Lòng hiếu thả o tình yêu tuyệt đối

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary) (Trang 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Lòng hiếu thả o tình yêu tuyệt đối

Không phải mọi sự hy sinh của những người làm cha mẹ dành cho con mình trong cuộc sống cũng như trong văn chương đều được ghi nhận nhưng với tình yêu và sự hi sinh cao cả của một người mẹ dành cho đứa con trai duy nhất. Nina đã nhận được những tình cảm cao quý, tình yêu, sự kính trọng, lòng hiếu thảo tuyệt đối của Romain. Đây là động lực thôi thúc ông trong suốt hành trình cuộc đời mình luôn khao khát tìm kiếm thành công để dành tặng người mẹ vĩ đại của mình.

Thấu hiểu được tất cả những sự hi sinh của người mẹ vĩ đại dành cho mình, bằng nghị lực, niềm tin, tình yêu thương dành cho mẹ một cách trọn vẹn. Chữ hiếu mà Romain “lập trình” nên đi từ những việc nhỏ nhất. Tình cảm ông dành cho mẹ không gì có thể đong đếm được. Ông khẳng định:“vì mẹ mà tôi muốn trở thành những người như vậy, đó là điều tôi muốn dâng tặng bà. Đôi khi mặc quần cộc ngồi sau một cái bàn, tôi ngước mắt nhìn mẹ

và chợt thấy dường như thế giới này không đủ rộng lớn để chứa đựng hết tình thương yêu tôi dành cho bà” [68;33].

Tình cảm đó được ông biến thành những việc làm cụ thể, trước hết Romain luôn ngoan ngoãn vâng lời mẹ, luôn tỏ ra là một người con chăm chỉ học tập, đặc biệt là các môn nghệ thuật với mong ước của người mẹ về đứa con trai sẽ phát hiện ra một tài năng nghệ thuật nào đó đang tiềm ẩn trong mình. Từ âm nhạc, hội họa, ca hát, kịch nói, khiêu vũ đều được Romain thử sức và hăng say tập luyện, ông mong muốn chạm tới vinh quang với ý nghĩ “Tự hỏi liệu mình có bao giờ làm được cho mẹ hài lòng không?” [68;35]. Hay những việc làm hằng ngày như lau chùi nhà, phụ giúp mẹ bán hàng, giúp mẹ trông coi khách sạn… “trong lúc mẹ đi vắng, tôi thử tự mình lau, rồi mẹ về nhà bắt gặp tôi trong tình trạng bò lổm ngổm với chiếc giẻ trên tay” [68;36]. Những hành động này của một cậu con trai lên tám khiến cho người mẹ không khỏi ngỡ ngàng trước những giọt nước mắt hạnh phúc, giúp người mẹ có nghị lực để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hiện tại.. “tám tuổi nhưng tôi đã quyết định rồi: tất cả những gì mẹ muốn, tôi sẽ mang lại cho mẹ” để gương mặt mẹ “rất hạnh phúc và thanh thản, không hề vương chút bận tâm. Những dấu hiệu mệt mỏi đã biến mất; ánh mắt mẹ lang thang giữa một xứ sở kỳ diệu…”

Mười bốn tuổi một hành động ít ai trong chúng ta dám nghĩ, dám làm nhưng Romain đã thực hiện rất tốt không chỉ một lần mà rất nhiều lần: “… tôi cố nén sự xấu hổ và đi tìm gặp một người bán kim cương, một người bán thịt, một chủ cửa hàng thuốc lá hay một người buôn đồ cổ khốn khổ nào đó mà mẹ đã chỉ cho tôi. Thế là người ta thấy một cậu bé run rẩy bước vào quán, đứng trước mặt mình, tay lăm lăm nắm đấm, nói với mình bằng giọng run lên vì phẫn nộ - một sự phẫn nộ rất hợp với biểu hiện của sự bất nhã mà tình mẫu tử buộc cậu ta phải dấn thân vào.” [68;48]. Những cái tát, những lần đi đánh nhau đó không khỏi khiến ông cảm thấy run sợ, day dứt, thậm chí kinh hãi trước những cảnh tượng như vậy. Tuy nhiên ông suy

nghĩ: “Mẹ tôi sống và chiến đấu một mình từ mười bốn năm nay rồi, không gì làm cho mẹ vui sướng hơn là cảm thấy mình “được bảo vệ”, cảm thấy sự hiện diện của một người đàn ông bên mình”[68;48]. Cậu bé Romain cảm thấy đau khổ, nhục nhã khi bị chính những kẻ mà mình đánh nhau đó gọi là “đồ du đãng” nhưng với tình cảm cao cả mà cậu dành cho mẹ, giúp cậu có đủ nghị lực để vượt qua, không để tâm tới những con người đó. Cậu bé Gary tin rằng: “mình đang được hứa hẹn những đỉnh cao chói lọi nhất, từ tên đó tôi sẽ cho nguyệt quế tuôn mưa lên người mẹ, để bù đắp cho cuộc đời của mẹ.” [68; 50].

Không dừng lại ở đó, tấm lòng hiếu thảo của Romain còn sâu sắc hơn khi ông thấu hiểu được sự vất vả, nỗi cô đơn của mẹ mình - người phụ nữ từ khi đứa con trai chào đời cho đến nay, khi bắt đầu bước sang tuổi xế chiều đã phải sống trong sự thiếu thốn tình cảm, thiếu đi bờ vai của một người đàn ông để làm chỗ dựa tinh thần, phải bươn trải với cuộc sống thường nhật nhặt nhạnh từng đồng tiền nuôi con khôn lớn, trưởng thành.

“Từ mươi ba năm nay, trong cảnh cô đơn, không chồng, không bạn tình, mẹ tôi can đảm chiến đấu kiếm từng đồng để nuôi sống hai mẹ con, để mua bơ sữa, giày dép, trả tiền thuê nhà, mua sắm quần áo, thanh toán món bít tết buổi trưa” [68;19].

“Bà đã năm mươi mốt tuổi rồi. Cái tuổi vất vả, nhất là khi người ta chỉ có một đứa con làm toàn bộ chỗ dựa trong đời.” [68; 22].

Đối với Nina, Romain vừa là một đứa con có hiếu, vừa là một người đàn ông để bênh vực, che chở cho cuộc đời bà, vừa là một người bạn thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, tình cảm cùng bà. Chính vì vậy ông cảm nhận được ở mẹ cần có ai đó khác nữa để yêu thương mà cụ thể đó là một người tình. Romain nảy ra ý nghĩ có thể “gả chồng” cho mẹ và nhờ đó có thể tránh được cho mẹ những mối lo âu về vật chất mặc dù thời điểm đó bà đã bước sang tuổi năm mươi ba mà theo lý lẽ của nhà văn thì : “tuổi tác có sao đâu (…) con tim chẳng bao giờ già cỗi, chỉ có sự trống trải, xa vắng là ở lại

và ngày càng lớn hơn.” [68; 207]. Đó là một người đàn ông ngoài năm mươi tuổi, ông là một họa sĩ, dáng vẻ lịch thiệp, tao nhã, giàu có khi sở hữu một căn nhà ờ Florida và một nhà nghỉ mát ở Thụy Sĩ. Tuy nhiên việc “gả chồng” cho mẹ đã không thành.

Tất cả những gì mẹ muốn Romain đề cố gắng thực hiện được, điều này không sai cả khi Romain còn bé hay lúc đã trưởng thành đều phấn đấu đạt những thành tích tốt nhất để dâng tặng mẹ, từ quá trình lên Paris học tập và bước chân vào Đại học Luật rồi tham gia vào Không quân Pháp, cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ nước Pháp, quê hương thứ hai của hai mẹ con, cả những tấm huy chương khi ở trong Không quân Pháp mà đích thân tướng De Gaulle trao tặng… “tôi tuyệt đối quyết tâm trở về Nice, đến chợ Buffa trong bộ quân phục sĩ quan, ngực đính đầy huy chương và tay ôm lấy mẹ.” [68; 414].

“Cuối cùng thì tôi cũng có thể về nhà trong thế ngẩng cao đầu: cuốn sách của tôi đã mang lại cho mẹ phần nào sự vinh quang nghệ thuật mà bà hằng mơ ước, và tôi sắp có thể trao cho bà những danh hiệu cao qúy nhất trong quân đội Pháp mà bà hoàn toàn xứng đáng có được.” [68; 429].

Có thể thấy rằng vì mẹ mà Romain sẵn sàng làm tất cả. “ Tôi quyết tâm thực hiện những gì mẹ mong chờ ở tôi, và tôi quá yêu mẹ.” [68; 202]. Tình yêu, lòng hiếu thảo Romain dành cho mẹ là những điều bình dị nhất, đơn giản nhất trong cuộc sống, một cái nhìn âu yếm, một cái ôm thật chặt, những giây phút khắc khoải chờ đợi mẹ về mỗi bận mẹ đi làm…cả những ước muốn thường nhật luôn được bên cạnh mẹ. Tấm lòng của Gary không chỉ làm cho mẹ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, sung sướng mà còn truyền tới người đọc những dư âm, những hương vị ngọt ngào của tình mẫu tử: “Tôi sẽ đưa mẹ đi chợ Buffa trong bộ quân phục xanh vàng với hình cánh máy bay khắp nơi làm cho cà rốt, tỏi tây và những Pantaleoni, Renucci, Buppi, Cesari và Fassoli phải khâm phục, tôi vòng tay ôm lấy mẹ đi dưới khải

hoàn môn của xúc xích Ý và hành tây tìm kiếm sự thán phục tận trong con mắt tròn của đám cá hét.” [68;195].

Nếu tất cả những thành tích học tập và chiến đấu trong quân đội mà Romain cố gắng đạt được có động cơ xuất phát từ ước mơ của mẹ thì có những sự việc khởi nguồn từ chính bởi trái tim của một người con hiếu thảo. Có người con nào lại không lo lắng cho sức khỏe của đấng sinh thành ra mình, sự lo lắng, quan tâm của Gary như một minh chứng cho tấm lòng “đại hiếu”. Khi còn là một cậu bé, biết được sự thật vì sao mẹ không chịu ăn món bít tết trong khi ngày nao Romain cũng được thưởng thức món này, cậu đã có phản ứng và suy nghĩ rất trưởng thành:

“Tôi thấy mẹ đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu; bà đặt cái chảo rán bít tết cho tôi lên đầu gối, lấy bánh mỳ vét kỹ lưỡng phần mỡ sót lại rồi ăn ngấu nghiến. Mặc dù bà nhanh tay lấy khăn che cái chảo nhưng tôi đã bất ngờ biết hết sự thật về những lý do ăn kiêng của bà.

Tôi đứng bất động, sững sờ và kinh hãi nhìn cái chảo không được dấu kín cùng nụ cười lo lắng tội lỗi của mẹ rồi tôi bật khóc nức nở và bỏ chạy.

(…) thế nhưng, gần như ngay lập tức, lòng tôi bỗng tràn đây nhiệt huyết quyết tâm uốn nắn thế giới sao cho hạnh phúc hơn, công bằng hơn, xứng đáng hơn với mẹ tôi, để một ngày nào đó đặt nó dưới chân Người.” [68; 20].

Mẹ của Romain mắc chứng bệnh tiểu đường, vì vậy mỗi buổi sáng thức dậy bà đều phải dùng thuốc và trong túi xách của bà mỗi khi ra ngoài đều có sẵn những viên đường. Có lần bà đã ngất xỉu ngoài chợ, may mắn nhờ đến những người bán hàng tốt bụng ngoài chợ Buffa đã nhanh tay đổ nước đường vào miệng bà. Chính vì vậy sự lo lắng của đứa con trai cho sức khỏe của mẹ càng tăng lên nhiều hơn. Có lần Romain đã có ý định nghỉ học để giảm đi gánh nặng tài chính đối với mẹ nhưng ngay lập tức bà không đồng ý. Tấm lòng hiếu thảo của một người con giúp Romain có nghị lực để tạo dựng một cuộc sống tự lập dù đã trải qua muôn vàn khó khăn, vất vả,

đặc biệt là thời điểm Romain rời thành phố Nice và mẹ của mình để lên Paris học tập. Để có thể sống một cuộc sống tự lập Romain đã làm nhiều nghề khác nhau. Từ hầu bàn, giao hàng, tiếp tân, rửa bát, đi bán quảng cáo, ghi chép sổ sách, đóng vai phụ trong các bộ phim.. và dù khó khăn đến đâu Romain cũng luôn nỗ lực hết mình. Hình ảnh người mẹ với chiếc gậy trong tay, khoác chiếc áo choàng xám, luôn thức dậy vào sáu giờ sáng, đun nước sôi để tiêm, cắm xi lanh insulin vào đùi luôn hiện diện trong trái tim Romain. Cho đến khi đừng trong hàng ngũ của quân đội Pháp, tham gia chiến đấu trên mọi mặt, hình ảnh về người mẹ ngày một già đi theo năm tháng và luôn phải chịu đựng bệnh tật mỗi ngày khiến ông càng trăn trở hơn: “tôi tự hỏi là trong hoàn cảnh thất trận và bị chiếm đóng, ở Pháp có thiếu insulin không. Nếu ba ngày mà không tiêm insulin thì chắc mẹ tôi không qua khỏi.” [68; 343]. Vậy mà từ chiến trường Châu Phi hay ở nước Anh xa xôi Romain vẫn thu xếp với Hội Chữ Thập Đỏ để nhờ người gửi insulin về cho mẹ, gửi qua Thụy Sỹ rồi sẽ chuyển về Khách sạn- Nhà nghỉ Mermonts địa điểm mẹ sống và làm việc cho đến ngày ông rời nhà vào quân ngũ . Trong một lần trước khi nổ ra cuộc tiến công của quân Đức, Romain nhận được điện khẩn “Mẹ ốm nặng. Về ngay.” [68; 291]. Thật ấn tượng khi ông miêu tả lại cảm giác khi đó “một cảm giác lạ lẫm, như thể những nơi chốn quen thuộc nhất, đất đai, nhà cửa và tất cả mọi niềm tin bỗng trở thành một hành tinh xa lạ bao quanh tôi, nơi trước đó tôi chưa bao giờ đặt chân đến. Cả hệ thống cân đong đo đếm của tôi bổng đổ sụp”[68;291]. Đây không đơn thuần là một sự lo lắng bình thường mà bức điện như một dấu hiệu cho biết một điều gì đó cực kỳ lớn lao sắp xảy ra, khiến Romain suy sụp hoàn toàn, cả thế giới bỗng nhòa đi trước hình ảnh về mẹ, ông luôn “cảm thấy tuyệt vọng khi phải bỏ lại Pháp người mẹ già ốm yếu và nghèo khổ”.[68;400]. Dù rằng khi mẹ thật sự mất đi thì tấm lòng của ông, tình cảm của ông, lòng tôn kính dành cho người mẹ vĩ đại là vĩnh

cửu, như một mật mã mà dù chúng ta có nói đến đâu thì cũng không thể diễn tả hết thành lời.

Lời hứa lúc bình minh kết thúc thật đẹp nhưng cũng thật buồn với sự ra đi của người mẹ. Tuy vậy tấm lòng đại hiếu của người con trai thì vẫn còn đó, như nhắc nhở cho những ai dù còn cha, còn mẹ hay đã mất những bài học quý báu. Với những điều Romain đã thể hiện trong cuốn tự truyện đặc biệt là tình cảm của ông dành cho mẹ thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w