7. Đóng góp của luận văn
3.4. Giọng điệu trong tác phẩm
84
trường tư tưởng, đạo dức cảu nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay xuồng xã, ngợi ca hay châm biếm... Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [32, tr.134].
Mỗi nhà văn làm nên phong cách riêng của mình với giọng điệu đặc trưng, có thể là giễu nhại, cũng có khi hài hước, châm biếm sâu cay, hoặc những triết lí suy tư giàu ý nghĩa... nhưng giọng điệu dễ đi vào lòng người một cách đầm ấm và trìu mến nhất là giọng tâm tình sâu lắng. “Đối với các tiểu thuyết tự thuật, giọng điệu kể chuyện liên quan chặt chẽ đến sự thể hiện chân dung tư tưởng gắn liền với cái “tôi” tự thuật của người kể chuyện cũng như là một dấu hiệu quan trọng để nhận ra hình tượng tác giả” [36, tr. 105]. Là một tác tác phẩm giả tự truyện (autofiction), với một giọng văn nhẹ nhõm và hài hước sâu xa, Lời hứa lúc bình minh được coi là “một trong những cuốn
sách cần phải đọc trước khi chết”. Ở tác phẩm này giọng điệu tự thuật được
nhìn thấu qua giọng tâm tình sâu lắng giãi bày cái tôi mang một chất giọng đặc biệt bên cạnh một số tiểu thuyết ở Việt nam cũng đậm giọng điệu tự thuật như: Những ngày thơ ấu, Mài mực nước mắt, Sống nhờ...
Giọng kể quán xuyến tác phẩm là giọng kể tâm tình sâu lắng của người kể chuyện xưng “tôi” khách quan nhưng xuất phát từ nhân vật “tôi tác giả”. Nhân vật lớn lên trong một môi trường quen thuộc của vòng tay người mẹ nhưng cũng đầy mới mẻ, lạ lẫm trong thử thách, gian khó ở những lĩnh vực mới, vùng đất mới. Dưới cái nhìn của nhân vật “tôi”, không gian được mở ra dần từng lớp, nhân vật lần lượt xuất hiện và bộc lộ, giãi bày mình qua những hoàn cảnh cụ thể. Những quan sát và chiêm nghiệm của nhân vật “tôi” mang dấu ấn của bản thân nhà văn, một con người luôn yêu thương, giữ lời hứa và
85
quyết tâm thực hiện lời hứa với người mẹ trên con đường định danh của mình. Những đoạn tự thuật kiểu như: “Tôi hứa sẽ che chắn cho mẹ thoát khỏi cảnh phục tùng này, tôi đã lớn lên trong sự thấp thỏm chờ đợi cái ngày tôi có thể đưa tay gỡ tấm màn đang phủ bóng đen lên toàn vũ trụ rồi sẽ bất chợt nhận ra gương mặt của đạo lí và tình thương, tôi muốn tranh giành quyền làm chủ thế giới với các vị thần phi lí và đam mê quyền lực, muốn trả lại trái đất cho những ai bao bọc nó bằng tất cả yêu thương và lòng quả cảm” [37, tr.18].
3.4.1 Giọng tâm tình sâu lắng giãi bày của cái tôi
Trong tiểu thuyết tự thuật, nhân vật chính trong tác phẩm kiêm người kể chuyện hoàn toàn có thể kể câu chuyện vừa thật vừa hư cấu hoặc theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn để thông qua đó không chỉ phản ánh hiện thực đời sống, tư tưởng tác phẩm mà còn nói lên cái tôi qua những giọng điệu sâu lắng, trữ tình của nhà văn. Với một câu chuyện bất kì, khi nhà văn hồi cố về đời mình, hẳn sẽ một con người có thật kể về chính đời mình, chú trọng đến cuộc sống cá nhân, đến lịch sử của nhân cách mình. Sự phát triển của nhân cách cũng như tâm lí nhân vật “tôi” được nhà văn thể hiện thành công qua những dòng tự thuật trĩu nặng sự chân thành trong Lời hứa lúc bình minh.
Đó là giọng dãi bày nhẹ nhàng, tình cảm, thiết tha của một cái tôi được sống và trưởng thành trong tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ kính yêu, của sự bao bọc và an toàn đến bất khả xâm phạm. Tình yêu đó lớn dần theo năm tháng và trở thành một tình mẫu tử thiêng liêng hơn bất cứ thứ gì trên đời. Mỗi câu văn, dòng tự thuật như một khúc ca kính yêu mà Romain Gary dành cho mẹ của mình, một cựu diễn viên Do Thái, người luôn mang trong mình tình yêu và niềm ngưỡng mộ không lý giải nổi đối với nước Pháp. Ngay cả khi nhà văn đã lớn khôn, rời xa vòng tay mẹ. Dù mẹ nay đã không còn nhưng sự bao la dạt dào của tình cảm người mẹ dành cho con và những gì bà đã làm cho nhân vật vẫn còn sức ảnh hưởng ghê ghớm trong đời sống nội tâm
86
qua những đoạn tự thuật phần mở đầu tác phẩm “Ở tuổi bốn mươi bốn, tôi vẫn còn mong được âu yếm thực sự” [18, tr. 11]. Giọng điệu đậm dấu ấn chủ quan với ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi” ở vào chính ngay thời điểm của hiện tại với cái nhìn từ bên trong để tự thuật, qua đó thấy rõ cái tôi của tác giả như một đứa trẻ được bao bọc, bảo vệ bởi người mẹ.
Những lời lẽ tâm sự chân thành không chỉ dừng lại ở sự biết ơn, mong muốn được “âu yếm” của một nhà văn ở vào độ tuổi bốn mươi mà sự giãi bày tình yêu thương đó còn được thể hiện ở những đoạn tự thuật da diết, cháy bỏng, mãnh liệt,có chút bất lực về tình yêu thương ngược lại của nhân vật dành cho người mẹ “Đôi khi, mặc quần cộc ngồi sau một cái bàn, tôi ngước mắt nhìn mẹ và chợt thấy dường như thế giới này không đủ rộng lớn để chứa đựng hết tình thương yêu tôi dành cho bà” [18, tr. 33] và cũng là khi nhà văn nghĩ về những điều xa xôi mang tính quy luật của cuộc đời trong sự lo lắng, sợ hãi, thấp thỏm để trân trọng, yêu thương người mẹ hiền nhiều hơn “Người ta nghĩ là điều đó đã xảy ra. Người ta nghĩ là điều đó tồn tại ở nơi khác. Người ta nhìn, người ta hi vọng, người ta chơ đợi. Với tính mẫu tử vào lúc bình minh của đời người, cuộc sống hứa với bạn điều mà không bao giờ thực hiện. Rồi thì bạn phải ăn nguội, ăn lạnh cho đến hết đời.... Sau đó, mỗi lần người phụ nữ ôm chầm lấy bạn, siết bạn vào lòng, đó chỉ là chia buồn thương tiếc mà thôi. Bạn luôn trở về kêu gào bên mộ mẹ như một con chó bị bỏ rơi...” [18, tr. 40]. Chính bởi tình yêu quá lớn dành cho mẹ, nhà văn sống trong hạnh phúc lo sợ một ngày nào đó tình yêu kia sẽ chôn vùi theo tháng năm và sự ra đi mãi mãi của người mẹ khiến đó như một sự đánh động tâm hồn với những gì mình đang có của người mẹ dành cho suốt những tháng năm thơ ấu mà phấn đấu và vươn lên chạm tới ước mơ.
Nói như Lê Hồng Sâm thì sự tự thuật của nhà văn và nhân vật hòa làm một nhằm nắm bắt và thể hiện cái “tôi” chung ấy: “sự trao đổi, đối chiếu giữa
87
hai nhân vật nhằm nắm bắt, khôi phục chính xác và chân thực các hướng động mong manh, chưa định hình, do một từ ngữ, một giọng điệu, một mùi vị, một cảnh sắc...khơi gợi lại những cấp độ mờ mịt sâu thẳm của tâm lí hoặc cảm giác tổn thương” [37]. Việc trao đổi giữa hai cái tôi này mở ra hướng khai thác các giá trị tiềm ẩn trong văn bản cũng như hiểu sâu hơn về cá tính, cảm xúc, tư tưởng, con người của cái “tôi nhà văn”. Cái “tôi nhân vật” mà tác giả thể hiện, tổ chức, điều khiển như một sự giải mã cho người đọc về “cái tôi tác giả” của hiện thực đời sống.
Người mẹ đã gieo vào lòng đứa con cảm nhận đầu tiên về sự tuyệt đối của tình thương yêu, niềm tin, để về sau cậu mãi mãi đi tìm những điều tuyệt đối để đền đáp lại những gì mẹ dành cho mình như một sự báo hiếu với mẹ“... Trong sâu thẳm lòng mình, tôi ấp ủ một tham vọng điên cuồng, tham vọng có thể tung hứng đến quả thứ bảy và có thể là quả thứ tám như Ratstelli vĩ đại, và thậm chí, ai mà biết được, đến quả thứ chín để cuối cùng cũng trở thành nhà tung hứng tài ba nhất mọi thời đại... Tôi tung hứng cam, tung hứng đĩa, tung hứng chai, tung hứng chổi, tung hứng tất cả những gì vớ được; nhu cầu nghệ thuật của tôi, nhu cầu tìm kiếm sự hoàn hảo, ham muốn có được kỳ tích tuyệt vời và độc nhất vô nhị, tóm lại là khao khát được làm chủ của tôi đã tìm thấy trong trò tung hứng này một phương tiện diễn đạt khiêm tốn nhưng tràn đầy nhiệt huyết...” [18]. Khi tình yêu người mẹ dành cho con trai quá trọn vẹn và niềm tin không gì lay chuyển gắn chặt với buổi bình minh của cuộc đời, thì sau này người ta không thể không hoài công tìm kiếm nó trong những mối tình khác, những niềm tin khác... Nhân vật “tôi” đã coi đó là sứ mệnh, là lời hứa, lời thề để mình tồn tại trong cõi đời với đức tin đó được truyền lửa từ người mẹ qua giọng điệu tin tưởng tuyệt đối, sức sống mãnh liệt và hào hứng quyết tâm thực hiện những lời hứa ấy.
88
sống động, thể hiện một bản ghi của trí nhớ nên những gì nhân vật tự thuật đều diễn ra trong một điểm nhìn, tình cảm mang màu sắc của nhà văn. Nguyễn Khải trong Thượng đế thì cười nói “Thông thường câu chuyện là đời người, giọng kể là của hắn, hắn đến với bạn đọc chủ yếu là nhờ giọng kể, nó là từng trải, là niềm vui, là tâm sự, là cái vui và cái buồn suốt một đòi hắn. Giọng kể chính là cái hồn của hắn đã nhập vào chữ nghĩa, nhịp điệu để đạt được đi sóng đôi với bạn đọc cho đến trang cuối cũng của cuốn sách” [39, tr. 351]. Lời hứa lúc bình minh có thể không quá đi sâu vào tự thuật “bản ghi”
của cuộc đời nhưng nó là cuốn sách cảm động nhất, chứa đựng nhiều bài học nhân văn và ý nghĩa về đường đời tác giả qua một lộ trình thơ ấu đến trưởng thành. Xuôi theo dòng suy tưởng của nhà văn, ta bắt gặp những kỷ niệm buồn vui đan xen lẫn lộn, những câu chuyện cảm động, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc hơn cả là hình ảnh một người mẹ dịu hiền, luôn che chở và bao bọc cho đứa con thân yêu của mình. Tình mẫu tử ấy dành riêng cho ta những giây phút im lặng để ngẫm suy về cuộc đời, nhịp văn như nhẹ nhàng, khoảng trống tăng lên nhường chỗ cho suy tư về con người, đặc biệt là những người thân quanh ta, đưa ta trở về với miền kí ức ngọt ngào trượt trên những trang văn đầy nhiệt huyết của tác giả “Nhìn vào mắt mẹ, tôi thấy rõ là chưa được, tôi nghiêm túc tự hỏi liệu mình có bao giờ làm cho mẹ hài lòng được không” [18].
“Mãi sau này, khi lần đầu tôi nghe tên Tướng de Gaulle trên đài phát thanh, lúc ông đọc lời kêu gọi lừng danh của mình, phản ứng trước tiên của tôi là tức giận bởi tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện lấy cái tên đẹp đẽ này mười lăm năm trước đó: Charles de Gaulle, cái tên hẳn sẽ làm mẹ tôi vừa lòng” [18, tr. 35]. Đọc đoạn văn lên, bạn đọc có thể thấy ngoài nội dung nhắc tới de Gaulle là nhân vật có ý nghĩa quan trọng trong đời nhân vật chính, thì nó còn mang ý nghĩa “định giọng” cho cả cuốn tiểu thuyết. Khi mà những niềm tin, ước mơ, hoài bão, con đường mà nhân vật đang đi chịu ảnh hưởng
89
không nhỏ của nhân vật này, sự thán phục, ngưỡng mộ một con người tài hoa thì câu văn “mang nội dung tình cảm, thái độ và còn là một hiện tượng toát ra từ bản thân tác phẩm và mang một nội hàm tư tưởng thẩm mĩ, phản ánh cá tính sáng tạo của tác giả” [36, tr.105]. Đó là cá tính “tức giận bởi tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện lấy cái tên đẹp đẽ này mười lăm năm trước đó: Charles de Gaullbe” [18], một con người không chịu lặp lại người khác, không là cái bóng của họ, cái cá tính được biểu hiện ngay từ việc chọn bút danh cho mình, “Charles de Gaulle, cái tên hẳn sẽ làm mẹ tôi vừa lòng”. Một cách khẳng định mình vững vàng, nhất quán và có sự tiếp thu, ảnh hưởng chọn lọc từ một tướng lừng danh. Đến đây giọng điệu trở nên sắt thép, rắn rỏi, quyết đoán như những chính hình mẫu con người mà nhà văn hướng tới kia. Tướng Charles de Gaullbe.
Với mỗi loại hình, thể loại hay phương thức khác nhau thì tự thuật luôn tìm và xác lập chỗ đứng cho riêng mình trong thế giới hư cấu, tưởng tượng nhưng cũng ít nhiều bắt nguồn từ chất liệu đời sống hiện thực. Đây là cơ hội để nhà văn vừa đối diện với hiện thực vừa nói lên tiếng nói cá nhân cũng như thân phận mình qua những trang văn trong đó “hệ số tình cảm của nhà văn được thể hiện trước hết ở giọng điệu cơ bản” [23, tr. 132]. Giọng điệu đã lật xới những vấn đề của cái “tôi” giàu tính tự thuật, thiên về giãi bày hơn tái hiện, theo điểm nhìn vừa tuyến tính, vừa chắp ghép theo thời gian từ một điểm nhìn hiện tại, thấu suốt và nhất quán.
Không ai hiểu mình hơn chính mình nhân vật tôi nhận thấy khả năng có hạn của mình trong khi niềm tin và tình yêu mạnh mẽ của người mẹ lại quá lớn. Thật khó để nhân vật tôi vươn lên tầm mức một con người như mẹ đã nhào nặn, ấp ủ cho ông. Giọng ăn năn, day dứt, dằn vặt mình, thất vọng về bản thân sau những thất bại trong các cuộc tình, trong những lĩnh vực nghệ thuật mà mình đã từng đi qua được nhà văn tâm sự có phần chua xót “Tôi biết
90
rõ mẹ tôi thất vọng kinh khủng về việc tôi hoàn toàn không có năng khiếu âm nhạc” [18, tr. 27] hay “Đàn violong và múa ba lê thì đã bị loại trừ, lại dốt đặc về toán nên không trở thành một “ Einstein thứ hai” [18, tr.29]. Khát khao, mong muốn tự nhận thức lại bản thân , trung thực với chính mình giúp nhà văn như vượt khỏi những khó khăn, ám ảnh tội lỗi hay gánh nặng nghiệt ngã của số phận với những tổn thương tâm lí mà nhân vật phải chịu đựng.
Nhưng cũng chính bởi sự nhìn nhận lại bản thân mình trong giới hạn đó đã khiến nhà văn lấy sức mạnh từ niềm tin của mẹ, mà ông phát hiện ra được những khả năng vô tận, những cảm xúc không biên giới ẩn sâu trong một con người trong một cảm xúc dạt dào, thăng hoa: “Sau khi đã lưỡng lự rất lâu
giữa hội họa, sân khấu, ca hát và khiêu vũ, cuối cùng tôi đã chọn văn chương, với tôi văn chương là nơi nương tựa cuối cùng trên cõi đời cho những ai không biết náu mình vào đâu nữa” [18, tr. 27]. Và sự nghiệp văn chương ấy cũng được người mẹ hiền tá thành “Mẹ tôi không có định kiến gần như mê tín nào với văn chương cả, trái lại, mẹ nhìn nhận văn chương một cách thiện chí, như một phu nhân quyền quý được đón tiếp trong những căn nhà sang trọng nhất” [18, tr.31]. Cũng có khi là giọng bất lực khi chính bản thân anh thấy mình mất đi sự nam tính của một người trưởng thành, xa rời vòng tay mẹ “Hồi ấy tôi đã mười chín tuổi. Nhưng tôi vẫn chưa có được tâm hồn của kẻ chinh phục phụ nữ. Tôi rất khổ tâm. Cái cảm giác đầy ám ảnh là nam tính trong mình ngày càng giảm sút giằng xé tôi, tôi cố gắng chống chọi cảm giác này như tất cả những người đàn ông trước tôi, những người muốn yên tâm về nam tính của mình.”[18, tr.224] hay “Tôi luôn cảm thấy mình bất lực kinh khủng và cố gắng hết sức để thay đổi, để chứng tỏ mình chưa hoàn toàn đánh mất nam tính” [18, tr. 402].
Những giọng điệu của ông nằm trong khuynh hướng tự tranh biện, tự