1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tự thuật trong tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary

114 869 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Theo Philippe Lejeune một nhà lí thuyết pháp về thể loại này đã định nghĩa “tự thuật” như một “ truyện kể hồi cố bằng văn xuôi mà một con người có thật kể về cuộc đời riêng của mình, khi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Lí thuyết, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Về lí thuyết tự thuật / tự truyện (autobiographie) 3

3.2 Phân biệt tự thuật với một số thể loại gần với nó 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc của luận văn 8

7 Đóng góp của luận văn 8

Chương 1 10

Lịch sử của cái “tôi” nhà văn qua điểm nhìn tự thuật 10

1.1 Số phận cá nhân và chiến tranh 10

1.2 Sự hình thành bản lĩnh người lính 18

1.3 Sự hình thành con người nghệ sĩ 23

Chương 2 34

Vai trò của Người mẹ trong lịch sử tâm hồn nhà văn 34

2.1 Tình mẫu tử thiêng liêng 34

2.2 Những cuộc tản cư qua các không gian 43

2.3 Lời thoại, những hồi ức về chiến tranh 49

Chương 3 56

Nghệ thuật viết tự thuật với tư cách là một tiểu thuyết 56

3.1 Kết cấu trong tác phẩm 57

3.2 Các hình thái thời gian và mối liên hệ sự kiện, biến cố với văn bản trần thuật 63

3.3 Tổ chức kết cấu của tác phẩm 71

3.4 Giọng điệu trong tác phẩm 83

KẾT LUẬN 99

THƯ MỤC THAM KHẢO 101

Trang 4

LỜI CẢM ƠN!

Tôi vô cùng cảm động và biết ơn những tình cảm chân thành, cũng như

sự chỉ bảo tận tình, dạy dỗ của các thầy cô trong Khoa cũng như thầy cô trực tiếp giảng dạy tôi để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này

Tôi đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất và lời chúc sức khỏe tới PSG.TS Đào Duy Hiệp, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này

Lời cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa học

và bài luận văn của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 27/11/2013

Lê Thị Thành

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PSG.TS Đào Duy Hiệp

Các vấn đề triển khai trong luận văn này là trung thực, đảm bảo tính xác thực Các nguồn tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hà Nội, 27/11/2013

Kí tên

Lê Thị Thành

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tác phẩm Lời hứa lúc bình minh (“La promesse de l‟aube”) của Romain

Gary là lịch sử đan xen với cuộc đời thực của tác giả, trong đó nổi lên hình ảnh người mẹ của ông thật cảm động Những cuộc tản cư của hai mẹ con ông trong những năm chiến tranh, những lời động viên của mẹ về thiên hướng nghệ thuật của đứa con trai thiên tài trong tương lai là những bài học về tình mẫu tử muôn đời

Cuốn tiểu thuyết còn cho độc giả chứng kiến sự trưởng thành của một con người dũng cảm trong chiến tranh song song với hoạt động sáng tạo nghệ thuật Bên cạnh đó là chất thơ, sự hài hước, bi kịch và trên hết là sự bao dung, tính nhân văn cao cả Chiều sâu của tác phẩm còn gợi mở nhiều suy tư về sự tồn tại, tình yêu thương, trách nhiệm công dân, sự phi lý của chiến tranh, tội

ác do chiến tranh gây ra

Mở đầu và kết thúc tác phẩm đều trên bãi biển như một cấu trúc quay

vòng của thơ về nỗi cô đơn, buồn bã của kiếp người Lời hứa lúc bình minh

đ-ược xếp vào hàng những tác phẩm “cần phải đọc trước khi chết” Tác phẩm

đã kết hợp uyển chuyển giữa sự kiện với chất văn, nhà văn dùng tự thuật như

là một phương thức để sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, vô cùng hấp dẫn, làm xúc động hàng triệu độc giả trên thế giới

2 Lịch sử vấn đề

Romain Gary là một nhà văn lớn của Pháp, ông đã hai lần đoạt giải

Goncout với hai tác phẩm tiêu biểu Cội rễ và bầu trời (1956) và Cuộc sống

Trang 7

2

trớc mặt (1975) Ông được coi là một tác gia kinh điển trong làng văn thế

giới Được nhiều giới phê bình quan tâm và đánh giá cao Tuy nhiên đánh giá

về Romain Gary có nhiều ý kiến trái chiều :

+ Một số nhà phê bình thấy tác phẩm của ông ở khía cạnh ê chề, chán chường, nhạt nhẽo

+ Số khác thì đả kích ông vì thứ văn chương không thuần Pháp Họ còn tung tin đồn các tác phẩm của Romain Gary đều được Albert Camus chỉnh sửa giúp

+ Ngoài ra, Romain Gary còn dính vào vụ bê bối nhất trong lịch sử văn học Pháp: ông dự thi giải Goncourt bằng tên Ajar, và ông đã đoạt giải

- Năm 2009 xuất hiện một bài viết “Lời hứa” Nhị Linh trên báo (Tien phong online) Tác giả cho rằng nhà văn Romain Gary là một trong những nhà văn tuyệt vời nhất của thế kỷ XX

- Năm 2009 Nguyễn Duy Bình dịch Lời hứa lúc bình minh (Nxb Nhã

Nam) Sau đó ông có hai bài viết trên báo (Vietvan.vn) và báo (Tien phong online)

- Năm 2010 có một tọa đàm về tác giả nhân dịp hai tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt, diễn ra vào 05/02 ở trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội

- Hầu như ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về tác phẩm của ông Chỉ có một số bài viết nhỏ, lẻ tẻ trên mạng vẫn còn mang tính cảm nhận chung về nội dung và hình thức

- Ở luận văn này tôi đi vào tìm hiểu cuộc đời và số phận của nhà văn và

đặc biệt nghiên cứu tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh ở phương diện hình

thức tự thuật là phương tiện để sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật thực sự

3 Lí thuyết, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, do thị hiếu của độc giả, do nhu cầu

Trang 8

3

đổi mới nghệ thuật viết các nhà văn đã đã không ngừng nỗ lực đổi mới cách viết, trong đó có thể loại tự truyện, đặc biệt sự xuất hiện của tự thuật Tiểu thuyết tự thuật đã và đang trở thành một vấn đề được giới nghiên cứu, phê bình và sáng tác quan tâm như một hiện tượng văn học từ cuối thế kỷ XX cho đến nay “Tự thuật có giá trị quy chiếu hay giá trị thẩm mỹ, là văn học hay chứng nhân là thực tế hay trí tưởng tượng, là ký ức hay sáng tạo…” vấn đề này được giới phê bình, nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau

Trong cuốn Tự truyện ở Pháp, P.Lejeune đã phân biệt tự truyện với thể loại

kế cận nó như hồi ký, nhật ký, song sự phát triển của thể loại này đã đặt ra sự nhập nhằng khó xử giữa tự thuật với các thể loại khác

a Về lí thuyết tự thuật / tự truyện (autobiographie)

Khái niệm “tự thuật” vẫn được dùng với ý nghĩa như là “tự truyện” được

dịch từ “autobiography” (E), “autobiographie” (F) Theo định nghĩa của Từ

“autobiographie” là “thể loại văn học mà tác giả kể về chính cuộc đời mình”

Đây là một thể loại hiện đại, được khai mở bắt đầu từ tác phẩm Tự thú của

Rousseau, được soạn thảo từ 1764 đến 1770, và được xuất bản sau khi ông qua đời (1782-1789) Theo Philippe Lejeune một nhà lí thuyết pháp về thể loại này đã định nghĩa “tự thuật” như một “ truyện kể hồi cố bằng văn xuôi

mà một con người có thật kể về cuộc đời riêng của mình, khi nó đặt điểm nhấn lên cuộc đời cá nhân, đặc biệt điểm nhấn lên lịch sử hình thành nhân

cách cá nhân người tự thuật” [Dẫn theo 24.tr168]

Tự thuật trong tiểu thuyết là “những hư cấu dựa trên nền tiểu sử tác giả trở thành chất liệu của tiểu thuyết người đọc có thể nghi ngờ sự đồng nhất giữa tác giả và nhân vật, tác giả có thể khẳng định sự đồng nhất đó hoặc không, có thể sử dụng điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất hay ngôi khác” [36, tr.20] Có những mập mờ dễ dẫn đến hiểu lầm, đánh đồng giữa tự truyện

Trang 9

4

và tự thuật trong tiểu thuyết qua khái niệm “tự thuật” trên đây và khái niệm

“tự truyện” dưới đây:

Theo Từ điển văn học đã định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại văn học

trong đó tác giả kể truyện cuộc đời mình, nhân vật chính trong tác phẩm chính

là tác giả” Hoặc “Tự truyện là văn bản bám vào hiện thực, người viết truyện

kể lại như sống lại quá khứ qua tâm tưởng và kí ức, cảm tính hay ý thức” [32, tr.13]

Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học, mục “tự truyện” viết: “Tự

truyện là tác phẩm văn học tự sự, thường được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” Ông cũng đề cập đến việc

“người viết tự truyện có khi cũng vận dụng hư cấu, “thêm thắt” hoặc “sắp xếp

lại” các chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lí, nhất quán Tự truyện luôn là hành vi khắc phục cái thời gian

đã lùi xa, là mưu toan quay về tuổi thơ, tuổi trẻ, làm sống lại những đoạn đời quan trọng nhất, nhiều kỉ niệm đẹp nhất, như là sống lại cuộc đời mình từ đầu

Tự truyện, do vậy, thường được viết vào thời tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường đời”[2, tr.29]

Ngoài các Từ điển, ở ta, trong một số công trình như: Tiểu thuyết Pháp

những tìm tòi đổi mới, Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI của Phùng Văn

Tửu; Tự thuật và tiểu thuyết Pháp ở thế kỉ XX của Đặng Thị Hạnh; Tuổi thơ

của Nathalie Sarraute và sự đổi mới thể loại tự thuật của Lê Hồng Sâm; Alain Robe-Grilet: sự thật và diễn giải của Nguyễn Thị Từ Huy đều ít nhiều đã bàn

đến vấn đề này Phùng Văn Tửu trong cuốn Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ

XXI ông đã đã khẳng định tiểu thuyết cuối thế kỉ XX đang có sự biến đổi trên

nhiều bình diện, đặc biệt là tự truyện Tác giả cho rằng đó là sự biến đổi giữa

tự truyện (autobiographique) và tiểu thuyết (roman) nói chung và tiểu thuyết

tự thuật (roman autobiographique) nói riêng

Trang 10

5

Đặng Thị Hạnh cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa tự thuật và tiểu thuyết

và lí giải tại sao tự thuật lại cứ bị hút về tiểu thuyết, tiểu thuyết vốn khác hẳn các thể loại khác ở chỗ nó không hề có quy tắc Cái khiến cho tự thuật bị hút

về phía tiểu thuyết đó là bởi yếu tố tự truyện, như Lại Nguyên Ân nói: “Tự truyện tương đối gần gũi với tiểu thuyết Yếu tố tự truyện là nét khá đậm trong nhiều loại sáng tác của nhà văn thế kỉ XX, dù họ thuộc về những xu hướng thẩm mĩ khác nhau” [2, tr.29] Philippe Lejeune tác giả của Hiệp ước

tự thuật cũng cho rằng nếu ta coi tiểu thuyết tự thuật nằm ở ranh giới giữa tự

truyện (autobiography) và tiểu thuyết (novel) thì ranh giới đó khá mập mờ và lỏng lẻo để tạo điều kiện cho nhà văn sáng tạo Còn Bellemin thì cho rằng:

“Người ta có quyền tìm thấy niềm vui được đọc trong tự truyện một tiểu thuyết thuộc loại đặc biệt, ở đó, nhân vật chính kiêm người kể chuyện hoàn toàn có thể trở thành một người hư cấu” [6]

Công trình của T.S Nguyễn Thị Từ Huy về Alain Robbe-Grillet thực sự trở thành “Một nỗ lực khái niệm” khi tác giả đề cập và giải quyết những vấn

đề lí luận trên cơ sở các sáng tác đa diện của Robbe-Grille trong “Trò chơi lời nói và mặt nạ” Trên thực tế thì hầu như phần lớn các tác giả ban đầu với ý

định viết tự truyện về bản thân mình nhưng sản phẩm lại là một cuốn tiểu thuyết tự thuật Ở đó, nhà văn tiểu thuyết hóa đời sống hiện thực, cái tôi và con người mình trong những vay mượn tiểu sử, biến cố, tình huống có thật của đời sống để tự hư cấu - giả tự truyện cho tác phẩm của mình dưới hình thức cái tôi muôn hình vạn trạng, nửa thật, nửa hư tạo nên đặc trưng khu biệt giữa tự truyện và tự thuật Những dấu hiệu đầu tiên của sự biến tướng tự truyện thành tự thuật xuất hiện ở phương Tây với nhà văn J.P Sartre, thuật ngữ “auto-fiction” (hư cấu, giả tự truyện) của Serge Doubrovsky với quan điểm “Tự hư cấu về bản thân mình, dựa trên một số/nhiều yếu tố tiểu sử có thật, làm lạc lối, rối trí người đọc, gây ra những bất ổn về cảm nhận/ nhận

Trang 11

6

biết/ đạo đức và sự thật” [39]

Từ sự biến tướng, chuyển hóa trên, ranh giới giữa thể loại tự truyện và phương thức tự thuật trở nên mong manh, nhòe mờ Trong đó, “tự truyện” hay “tự thuật” đều kể về cuộc đời cá nhân có thật, là lịch sử hình thành nhân cách của người viết hơn là chú ý đến những sự kiện bên ngoài, khách quan của “hồi kí”; nó cũng được viết ở dạng hồi cố (khi tác giả đã lớn tuổi) mà không phải như dạng “nhật kí” (thời gian viết và thời gian kể không có sự phân biệt)

Dù tự truyện hay tự thuật thì làm nên thành công cho tác phẩm đều là những tự sự tình cảm sâu sắc và sống động, có khi bình lặng như những dòng lưu bút, trang nhật kí nhưng cũng có khi là biến cố sôi sục, dữ dội trong những trang tự thuật của nhà văn

b Phân biệt tự thuật với một số thể loại gần với nó

Tự thuật được phân biệt với những thể loại gần gũi như: nhật kí (journal) thời gian viết và thời gian được nói đến trùng nhau, mang đậm tính thời sự, là

cái đang diễn ra, dang dở, gắn với người viết hiện tại “Tự thuật hư cấu”

(autofiction) (thuật ngữ do Serge Doubrovsky tạo ra nhân giới thiệu tác phẩm

Những đứa con trai, 1977), dựa trên hiệp ước về hư cấu (điều này lại là tiểu

thuyết) và chỉ rải rác có những chỉ dẫn về cuộc đời tác giả theo cách thức mập

mờ Tính chất đặc thù của “hiệp ước tự thuật”, thông qua việc đối lập với hiệp ước hư cấu, thực ra là hiệp ước về sự thật: tác giả đồng thời vừa là người kể chuyện vừa là vai chính trong truyện kể của mình, ở đó tác giả nói sự thật về bản thân và quá khứ của mình Tự thuật còn được phân biệt với “hồi ức” (mémoire) không phải lấy lịch sử cá nhân làm đối tượng mà có sự hòa trộn đời sống thầm kín riêng tư với bức tranh lịch sử đời sống Cùng với đó còn có

“hồi kí” rất lưu ý tới thế giới bên ngoài, với những con người, cảnh quan mà

Trang 12

Gần đây nhất là công trình “Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết tự

thuật (khảo sát qua 3 tác phẩm Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải, Gia

đình bé mọn của Dạ Ngân, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng” của Đặng

Thị Thu Phương H, ĐHSPHN, 2010 Tác giả đã phân biệt được khái niệm

“tự truyện”, “tiểu thuyết tự thuật”, “tự truyện hư cấu”: Tiểu thuyết tự thuật trong quan niệm của luận văn được hiểu như là những hư cấu dựa trên nền tiểu sử tác giả bao gồm cả những tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện, tự thuật hay những tiểu thuyết viết bằng kỹ thuật tiểu thuyết, tiểu thuyết hóa tự

truyện Và tác giả đã khái quát chung khía cạnh nghệ thuật kể chuyện trong

một số tiểu thuyết tự thuật ở Việt Nam Đồng thời, tiểu thuyết tự thuật là xu thế tất yếu cho quá trình phát triển văn học cũng như kỹ thuật tiểu thuyết hiện đại

Lời hứa lúc bình minh nằm trong xu hướng đổi mới của tự thuật vào thế

kỉ XX với một thuật ngữ mới được gọi là một tiểu thuyết tự thuật (roman autobiographique) Trong luận văn người viết sẽ khai thác tự thuật như là phương thức sáng tác tiểu thuyết để tìm hiểu về sự hình thành nhân cách nhà văn; lịch sử có thực qua lăng kính của ông cũng như những tình cảm của ông dành cho mẹ, cho cuộc đời

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: tác phẩm Lời hứa lúc bình minh, Nguyễn Duy Bình dịch, Nxb.Văn học, H 2009

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 13

8

* Nghệ thuật viết tiểu thuyết tự thuật của Romain Gary

* Tìm hiểu về sự hình thành nhân cách nhà văn; lịch sử có thực qua lăng kính của ông cũng như những tình cảm của ông dành cho mẹ, cho cuộc đời qua bút pháp của tiểu thuyết, đậm chất trữ tình và hài hước

5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn vận dụng lý luận thi pháp thể loại, phương pháp tiểu sử, phương pháp cấu trúc, phân tâm học, phương pháp trần thuật học

- Sử dụng các thao tác thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Mục lục, Thư mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lịch sử của cái “tôi” nhà văn qua điểm nhìn tự thuật

Chương 2: Vai trò của Người mẹ trong lịch sử tâm hồn nhà văn

Chương 3: Nghệ thuật viết tự thuật với tư cách là một tiểu thuyết

7 Đóng góp của luận văn

- Thứ nhất, luận văn dựa trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tâm học, trần thuật học để nghiên cứu, đánh giá sâu những sáng tạo, cách tân của tác giả trong những đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Đặc biệt là nghệ thuật tự thuật được đan xen bởi việc nhà văn tự thuật chính cuộc đời mình lồng ghép trong “cuộc đời tác phẩm” với một giọng điệu, phong cách riêng của nhà văn

- Thứ hai, bên cạnh sự sáng tạo tự thuật mang phong thái riêng của tác giả thì đặt trong dòng chảy sự vận động chung của thể loại tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX, luận văn nhận thấy những đóng góp của thể loại tự thuật Romain Gary trong trào lưu tiểu thuyết Pháp là không hề nhỏ Trong đó chúng tôi quan tâm đến kết cấu lắp ghép-phân mảnh, hình thái thời gian-không gian, ngôn ngữ-lời thoaị của một tự thuật tiểu thuyết tạo sự biến đổi cấu trúc câu

Trang 14

9

và những trật tự phi tuyến tính

- Thứ ba, với việc tìm hiểu cuộc đời tác giả qua việc tìm hiểu tác phẩm nhằm khẳng định tài năng, giá trị của nhà văn trong thời đại mình với những đóng góp văn chương giúp định vị giá trị sáng tạo của Romain Gary trong lộ trình văn học Pháp

Đạt được những kết quả trên, luận văn đã kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình đi trước vừa tìm tòi, khám phá để từ đó làm rõ hiện tượng tự thuật trong tiểu thuyết của Romain Gary vừa mang tính truyền thống vừa mang đậm chất riêng, sáng tạo

Thực hiện đề tài này là một nguồn bổ sung, lời giới thiệu tiếp thêm cho một tác phẩm xuất hiện gây “kinh ngạc”, “xôn xao dư luận” thời gian gần đây, đem nó tới rộng rãi công chúng hơn ết quả của Luận văn góp phần gợi

mở hướng tiếp cận tác phẩm Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary, với

những hạn chế của đề tài mong được sự đón nhận cũng như góp ý của luận văn và tới chính vấn đề mà người viết đang quan tâm

Trang 15

hư cấu trong tiểu thuyết

Cái Tôi cá nhân là điều kiện tối thiểu nhất cần có để nhà văn có thể viết

tự thuật, khi ấy tác giả có thể công khai tên tuổi, tự do nói những điều mình nghĩ, thể hiện bằng quan điểm riêng cá nhân Xét trên khía cạnh Triết học thì cái Tôi được nhìn nhận như một con người, con người như một thực thể của

vũ trũ,vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội Còn theo cách nhìn nhận của văn học thì cái Tôi khác với đại từ ngôi thứ nhất số ít chỉ mối quan hệ cá nhân với người khác được hình thành một cách tự phát như:

tôi, tao, tớ, ta, mình Cái Tôi trong văn học được phát hiện sớm như một

phát minh của phương Tây, đặc biệt là khi cái Tôi đó đi vào tiểu thuyết qua điểm nhìn tự thuật của nhà văn Cái Tôi ấy lần lượt được nhà văn tự thuật qua

số phận cá nhân và chiến tranh, sự hình thành bản lĩnh người lính, sự hình

thành con người nghệ sĩ trong tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh

Trang 16

11

Trong dòng chảy văn xuôi thế giới thì chiến tranh, nhất là những nhà văn mặc áo lính là một mảng đề tài có vị trí và tầm quan trọng, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết Ở đó, nhân vật chính cũng có khi là tác giả tự thuật lại những tháng ngày sống trong mưa bom bão đạn hoặc những dư âm mà chiến tranh đi qua để lại trong cuộc sống hòa bình của họ Số phận cá nhân trong mối quan

hệ với chiến tranh được nhà văn dàn trải dưới góc độ tự thuật rõ nét và sâu sắc

1.1.1 Số phận một con người

Những điểm cơ bản về Romain Rary bước đầu được biết qua tiểu sử của ông Ông Sinh năm 1914 với cái tên Roman Kacew, nhà văn lớn lên ở Wilno (nay là Vilnius, Lithuania) và Warsaw, Ba Lan, ông lớn lên dưới sự nuôi dạy của người mẹ Năm 14 tuổi, ông chuyển đến sống tại Nice, Pháp Sau khi theo học ngành luật, ông đăng ký gia nhập không quân Pháp Trong thế chiến thứ hai, ông là sĩ quan chỉ huy và được thưởng Bắc đẩu bội tinh Với tiểu thuyết

đầu tay Giáo dục châu Âu, Romain Gary từng được giải thưởng phê bình năm

1945, cũng là năm ông bắt đầu sự nghiệp tại bộ Ngoại giao Pháp Tiểu thuyết

về đời sống một nước thuộc địa của Pháp ở vùng châu Phi xích đạo Ông thành công trong cả các hoạt động văn chương và chính trị, được coi là một trong những tác gia kinh điển của thế kỉ XX Romain Gary đã sống một cuộc đời đầy sôi động và vinh quang, đoạt hai giải Goncourt, có hai cuộc hôn nhân với hai người đàn bà nổi tiếng, nhưng người ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với

ông là người mẹ với tình yêu vô điều kiện và niềm tin kỳ lạ của bà Lời hứa

lúc bình minh cho thấy điều đó

Ra đời trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm của người cha và những người yêu thương xung quanh nhưng ông lại được bù đắp bởi tình cảm nhân đôi của người mẹ, vừa gánh trọng trách một người cha đồng thời làm nghĩa vụ

Trang 17

12

thiêng liêng của một người mẹ Chính bởi thấm sâu những nỗi đau mà người

mẹ phải gánh lấy trong quá trình sinh hạ và nuôi nấng Romain Gary khôn lớn,

bà đã đặt ra những mục tiêu phải đạt được cũng như vẽ ra một mẫu hình mong muốn để đặt lên số phận một con người theo những gì đã hoạch định sẵn của mình

Được người mẹ đặt lên đôi vai mình một gánh vác nặng nề, một trọng trách cao cả mà người mẹ kính yêu giao phó: “Con sẽ là Guynemer thứ hai Con sẽ là một người hùng, con sẽ trở thành một vị tướng, Gabriele d‟Annunzio, Ngài Đại sứ Pháp” [18, tr.14] Mọi mong mỏi của người mẹ với một chỗ dựa tinh thần duy nhất là đứa con trai ấy, khiến Romain Gary vừa luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình để vâng lời mẹ, thực hiện “lời hứa lúc bình minh” với mẹ “tôi ôm mẹ và nghĩ đến tất cả những cuộc chiến mà tôi sẽ lao vào vì bà, nghĩ đến những gì mình đã hứa vào lúc bình minh của cuộc đời, sẽ trả lại công bằng cho mẹ, làm cho sự hi sinh của mẹ có ý nghĩa” [18, tr.15] Thế nhưng trong hành trình thực hiện lời hứa ấy, có những khi ông lao vào đầy nhiệt huyết và quyết tâm nhưng đôi khi cũng có sự áp lực, gò bó và

có phần khó chịu trong sâu thẳm trái tim yêu thương của ông trước những hành động, lời nói có phần “quá” của người mẹ Đó là khi “Tôi nghĩ chưa bao giờ một đứa con trai lại ghét mẹ mình như tôi lúc ấy trong lúc tôi cáu kỉnh thì thầm giải thích là bà đang làm hỏng bét uy danh của tôi trong mắt lính Không quân và thêm một lần nữa cố đẩy bà ra sau chiếc taxi” [18, tr.14] Một

số phận hiện lên vừa khiến bạn đọc ngưỡng mộ bởi được hưởng và truyền lửa một niềm tin sắt đá từ người mẹ hiền nhưng cũng có phân máy móc, áp đặt và phó mặc cho số phận của nhân vật “tôi” Một “lời hứa” của một đứa trẻ vâng lời nhưng nó cũng đồng nghĩa một cuộc sống đi theo những con đường đã được vẽ sẵn và tự mình không có được hướng đi cho riêng mình “Tôi không ngạc nhiên Đã từ lâu tôi sống “theo điều kiện” Tôi biết mẹ lâu rồi nên tôi

Trang 18

13

hoàn toàn hiểu mẹ” [18, tr.262]

1.1.2 Con người và chiến tranh trong Lời hứa lúc bình minh

Trong một phạm vi hẹp, số phận cá nhân đó là chính tác giả nhưng mở rộng hơn thì đó còn là số phận của biết bao người lính khác trong chiến tranh với những thăng trầm mà họ phải chịu đựng Đó là chiến tranh chốn sa trường, là chiến tranh với cuộc sống để tồn tại và sống tốt hơn qua việc phân tích sự kiện lịch sử và tâm lí con người trong chiến tranh, mối quan hệ giữa con người và chiến tranh làm cho cuốn tiểu thuyết về số phận con người và chiến tranh hiện lên sinh động và đậm đặc hơn

Mở đầu tác phẩm bằng việc nhà văn đưa người đọc đến với cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con trong trường Đào tạo Phi công khi người con đang làm trung

sĩ huấn luyện ở đó “Mẹ tôi đã đi taxi suốt năm tiếng đồng hồ để chào đón tạm biệt tôi sắp tới ngày huy động tại Salo-de-Provence quãng đường dài ba trăm cây số” [18, tr.12] Chiến tranh như được báo trước và không khí của nó bao trùm lên cả cuốn tiểu thuyết Chiến tranh của hiện thực nơi sa trường được nhân vật tâm sự một cách chân thành và sâu lắng, đem đến cho bạn đọc sự đồng cảm và cả những dự cảm về đau thương chiến tranh sắp xảy ra theo chiều dài tác phẩm

Thật khó để nói về một tác phẩm mà hư cấu và hiện thực đan cài vào nhau một cách tự nhiên, đầy cảm xúc và biến động, mô tả những tháng năm, những mẫu người không bao giờ còn trở lại trong lịch sử loài người khi chiến tranh đã để lại dấu ấn của nó trên mình thời gian Nghệ thuật tự thuật độc đáo khi tác giả trao quyền kể chuyện cho nhân vật chính xưng “tôi” để kể lại những sự việc và cảm nhận một cách tinh tế, sâu sắc nhất hiện thực đồng thời phơi bày cảm xúc của nhân vật trong những cảnh huống ấy

Điểm đặc biệt là khi viết về chiến tranh nhà văn không đi sâu phô bày sự hiểu biết về chiến trường, kể chuyện chiến trường mà còn thể hiện một thái độ

Trang 19

14

rất tôi của tác giả, có cá tính, có quan niệm riêng của mình trước hiện thực những cuộc chiến tranh ấy Nhân vật luôn muốn thu vào tầm tay những gì là của mình, là mong muốn của mẹ về một cuộc chiến với các vị thần: ti tiện, định kiến, ngu dốt, chân lí tuyệt đối, thần nghèo, thần đói, thần của những thói quen không đuộc phép tồn tại trong một nhà quý tộc, giới thượng lưu chính cống Những cuộc chiến mà đao kiếm không thể giải quyết, chỉ có thể dùng sức mạnh tinh thần để chiến thắng “Tôi muốn tranh giành quyền làm chủ thế giới với các vị thần phi lí và đam mê quyền lực, muốn trả lại trái đất cho những ai bao bọc nó bằng tất cả tình yêu thương và lòng quả cảm” [18, tr.18].Không cuộc chiến nào khốc liệt và gay go bằng cuộc chiến giành lấy lương tâm về tình yêu thương của con người!

Bên cạnh cuộc chiến đẫm máu với những vết thương thể xác thì còn có những cuộc chiến ác liệt và cam go hơn nhiều, đó là cuộc chiến với những sóng gió, bão táp của cuộc đời để đi đến con đường định danh mà mình đã chọn “một ngày nào đó sẽ trở về nhà sau khi đã chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền làm chủ thế giới với những kẻ mà, ngay thủa chập chững biết đi, tôi đã biết tới sức mạnh và tàn ác” [18, tr.15] Sức mạnh của cuộc chiến “định danh” này càng lớn tới đâu thì sự tàn ác và những đánh đổi mà nhân vật phải trao lại càng lớn bấy nhiều Cuộc chiến không khoan nhượng, chẳng cân sức giữa số phận con người với những phạm vi có thể của nó

Những tiểu thuyết sau 1975 ở Việt Nam cùng viết về chiến tranh theo

hướng tiếp cận trực tiếp có thể kể tới Ký sự miền đất lửa, Biển gọi, Họ đã

sống như thế, Nắng đồng bằng, Miền cháy, Rừng lá đỏ, Đất trắng, Đất miền Đông Các tiểu thuyết này lí giải chiến tranh, tiếp tục ngợi ca khẳng định, và

khi trong điều kiện hòa bình, còn có thêm một khía cạnh nữa là “tính sổ”, con người cô đơn tạo cho tiểu thuyết về chiến tranh có thêm hơi thở mới thì ở

Lời hứa lúc bình minh chiến tranh đã được xây dựng theo hướng tiểu thuyết

Trang 20

15

hóa các sự kiện thực, tuy vậy tính chất tư liệu về tác giả vẫn là nét đậm “Thú thật tôi có lưỡng lự một lúc Tôi vừa phải chiến đấu trên nhiều mặt trận, từng làm mười nghề khác nhau, nghề nào cũng đáng ghét cả và luôn nỗ lực hào phóng hết ình trên mặt giấy cũng như trong cuộc đời” [18, tr.260]

Nhà văn đã dựng lại những trang sử hiện đại bằng ngôn ngữ tiểu thuyết

từ góc độ ý thức cá nhân, diễn biến tâm lí của nhân vật xưng “tôi” đồng thời

đó cũng là tiếng nói của đám đông lính thường và dân thường đã trải qua những ngày kháng chiến bên nhau: “mặc dù vậy, tôi không hề tuyệt vọng Thậm chí đến giờ tôi cũng không tuyệt vọng Tôi chỉ làm bộ làm tịch thế thôi

Nỗ lực lớn lao nhất đời tôi là làm thế nào để tuyệt vọng được an toàn Nhưng

có được đâu Khi nào trong tôi cũng có cái gì đó liên tục mỉm cười” [18, tr.292].Những tâm trạng cứ chảy trôi theo dòng ý thức qua những tháng ngày chiến tranh được nhân vật tự thuật một cách đậm nét

Trong khi thể hiện những cuộc chiến tranh mà nhân vật “tôi” phải đương đầu thì còn có đan cài bổ sung giữa đề tài chiến tranh và các đề tài khác Lê

Thành Nghị thấy rằng mô típ con người trở về từ chiên stranh là mô típ có ý

nghĩa đáng kể đồng thời là nơi để nhà văn có dịp bộc lộ tư tưởng thẩm mĩ của mình, đó là khả năng phân tích, bình giá và mổ xẻ hiện thực đa chiều của chiến tranh, đó là sự phân tích mối quan hệ cự kì phức tạp giữa số phận từng con người với biến cố chiến tranh, là năng lực khám phá và đặt ra những vấn

đề nóng bỏng nhất trong chiến tranh và sau chiến tranh do tác động dai dẳng của chiến tranh trong đời sống của từng cá nhân và của toàn xã hội Trải qua cuộc bể dâu, nhân vật nhận ra nhiều điều “Tóm lại, tôi giữ niềm tin trọn vẹn của mình cho tới phút và rõ ràng cho tới bây giờ tôi vẫn chưa thay đổi nhiều

về mặt ấy: một thất bại như thất bại ở Điện Biên Phủ, những lời thóa mạ bên

lề cuộc chiến Algerie khiến tôi ngạc nhiên vì rối loạn và khó hiểu” [18, tr.303] Nhân vật trong và sau cuộc chiến như phân vân không hiểu cái lí do

Trang 21

và sau chiến tranh, nhà văn Việt đã linh cảm được vai trò thiết yếu của vô thức, của giấc mộng, của ám ảnh những kỉ niệm, từng trải thời thơ ấu ảnh hưởng tới hiện thực như thế nào “Đến tận bây giờ, trong mắt tôi đó hãy là quang cảnh đẹp nhất thế giới Đó là nơi mà tâm hồn được thảnh thơi Tâm hồn thực sự cần điều ấy” [18, tr.416] Từng vùng đất, miền quê mà nhân vật

đã từng qua đã in sâu trong kí ức nhân vật mà những đau thương, mất mát của chiến tranh không thể xóa nhòa Số phận con người gắn với chiến tranh nhưng không hề phụ thuộc vào chiến tranh hay bị chiến tranh khuất lấp những mảnh ghép tâm hồn trong dòng ý thức Có thể thấy điều này qua một số tác phẩm

viết vào thời kì này của ta như: Bến đò xưa lặng lẽ, Rừng thiêng nước trong,

Ngày rất dài, Những bức tường lửa, Khúc bi tráng cuối cùng Những tác

phẩm này phản ánh rõ hơn bộ mặt trần trụi của chiến tranh và số phận khốc liệt của con người trong hiện thực tàn bạo ấy, qua đó hợp lí hóa đời sống bản năng của con người, đề cao nó trong một tinh thần nhân văn cao đẹp; lên án, phê phán chiến tranh là một thế lực phi nhân tính đã tước đoạt, cướp mất của con người quyền được sống với chính những nhu cầu bình thường và thiết yếu của họ

Romain Gary viết Lời hứa lúc bình minh với tình yêu mãnh liệt dành cho

người mẹ và cho cuộc sống Đáng tiếc, ông kết thúc cuộc đời mình ở tuổi 66

Trang 22

17

bằng một phát súng tự sát Cái chết của ông như kết thúc cho số phận một con người sau những bước đi của đời người đầy chông gai Một số phận êm đềm bên người mẹ nhưng cũng nghiệt ngã trước cuộc đời Cái chết khép lại cuộc đời ông nhưng mở ra nhiều suy nghĩ cho bạn đọc, cái chết có chủ ý của nhà văn: đi qua những năm tháng nghiệt ngã của chiến tranh nhưng ông vẫn sống đến khi đó bởi có niềm tin, nghị lực và quyết tâm của một con người, nhưng ông lại đi về với người mẹ kính yêu khi được chứng kiến những giờ phút huy hoàng của cuộc đời mình trên những kết quả của những nỗ lực thành công

“những chú hải cẩu đã lặng im trên những mỏm đá, và tôi ở đó, nhắm mắt lại, miệng mỉm cười, tôi tưởng tượng một chú hải cẩu nhẹ nhàng đi về phía mình thì bỗng cảm thấy một chiếc mõm thân thương cà vào má hai vai Tôi đã từng sống” [18, tr.441].Tác giả đã từng sống như thế đấy!

“Năm 1980, tại Paris, Romain Gary bắn một phát súng vào đầu để tự kết thúc cuộc đời mình Dường như trong cuốn Lời hứa lúc bình minh đã có những dấu hiệu báo trước cho sự ra đi này” [35] Ngay từ trang mở đầu ông

đã viết về dấu hiệu ấy: "Hết rồi Biển Big Sur không một bóng người, còn tôi vẫn nằm trên cát, đúng chỗ tôi đã ngã xuống Sương mù biển khơi làm cho mọi vật trở nên dìu dịu; phía chân trời không một cánh buồm ló dạng; trên một mỏm đá, trước mặt tôi, hàng nghìn con chim đang đậu; trên một mỏm đá khác là một gia đình chim hải cẩu: hải cẩu bố cứ dập dềnh trên mặt sóng, bóng nhẫy và đầy vẻ tận tâm, miệng ngậm một con cá Thi thoảng, những con nhạn biển hạ xuống gần đến mức tôi phải nín thở, và nhu cầu xưa cũ trỗi dậy trong tôi: một lát nữa thôi, chúng sẽ đậu lên mặt tôi, nép mình vào cổ tôi, vào vòng tay tôi, một lát nữa thôi, chúng sẽ phủ khắp người tôi Ở tuổi bốn mươi bốn, tôi vẫn còn mong được âu yếm thực sự Tôi đã nằm trên cát lâu lắm rồi, nằm bất động như thế trong khi những con bồ nông và chim cốc đậu thành vòng tròn quanh tôi và lúc nãy, một con hải cẩu đã thả mình theo sóng đến tận

Trang 23

18

chân tôi Nó ở đó một lúc lâu và ưỡn mình trên hai vây nhìn tôi, nhìn xong lại quay về với đại dương Tôi mỉm cười với nó, nhưng trông nó có vẻ nghiêm

nghị và đượm buồn, như thể nó biết điều gì đó" [18, tr.11] Khi miêu tả bãi

biển Big Sur không một bóng người, chỉ có ông đang nằm trên cát, trong cõi

cô đơn, như sắp đi đến với người mẹ hiền để hồi tưởng về đời mình Và kết thúc tác phẩm, bối cảnh cũng là trên bãi biển với mênh mông, cô độc, Gary viết: “Thế đấy Sắp phải rời xa bờ biển, nơi tôi nằm nghe biển khơi đã rất lâu rồi Tối nay, ở Big Sur, sẽ có sương mù nhẹ, trời sẽ se lạnh, còn tôi, tôi chưa bao giờ học cách nhen lửa để tự sưởi ấm mình Tôi sẽ cố nán lại đó một lúc nữa, để lắng nghe, bởi vì tôi luôn có cảm giác mình sắp hiểu những gì đại dương muốn nói Tôi nhắm mắt lại, mỉm cười và lắng nghe… Tôi vẫn còn giữ những thói quen lạ lùng đó Bờ biển càng hoang sơ tôi càng thấy nó đông đúc Những chú hải cẩu đã lặng im trên những mỏm đá, và tôi ở đó, mắt nhắm lại, miệng mỉm cười, tôi tưởng tượng một chú hải cẩu nhẹ nhàng đi về phía mình còn mình thì bỗng cảm thấy một chiếc mõm thân thương cà vào má và hai vai Tôi đã từng sống”[18, tr 441]

Ở những tầng ý nghĩa khác, tác phẩm gợi mở nhiều suy tưởng về sự tồn tại của tình yêu thương trong cuộc sống của mỗi số phận cá nhân, về trách nhiệm của một công dân với quê hương đất nước đã nuôi mình khôn lớn, về

sự phi lý của chiến tranh và tội ác do chiến tranh gây ra dưới ý niệm về thân phận con người và những cuộc chiến trong cả thời loạn lẫn thời bình Ông cho rằng, như rất nhiều trong số các nhà văn lớn đã trải qua thời kỳ lịch sử cùng ông, ông chủ yếu nghĩ đến thân phận của con người Chính những trải nghiệm trong tình yêu lớn của người mẹ dành cho ông nên đã sớm đưa ông đến chỗ cảm nhận được hình hài của thân phận con người trong nỗi đau chiến tranh đã chia cắt thứ tình cảm thiêng liêng ấy

Trang 24

19

Đi đôi với quá trình hình thành người nghệ sĩ để chiến đấu trên mặt trận tinh thần là sự hình thành một người lính trên sa trường để bảo vệ Tổ quốc Đây có thể coi là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn trong một con người, vừa để hài hòa cân đối vừa là giữ trọn niềm tin với người mẹ Hai quá trình này tồn tại song hành và bổ sung cho nhau

1.2.1 Một người lính trong mắt người mẹ

Ngay trong niềm tin mà người mẹ gieo cho anh hồi còn nhỏ phải là một Đại sứ Quán Pháp, là một vị tướng tài giỏi đã cho ta thấy trước được kết quả của quá trình hình thành người lính này “Guynemer! Con sẽ là Guynemcer thứ hai! Con sẽ thấy, mẹ lúc nào cũng đúng” hay “con sẽ là một người hùng, con sẽ trở thành một vị tướng” [18, tr.14] Người mẹ đặt hết thảy niềm tin vào việc định danh về mặt xã hội cho người con duy nhất của mình Sự chắc chắn đến tuyệt đối, và bà tin rằng người con chỉ cần tin vào điều người mẹ nói thì chắc chắn sẽ trở thành thành hiện thực Chính niềm tin này là gốc rễ cho sự phát triển của quá trình hình thành người lính của nhà văn

Ngay khi mở đầu, sau đoạn nói về biển, nhà văn đã nhắc tới nhân vật tôi

ở vào một hoàn cảnh điển hình nói về quân đội để báo trước cho ta thấy quá trình hình thành người lính trong anh sau niềm tin vững chắc ấy “mẹ tôi đã đi taxi suốt năm tiếng đồng hồ để đến chào tạm biệt tôi sắp đến đợt huy động tại Salon-de-provence nơi bây giờ tôi đang là trung sĩ huấn luyện tại Trường Đào tạo phi công” [18, tr.12] Thời gian bị đảo ngược từ khi nhà văn đang ngồi tại

bờ biển ở tuổi bốn mươi tư rồi lại trở về với một chàng trai là sĩ quan trung sĩ trong trường đào tạo và rồi lại trở về với những năm tháng tuổi thơ trong quá trinh rèn rũa của mẹ và thực tế đất nước để trở thành người lính thực sự theo đúng nghĩa của nó

Tác phẩm với nhiều ý nghĩa khác nhau, ở đó có tỉnh yêu thương, có gieo

và gặt hái niềm tin, có cả những khổ luyện thành tài của một người nghệ sĩ,

Trang 25

20

người lính trải dài qua tác phẩm Quá trình hình thành bản lĩnh người lính chiến đấu luôn được nhà văn nói đến trong tình yêu mang theo của người mẹ kính yêu “Vào những giờ khắc ác liệt nhất của chiến tranh, tôi luôn đối diện với hiểm nguy trong cảm giác mình là một kẻ bất khả chiến bại Không gì có thể xảy đến được với tôi bởi tôi là sự kết thúc có hậu của mẹ tôi Trong hệ thống cân đong đo đếm mà con người tìm cách áp đặt cho thế giới một cách tuyệt vọng, tôi vẫn luôn thấy mình như chiến thắng của mẹ tôi.” Người mẹ trong mọi hoàn cảnh luôn là niềm tin, là động lực, là chân lý và mục đích trong mọi việc làm của người con, ngay cả khi đói diện với cái chết, những giờ khắc ác liệt nhất của chiến tranh gây nên

1.2.2 Quá trình trở thành một người lính

Mạch vận động viết về một người lính dàn trải khắp tiểu thuyết và nó như thôi thúc nội tâm nhà văn viết về điều gì đó gắn liền với một “thiên mệnh” của cuộc đời, một trong những thiên mệnh đó là thiên mệnh một người lính chiến Thiên mệnh này đến những phần cuối cùng của thiên truyện thì thiên chức ấy mới được hiển hiện trong một sự thức nhận toàn vẹn những chân lý về chiến tranh, về trách nghiệm của chính anh – người sống sót sau chiến tranh – trong cuộc đời hậu chiến và về ý nghĩa thực sự của nghề viết văn Trong những chương cuối cuốn tự truyện này, Romain còn nhắc lại rõ rệt một lần nữa những suy nghĩ của mình về bản lĩnh người lính ấy, bản lĩnh của một thời đã “đi dọc chiến hào” và để lại không ít những dấu vết trên mình thời gian Ông kể, ông nằm hàng giờ trên sân bay, đấu tranh với “sự bất mãn muôn thuở của mình”, với nhu cầu “được vượt qua, được ra khỏi nơi ấy” Và,

“đến tận bây giờ tôi vẫn không biết mình muốn nói gì qua hai chữ “nơi ấy”

Có lẽ đó là hoàn cảnh con người” [18, tr.423] Nơi ông đã đi qua và gắn bó những tháng ngày của chàng lính yêu nước, phụng sự Tổ Quốc, cái thân phận

rõ ràng không phải là một ý niệm trừu tượng vô hình, mà có “nơi chốn” xác

Trang 26

21

định, có hình hài với gánh nặng thời gian trong chiến tranh

Những tháng ngày đầu tiên làm quen với những vũ khí, bài học, cách thức luyện tập khiến nhân vật như quên đi mọi vướng víu của cuộc sống để tập trung cho sự nghiệp kiến quốc ấy “Mỗi tuần ba lần, mẹ dắt tôi đến trường luyện ngựa của trung úy Sverdlovski, nơi trung yus đích thân dạy tôi về những bài học đầu tiên về bí mật của thật cưỡi ngựa, đấu kiếm và bắn súng” [18, tr.74] hay “Tôi cũng được học tiếng Latin, tiếng Đức-thời ấy tiếng Anh chưa có hay ít nhiều tôi xem nhẹ tôi cũng học các điệu shimmy và fox-trot với cùng một cô gái tên là Gladys ” [18, tr.75] Học từ những điều nhỏ nhất cho tới những điều lớn lao lơn và thực hành ngay với nó trong quá trình xông pha trận mạc Trải qua quá trình ấy cũng là một cách thức để rèn rụa người lính chắc tay súng, vững tâm, rắn rỏi hơn khi tham gia chiến trường trong khi vắng người mẹ yêu dấu để có thể đương đầu và đối phó trước mọi cảnh huống hiểm nguy

Với những niềm tin, định hướng mà người mẹ đặt ra cho ông, đặt trong bối cảnh xã hội, chiến tranh khi ấy cùng với tuổi trẻ,sức xuân và nhiệt huyết, nhân vật đã hăng say lên đường với một tâm thế đầy khí dũng Những con người dường như chiến đấu vì đất nước mà hi sinh quên mình, không màng tới bản thân, bốn năm chinh chiên sà cả một quãng đường dài với bao hi sinh, gian khổ, mất mát và đau thương “Cuối cuộc chiến tranh ở Anh quốc, nơi tôi

đã đến để tiếp tục cuộc chiến bốn năm trước đó” [18, tr.62] Những cuộc chiến in dấu chân nhà văn được nói đến khi đi qua chiến tranh với hành trang

là những kỷ niệm vừa đẹp vừa đau khiến nhà văn trở thành người bị cầm tù của quá khứ với một thứ “thiên mệnh” thiêng liêng ngược về quá khứ để hoàn thành sứ mệnh của một người con

Đối với nhà văn, nếu như thiên chức viết văn đồng nghĩa với thiên chức cuộc đời thì khoảnh khắc khi anh nhà văn hoàn thành tác phẩm, thách thức cuối

Trang 27

22

kết của cuộc đời, cũng là thời điểm anh thức nhận được trọn vẹn nhất chân lý của cuộc đời anh cũng như những năm tháng trận mạc Vượt qua những kinh hoàng và bạo hành của chiến tranh, vượt lên trên cái sức mạnh huỷ diệt của chiến tranh, cái còn lại, cái sức mạnh thực sự “làm nên vẻ đẹp tinh thần của cuộc kháng chiến”, cái bất tử mà chiến tranh không thể huỷ diệt nổi chính là tình yêu

và sức mạnh mà người mẹ dành cho mình Cũng chính nhờ vào tình yêu người

mẹ dành cho mình, như một thứ bùa hộ mệnh, mang may mắn tới giúp nhân vật thoát khỏi những cảnh huống cận kề cái, có thể sống sót qua cuộc chiến tranh với những hoàn cảnh mà bình thường ra không thể có cơ hội thoát chết Cái nhìn của nhà văn không phải là sự phản chiếu cái nhìn cộng đồng về lịch sử mà nó là một cái nhìn, một suy nghiệm cá nhân về lịch sử

Trở về sau những cuộc dấn thân vào chiến tranh, trải nghiệm những cảnh huống kinh hoàng của chiến tranh và ra khỏi chiến tranh với gánh nặng của những kỷ niệm đau đớn Nhà văn đã vật lộn với quá khứ, đặc biệt là quá khứ

về người mẹ bằng một ý chí sống thấm đẫm màu sắc chủ nghĩa yêu thương trong những ngày tháng hậu chiến, để đạt đến một sự thấu thị về ý nghĩa cao

cả của cuộc chiến tranh, về những gì bất diệt trong chiến tranh “Sự thức nhận của nhân vật chính trong thời điểm kết thúc cuộc hành trình tâm tưởng của anh trong những ngày hậu chiến phản ánh một phương thức của tự thuật, nhà văn đối diện với sự thật đau thương của chiến tranh để chạm đến ý nghĩa đích thực, đẹp đẽ và cao cả của cuộc chiến – một thứ chân lý cao cả được giác ngộ

từ những trải nghiệm đau đớn” [23] Để giác ngộ được điều đó không phải là một điều dễ dàng khi nhà văn phải chứng kiến, vượt qua biết bao nỗi đau, nỗi buồn, vượt lên trên mọi niềm hạnh phúc, mọi nỗi bất hạnh, đặc biệt là có những lời động viên của người mẹ đưa nhân vật đi qua những ngày tháng ấy Nhờ có nó, nhân vật tôi đã sống sót qua cuộc chiến, thoát khỏi cảnh giết chóc triền miên, thoát khỏi sự bao vây đau đớn của súng đạn, lưỡi lê, sự ám ảnh

Trang 28

23

của bạo hành để trở về, mối ngưòi theo một con đường khác nhau, với cuộc đời, một cuộc đời, mặc dù cuộc đời không chắc đã hạnh phúc hơn vì thiếu đi bóng dáng mẹ

Đi tới cuối cùng của quá trình hình thành bản lĩnh người lính là khi ông trở thành một tương lĩnh giỏi Nhân vật lúc ấy đã thực hiện được lời hứa với

mẹ - đã thành một sĩ quan không quân, trải qua quá trình rèn rũa đã chiến đấu bảo vệ nước Pháp mà người mẹ luôn ngợi ca và ngưỡng mộ, ông cũng đã có được các huy chương và huân chương cao quý, đã gặp gỡ những nhân vật lịch

sử, đã có tác phẩm và danh tiếng Những thành công này của người lính đã chứng minh lời tiên tri, niềm tin sắt đá và sự hy sinh sáng giá của mẹ là không uổng phí cho một người lính chiến mang dòng máu nghệ sĩ của một người phụ nữ đầy nhiệt huyết, nhà văn là một tác phẩm của mẹ đã nhào lặn lên

Trên bước đường sinh tồn, mỗi người đều tìm kiếm cho riêng mình những mục đích sống, lý tưởng và hoài bão riêng, từ đó hình thành trong ta một con người tư tưởng bên cạch một con người sinh lí Romain Gary tự kết thúc chuyến đi đời mình trước cả thời hạn mà ông được tạo hóa ban cho Nhưng trên chuyến đi, dù ngắn, dù dài, ông đã sống được một cuộc đời thật đẹp, nghĩa lí và có ích với hình tượng một con người nghệ sĩ Đi từ tiểu sử tới quan niệm nghệ thuật, sức sống mãnh liệt và quyết tâm đeo đuổi nghiệp văn của Romain Gary để thấy được quá trình hình thành một người nghệ sĩ văn chương ấy có những bước đường như thế nào

1.3.1 Dòng máu nghệ sĩ từ người mẹ

Như chúng ta đã biết, ngay từ nhỏ ông đã được thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ của người mẹ đầy mạnh mẽ và quyết liệt với nghệ thuật được truyền lửa qua người con trai “Guynemer! Con sẽ là Guynemer thứ hai Con sẽ là một người hùng, con sẽ trở thành một vị tướng, Gabriele d‟Annunzio”, Ngài

Trang 29

24

Đại sứ Pháp ” [18, tr.14] Mỗi ngày trôi qua là một ngày ông học thêm được nhiều điều, ít nhất là về một lĩnh vực nào đó của nghệ thuật Không chỉ trên lĩnh vực văn chương mà dường như ở mọi loại hình nghệ thuật ông đã từng thử sức và biết qua nhưng dừng lại và giỏi nhất đó là nghề viết văn:“sau khi

đã lưỡng lự rất lâu giữa hội họa, sân khấu, ca nhạc và khiêu vũ, cuối cùng tôi

đã chọn văn chương” [18, tr.27] Dưới sự định hình, định hướng của người

mẹ, ông đã bước đầu định danh được cho mình trên con đường hình thành người nghệ sĩ đó là trở thành một nhà văn nổi tiếng

Với những niềm tin, hi vọng, động lực từ người mẹ, Romain quyết tâm

nỗ lực hết mình có thể cho một sự nghiệp lớn lao cả đời mình, vừa để thực hiện lời hứa của một đứa con với mẹ, vừa để khẳng định chính mình để biến tôi thành Tolstoi trẻ nhất mọi thời đại, kiến tạo cuộc sống của họ Tình yêu thương của người mẹ, niềm đam mê nghiệp viết văn đã thúc giục ông cầm bút, viết và trải nghiệm: “Rõ ràng, cái khí chất nghệ thuật vốn thường khiến

mẹ tôi, và đôi khi bằng một cách quá bi thương, luôn mong muốn kiến tạo tương lai của chúng tôi theo những quy chuẩn của dòng văn học mang tính cảm hóa đang tiếp tục được bộc lộ trong tôi cũng theo cách đó, và vì tôi chưa đến nỗi vỡ mộng mà quy phục trước nghệ thuật, nên tôi bướng bỉnh phỏng đoán quanh mình, thậm chí là trong cuộc sống, một số cảm hứng sáng tạo nào

đó chăm chắp sắp xếp số phận chúng tôi theo hướng tốt lành [18, tr.358]

Đó là một người con hiếu thảo, một người con cảm nhận hết thảy tình yêu thương của người mẹ và muốn hành động ngay một việc gì đó, viết một kiệt tác bất hủ chẳng hạn để báo hiếu, bù đắp cho người mẹ đã chịu nhiều

đắng cay của cuộc đời

Sự hình thành con người nghệ sĩ này như đã nói ở mục trên thì bản chất chính là quá trình định danh của nhà văn trên con đường nghệ thuật Bên cạnh

sự định hình và thực hành vươn đến vị thế xã hội đó thì Romain Gary còn

Trang 30

25

được người mẹ nỗ lực định danh về mặt nghệ thuật “Nina mong muốn con mình trở thành một “nghệ sĩ vĩ đại” [18, tr.146], như để bù đắp tham vọng hồi trẻ của mình Bà vốn là một diễn viên kịch trong các nhà hát có tiếng ở Mat-xcơ-va Chỉ có điều bà chưa trở thành một nghệ sĩ sân khấu lớn Để thỏa lòng mong ước của mẹ, Romain hăm hở lao vào những bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, ca hát, kịch nói, khiêu vũ Sau khi cho con trai thử sức từ nghệ thuật này sang nghệ thuật khác, cuối cùng Nina đành phải chấp nhận là Romain “không có năng khiếu gì đặc biệt, cũng không có biệt tài gì tiềm ẩn.” [18, tr 108] Cuối cùng Romain đã chọn con đường văn chương, xem “văn chương là nơi nương tựa cuối cùng trên cõi đời cho những ai không biết náu mình vào đâu nữa” [18, tr.27] Và đó cũng là ước vọng của Nina bà mong

muốn con mình trở thành một “người khổng lồ của văn học Pháp” [8]

1.3.2 Một con người nghệ sĩ hình thành trong Lời hứa lúc bình minh

Trải qua từng bước định danh trên một số lĩnh vực nghệ thuật, nhà văn vấp phải không ít những khó khăn, thậm chí thất bại hoàn toàn bởi yếu tố năng khiếu cũng như tác động của môi trường: “Thế là sau khi âm nhạc, khiêu

vũ và hội họa lần lượt bị, chúng tôi đành chọn văn chương chữ nghĩa, bất chấp nguy cơ bệnh hoa liễu” [18, tr.32] Niềm thất vọng của một người Do Thái gốc Litva, với những sự thất bại ấy sẽ sống dậy đầy đau đớn mỗi khi nhà văn vấp phải những cái tên thiên tài âm nhạc như Menuhin hay Heifetz, như thể chính những cái tên riêng ấy có quyền năng gây đau khổ cho ông Ông chọn cho mình con đường văn chương là một quyết định sáng suốt, nó trải qua một quá trình lâu dài và nhiều chông gai Khởi nghiệp văn chương, ông không bắt đầu bằng việc sáng tác những kiệt tác như những nhà văn cùng nghề mà ông khởi đầu bằng việc “giấc mơ khởi đầu tại nguyện” tìm kiếm một cái tên thích hợp cho mình Romain bỏ nhiều tháng trời để tìm ra một bút danh đúng tầm với những gì ông hằng mong làm được cho mẹ ông, “Bây giờ,

Trang 31

26

để cho giấc mơ của chúng tôi có hởi đầu toại nguyện, chúng tôi chỉ còn việc tìm ra một bút danh tương xứng với các kiệt tác mà người ta đang chờ ở chúng tôi” [18, tr 32] Romain giam mình trong phòng và “ghi kín những cái tên lạ hoặc lên giấy”, “viết như vậy từ trang này qua trang khác”, “ngâm nga từng bút danh rất kêu và rất hùng hồn” [18, tr.34] Nhà văn đã ngắm được mục tiêu, xác định được mục đích và công cuộc tìm kiếm đã được khởi đầu, bắt đầu một hành trình của Việc làm này có phần mmột con người nghệ sĩ

Mơ hồ và viển vông nhưng lí do khiến nhà văn có suy nghĩ và hành động tìm cho mình một bút danh (jeu de pseudonymes) này thật cảm động Dưới áp lực yêu thương và hi vọng cuả người mẹ, với khả năng và độ tuổi ấu thơ của mình thì để nổi tiếng ngay thật khó, đặc biệt trong hoàn cảnh Romain còn là một “người lớn mười hai tuổi” thì suy nghĩ của ông cũng được trẻ hóa theo độ tuổi ấy Ông “bị giày vò vì không thể làm gì cho mẹ, suốt ngày nát óc nghĩ bằng được một cái tên thật đẹp, thật kêu, thật hứa hẹn để có thể nói ra những

gì mình nghĩ trong lòng, để rung chuông gióng nhạc bên tai mẹ, cho mẹ nghe thấy âm vang vinh quang của mình trong tương lai, vinh quang mà mình sẽ dâng lên mẹ.” [18, tr 34] Với Romain bút danh đóng một vai trò quan trọng, nhờ đó mà Romain có thể thoát ra chính mình, vượt qua những hạn chế của riêng mình để vươn tới những chân trời mới, để thay đổi danh tính sau này Nhưng khi ấy ông đâu có biết rằng giá trị thực sự của văn chương không được tạo nên bởi những cái tên hay, tên kêu mà một tâm huyết thực sự của nhà văn mới làm nên tên tuổi của họ Romain say sưa tìm kiếm bút danh đến nỗi quên

cả việc “viết ra các kiệt tác.” mãi về sau ông mới nhận ra sự ngược đời ấy:

“Bút danh có cái dở là không bao giờ thể hiện được những gì mình cảm thấy trong lòng Tôi gần như đi đến kết luận là với tư cách là phương tiện biểu đạt văn chương, bút danh là chưa đủ, mà còn phải viết sách nữa.”[18, tr.24] Nguyễn Duy Bình đã đánh giá “Chính vì thế mà từ lúc mười hai tuổi, Romain

Trang 32

27

đã mười một tiếng đồng hồ mỗi ngày “cố gắng hết mình giúp mẹ, tức là cố gắng viết nên một kiệt tác bất hủ” [8] “với tất cả cảm hứng trữ tình của tuổi thiếu niên” [18, tr 192] và “dội những quả bom thơ, truyện, bi kịch năm hồi theo thể thơ mười hai âm tiết vào các tạp chí văn học” [18, tr 31] Romain ráo riết bắt tay vào viết những “chương cuối tuyệt vời” (mà chưa bao giờ viết những chương trước đó!) vì lý do mà tất cả mọi người đều biết.” [8]

Sự khởi đầu dường như suôn sẻ với nhà văn, và ông bắt tay vào viết Viết trong sự thúc giục, vội vã với khí thế hăng say, nhiệt huyết và đầy tin tưởng ở bản thân: “Tôi thấy mình phải khẩn trương lên, phải nhanh chóng viết kiệt tác văn học bất hủ Kiệt tác đó, khi biến tôi thành Tolstoi trẻ nhất mọi thời đại, sẽ cho phép tôi bù đắp ngay những khó khăn, vất vả của mẹ, tôn vinh ngay cuộc đời mẹ.” [18, tr 191] Ông viết để cho mình, để khẳng định bản thân, viết cho

mẹ, như một sự báo hiếu tình mẹ bao la Xét trên khía cạnh tâm lí, đây là một suy nghĩ mang tính tất yếu của bất kì ai, đặc biệt là những người nuôi trong mình những ước ao, tham vọng lớn Theo Trần Thị Xuân Hợp thì “Quá trình khám phá con người trên bình diện tư tưởng, tâm linh đã giúp ông nhận ra một số vấn đề khá sâu sắc, đó là cần phải giải phóng con người khỏi mọi ràng buộc về tinh thần, đưa con người đến tự do, tự nguyện, để nó có đủ điều kiện sáng suốt lựa chịn niềm tin, lí tưởng, từ đó mà xác lập cho mình những xác tín nội tâm đủ mang lại cho bản thân sự tiềm tàng về sức mạnh” [23, tr 87] Khai thác, nắm bắt tâm lí nhân vật giúp nhà văn đi sâu hơn vào quá trình định danh văn chương của nhân vật “tôi” một cách sắc nét

Sự nỗ lực, quyết tâm đó của Romain Garyvấp phải không ít khó khăn và không được bù đắp ngay như mong muốn của hai mẹ con đó là những tác phẩm ông gửi cho các nhà xuất bản đều bị trả lại Theo hai mẹ con Romain Gary thì lí do không phải vì vấn đề bút lực của ông không đủ khả năng mà là

vì “bút danh quá dở.” Vẫn ngộ nhận như vậy nên Romain Gary đã quyết định

Trang 33

28

đổi bút danh từ François Mermont sang Lucien Brulard nhưng các nhà xuất bản vẫn chưa thỏa mãn Ông đã nếm trải nhiều lần thất bại như những nhà văn mới trong nghề khác, có đôi lúc nản lòng và mất phương hướng Ông thừa nhận: “Tôi thấy chất giọng yếu ớt và khả năng nghèo nàn của mình như một câu chửi thề nhằm vào tất cả những gì tôi cố nói, tất cả những gì tôi từng yêu” [18, tr.403] Điều mà ông lo nhất về mẹ là không muốn làm mẹ thất vọng về mình, trên mặt trận định danh vị thế xã hội ông đã gặp nhiều thất bại, trên mặt trận văn nghệ này cũng không bằng phẳng gì Nhưng, không để mẹ phiền lòng, ông buộc phải nói dối để mẹ mình không phải thất vọng khi những bài viết của ông không được xuất bản, tên ông không xuất hiện trên các trang báo Lúc thì ông nói với mẹ rằng các tờ báo yêu cầu ông viết những truyện ngắn theo thị trường một cách hèn hạ khiến ông “phải từ chối làm bẩn danh tiếng văn chương của mình và không ký thẳng tên mình vào những truyện ngắn đó” [18, tr 236], khi thì ông cắt các tác phẩm của các đồng nghiệp đã được in trên những tờ tuần báo Paris rồi gửi cho mẹ, trong cảm giác lương tâm thanh thản và hoàn thành nghĩa vụ “Những chi tiết này càng làm nổi bật nghịch cảnh văn chương của hai mẹ con trên : tham vọng quá lớn trong khi thực tế đôi khi quá tàn nhẫn, phũ phàng Qua đó chúng ta cũng thấy được lòng hiếu thảo của Romain Ông không bao giờ làm bất cứ việc gì để cho người mẹ ốm yếu của mình cảm thấy thất vọng, buồn chán hay đau khổ”[8]

Dù những bước đi đầu đã có những vấp ngã nhưng không phải vì vậy mà ông nản chí, trùn bước Bởi, động cơ khiến nhà văn đứng dậy từ những vấp ngã để tiếp tục nghiệp văn chương ấy là vì mẹ, rộng hơn là vì “thân phận con người”, trong đó có nhà văn, “quên thân” vì những người thân Thể hiện điều này nhà văn đã từng nói rằng: “Thực tế là „cái tôi‟ không hề tồn tại, „cái tôi‟ không bao giờ là đích nhắm đến ” [18, tr.176], và “ tôi luôn biết rằng tôi không có sứ mạng nào khác; rằng trong chừng mực nào đó, tôi chỉ sống gửi;

Trang 34

29

rằng sức mạnh bí ẩn và công minh đang ngự trị số phận con người đã ném tôi lên bàn cân để tái thiết sự cân bằng cho một cuộc đời đầy hy sinh và quên

mình” [18, tr.50] Sự phủ định cái tôi không hề tồn tại như để giải thoát chính

mình vào việc sáng tác văn chương, vào những thời khắc chân thực, trọng đại của nó, trở thành thứ như nó vẫn luôn là, như sự vờ vĩnh để cố gắng thoát khỏi điều không thể chịu đựng nổi, một cách trả lại linh hồn để tiếp tục sống Đồng một sự phủ định cái tôi ấy cũng là khẳng định mục đích tối thượng của nhà văn khi đeo đuổi sự nghiệp văn chương là để khám phá “sức mạnh bí ẩn

và công minh đang ngự trị số phận con người” trong đó nhà văn là người nắm giữ sự cân bằng cuộc sống, phải đánh đổi bằng cả “hi sinh” và “quên mình”

Có những cống hiến cho văn chương mà không gì có thể cân đong, đo đếm, chỉ có thể thể hiện trên những trang viết “Tôi tạm thời nghỉ học ở trường cấp

ba, và một lần nữa giam mình trong phòng, lao vào chiến đấu Đối với tôi, thế giới được thu nhỏ lại cho đến khi trở thành một tờ giấy, tôi lao đầu vào đó với tất cả cảm hứng trữ tình sâu đậm của tuổi thiếu niên Tôi bị dày vò bởi nhu cầu đem lại công lí cho tất cả mọi người, dù họ có biểu hiện đáng khinh hay ác độc” [18, tr 92] Đây là những trang viết đầy tính nhân văn, xuất phát

từ một động cơ đầy tính nhân đạo của nhà văn, và từ đó, lý tưởng về một thế giới công bằng, một cái tôi cứu khổ, cứu vớt chúng sinh càng lớn dần trong ông

Romin Gary mang một hoài bão lớn lao khi ôm trong mình nghiệp văn chương, và, sự công bằng mà nhà văn đeo đuổi không phụ những con người như thế “Sự hy sinh quên mình của hai mẹ con đã được đền đáp Mọi chuyện

cổ tích đều kết thúc có hậu” Trong một phạm vi nhất định thì những khát khao cháy bỏng của người mẹ và Romain đã thành hiện thực khi ông đã “trở thành một nhà văn nổi tiếng, một nhà ngoại giao có uy tín, một nhà quý tộc

“ăn mặc theo kiểu London”, một đấng mày râu đúng nghĩa

Trang 35

30

Quan niệm của một người nghệ sĩ như ông với văn chương thì điều đầu tiên là phải dành trọn cuộc đời này cho nó “Bỗng tôi hiểu ra rằng cả quãng thời gian vừa rồi của tôi là cả quãng thời gian văn chương Cuộc nói chuyện chán ngắt và trí tuệ ngớ ngẩn là những thứ mà tôi chưa bao giờ chịu đựng nổi [18, tr.373], ông luôn luôn coi trọng nghề nghiệp, luôn luôn nhận định việc viết là phủ định những gì đã cũ mòn, là sáng tạo vượt thoát để không bao giờ là thứ “văn chương phải đạo”, dù là xuất phát hay những trang văn cuối cùng “sở thích đối với nghệ thuật sống và nghệ thuật đã sống vẫn luôn đọng lại trên môi tôi: chắc hẳn đó sẽ là sáng tạo văn học cuối cùng của đời tôi ” [18, tr 353] Ông luôn ý thức thiên chức của người viết văn, sáng tạo, kiên trì xác lập cho mình những bảng giá trị riêng thù hằn với những hình ảnh có sẵn, lối tạo hình dễ dãi, tầm thường… sự dối trá công thức trong đời sống và nghệ thuật Nếu không có sự sáng tạo thì không thể có văn chương Cũng như nhà văn không thể sống bằng hết ngần ấy cuộc sống nhân vật và câu chuyện mình tạo dựng Đồng thời, ông thể hiện một sự lạc quan nào đó về cuộc sống, tin

“cuộc sống là một thể loại văn học” [18, tr.394], tác giả tin vào cái đẹp do đó cũng tin vào công lý Ông đã phát biểu thành những câu nói như thể “Tôi chưa bao giờ trở thành một người vô liêm sỉ, hay bi quan yếm thế, trái lại, tôi

thường xuyên có những khoảnh khắc hy vọng và mong mỏi trọng đại.” [18, tr

439] Không giống niềm tin thái quá như người mẹ, niềm tin của ông do ông

tự nhìn nhận thấy và trong vòng khả năng của mình, hy vong và mong đợi từ tài năng văn chương đã được tôi luyện

Khi Romain kể cuộc đời của một nghệ sĩ trong Lời hứa lúc bình

minh như một cuốn tiểu thuyết tự truyện của mình Ông không chỉ nói trực

diện tới việc coi đó là lẽ sống, là lí tưởng để tồn tại và là bức tranh của đời sống được thổi hồn trong văn học qua các chương truyện, mà, một cách đầy hình ảnh và ẩn dụ văn chương, ông nhắc lại sự quan trọng của văn chương đối

Trang 36

31

với cuộc đời mình và thái độ của ông đối với nghiệp văn, cuốn sách gần đến hồi kết có viết: “đến bây giờ tôi hãy còn coi cuộc sống là một thể loại văn học” [18, tr 344] Nhận thức được điều ấy là bởi nhà văn lí giải trong niềm sung sướng phát hiện rằng văn chương chẳng việc gì phải sầu khổ, nặng nề

mà vẫn bộc lộ được tất cả những gì đặc quánh nhất, tinh chất nhất của tình cảm con người Cái thiếu thốn, thiệt thòi nhất của đời người là mất đi một người mẹ, không văn chương nào có thể lấp chỗ trống, một người mẹ chưa khi nào tách khỏi mình, người đã bằng một lời hứa ở bình minh của cuộc đời

mà chi phối hoàn toàn con đường đời sau này của nhà văn, là ngời đã khơi nguồn cảm hứng, rèn rũa sự nghiệp văn chương cho nhà thơ ngay cả khi bà đã không còn sống nữa, nhưng sức ảnh hưởng của bà vẫn ảnh tâm hồn nhà văn

và trải lên những trang

Cá tính của nhà văn cho đến tận bây giờ, khi ông đã thành công trên con đường văn chương thì ông vẫn khẳng định một điều rằng cuộc sống thực tại

nó vốn là như thế, còn văn chương vẫn là văn chương như một bản chất của

nó “một cách xuất sắc như văn chương vốn phải như vậy” Điều đó tức là nhà văn viết tự thuật về chính mình có thể lấy hư cấu bao trùm lên thực tại, lấy văn chương để “tiểu thuyết hóa” cuộc sống, coi thực tại chỉ là một phản ánh nào đó nhất thời và ngẫu nhiên của trí tưởng Khi con người nghệ sĩ của nhà văn trội lên theo hướng này, họ sử dụng tự truyện làm phương thức sáng tác

cơ bản để khắc hoạ chân dung của chính mình Đích cuối cùng của văn chương lại quay trở lại phục vụ cuộc sống, đem cả hi sinh của vì những số phận chung nhân loại, cống hiến và chân thành như thứ tình cảm thiêng liêng ông dành cho mẹ và nhạy cảm của một nhà văn Thực tại và văn chương luôn song hành, đan cài với nhau để tồn tại

Dâng hiến cả cuộc đời mình cho nghiệp văn chương ấy, đến những phút cuối đời nhà văn mới ngỡ ngàng nhận ra thực tại không như mình vốn tin

Trang 37

danh khác mang tên Émile Ajar để có thể nhìn nhận một cách khách quan sự đánh giá của người đời đối với văn chương mình Sự việc này được sự đồng ý của người một đứa cháu tên là Paul Pavlowitch, Gary tạo dựng cả một màn kịch về căn cước, bắt người ta phải chấp nhận Émile Ajar Sau cái chết của ông, ngay khi Pavlowitch quyết định thú nhận sự thật, rằng anh ta chỉ được

Romin Gary mượn tên, tờ “L‟Express” liền đăng di cảo mang tên “Cuộc đời

và cái chết của Émile Ajar” nơi Gary buồn bã cho biết rất nhiều thứ xuất hiện

trong “Cuộc sống ở trước mặt” đã từng có trong những tác phẩm ông viết

trước đây, ký tên thật, nhưng không một ai nhận ra

Hành động này của ông như một số nhà văn đã tưng tự sát trước đó: Stefan Zweig, Ernest Hemingway, Arthur Koestler hay Wladimir Maiakovsky kết thúc quá trình của một người nghệ sĩ sau một hành trình dài kiếm tìm Có thể hiểu là một hành động bế tắc, chán trường, tuyệt vọng của ông trước thực tại nhưng đó còn là con người sáng tạo tới hơi thở cuối cùng, sức ảnh hưởng của văn chương lên chính bản mệnh của mình, nên ông tự cho mình quyền nắm giữ sự sống, cái chết của mình chứ không trao nó cho một đấng quyền năng tối thượng nào Quyết định tự sát sau sự chứng kiến tận mắt những vinh quang mình đã đạt được, họ tự dàn xếp cuộc sống của mình, đặt một dấu chếm hết cho đời mình nhưng là dấu ba chấm dài đằng đẵng trong lòng người đọc theo thời gian cho một tài năng không được nhìn nhận và khai khác triệt để trong xã hội văn chương Pháp khi ấy

Trên đây, chúng tôi đã đi từ việc phác thảo chân dung, nghiệp văn chương của Romain Gary với những đặc điểm cơ bản về tiểu sử, con người,

Trang 38

33

quan niệm nghệ thuật để thấy được một nhà văn chân chính với những tác phẩm của mình ông đã trở thành một ẩn số, một trầm tích hấp dẫn bạn đọc Nguyên lý sáng tạo văn chương của người nghệ sĩ là còn mãi, vẫn luôn tồn tại như một quy luật vĩnh cửu Ở đó, nguyên lí khi xây dựng nhân vật nhà văn thường sử dụng những cảm nhận và suy tưởng dựa trên những trải nghiệm của bản thân Nhưng nhân vật chỉ là sự thể hiện những khía cạnh nào đó của cái tôi nghệ sĩ, chứ không phải là một phép cộng đơn giản những mảnh ghép rời rạc ngoài đời của con người nhà văn để viết ra sự hình thành của một nghệ

sĩ thực thụ Người nghệ sĩ ấy luôn khát khao yêu thương, đồng cảm như những tình cảm của người mẹ hiền đã dành cho mình,và trao yêu thương ấy đến với mọi người như một nghệ sĩ chân chính và thực thụ: “Cảm giác khi lưỡi mèo nham nhám và ấm áp liếm lên mặt làm tôi mỉm cười sung sướng - tôi nhắm mắt lại và cứ để thế - vào khoảnh khắc đó cũng như sau này, trong suốt cuộc đời mình, tôi không tìm cách hiểu xem chính xác cái gì đang được giấu kín đằng sau những biểu hiện yêu thương của ai đó đối với tôi Điều quan trọng là lúc ấy có một cái mõm thân tình và một cái lưỡi ấm áp đang liếm láp mặt tôi với tất cả những biểu hiện của sự âu yếm và lòng cảm thông Tôi không cần gì hơn để thấy hạnh phúc Từ đó, khi nào tôi cũng nghĩ rằng trên đời này, tốt hơn hết là luôn có trong người vài mẩu bánh nếu muốn được yêu thương một cách thực sự vô tư." [18] Yêu thương giữa những con người, phản ánh hiện thực, luôn là một con đường duy nhất mà một người nghệ sĩ chân chính luôn đeo đuổi trong suốt hành trình của một nghệ sĩ văn chương

Đó là hình ảnh một Romain Gary thực thụ với cái “thân phận” nổi tiếng của

ông, đã “chìa bàn tay cho Thượng đế” để trở về với chính mình và hoàn thành

sứ mệnh được giao phó của một nghệ sĩ, sứ giả văn chương

Trang 39

2.1 Tình mẫu tử thiêng liêng

Cuốn sách chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa khác nhau về cuộc sống, quan điểm, con đường định danh, chiến tranh Nhưng ở khía cạnh bao quát và dễ dàng nhận thấy nhất, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu vô bờ bến giữa hai mẹ con nhà văn Một người mẹ đơn thân, nuôi con đằng đẵng bao năm trời, từ khi con chỉ là một mầm thai trong bụng đến khi là chàng trai thật

sự trưởng thành Người mẹ ấy sống, lao động, chịu đựng những nỗi nhục nhã,

ê chề, thiếu thốn và bệnh tật để truyền cho con trai một chân lý sống bất di bất

dịch: sống là không được để bản thân mình thất bại và yếu hèn

Một tác phẩm với motif người mẹ nuôi con một mình vượt qua bao sóng gió để người con thành tài ta đã gặp ít nhiều trong văn chương nhưng điểm

đặc biệt của Lời hứa lúc bình minh đó là một người mẹ có cá tính mạnh mẽ và

niềm tin tuyệt đối đến khi mức người ta có thể cho đó là hão huyền, xa tầm tay với nhưng đó lại là một câu chuyện có thật, chính bởi điểm này tạo nên tính cổ tích cho tiểu thuyết Đó là một bà mẹ sống “trong cảnh cô đơn, không chồng, không bạn tình” [18, tr.19], thường bận quần áo màu xám, Nina là một người mẹ có cá tính, được thể hiện trước tiên ở “năng khiếu chửi” của bà “

Trang 40

35

Mẹ tôi có năng khiếu chửi ở trình độ cao nhất; chỉ với vài từ ngữ có chọn lọc, bản chất thơ mộng và hoài niệm của bà đã tái tạo được một cách tuyệt vời

không khí Dưới đáy hay khiêm tốn hơn là Những người chèo thuyền trên

sông Volga theo kiểu Gorky” [18, tr 42,43] Bà còn là một người mẹ có nghị

lực phi thường, một người phụ nữ kiên trì, dũng cảm hiếm có

Với cuộc sống cực nhọc của một người phụ nữ một mình nuôi con nơi đất Pháp ấy, bà gặp biết bao nhiêu khó khăn, cực nhọc về vật chất cũng như tinh thần để nuôi dạy con khôn lớn nhưng khác hẳn với những nười phụ nữ khác “Ở bà, chúng ta có thể thấy khả năng biến hoá diệu kỳ trên cõi trần gian nan, cực nhọc Đối với con mình, bà vừa là người lái đò đưa con đến bờ bến của vinh quang, vừa là một cô giáo không quản mệt nhọc, vừa là một người

mẹ Do thái suốt đời tận tụy, vừa là một nữ doanh nhân tháo vát, đảm đang, vừa là một nghệ sĩ “có tài”, vừa là một nhân công lam lũ” [8] Để đảm bảo cuộc sống cho con trai mình, bà có thể làm trăm công, nghìn việc: “Bà làm nghề chăm sóc sắc đẹp trong phòng sau cửa tiệm cắt tóc phụ nữ; buổi chiều

mẹ tôi làm công việc tương tự cho chó cảnh trong một chuồng chó ở Đại lộ Victoire” [18, tr.26] Một cách để đối đầu với cuộc sống quá nhiều thiếu thốn, gian nan này đó là quãng thời gian bà gắn bó lâu dài với chợ Buffa để biến một thứ hàng hoá tầm thường sang “ẩm thực Pháp cao cấp”, vung vẩy khắp những ngày tháng bà còn là một phụ nữ khỏe mạnh cho tới khi bệnh tật, ngất lên ngất xuống vì quá sức: “Một hôm, sau khi leo trên cái cầu thang đáng nguyền rủa dẫn từ nhà hàng tới nhà bếp khoảng hai mươi lần, bỗng nhiên mẹ tôi ngồi thụp xuống ghế, mặt và môi trở nên xám ngắt, bà hơi nghiêng đầu, nhắm mắt rồi lấy tay ôm ngự, cả người bà bắt đầu run lên ” [18, tr.190] và còn nhiều những lần bà ngất đi ở chợ Buffa và được những người ở đó đưa về nhà Khiến nhà văn đau nhói, muốn nhanh chóng thực hiện những mong mỏi bấy lâu của người mẹ trước khi quá muộn “tôi cảm thấy mình phải khẩn

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w