biểu diễn bằng sơ đồ đường nét sau: