Cách xây dựng nhân vật người mẹ

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary) (Trang 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.Cách xây dựng nhân vật người mẹ

2.3.1. Thân phận người phụ nữ

Văn học nghệ thuật lấy con người làm đối tượng trung tâm, phản ánh cuộc sống của con người, đi sâu khám phá những khía cạnh riêng tư của đời sống con người, thể hiện những khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người, đặc biệt là người phụ nữ, thước đo cho sự phát triển, tiến bộ của nghệ thuật từ xưa đến nay. Với mỗi thời kỳ lịch sử, văn học lại có những cái nhìn mới về vấn đề thân phận con người nói chung, người phụ nữ nói riêng.

Xét ở bình diện thân phận con người nói chung, ta thấy vấn đề này đã được văn học quan tâm từ rất sớm. Ngay từ thời kỳ Phục Hưng, ở Phương Tây, con người được xem là đối tượng trung tâm của cuộc sống, đối tượng trung tâm của mọi phản ánh. Sau một thời gian dài phải chịu sự đè nén, chèn ép của các thế lực phong kiến; giáo hội, thời kỳ Phục Hưng đã thổi vào đời sống phương Tây một luồng sinh khí mới làm thức tỉnh mọi mặt của đời sống, trong đó có sự thức tỉnh của con người cá nhân. Đỉnh điểm là văn học thế kỷ XIX - XX với những tên tuổi tiêu biểu như Victor Hugo, Balzax, Stendhal....

Ở Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến, con người bị bóc lột không những về mặt vật chất mà còn cả tinh thần. Đời sống của người dân trong cảnh lầm than, nô lệ. Văn học thời kỳ này trước hết phản ánh số phận của dân tộc, đòi quyền tự do cho dân tộc, cho vận mệnh đất nước, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh trong mỗi người dân như Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi.... Tất cả đều nói lên khí thế hào hùng, tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc nói chung. Bên cạnh đó ý thức về cái tôi dần được thể hiện, con người cá nhân xuất hiện trong văn chương ngày một nhiều hơn, hình tượng con người nói chung và người phụ nữ nói riêng được đề cập nhiều hơn, giờ đây không chỉ là tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn có cả đấu

tranh giai cấp. Thấp thoáng trong các tác phẩm là vấn đề thân phận của người phụ nữ. Họ phải sống trong một chế độ hà khắc, quan niệm về phân biệt giai cấp, về trọng nam khinh nữ vẫn ngự trị. Hơn hết người phụ nữ là đối tượng bị chà đạp, bị khinh rẻ, bị coi thường nhất. Bước sang thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ. Với sự xuất hiện của một bộ phận trí thức Tây học trong đội ngũ sáng tác đưa đến những cái nhìn mới mẻ. Họ có quan tâm hơn đến thân phận người phụ nữ trong xã hội. Tuy nhiên số lượng tác phẩm cũng như tác giả dành trang viết cho vấn đề này vẫn còn hạn chế đồng thời cũng chỉ mới điểm qua một vài nét chứ chưa có cái nhìn cụ thể, sâu sắc, chưa thật sự đi sâu vào từng ngóc ngách trong đời sống tâm hồn của người phụ nữ.

Phải đến văn học hiện đại dưới cái nhìn của thế hệ trẻ thì vấn đề thân phận người phụ nữ mới thực sự được quan tâm. Họ làm sống dậy mọi cung bậc cảm xúc của đời sống, phản ánh chân thực những dư vị đắng chát của cuộc sống, đi sâu vào những miền thầm kín nhất, riêng tư nhất của người phụ nữ. Dù trong hoàn cảnh nào thì người phụ nữ cũng có quyền bình đẳng, có tiếng nói riêng. Đặc biệt một vấn đề nhạy cảm, thiêng liêng được chạm tới đó là hình ảnh về những người phụ nữ làm mẹ đơn thân, họ trở thành mẹ đơn thân với từng hoàn cảnh khác nhau, có người do khách quan nhưng cũng có người tự tạo dựng một cuộc sống như vậy theo ý muốn chủ quan của cá nhân. Họ không mấy quan tâm tới những định kiến của xã hội, vấn đề họ đặt ra đó là xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cùng những đứa con thân yêu của mình.

Lời hứa lúc bình minh đã minh chứng cho vấn đề này một cách xuất sắc. Nina - một người mẹ trẻ, một người mẹ đơn thân bước ra từ thân phận thấp kém trong xã hội, bà sống một cuộc sống khổ cực, địa vị xã hội thấp kém, phải sống tha phương nhưng người mẹ ấy đã sống, lao động, chịu đựng những nỗi nhục nhã, ê chề, thiếu thốn và bệnh tật để có thể nuôi con khôn lớn trưởng thành. Bà còn truyền cho con sức mạnh, niềm tin, nghị lực

sống mạnh mẽ. Romain chính là tác phẩm đẹp nhất, ý nghĩa nhất trong cuộc đời Nina. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được điều vĩ đại như người mẹ ấy. Vì vậy, Lời hứa lúc bình minh cũng là một lời cảnh tỉnh đối với những ai cảm thấy không đủ bản lĩnh để chiến thắng số phận.

2.3.2. Tình mẫu tử - sự hy sinh cao cả

Trong tất cả các tác phẩm viết về mẹ thì cuốn tự truyện Lời hứa lúc bình minh được đánh giá là một trong số những tác phẩm viết hay nhất về mẹ. Phải chăng bởi người mẹ xuất hiện trong tác phẩm với tình yêu thương con vô bờ, với đức hy sinh cao cả như một hình mẫu lý tưởng của tình mẫu tử.

Mẹ của Romain là một người mẹ có hoàn cảnh đặc biệt, sống trong cảnh nghèo khó, đơn độc, chịu thiệt thòi của số phận. Bà được sinh ra và lớn lên từ một miền thảo nguyên bao la, rộng lớn của nước Nga, cụ thể là Koursk, là con gái của một thợ đồng hồ người gốc Do Thái, mười sáu tuổi bà đã phải rời xa gia đình bươn trải với cuộc sống. Chính vượt lên hoàn cảnh đó mà bà có một ý chí, nghị lực sống phi thường, bà sống “trong cảnh cô đơn, không chồng, không bạn tình, mẹ tôi can đảm chiến đấu kiếm từng đồng để nuôi sống hai mẹ con, để mua bơ sữa, giày dép, trả tiền thuê nhà, mua sắm quần áo, thanh toán món bít tết buổi trưa… [68; 19]. Vì con bà đã hy sinh tất cả: tuổi trẻ, công việc, sở thích… Có lẽ vậy mà người mẹ ấy bước vào tác phẩm văn chương với tất cả tình yêu và lòng tôn kính của của đứa con. Đồng thời là cả sự khâm phục và quý mến của độc giả. Hồi trẻ bà là một diễn viên kịch có tiếng, bà rất đẹp, Ivan Mosjoukine một diễn viên điện ảnh gạo cội cùng thời với bà đã từng cho Romain hay rằng: “ nhẽ ra mẹ cậu nên đi học ở nhạc viện, thật sự không may là nhiều việc đã không cho phép mẹ cậu phát triển tài năng của mình. Hơn nữa, từ lúc cậu ra đời đến nay, không còn gì làm cho mẹ cậu thực sự quan tâm nữa” [68; 44]. Vì con bà không những từ bỏ niềm đam mê nghệ thuật của mình mà còn phải

sống một cuộc sống khó khăn, nghèo khổ, thiếu thốn, bà đã phải làm đủ mọi nghề khác nhau từ:

…“Chăm sóc sắc đẹp trong phòng sau cửa tiệm cắt tóc của phụ nữ; buổi chiều mẹ làm công việc tương tự cho chó cảnh ở trong một chuồng chó ở Đại lộ Victoire. Sau này mới đến việc trông coi các tủ kính bày bán hàng trong các khách sạn, rồi đến việc rao bán đồ trang sức tận nhà trong các khách sạn hạng sang, việc bán rau ở chợ Buffa, việc làm cho các công ty bất động sản hay kinh doanh dịch vụ khách sạn.” [68; 26].

Sau khi kinh tế đã khá lên bà làm “môi giới bán nhà ở và đất đai, góp cổ phần trong hãng taxi, sở hữu 25% chiếc xe tải chuyên giao ngũ cốc cho những người nuôi gà trong vùng, thuê một căn hộ rộng lớn hơn rồi cho thuê lại hai phòng”. [68;167].

Ở Vacsava: “Mẹ làm mọi việc để chúng tôi bớt khó khăn cực nhọc, Mẹ môi giới trang sức, buôn bán áo lông và đồ cổ (…). Mẹ đăng quảng cáo trên báo cho mọi người biết là mẹ mua răng rồi bán lại kiếm lời (…) mẹ làm quản lý chung cư, đi phát tời và làm hàng trăm, hàng nghìn công việc khác” [68; 140].

Cho đến khi trở thành người quản lý Khách sạn - Nhà nghỉ Mermonts bà vẫn không ngừng nỗ lực làm việc để có thể cho Romain tiếp tục đi học Đại học, đi sĩ quan. Hằng ngày bà: “thường thức dậy lúc sáu giờ sáng, hút ba bốn điếu thuốc gì đó, uống một tách trà, thay quần áo rồi chống gậy đi chợ Buffa (…). Tiếp đến, bà xuống bếp quyết định thực đơn, tiếp những người giao hàng, giám sát việc phục vụ ăn sáng ở các tầng, lắng nghe khách hàng, cử người chuẩn bị bữa ăn ngoài trời cho các khách đi chơi, kiểm tra hầm rượu, tính toán, theo dõi chi tiết công việc kinh doanh.” [68; 189-190]. Cuộc sống khó khăn đến đâu, bà phải vất vả như thế nào thì với tấm lòng của người mẹ, bà sẵn sàng làm tất cả cho con, sẵn sàng nhường cho con những gì ngon nhất, tốt nhất kể cả khi bà phải chịu đói, chịu rét, chỉ khi nào con mình đã được ăn no bà mới dám ăn phần thừa còn lại. Để

tránh khỏi sự nghi ngờ của con trai, bà giải thích là bà chỉ thích rau quả, còn thị mỡ thì bà phải ăn kiêng. Điều đó khiên Romain cảm thấy vô cùng áy náy và càng thương mẹ hơn. “Tôi thấy mẹ đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu; bà đặt cái chảo đã rán bít tết cho tôi lên đầu gối, lấy bánh mỳ vét kỹ lưỡng phần mỡ sót lại rồi ăn ngấu nghiến. Mặc dù bà nhanh tay lấy khăn che cái chảo nhưng tôi đã bất ngờ biết hết sự thật về những lý do ăn kiêng của bà.” [68; 20]

Hình ảnh người mẹ với chiếc áo choàng xám, đôi mắt to màu ve, nói tiếng Pháp rất giỏi với giọng Nga rất nặng, rất mê nhạc kịch và những ban nhạc Di-gan cùng với sĩ quan cận vệ. “Mẹ thường dấu kín dưới đáy tủ xách bánh mỳ đen và dưa chuột muối là những món khoái khẩu của chúng tôi.” [68; 180] mỗi khi hai mẹ con có dịp đi nghe nhạc. Khuất lấp phía sau màu xám của trang phục đó là một tâm hồn, cô đơn, u buồn. Bà chỉ thực sự vui,thực sự hạnh phúc khi chứng kiến con trai khôn lớn, trưởng thành. Cuộc sống của bà đã có lúc thăng, lúc trầm và dù khó khăn đến mức nào bà cũng cố gắng vượt qua. “Mẹ tôi vác những thùng hàng đi từ nhà này sang nhà khác không mệt mỏi, một người phục nữ còn trẻ, có đôi mắt to màu ve, gương mặt rạng rỡ ý chí kiên cường của một người mẹ, một ý chí mà không sự nghi ngờ nào có thể chạm tới được chứ đừng nói là làm tổn thương.”[68; 51].

“Chúng tôi không còn lấy một xu. Mẹ tôi chạy đôn, chạy đáo khắp thành phố tìm việc kinh doanh buôn bán rồi trở về mệt nhoài. Nhưng tôi chưa bao giờ phải chịu đói, chịu rét và mẹ cũng không hề phàn nàn.” [68; 153].

“Sau một ngày trời mệt nhọc và tủi nhục như thế thường là cả tháng không thành công được hơn một vụ, mẹ chỉ kịp cất mũ và cởi chiếc áo choàng màu xám, châm một điếu thuốc lại đến bên thằng con trai đang mặc quần cộc, nụ cười hạnh phúc nở trên môi.” [68; 34].

Sự hy sinh của người mẹ thật cao cả khi bà từ chối cả lời cầu hôn của một người đàn ông nhã nhặn, lịch sự mặc dù cả thời trẻ bà đã phải sống trong cảnh cô đơn, không chồng, không bạn tình. “Mẹ biết là mẹ đã già. Mẹ biết trong đời mẹ có những thứ mãi mãi mất đi. Chỉ có điều Romouchka ạ, từng có một lần, duy nhất một lần thôi, mẹ yêu si mê một người. Cách đây đã lâu rồi và bây giờ mẹ vẫn còn yên người đó. Ông ấy không tôn trọng mẹ, cũng chưa bao giờ đối xử với mẹ như một trang nam tử. Nhưng đó là một người đàn ông chứ không phải là một cậu bé. Mẹ là người phụ nữ, tất nhiên đã già nhưng mẹ nhớ (…) Mẹ có một người con trai và mẹ chỉ cần có thế.” [68; 216].

Cuộc đời mang đến cho Nina một cậu con trai nhưng cũng lấy đi của bà khá nhiều thứ, trong đó có sức khỏe. Người đàn bà gầy gò, lưng còng, đi phải dùng đến gậy, đeo cặp kính đồi mồi ấy không chỉ bị bệnh Eczéma ở cổ tay mà bà còn bị bệnh tiểu đường: “một hôm sau khi leo lên cái cầu thang đáng nguyền rủa dẫn từ nhà hàng tới nhà bếp khoảng hai mươi lần, bỗng nhiên mẹ ngồi thụp xuống ghế, mặt và môi trở nên xám ngắt; bà hơi nghiêng đầu, nhắm mắt rồi lấy tay ôm ngực; cả người bà bắt đầu run lên. May mà bác sĩ chuẩn đoán nhanh và chính xác: bà bị hôn mê do hạ đường huyết bởi đã tiêm insulin quá liều.

Nhờ vậy tôi biết được điều bà dấu tôi từ hai năm nay: Bà bị bệnh tiểu đường nên sáng nào cũng thế, trước khi bắt đầu ngày mới bà luôn phải tiêm insulin.” [68;190].

Bằng tấm lòng của một người mẹ ,bà sợ con trai lo lắng cho sức khỏe của mình nên bà đã âm thầm chịu đựng bệnh tật, trong khi căn bệnh ngày càng nặng hơn. “bệnh tiểu đường của mẹ ngày càng trầm trọng và, dù các bác sĩ đã cố gắng kê đủ loại chế độ dinh dưỡng, lượng đường trong máu mẹ vẫn có lúc tăng cao hết sức nguy hiểm. Một lần nữa, mẹ bị hôn mê do insulin ngay tại chợ Buffa.” [68;.263].

“Đùi mẹ đã lỗ chỗ vết kim tiêm. Mỗi ngày hai lần, mẹ ngồi vào một góc, miệng ngậm thuốc lá, chân bắt tréo, cầm cái xi lanh insulin rồi chọc thẳng vào thịt da, miệng vẫn giao việc cho nhân viên.” [68; 264] .

Bệnh tật, tuổi tác và cả những vất vả, lo toan trong cuộc sống đã dần bào mòn cơ thể bà, khiến cho cơ thể bà ngày một yếu đi. Trước khi xa dần dương thế bà đã kịp để lại cho Romain gần hai trăm năm mươi bức thư rồi gửi sang Thụy Sỹ nhờ một người bạn đều đặn gửi cho con trai đang chiến đấu ở chiến trường mong truyền thêm sức mạnh và lòng can đảm cho con. Thường thì trước khi chết, con người ta mong muốn được gặp người thân, nói những lời trăn trối cuối cùng, mẹ của Romain cũng không là ngoại lệ nhưng với tấm lòng của một người mẹ, với tình mẫu tử bà đã quên đi cái chết của mình để “dây rốn vẫn tiếp tục hoạt động”. [68; 436].

Có thể thấy rằng, với tất cả những điều chúng ta cảm nhận được về hình ảnh người mẹ của Romain. Bà xứng đáng được ghi nhận là một người mẹ vĩ đại trong cuộc sống và trong văn chương.

2.3.3. Tình mẫu tử, niềm tin tuyệt đối

Với tình mẫu tử, Nina Borosovskaia không chỉ thể hiện đức hy sinh cao cả mà còn thể hiện một niềm tin tuyệt đối vào con trai như một sự thách thức đối với cuộc sống “thách thức với cái siêu việt”. (Frédéric Badré).

Nina cùng con trai sống trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thậm chí bị đẩy đến tình thế tuyệt vọng dưới “đáy hồ” nhưng bà tin con trai mình sẽ trở thành một người thuộc giới thượng lưu, trở thành người Pháp, sẽ trở thành một vị Đại sứ, sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng đạt giải Noben và bà đã truyền sức mạnh, niềm tin sang cho con trai để có được lòng dũng cảm, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù. Khi Romain còn đi học bà đã tin tưởng:

- “Một ngày nào đó tên con sẽ được khắc chữ vàng trên các bức tường của trường” [68;22]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- “Con sẽ là một Annun zio ! Co sẽ là Vito Hugo, sẽ là một nhà thơ đoạt giải Nobel” [68;22].

-“Guynemer ! con sẽ là Guynemer thứ hai !” [68;14].

- “Con sẽ là một người hùng, con sẽ trở thành một vị tướng Gtynemer Annun zio Ngài đại sứ Pháp”[68;14].

- “Nijinsky ! Nijinsky ! con sẽ trở thành Nijinsky ! ”[68;28].

Để khẳng định niềm tin đó sẽ trở thành sự thật, để con trai mình - từ

Một phần của tài liệu Đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh (Romain Gary) (Trang 57)