Tình mẫu tử thiêng liêng

Một phần của tài liệu Tự thuật trong tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (Trang 39)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Tình mẫu tử thiêng liêng

Cuốn sách chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa khác nhau về cuộc sống, quan điểm, con đường định danh, chiến tranh... Nhưng ở khía cạnh bao quát và dễ dàng nhận thấy nhất, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu vô bờ bến giữa hai mẹ con nhà văn. Một người mẹ đơn thân, nuôi con đằng đẵng bao năm trời, từ khi con chỉ là một mầm thai trong bụng đến khi là chàng trai thật sự trưởng thành. Người mẹ ấy sống, lao động, chịu đựng những nỗi nhục nhã, ê chề, thiếu thốn và bệnh tật để truyền cho con trai một chân lý sống bất di bất dịch: sống là không được để bản thân mình thất bại và yếu hèn.

Một tác phẩm với motif người mẹ nuôi con một mình vượt qua bao sóng gió để người con thành tài ta đã gặp ít nhiều trong văn chương nhưng điểm đặc biệt của Lời hứa lúc bình minh đó là một người mẹ có cá tính mạnh mẽ và niềm tin tuyệt đối đến khi mức người ta có thể cho đó là hão huyền, xa tầm tay với nhưng đó lại là một câu chuyện có thật, chính bởi điểm này tạo nên tính cổ tích cho tiểu thuyết. Đó là một bà mẹ sống “trong cảnh cô đơn, không chồng, không bạn tình” [18, tr.19], thường bận quần áo màu xám, Nina là một người mẹ có cá tính, được thể hiện trước tiên ở “năng khiếu chửi” của bà “...

35

Mẹ tôi có năng khiếu chửi ở trình độ cao nhất; chỉ với vài từ ngữ có chọn lọc, bản chất thơ mộng và hoài niệm của bà đã tái tạo được một cách tuyệt vời không khí Dưới đáy hay khiêm tốn hơn là Những người chèo thuyền trên sông Volga theo kiểu Gorky” [18, tr. 42,43]. Bà còn là một người mẹ có nghị

lực phi thường, một người phụ nữ kiên trì, dũng cảm hiếm có.

Với cuộc sống cực nhọc của một người phụ nữ một mình nuôi con nơi đất Pháp ấy, bà gặp biết bao nhiêu khó khăn, cực nhọc về vật chất cũng như tinh thần để nuôi dạy con khôn lớn nhưng khác hẳn với những nười phụ nữ khác “Ở bà, chúng ta có thể thấy khả năng biến hoá diệu kỳ trên cõi trần gian nan, cực nhọc. Đối với con mình, bà vừa là người lái đò đưa con đến bờ bến của vinh quang, vừa là một cô giáo không quản mệt nhọc, vừa là một người mẹ Do thái suốt đời tận tụy, vừa là một nữ doanh nhân tháo vát, đảm đang, vừa là một nghệ sĩ “có tài”, vừa là một nhân công lam lũ” [8]. Để đảm bảo cuộc sống cho con trai mình, bà có thể làm trăm công, nghìn việc: “Bà làm nghề chăm sóc sắc đẹp trong phòng sau cửa tiệm cắt tóc phụ nữ; buổi chiều mẹ tôi làm công việc tương tự cho chó cảnh trong một chuồng chó ở Đại lộ Victoire” [18, tr.26]. Một cách để đối đầu với cuộc sống quá nhiều thiếu thốn, gian nan này đó là quãng thời gian bà gắn bó lâu dài với chợ Buffa để biến một thứ hàng hoá tầm thường sang “ẩm thực Pháp cao cấp”, vung vẩy khắp những ngày tháng bà còn là một phụ nữ khỏe mạnh cho tới khi bệnh tật, ngất lên ngất xuống vì quá sức: “Một hôm, sau khi leo trên cái cầu thang đáng nguyền rủa dẫn từ nhà hàng tới nhà bếp khoảng hai mươi lần, bỗng nhiên mẹ tôi ngồi thụp xuống ghế, mặt và môi trở nên xám ngắt, bà hơi nghiêng đầu, nhắm mắt rồi lấy tay ôm ngự, cả người bà bắt đầu run lên...” [18, tr.190] và còn nhiều những lần bà ngất đi ở chợ Buffa và được những người ở đó đưa về nhà. Khiến nhà văn đau nhói, muốn nhanh chóng thực hiện những mong mỏi bấy lâu của người mẹ trước khi quá muộn “tôi cảm thấy mình phải khẩn

36

trương lên, phải nhanh chóng viết kiệt tác văn học bất hủ. Kiệt tác đó khi biến tôi thành Tolstoi trẻ nhất mọi thơi đại, sẽ cho phép tôi bù đắp ngay những khó khăn, vất vả của mẹ, tôn vinh ngay cuộc đời mẹ” [18, tr.191].

Là một tác phẩm đượm hơi buồn, nhưng độc giả vẫn có thể tìm thấy những khoảnh khắc trong trẻo và sống động qua những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên hiền lành xoa dịu nỗi đau của con người “Địa Trung Hải mến thương ơi! Sự hiên triết Latin của người, vốn vẫn dịu dàng với cuộc sống, đã từng ôn hòa và thân thiện với ta biết bao, đôi mắt già nua của người đã nhìn lên bờ chán thiếu niên của ta bằng cái nhìn độ lượng biết bao! Ta sẽ luôn trở lại bên Người, bên bờ biển với những con thuyền chở ánh dương tà trong lưới của chúng. Trên bờ biển đầy đá cuội, ta đã từng rất đỗi hạnh phúc” [18, tr.183]. Ở đấy, tình mẫu tử ngọt ngào là thiên đường vỗ về nỗi bất hạnh của thân phận con người, mang đến cho họ hạnh phúc ngập tràn như tình yêu thương của biển Địa Trung Hải bao la.

Đối với bà, điều khó khăn nhất là làm sao để con trai mình thành một người nổi tiếng, một người thành danh như bà đã gieo vào đứa con từ nhỏ. Ngoài ra, những khó khăn khác về vật chất, tinh thần bà đều đương đầu và vượt qua với một nghị lực phi thường như một bà tiên có phép màu để đảm bảo đầy đủ cho đứa con trai được phát triển toàn diện. Mẹ là một một diễn viên kịch hết thời, bà dùng những phương kiếm sống hiếm ai nghĩ tới. Mở nhà may mũ, bà bắt đầu bằng cách quảng cáo để mua vui, cựu giám đốc một nhà may mặc lớn ở Paris nhận may mũ tại gia cho một số khách hàng có hạn chế và có chọn lọc. Nhưng thực tế thì đó chỉ là một chiêu trò lừa bịp của những khách hàng xấu tính nhưng không vì thế mà bà ngưng lại công việc kiếm tiền để hai mẹ con sinh sống. Bà vẫn hăng say làm việc hết mình sức lực của mình cùng niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, như một loại thuốc tăng lực, như một phương thuốc cho bà trong những hoàn cảnh khó khăn. Phương

37

thuốc đó chính là người con trai mà bà hết mực yêu quý và đặt cả cuộc đời mình vào đó.

Lời hứa lúc bình minh có thể là bài ca tôn vinh tình mẫu tử, nhưng ẩn sâu

trong đó vẫn có thể thấy sự hoài nghi và nuối tiếc. Tình cờ Romain Gary có tài năng văn học lớn, nhưng liệu ông có thành công như thế nếu không có niềm tin của người mẹ? Khi tình yêu quá trọn vẹn và niềm tin không gì lay chuyển gắn chặt với buổi bình minh của cuộc đời, về sau người ta không thể không hoài công tìm kiếm nó trong những mối tình khác, những niềm tin khác... Người mẹ đã gieo vào lòng đứa con cảm nhận đầu tiên về cái tuyệt đối, để về sau cậu mãi mãi đi tìm những điều tuyệt đối để đền đáp lại.

Đó là một người mẹ tham vọng như bao người mẹ khác, tham vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với những đứa con thân yêu của mình, nhưng ở bà, tham vọng được đẩy lên đỉnh điểm, đến mức có thể bị xem như sự cuồng vọng. Sự cuồng vọng đó đã có lúc làm cho Romain Gary cảm thấy áy náy mỗi khi nghĩ đến khi liệu mình có thể hoàn thành lời hứa với mẹ trước khi mẹ ra đi mãi mãi? Vì mình mà mẹ đã hi sinh cái hạnh phúc, niềm sung sướng từ một bàn tay khác chăm sóc mẹ như mẹ đang lo lắng cho mình bởi một người khác nữa. Với tình mẫu tử, vào lúc bình minh của đời người, cuộc sống hứa với bạn điều mà nó không bao giờ thực hiện. Rồi thì bạn phải ăn nguội ăn lạnh cho đến hết đời. Sau đó, mỗi lần một người phụ nữ ôm chầm lấy bạn, siết bạn vào lòng, đó chỉ còn là chia buồn thương tiếc nữa mà thôi. Bạn luôn trở về kêu gào bên mộ mẹ như một con chó bị bỏ rơi. Không bao giờ nữa, không bao giờ nữa, không bao giờ nữa. Những vòng tay tuyệt diệu choàng quanh cổ bạn, những cặp môi dịu dàng nói với bạn về tình yêu, nhưng mà bạn đã tỏ tường tất cả. Bạn đã đến bờ suối từ rất sớm và đă uống cạn nước. Khi cơn khát lại tóm được bạn, bạn có chạy tứ chạy tung nơi này nơi khác thì cũng hoài công mà thôi. Không còn nước uống, chỉ còn ảo ảnh... Tôi

38

không có ý là phải ngăn cản các bà mẹ yêu thương con cái mình. Tôi chỉ muốn nói là các bà mẹ cần có ai đó khác nữa để mà yêu thương” [18, tr. 40]. Chính đây là những suy tư, trăn trở của một người con, người con theo đúng nghĩa của nó, một người con mà người mẹ ấy đã dày công vun trồng lên.

Cái con đường mà bà đã vẽ ra cho Romain là con đường nghệ thuật và cuối cùng đã dừng chân ở văn chương, nó đã mang một màu sắc của nghệ thuật và chính bản thân bà là một diễn viên kịch nên trong bà sự ảnh hưởng của nghệ thuật không hề nhỏ. Chính cái ước mơ có phần viển vông, ngông cuồng ấy của bà đã thể hiện điều ấy, một sự lãng mạn của nghệ thuật (bởi niềm tin, hi vọng của bà đối với người con trai quá ư là xa xỉ khi đặt trong hoàn cảnh khó khăn của hai mẹ con khi ấy). Romain Gary đã nhận xét: “Trong tưởng tượng của mẹ tôi có cái gì đó lỗi thời một cách đáng ngạc nhiên và xưa cũ một cách lãng mạn. Tôi tin là mẹ tôi đang tìm cách tái tạo quanh mình một thế giới mà bà chỉ biết qua các tiểu thuyết Nga trước năm 1900, thời điểm mà cả nền văn học đáng giá đó đã dừng lại cho bà.” [18, tr.74]. Khoảng cách từ tiểu thuyết tới hiện thực là quá lớn, nhưng trong bà dường như bất biết, bất cần tới sự chênh lệch đó mà bà tin một niềm tin tuyệt đối vào con trai và quyết phải thực hiện được. Sự lãng mạn đó nhiều khi vỡ òa ra từ những tình huống bi đát, khốn cùng. Nhờ có niềm tin sắt đá vào tương lai rạng rỡ của con yêu mà ngay từ thuở hàn vi, bà tiên nhân hậu đó đã đưa ra hơn một lời ước nguyện có vẻ hoang đường:

- “Guynemer! Con sẽ là Guynemer thứ hai!”

- “Con sẽ là một người hùng, con sẽ trở thành một vị tướng, Gabriele d‟Annunzio, Ngài Đại sứ Pháp” [18, tr. 14].

- “Con sẽ là một d‟Annunzio! Con sẽ là Victor Hugo, con sẽ là một nhà thơ đoạt giải Nobel” [18, tr. 22].

39

lai của con trai những ánh hào quang rực rỡ nhất của sự thành công ngay từ khi Romain còn thơ dại. Bà là người áp vào “cái tôi tương lai” của Romain Gary vô số những tên tuổi huy hoàng, vượt qua biên giới của Nga, Ba Lan hay Pháp để mang những giá trị Châu Âu, thậm chí toàn cầu, cho dù không phải lúc nào bà cũng biết những con người nổi tiếng đó là ai: “Goethe là người vinh dự đầy mình, Tolstoi là một bá tước, Victor Hugo là Tổng thống cộng hòa... ” [18, tr. 31].

Nina là một người mẹ quên mình, hi sinh vì con, có thể làm tất cả vì con trong một hoàn cảnh éo le: Hai mẹ con sống trong cảnh lưu vong, cùng cực với những cuộc tản cơ từ nơi này qua nơi khác, trong khi điều kì vọng của bà vào tài năng của Romain thì lại chưa bộc lộ được gì, kể cả năng khiếu viết văn. Trong những thời điểm thiếu thốn nhất, bà đã nói dối, những câu nói dối quen thuộc của những người mẹ rằng không đói, không lạnh, không thích, không muốn... để dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái mình “Tôi thấy mẹ tôi đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu; bà đặt cái chảo đã rán bít tết cho tôi lên đầu gối, lấy bánh mì vét kỹ lưỡng phần mỡ sót lại rồi ăn ngấu nghiến. Mặc dù bà nhanh tay lấy khăn che chiếc chảo nhưng tôi đã bất ngờ biết hết sự thật về những lý do ăn kiêng của bà” [18, tr.20]. Bà quả quyết với con là bà chỉ thích ăn rau quả và kiêng thịt, mỡ, nhưng, trong lời nói dối ấy bà lại để cho con trai bắt gặp mình đang ăn vụng...Sự quên mình đó còn thể hiện ở sự khắc kỷ phi thường của bà với nỗi đau thể xác khi vật vã chống chọi với căn bệnh tiểu đường. Không một lời than vãn, kêu than ma giấu kín nỗi đau, vẫn nụ cười trên môi và là bờ vai vững chắc để Romain dựa vào: “Đùi mẹ tôi đã lỗ chỗ vết kim tiêm. Cứ mỗi ngày hai lần, mẹ ngồi vào một góc, miệng ngậm thuốc lá, chân bắt tréo, cầm cái xi lanh insulin rồi chọc thẳng vào thịt da, miệng vẫn giao việc cho nhân viên” [18, tr. 264]. Bị bệnh đái đường hành hạ, bị tuổi tác và sự vất vả làm cho cơ thể càng ngày càng yếu ớt nhưng bà vẫn

40

luôn bộc lộ một sự chịu thương chịu khó phi thường, một sư lạc quan vô bờ bến về tương lai của con mình và của nước Pháp. Lãng mạn như những câu chuyện tình trong tiểu thuyết nhưng không hề viển vông mà thực tế và hữu dụng, gây bất ngờ cho người đọc và ý nghĩa cho anh con trai khi bà viết 250 bức thư trong vòng 3 năm từ khi bà qua đời đến khi người con từ chiến trận trở về.

Với tất cả những gì chúng ta đã thấy ở trên, có thể khẳng định Nina Borosovskaia đã trở thành một huyền thoại mẹ đúng nghĩa. Bút danh Romain Gary của Romain Kacew sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có quyền năng, đức hy sinh cao cả và khả năng phù phép của người mẹ-nghệ sĩ ấy.

Nina là một người phụ nữ bị phụ tình. Hồi trẻ, bà đã yêu si mê một người và cho đến lúc về già, bà vẫn giữ nguyên tình yêu đó, không phải vì người đó đối xử với bà như “một trang nam tử” mà là vì người đó là một người đàn ông đích thực. Chính bởi bản thân đã trải qua một cuộc tình nhiều niềm đau, không trọn vẹn nên bà như muốn mượn Romain gary để lấy lại những gì lẽ ra phải thuộc về mình, bà muốn Romain trở thành một người đàn ông thuộc giới thượng lưu, một chàng trai quyến rũ, một Don Juan thực sự. Để thực hiện điều ấy bà đã không ít lần bày cho con mình cách quyến rũ phụ nữ, chẳng hạn như ngước mắt lên hay trau dồi “nghệ thuật tặng quà phụ nữ”: “Mẹ tôi thiết tha mong muốn tôi gặt hái được nhiều thành công trong việc chinh phục phụ nữ. Rõ ràng mẹ tôi coi đó là một trong những phương diện chủ yếu của sự thành công trong đời. Đối với mẹ tôi, đó là một thứ đi kèm với những vinh dự chính thức, với những huy chương cao quý, với những bộ quân phục cấp cao, với rượu sâm banh và những buổi lễ tiếp đón tại Toà Đại Sứ... ” [18, tr. 33] . Quan điểm này của bà vừa như một cách thức truyền cho con mình tình yêu, sự kính trọng đối với phụ nữ, vừa như một sự “xả hận nhẹ” khi tình yêu của mình ra đi. Suy nghĩ và cách thức dạy con ấy của bà chứng tỏ Nina là một

41

người phụ nữ quyền uy và có khả năng phù phép vô hình mà chỉ người con mới thấy được: “Mẹ tôi cần điều tuyệt diệu. Suốt đời mẹ ước mơ một sự phô diễn tuyệt đối và tối thượng, vẩy chiếc đũa thần một cái là sự phô diễn đó sẽ trộn lẫn những người nhẹ dạ cả tin với những kẻ ma mãnh, sẽ đưa công lý đến với những người có địa vị thấp hèn hay cùng khổ.” [18, tr.68].

Phép màu của một con người làm cán cân cho công lí và tình yêu thương vô bờ bến.Ước nguyện của Nina là Romain phải quyến rũ được “những cô gái đẹp nhất trên đời, những diễn viên ba lê nổi tiếng, những Prime donne, những Rachel, những Duse, những Garbo... ” [18, tr. 32]. Nhưng thực tế cho thấy cho thấy không phải lúc nào Romain ngước mắt lên nhìn trời là chinh phục được người mình thích ngay, một lần Romain đã phải nói dối mẹ để chứng tỏ

Một phần của tài liệu Tự thuật trong tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)