Giọng điệu trữ tình

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary) (Trang 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Giọng điệu trữ tình

Cùng với giọng điệu hài hước, giễu cợt, Lời hứa lúc bình minh còn thể hiện chất giọng trữ tình, lãng mạn. Chất trữ tình đó là lối viết mượt mà, trong trẻo về bức tranh thiên nhiên, cảnh vật là những dòng hồi ức đầy xúc động về mẹ, những xúc cảm ngọt ngào khi còn bé… Bởi vậy mà Romain

được Le Magazine Littéraire dành ý kiến đánh giá trân trọng: “Romain Gary là một nhà văn đa dạng. Ông đã viết nên những cuốn sách tuyệt đẹp mà Lời hứa lúc bình minh là một trong số đó”.

Tiểu thuyết tự truyện là thể loại tác giả viết về cuộc đời của chính mình. Lời hứa lúc bình minh là câu chuyện về tình mẫu tử đầy yêu thương của hai mẹ con cho nên giọng điệu trữ tình là giọng chủ đạo của tác phẩm “tạo nên ở bạn đọc một sự đồng cảm, gần gũi và tin cậy, một sự xúc động sâu lắng, với những ấn tượng mạnh mẽ, thắm thiết ” (Trần Đình Sử). Giọng điệu trữ tình thể hiện ở những dòng suy nghĩ nội tâm ngọt ngào của tác giả khi âu yếm một chú mèo.

“Cảm giác khi lưỡi mèo nham nhám và ấm áp liếm lên mặt làm tôi mỉm cười sung sướng, tôi nhắm mắt lại và cứ để thế - vào khoảnh khắc đó cũng như sau này, trong suốt cuộc đời mình, tôi không tìm cách hiểu xem chính xác cái gì đang được giấu kín đằng sau những biểu hiện yêu thương của ai đó đối với tôi. Điều quan trọng là lúc ấy có một cái mõm thân tình và một cái lưỡi ấm áp đang liếm láp mặt tôi với tất cả những biểu hiện của sự âu yếm và lòng cảm thông. Tôi không cần gì hơn để cảm thấy hạnh phúc.” [68; 58-59].

Hay khi ông miêu tả cái sân phía sau khu nhà trọ, nơi hai mẹ con ông từng sống. “phía cuối sân là hàng dậu tươi tốt vươn cao từ vườn cây ăn quả kế bên, các tòa nhà của hai con phố quay lưng lại với cái sân này. Phía bên phải là các vựa lúa lớn (…) nhưng vựa lúa này được những người thuê sử dụng như kho đồ gỗ, trong đó có rất nhiều va ly và rương hòm mà tôi vẫn nhẹ nhàng phá khóa mở ra; chúng tuôn xuống đất toàn bộ cuộc đời kỳ lạ của các đồ vật cũ kỹ và lỗi thời, bốc mùi long não. Những giờ phút ở đó thật là tuyệt vời, hệt như trong bầu không khí tìm được kho báu và đắm tàu…” [68; 98] .

Chất giọng đó còn được Romain vận dụng để nói về nước Pháp, đất nước mà mẹ ông luôn luôn ngưỡng mộ, tôn thờ: “Bạn cứ thử nghe những

truyền thuyết nước Pháp từ thuở nhỏ, trong những khu rừng Litva, cứ thử nhìn trong mắt mẹ bạn xứ sở mà bạn chưa bào giờ biết tới, cứ thử tìm hiểu đất nước đó trong nụ cười và trong giọng nói đầy vẻ thán phục của bà, vào buổi tối, bên bếp lửa tí tách khi mà ngoài trời tuyết rơi tạo nên sự thinh lặng xung quanh bạn, hãy thử lắng nghe nước Pháp được kể với bạn qua Chú Mèo Di Hia; thử tròn mắt trước mỗi người chăn cừu và lắng nghe các giọng nói; thử báo với các chú lính chì của bạn rằng, từ trên đỉnh các kim tự tháp, bốn mươi thế kỷ vẫn chiêm ngưỡng họ.” [68; 109] .

Romain đã cùng với mẹ trải qua những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đời. Hình ảnh người mẹ trong trái tim ông là một người chịu thương, chịu khó, một người mẹ vĩ đại, sẵn sàng hi sinh tất cả vì ông. Tình yêu đó của người mẹ theo suốt cuộc đời ông khi ông chiến đấu trong không quân, khi ông bắt đầu viết sách, thậm chí cả khi ông đã giải ngũ trở về. Bởi vậy trong mỗi dòng hồi ức về mẹ luôn chứa đựng những gì ngọt ngào nhất, sâu lắng nhất từ những lần hai mẹ con đi xem hòa nhạc, những lúc hai mẹ con ngồi bên nhau tâm sự, những bài học đầu tiên mẹ dạy cho ông… tất cả đều được ông nói lên với giọng điệu thật ngọt ngào.

“ Những gì còn lại đối với tôi là bờ má áp lên má tôi, là giọng nói du dương, thường thì thầm, cười nói, hát ca - một nụ cười vô tư, một niềm vui là lạ mà đến giờ tôi vẫn thường mong ngóng, chờ đợi, kiếm tìm vô vọng quanh mình; một mùi hương huệ chuông, một mái tóc sẫm xõa xuống mặt tôi, những câu chuyện kỳ lạ thì thầm về xứ sở sau này sẽ trở thành quê hương tôi”.

Giọng điệu trữ tình đó còn được tô đậm ở những dòng suy tư, cảm xúc về cuộc đời, về lẽ sống của ông. “Tôi ở đó, dưới ánh mặt trời, lòng thanh thản, quan sát sự vật và con người một cách thân thiện và biết rằng cuộc đời thật sự đáng sống và hạnh phúc là cái gì đó có thể đạt tới, chỉ cần tìm thấy thiên hướng sâu xa trong mình rồi hết lòng với những gì mình thích, hoàn toàn quên cả bản thân.” [68; 146].

Lối viết mượt mà, giọng điệu tha thiết đó còn được khẳng định qua những trang văn về thiên nhiên tươi đẹp về cảnh vật hiền hòa xung quanh những nơi mà ông từng sống, gắn bó.

“…Sương mù biển khơi làm cho mọi vật trở nên dìu dịu; phía chân trời không một cánh buồm ló dạng; trên một chỏm đá, trước mặt tôi hàng nghìn con chim đang đậu; trên một chỏm đá khác là một gia đình chim hải cẩu: hải cẩu bố cứ dập dềnh trên mặt sóng, bóng nhẫy và đầy vẻ tận tâm, miệng ngậm một con cá. Thi thoảng, những con nhạn biển hạ xuống gần đến mức tôi phải nín thờ…”[68; 11].

“Những chú hải cẩu đã lặng im trên những mỏm đá, và tôi ở đó, mắt nhắm lại, miệng mỉm cười, tôi tưởng tượng một chú hải cẩu nhẹ nhàng đi về phía mình, còn mình thì bổng cảm thấy một chiếc mõm thân thương cà vào má hay vai…” [68; 441].

Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào là kiểu giọng chúng ta thường thấy trong các tác phẩm tự truyện. Với giọng điệu này chân dung nhân vật chính hiện ra thật đẹp và đầy cảm xúc. Lời hứa lúc bình minh đưa đến cho người đọc những rung động nhẹ nhàng mà sâu lắng.

KẾT LUẬN

1. Romain Gary một trong những nhà văn kinh điển tầm cỡ thế giới, người đã góp phần thổi vào bầu khí quyển văn chương Pháp những nét mới lạ, độc đáo với hai lần được nhận giải thưởng văn học Goncourt. Những thành tựu của ông như một sự khẳng định cho tài năng không bao giờ cạn kiệt của người nghệ sĩ. Lời hứa lúc bình minh là câu chuyện dài kể về tuổi thơ và phần lớn cuộc đời của tác giả đặc biệt là tình cảm của ông dành cho mẹ cũng như tình cảm bao la dạt dào, sự hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con trai. Tác phẩm này đã khẳng định được giá trị của nó khi đã được dịch ra hơn năm mươi ngôn ngữ trên thế giới. “Rất nhiều chương đoạn tuyệt vời trong cuốn sách này gọi mở cho ta nhiều suy nghĩ, ý tưởng, thậm chí giúp ta hiểu thế nào là yêu quý một người mẹ.” [E-litterature.net]. Chúng ta càng thấy tác phẩm này hay hơn nữa khi hiểu được thi pháp tiểu thuyết của Romain Gary.

2. Lời hứa lúc bình minh cuốn tiểu thuyết tự truyện viết về phần lớn cuộc đời đã qua của chính tác giả. Cảm hứng của nhà văn khi viết tự truyện là sự thôi thúc từ bên trong con người tác giả. Do đó người đọc luôn cảm nhận trong các tác phẩm thuộc thể loại này sự chân thành trong từng cảm xúc. Nhân vật trong tác phẩm cũng chính là tác giả cùng người mẹ - người có ảnh hưởng sâu đậm nhất trong cuộc đời ông. Như một bài ca tôn vinh tình mẫu tử, với tình yêu đặc biệt dành cho con, hình ảnh người mẹ theo ông suốt cuộc đời, cả khi ông chiến đấu trong không quân, khi ông bắt đầu sự nghiệp văn chương, cả cuộc đời sau này, khi người mẹ đã mất thì những lá thư đó vẫn luôn bên cạnh ông, sưởi ấm tâm hồn ông. Bằng tình yêu và niềm tin mãnh liệt, người mẹ ấy đã cùng con trai vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để biến những ước mơ trở thành hiện thực. Tác giả, với những tình cảm dành cho mẹ, đã không ngừng nỗ lực trong cuộc sống, không ngừng thực hiện lời hứa từ lúc bình minh của cuộc đời để khẳng

định một điều rằng tài năng không bao giờ tự nở rộ mà cần phải nỗ lực hết mình. Tác phẩm này đẹp lên bởi tác giả của nó đã biết cách thi vị hóa, tiểu thuyết hóa một phần sự thật cuộc đời đầy vinh quang nhưng cũng lắm gian truân của mình. Theo chúng tôi, Romain Gary đã đạt tới đỉnh cao của thể loại giả tự truyện.

3. Không gian và thời gian nghệ thuật là những yếu tố nghệ thuật vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học. Không gian là mô hình về cuộc sống, thể hiện quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm gắn với thời gian đời người, thời gian tâm trạng.

Lời hứa lúc bình minh là bức tranh không gian về những nơi chốn, địa điểm tác giả từng sống, gắn bó. Hình ảnh về gian phòng trọ chật hẹp với những đồ vật xinh xắn, về thành phố thân yêu với cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp. Rộng lớn hơn như là chiến trường nơi ông cùng các đồng đội đã từng tham gia chiến đấu. Thời gian trong tác phẩm là thời gian của quá khứ, của những hồi ức đẹp đẽ. Tất cả như một thước phim quay chậm từ từ hiện ra trước mắt người đọc. Không gian và thời gian ấy thấm đẫm tâm trạng, tâm tưởng của nhà văn. Đây là kiểu không gian, thời gian mang tính đời tư, gia đình trong mối tương quan với xã hội. Chính vì vậy gợi cho người đọc những liên tưởng sâu xa, những cảm xúc khó phai.

4. Mặc dù tiếp cận tác phẩm qua bản dịch, chúng tôi vẫn thấy được giọng điệu của tác giả. Đó là giọng điệu trữ tình, ngọt ngào, được tạo nên từ những câu văn dài, giàu hình ảnh, giàu đặc tính. Thỉnh thoảng, tác giả làm cho câu chuyện của mình thêm phần thi vị khi sử dụng giọng điệu hóm hỉnh, hài hước, một cái “humour” khiến cho độc giả đôi lúc phải cười, và nhiều khi cũng rất xúc động trước những nỗi đau được vẽ nên bằng sự tương phản đôi khi được phóng đại lên. Chính điều này đã góp phần tạo nên một tác phẩm đẹp và đậm tính nhân văn, một bức tranh về người mẹ vĩ đại trong văn chương và trong cuộc đời ông.

Do những điều kiện khách quan và chủ quan, nhất là những khó khăn trong việc nghiên cứu thể loại tự truyện, một thể loại văn học ra đời muộn lại mang tính giáp ranh với một số thể loại khác, và khó khăn trong việc tiếp cận tư liệu về Romain Gary - một nhà văn mới được bạn đọc Việt Nam biết tới, đề tài này chắc chắn đã không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tuy nhiên với những gì chúng tôi đã trình bày trong luận văn, chúng tôi hi vọng góp phần giới thiệu về tác giả Romain Gary - một tài năng xuất sắc trong văn học Pháp nói riêng và thế giới nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lại Nguyên Ân (1990), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (1994), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

4. Bakhtin. M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Trường viết văn Nguyễn Du , Hà Nội.

5. Bakhtin. M (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học (9).

7. Nguyễn Thị Bình (1999), Một vài đặc điểm của tiểu thuyết mới” ,Tạp chí văn học (6).

8. Nguyễn Duy Bình, “Lời hứa lúc bình minh: truyện cổ tích về người mẹ”, http: // gocnghe.blogspot.com.

9. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học, lí luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội.

11. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.

12. Đặng Anh Đào (2001), Tài năng và người thưởng thức, Nxb văn nghệ TP.Hồ Chí Minh.

13. Đặng Anh Đào (chủ biên, 2001), Văn học Phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Phan Cự Đệ (1976), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Đỗ Xuân Hà (2006), Văn học thế giới thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Bùi Mai Hạnh - Lê Vân (2006), Yêu và sống, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Chí Hoan, “Chìa tay cho thượng đế”,

http://sachhay.org/sach/chitiet/5003/loihualucbinhminh…

21. Tô Hoài (1997), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 22. Tô Hoài (1995), Tự truyện, Nxb Văn học, Hà Nội.

23. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn.

24. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Mấy vấn đề của tiểu thuyết và đặc trưng của thể loại này (năm bài giảng về thể loại), Nxb Trường viết văn Nguyễn Du.

25. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngã đường văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Xuân Khánh, “Nghề văn thật hấp dẫn”, http://w.w.w nhân dân.com.

27. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học nhìn từ góc độ thi pháp, Nxb giáo dục, Hà Nội.

28. Khrapchenco M.B (1984), Sáng tạo nghệ thuật hiện thực con người, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Khrapchenco.M.B (1997), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

30. Khrapchenco M.B (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

31. Kundera.M. (2005), Đối thoại về nghệ thuật tiểu thuyết, Trịnh Y Thu dịch.

32. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb văn học, Hà Nội.

33. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Vương Trí Nhàn (996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 35. Chu Lai (1995), “Nhân vật người lính trong văn học”, Văn nghệ quân đội (6).

36. Tôn Phương Lan (1995), Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của những nhà văn cầm súng”, Văn nghệ quân đội (4).

37. Tôn Phương Lan (2010), “Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh”: http://w.w.w .org.com.

38. Lê Thị Lan (2008), Thể loại tự truyện qua những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và Sống nhờ của Mạnh Phú Tư (Luận văn Thạc sĩ), Đại học Vinh.

39. Thạch Lam (1990), Văn và đời, NXb Hà Nội.

40. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn Hà Nội.

41.Phong Lê (1998), Vẫn chuyện văn và người, Nxb Văn hóa thông tin. 42. Phong Lê (2003), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

43. Phong Lê (2006), Người trong văn, Nxb Văn hóa Sài Gòn. 44. Nguyễn Hiền Lê (1993), Hồi ký, Nxb văn học.

45. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lí luận văn học Phương Tây hiện đại, Nxb văn học, Hà Nội.

46. Phương Lựu (chủ biên, 2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Nhị Linh, “Tự đặt tên cho mình”, http://sachxua.net.

http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx? ArticleID=365885&ChannelID=2

49. Sacotte. M, Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary, Folio, 2006. 50. Trần Đình Sử (1987), Lí luận văn học (3 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 51. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 52. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn,

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w