Cách xây dựng nhân vật “tôi”

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary) (Trang 37)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Cách xây dựng nhân vật “tôi”

2.2.1 Nhân vật nỗ lực định danh

Romain là một tài năng nhiều mặt, xét ở phương diện điểm nhấn sự nghiệp văn chương nghệ thuật thì Lời hứa lúc bình minh là một tác phẩm đặc biệt trong cuộc đời nhà văn của ông. Bởi nó không chỉ ghi lại cuộc đời đầy sôi động và vinh quang của ông mà hơn hết đó là câu chuyện về những nỗ lực định danh của chính tác giả thông qua hình tượng nhân vật “tôi”.

Ở những trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết tự truyện tác giả viết: “Không còn nghe tiếng cười, không còn thấy những cái nhìn châm chọc, tôi ôm mẹ và nghĩ đến tất cả những cuộc chiến mà tôi sẽ lao vào vì bà, nghĩ đến những gì mà mình đã tự hứa vào lúc bình minh của cuộc đời, là sẽ trả lại công bằng cho mẹ, là làm cho sự hy sinh của mẹ có ý nghĩa, là một ngày nào đó sẽ trở về nhà sau khi đã chiến thắng trong cuộc tranh dành quyền làm chủ thế giới với những kẻ mà, ngay thuở chập chững biết đi, tôi đã biết đến sức mạnh và sự tàn ác [68;15]. Đó chính là cuộc chiến chống lại các vị thần để: “tranh giành quyền làm chủ thế giới với các vị thần phi lý và đam mê quyền lực, muốn trả lại trái đất cho những ai bao bọc nó bằng tất cả tình

thương yêu và lòng quả cảm” [68;18]. Và cho đến “cuối chặng đường đời tôi vẫn thấy chúng rất rõ trong bóng hoàng hôn Big Sur, tôi vẫn nghe tiếng chúng bất chấp tiềng gầm rú của đại dương; tôi buột miệng nhắc đến chúng và để đối đầu với chúng, đôi mắt đang lão hóa của tôi tìm lại cái nhìn của đưa trẻ lên tám” [68;16].

Cụ thể là tranh dành quyền làm chủ thế giới với các vị thần, từ Totoche (Thần ngu dốt), Merzavka (thần chân lý tuyệt đối), Filoche (Thần ti tiện):

“Trước hết phải kể đến Totoche, thần ngu dốt, đít đỏ như đít khỉ, bản mặt trí thức rởm, tim lại say mê những điều viễn vông; vào năm 1940, vị thần này là nhà lý luận cố chấp rất được người Đức tôn thờ; bây giờ hắn có xu hướng trốn vào khoa học thuần túy… mỗi lúc có bom nguyên tử nổ là bóng hắn lại cao hơn một chút so với quả đất; mánh khóe sở trường của hắn là mang lại cho sự ngu dốt một vỏ bọc thiên tài và tuyển chọn trong số chúng ta những bậc vĩ nhân để bảo đảm cho sự hủy hoại của chính chúng ta. [68; 16].

“Merzavka, thần chân lý tuyệt đối, một tay lính cô dắc đứng trên những đống xác người, roi ngựa trong tay, mũ lông đội sụp xuống mắt và điệu cười hớn hở; vị thần này là chúa tể lâu đời nhất của chúng ta, hắn ngự trị số phận chúng ta, trở nên giàu có và được trọng vọng từ bấy lâu nay; mỗi khi hắn giết chóc, tra tấn và áp bức nhân danh những chân lý mang tính chất tuyệt đối, tôn giáo, chính trị hay đạo đức, thì một nửa nhân loại lại âu yếm liếm giày cho hắn; điều này làm cho hắn rất thích thú, vì hắn biết rằng các chân lý tuyệt đối không tồn tại, đó chỉ là một cách để biến chúng ta thành nô lệ” [68; 16-17].

“Filoche, thần ti tiện, thần định kiến, khinh bỉ và hận thù…hắn cừ khôi trong việc tổ chức các phong trào tập thể, các cuộc chiến tranh, các vụ hành hung, các hành động trấn áp, hắn là một nhà biện chứng tài tình, cha đẻ của tất cả các hình thức đào tạo ý hệ…. hắn vẫn là một trong những vị thần có

thế lực nhất, được nhiều người nghe theo nhất mà người ta luôn thấy trong mọi phe phái, một trong những kể nhiệt tình bảo vệ trái đất của chúng ta, tranh dành với chúng ta quyền làm chủ trái đất với nhiều mánh khóe nhất và bằng cách thức khéo léo nhất” [68;17].

Ngoài ra còn có vị thần khác, huyền bí hơn, mờ ám hơn, thâm hiểm hơn, kín đáo hơn rất khó nhận diện, là “những vị thần bạo ngược nhong nhong khắp thế gian” [68;18].

Cuộc chiến chống lại các vị thần đó là một ước nguyện thật đẹp, thật cao cả của nhân vật “tôi”, nhưng trên hết đó là nỗ lực thực hiện lời hứa của một đứa con đối với người mẹ ngay từ thuở ấu thơ, lời hứa đền đáp công ơn trời biển của người mẹ đã phải chịu bao thua thiệt, đau khổ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hy sinh bản thân cho con. Đó là lời hứa lập nghiệp, lập thân, lập công, lập đức, lập danh, được định danh ở cái bình diện tình cảm, xã hội, nghệ thuật.

Tiếp cận Lời hứa lúc bình minh, chúng ta đều nhận ra Nina Borosovskaia là một người mẹ đơn thân, chính vì vậy mà bà mong muốn con trai mình trở thành một chàng trai quyến rũ, một người có khả năng chinh phục phụ nữ khiến cho “đàn bà con gái sẽ phủ phục dưới chân con” [68; 23]. Đó chính là nhu cầu phục thù về thể chất và tình cảm mà bà đòi hỏi con trai thay mình thực hiện” [68;34]. “Mẹ thiết tha mong muốn tôi gặt hái được nhiều thành công trong việc chinh phục phụ nữ. Rõ ràng mẹ tôi coi đó là một trong những phương diện chủ yếu của sự thành công trên đời. Đối với mẹ tôi, đó là thứ đi kèm với những vinh dự chính thức, với những huy chương cao quý, với những bộ quân phục cấp cao, với rượu sâm banh và những buổi lễ tiếp đón tại Tòa Đại sứ” [68;33].

Để chinh phục phụ nữ đạt kết quả như mong muốn, bà đã dạy cho con trai mình từ nghệ thuật tặng quà phụ nữ:

“Con phải nhớ là khi tự mình đến với bó hoa nhỏ trên tay thì sẽ gây xúc động hơn là gửi một bó hoa to bằng dịch vụ. Con hãy cảnh giác với

nhiều phụ nữ có áo choàng lông thú, đó là những người luôn chờ có thêm một chiếc áo choàng lông thú khác, chỉ nên đi lại với họ nếu con thực sự có nhu cầu. Con cũng nên chọn các món quà tùy theo đối tượng, phải chú ý sở thích của người mà con định tặng. Nếu cô ta không được học hành tử tế hay không yêu thích văn chương, hãy tặng cô ta một cuốn sách hay. Nếu con có việc cần lụy đến một người phụ nữ thân phận khiêm tốn nhưng có học và nghiêm túc thì hãy tặng cô ta một món quà sang trọng, một lọ nước hoa hay một chiếc khăn choàng. Nhớ là trước khi tặng cái gì đó để đeo tay hay mặc, con phải nhìn kỹ màu tóc và màu mắt cô ta. Những món quà nho nhỏ như cài áo, nhẫn, khuyên tai con phải mua thế nào cho phù hợp với màu mắt của cô ta, còn váy, áo choàng, khăn thì con phải chú ý đến màu tóc. Phụ nữ mà tóc và mắt cùng một màu thì dễ ăn mặc hơn…”.[68; 111- 112].

Không chỉ nghệ thuật tặng quà mà bà còn dạy con mình cách nhận quà cũng như cách quyến rũ một phụ nữ, đó là cách hôn tay phụ nữ, cách vừa chào vừa kê một chân lên chân khác, ngước mắt lên nhìn…

“Con có thể nhận quà, nhận các đồ vật, chẵng hạn như bút mực, hoặc ví tiền. Thậm chí có thể một chiếc Rolls- Royce, nhưng tiền thì đừng bao giờ !” [68; 112].

Ngay từ khi tám tuổi, Nina đã gieo vào lòng Romain - đứa con trai duy nhất của mình “Những tiếng thở dài và những ánh mắt, nào là những bức thư tình và những lời thề thốt; nào là bàn tay âm thầm siết lại bên hiên, dưới ánh trăng; nào là bộ quân phục sĩ quan màu trắng và điệu Valse xa xa; nào là những tiếng thì thầm và những lời cầu khẩn.” [68;29].

Khi Romain mười ba tuổt rưỡi, Nina đã ước nguyện con trai mình quyến rũ được “những cô gái đẹp nhất trên đời, những nữ diễn viên ba lê nổi tiếng, những prime donne, những Rachel, những Duse, những Garbo…” [68; 32]. Đó hẳn phải là một trong những diễn viên nổi tiếng ở Pháp, ở Mỹ, ở Ý. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, tất cả mọi điều tốt đẹp

nhất trong cuộc sống đều dành cho ai đó nhất định, không phải cái hôn tay nào đối với phụ nữ cũng tạo nên những xúc cảm mãnh liệt, không phải bó hoa nào gửi đến những người phụ nữ cũng được nâng niu, hay mỗi lần ngước mắt lên nhìn trời là đều chinh phục được người mình thích ngay. Chín tuổi, Romain đã định danh tình yêu đầu tiên trong đời. Đó là mối tình mãnh liệt với cô bé tám tuổi Valentine, tóc nâu, mắt sáng, vóc người thanh mãnh, mặc chiếc váy màu trắng, mà theo nhân vật tôi thì “có thể tả cô bé rất lâu, tả đến đứt hơi, và nếu có giọng thì tôi sẽ không ngừng hát, ca ngợi vẻ đẹp và sự dịu dàng của cô bé.” [68; 89].

Những bài học đầu tiên của mẹ đã được đứa con trai chín tuổi thực hiện ngay, “tôi ngước mắt lên nhìn ánh nắng để chinh phục người đẹp (…) tôi đứng đó, mắt nhìn mặt trời cho đến khi khuôn mặt mình đầm đìa nước mắt (…) mắt tôi lồi cả ra, xung quanh tôi tất cả đều rực lửa, còn Valentine thì chẳng đoái hoài gì đến tôi” [68; 89-90].

Để lấy lòng cô bé, Romain đã phải “ăn nhiều nắm giun đất, một số lượng bướm rất lớn, một cân anh đào cả hạt, một con chuột nhắt, và (…) vì người tôi yêu mà tôi đã ăn một chiếc giày bằng cao su… [68; 90].

“Tôi cũng đã ăn ba con cá vàng mà chúng tôi vớt được trong bể cá của thầy dạy nhạc” [68; 91]. Ngoài ra để chứng tỏ tình yêu của mình thì Romain đã ăn hoa cúc, ăn ốc sên, ăn nhện…, theo Romain “tin chắc là người ta làm tình như thế ” [68; 91].

Mối tình trẻ thơ kết thúc bởi những chiến công, những kỳ tích lẫy lừng khi có khả năng được xếp vào hàng ngũ những người tình vĩ đại nhất trong mọi thời đại thì trong thực tế ít nhất một lần Romain đã phải nói dối mẹ để “chứng tỏ mình là một gentleman thực sự” [64] nhằm xoa dịu, trấn an tinh thần của mẹ khi nhận tin rằng con trai mình là người duy nhất trong tổng số ba trăm người không được phong thiếu úy.

“Con đã quyến rũ vợ của Chỉ huy trưởng Con đã không làm chủ được mình. Lính tùy tùng đã tố giác con. Ông chồng đòi trừng phạt…” [68; 278].

Người mẹ đã tỏ ra thán phục và hãnh diện vô bờ khi ước mong con trở thành một chàng trai quyến rũ, một Don Juan thực sự, một Casanova- người tình vĩ đại nhất mọi thời đại. “Bản năng lãng mạn xưa cũ và ký ức về Anna karenina đã chiến thắng tất cả những gì còn lại ”.[68; 278].

Có thể nói vì mẹ mà Romain đã không ngừng cố gắng, không ngừng nỗ lực định danh ở khía cạnh tình cảm như người mẹ hằng mong muốn, không ngừng “tăng cường chứng tỏ lòng dũng cảm và chất nam tính của mình”[68; 95]. Không ít lần trong tác phẩm Romain đã luôn cảm thấy day dứt, luôn bị ám ảnh bởi nam tính trong con người mình, bởi chất “man” đích thực như mẹ mình hằng mong muốn:

“Hồi ấy tôi đã mười chín tuổi. Nhưng tôi vẫn chưa có được tâm hồn của kẻ chinh phục phụ nữ. Tôi rất khổ tâm. Cái cảm giác đầy ám ảnh là nam tính trong mình ngày càng giảm sút giằng xé tôi, tôi cố gắng chống chọi cảm giác này như tất cả những người đàn ông trước tôi, những người muốn yên tâm về nam tính của mình” [68;224].

“Tôi luôn cảm thấy mình bất lực kinh khủng và cố gắng hết sức để thay đổi, để chứng tỏ mình chưa hoàn toàn đánh mất nam tính” [68;402]

Trong thực tế Romain đã có những thành công đáng kể trên tình trường, đặc biệt là đã tìm ra người tình trong mơ, mối tình giữa ông và nữ minh tinh màn bạc Jean Sebert đã danh chính ngôn thuận năm 1963, mối tình đã đơm hoa kết trái với cậu con trai Alexandce Diego.

Những nỗ lực định danh thứ hai của Romain Gary được ghi nhận ở mặt xã hội. Phải chăng cuộc đời quá ngắn ngủi của người mẹ góp phần tạo thành yếu tố nội lực thúc đẩy những thành công của ông trên mọi phương diện, đặc biệt giúp ông có vị thế trong xã hội: “Kế hoạch của mẹ tôi hòng đào tạo tôi trở thành người giới thượng lưu” [68;73]. Người mẹ đã dõng dạc tuyên bố khi con mình mới tám tuổi rằng “Con sẽ là đại sứ Pháp” [68;52]. Chứ “không chịu nghề nào thấp kém hơn” [68;109].

Để góp phần thực hiện kế hoạch đó, Nina đã chuẩn bị hành trang vào đời cho con mình từ cách ăn mặc, đi đứng đến cách tặng hoa phụ nữ, bà dạy cho con mình cách khiêu vũ, cho con học từ đấu kiếm, bắn súng hay thuật cưỡi ngựa, tám tuổi người mẹ khẳng định về con trai:

- “Con sẽ có xe ôtô” [68;53]

- “Con tôi sẽ mặc đồ London”[68;55].

Khi cuộc sống của hai mẹ con trở nên vương giả hơn. Nina quyết định cho “tôi mặc những bộ quần áo nhung lịch sự đo cho riêng mình, quàng những chiếc khăn bằng ren lụa, và để phòng khi trái gió trở trời thì tôi có một cái áo lông sóc kỳ dị, với hàng trăm cái đuôi nhỏ mầu xám” [68;71]. Và “sau khi khách hàng ra về, phòng khách lại lên đèn trông vui mắt, thảm được cuốn lại, một chiếc máy hát được đặt trên bàn” “mẹ tự mình dạy tôi rất nhiều bài nhảy Polka và valse”[68;73]. “Mỗi tuần ba lần, mẹ dắt tôi lên trường luyện ngựa của trung úy Saverdlovski, nơi đích thân trung úy dạy tôi những bài học đầu tiên về bí mật của thuật cưỡi ngựa, đấu kiếm và bắn súng… Sau nữa giờ tập kiếm, nữa giờ tập bắn súng, nữa giờ tập cưỡi ngựa là tập thể dục và bài tập hít thở” [68;74]. Và như Romain đã từng khẳng định “tôi mới chập chững bước vào giới thượng lưu” [68;81].

Quá trình định danh về mặt xã hội của Romain cũng đầy cam go, thử thách nhưng với lòng quyết tâm cao độ của người mẹ, bà đã hoạch định tương lai cho con trai rất rõ ràng, rất cụ thể: “Kế hoạch của mẹ về tương lai của tôi đã được quyết định từ lâu rồi. Bằng tú tài, nhập quốc tịch, cử nhân luật, nghĩa vụ quân sự - với cương vị là sỹ quan kỵ binh, dĩ nhiên rồi - trường khoa học Chính trị và bước chân vào con đường “ngoại giao”” [68;168]. Theo như bà nghĩ: “trong thế giới của Anna Karenina và các sĩ quan cận vệ, Tổng thống cộng hòa hoàn toàn không thuộc “giới phong lưu”, và một ngài đại sứ mặc đồng phục thì danh giá hơn nhiều”. [68;110]

Romain đã dần định danh những thành công bước đầu của mình. Năm 1933, rời thành phố Nice miền Nam nước Pháp thân yêu, ông bước vào

trường Đại học luật Axi-en-Provence, tốt nghiệp lớp sỹ quan dự bị cao cấp bậc bốn cho vùng Paris, được mặc áo vét da, nghĩa là trở thành phi công thực sự, vinh dự được nhận những giải thưởng cao quý: Huân chương Giải phóng, Bắc đẩu bội tinh hạng kỵ sĩ, Huân chương chiến tranh. Vào năm 1945, ông chính thức bước vào sự nghiệp ngoại giao bằng một chức vụ tại Bulgarie, năm 1956 ông trở thành tổng lãnh sự Pháp tại Los Angeles. Như Romain nói: “Cuối cùng tôi cũng trở thành một người thuộc giới thượng lưu”.[68;226].

Ở bình diện thứ ba là nỗ lực về mặt nghệ thuật của Romain Gary. Có thể nói nếu ở hai bình diện Romain đã tạo dựng cho mình được nhiều kỳ tích lẫy lừng, thì ở bình diện thứ ba này ông đã để lại những dấu ấn đặc biệt đúng như người mẹ từng mong ước: “Con sẽ là một nghệ sỹ vĩ đại” [68;146]. Nếu như vì người đàn ông bội bạc cuộc đời mình mà Nina mong muốn con trai mình trở nên mạnh mẽ, đầy nam tính, có khả năng quyến rũ những cô gái đẹp nhất như một hình ảnh phản chiếu người đàn ông khi xưa bước vào cuộc đời bà thì bà lại càng tha thiết mong muốn con trai gặt hái được thành công trên con đường nghệ thuật như một sự bù đắp những tham vọng hồi trẻ của mình bởi bà vốn là một diễn viên trong các nhà hát có

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w