Lời thoại, những hồi ức về chiến tranh

Một phần của tài liệu Tự thuật trong tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (Trang 59)

7. Đóng góp của luận văn

2.3. Lời thoại, những hồi ức về chiến tranh

Chiến tranh là một đề tài quen thuộc với văn học thế giới, các tác phẩm bất hủ về chiến tranh như: Cuộc chiến thành Troy (thần thoại Hy Lạp), Chiến

tranh và hòa bình (Lev Nikolayevich Tolstoy), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo

Ninh), Họ sống và chiến đấu (Nguyễn Khải), Ký ức Chiến tranh (Vương Khả Sơn)... đã phần nào tái hiện lại những cuộc chiến, những gian khổ cũng như cam go, ác liệt của các cuộc chiến. Nằm trong cùng đề tài ấy Lời hứa lúc bình

minh cũng đã góp mình vào tự thuật chiến tranh với những hồi ức, kí ức của

nhân vật qua lời thoại, độc thoại hết sức sinh động.

50

Khi bóng dáng nhà văn đã đi qua những cuộc chiến cam go và ác liệt thì với giọng văn tự thuật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc trong những dòng kí ức về mẹ đã khiến bạn đọc như sống lại một thời chiến tranh cùng tình thương yêu của người mẹ mà nhà văn hằng kính yêu.

Toàn bộ tác phẩm gồm ba chương thì ở chương thứ nhất và chương thứ 2 nhà văn có đề cập sơ qua về chiến tranh với những hồi ức, những kỉ niệm trong quân đội, quá trình hình thành một người lính bên cạnh một anh nhà văn. Sang tới Chương thứ 3 thì ông trút toàn bút lực cho việc hồi ức lại chiến tranh với cả những hạnh phúc, sung sướng, niềm vui và cả những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Nhà văn đã chuyển dịch toàn bộ phạm vi tồn tại của nhân vật “tôi” từ đời sống tâm lí xã hội vào đời sống tâm lý trong và sau chiến tranh. Nhân vật được nói đến không phải là một con người hành động, nhà văn không mô tả, kể, tái hiện lại đời sống xã hội của một con người tồn tại trong xã hội, tiếp xúc với những nhân vật khác, xung đột và giải quyết xung đột… để từ đó khái quát những vấn đề nhân sinh. Trái lại, nhà văn tự thuật một thế giới tâm lý đầy đủ những cảm xúc khác nhau: dằn vặt, đau thương, vui sướng, sợ hãi, hồi ức và những ám ảnh... được thể hiện qua những lời thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật. Ở phần ba này thiên truyện không có những xung đột gay cấn, dữ dội hay cốt truyện bất ngờ mà những chương, những phần của nó được lắp ghép với nhau qua những hồi cố thành một đường dây cốt truyện mạch lạc truyện như không có cốt truyện, chỉ có câu chuyện về những người bạn đồng chiến chuyện lồng trong chuyện.

Có những hồi ức về chiến tranh xuất hiện ngay từ trong phần đầu tiên (hồi ức về người mẹ, về hiệp ước Munich, về Hitler, về những chiến thắng của người Pháp trước đó trong chiến tranh, cái chết của những người lính và sự huỷ diệt tình yêu ...đó là những dấu hiệu báo trước về một nội dung cơ bản của tác phẩm (…) và nó được tái hiện trọn vẹn, sâu sắc trong những chương

51

cuối cùng của tiểu thuyết. Những hồi ức này không đi lần lượt theo một trật tự nhân quả hoặc thời gian tuyến tính đã có mà nó được đảo lộn, chắp ghép, biến đổi linh hoạt theo thế giới nội tâm đầy suy tư trăn trở của nhân vật giữa hiện thực đan xen những hồi ức về người mẹ.

Hình ảnh người mẹ tràn ngập trong tác phẩm. Ngay cả khi nhà văn trải qua những tháng ngày chiến đấu gian khổ, thậm chí cái chết cận kề và cả những thế giới con người mà nhân vật được tiếp xúc nơi sa trường cũng những niềm tin, phụng sự Tổ quốc mà nhân vật hình thành nên trong hoàn cảnh chiến tranh ấy.

Điều đầu tiên mà bất kì ai cũng sẽ nghĩ đến khi chiến tranh đó là mất mát và đau thương, với nhân vật “tôi” cũng vậy, những tháng ngày chiến đấu anh đã chứng kiến nhiều sự ra đi của đồng đội “cuộc sống thời ấy rất trẻ trung, và rồi bây giờ chúng tôi đã chết cả rồi - Roque ngã xuống ở Ai Cập, La Maisonneuve mất tích ngoài biển, Castelain chết ở Nga, Crouzet hy sinh ở Gabon, Goumenc ở Crète, Caneppa ngã xuống ở El Facher cùng Flury - Hesrard và Coguen, Saint-Pessreuse vẫn còn sống nhưng mất một chân, Sandré ngã xuống ở Châu phi, Grasses ngã xuống ở Tobrouk, Perbost hi sinh ở Libye, Clariond mất tích trên sa mạc-dù bây giờ đã chết gần hết, chúng tôi vẫn vui vẻ và thường thấy lại mình thật sống động trong ánh mắt các bạn trẻ xung quanh.” [18, tr. 385]... Và còn nhiều, còn nhiều cái chết nữa mà nhà văn chưa kịp nhớ mặt, đặt tên, chỉ luôn luôn nhớ đến trong những giờ phút thương xót và quá khứ về một chiến tranh hào hùng trỗi dậy trong nhà văn.

Trong những tháng ngày chiến tranh ấy, đau thương do bom đạn gây lên cũng không khiến nhà văn đau thương bằng những vết xước tâm hồn mà người phụ nữ phải chịu đựng. Bởi những vết đau kia chỉ cần có sự hiện diện của người phụ nữ sẽ xóa nhòa trong tâm trí nhà văn “tôi thấy thích cô ta ngay, đơn giản là bởi, trong lúc thần kinh tôi đang căng thẳng, sự hiện diện

52

nào của phụ nữ cũng khiến tôi cảm thấy yên tâm và vững tin hơn” [18, tr.323], nhà văn dành một tình yêu đặc biệt cho người phụ nữ. Nhưng chiến tranh không trừ một ai để gây đau thương, đó là cô Annick mất đi mặt đẹp, còn nhân vật thì mất đi người vợ đầu tiên mình hết mực yêu thương bởi căn bệnh hủi...

Trong mọi hoàn cảnh dù ta hay địch, dù là hoàn cảnh hiểm nguy nhưng nhân vật vẫn giữ phong thái của một người yêu nước, nhà cách mạng “Bản thân tôi phần nào cũng là một nhà yêu nước người Ba Lan, vì đây là vấn đề liên quan tới danh dự của cả nước Pháp, tôi không được quyền lẩn tránh” [18, Tr. 378].

Suốt dọc hành trình sống và chiến đấu của nhân vật “tôi”, trên nền những âm bản của chiến tranh (mùa mưa, những cánh rừng đại ngàn, súng, đại bác, trực thăng, mối quan hệ giữa những người lính trinh sát,... Nhân vật như bị trôi đi trong cuộc hành trình “đi tìm thời gian đã mất” khi ở bên người mẹ hiền, từ những dự cảm ban đầu cho đến những giác ngộ của anh về chân lí trinh những cuộc chiến đầy chết chóc, tan thương. Với nhân vật tôi thì chiến đấu là vi lẽ phải, công bằng nhưng để phải sát hại những người vô tội, những người mà mẹ anh ngưỡng mộ là anh không thể làm được “Nhưng bắt đầu cuộc chiến của mình bằng việc giết người Pháp là một việc hồ đồ, thế nên tôi bỏ đi, vừa đi tôi vừa chùi máu trên mặt,lúc đó tôi tuyệt vọng như một kẻ không thể tự an ủi mình được” [18, tr. 326]. Tính chất của cuộc chiến được nhân vật nhận thức một cách rõ nét và thấu đáo, mặc dù có phần thất vọng nhưng không chịu quay đầu hay àm những điều trái với lương tâm mình.

Có ba tuyến nhân vật luôn gắn liền trong cuộc chiến của nhân vật: những người phụ nữ anh từng yêu và lấy, những người đồng đội và người mẹ. Những người này đều có sự gắn bó với anh và được hiện diện trong hình hài của những ký ức, không tiểu sử, thậm chí, có những nhân vật chỉ là thoáng

53

qua trong những tiếng nói vang vọng trong lương tâm của nhân vật. Trong hành trình tâm tưởng của anh, ký ức về những người đồng đội luôn gắn liền với chiến đâu anh dũng và cái chết. Họ là nạn nhân của chiến tranh và đồng thời họ cũng là người gây ra cái chết, nó phản ánh bản chất hai mặt của chiến tranh: “Arnaud Langer chết ngay tại chỗ. Phải có cú đánh hèn hạ đó của số phận mới khiến anh thôi điều khiển máy bay” [18, tr. 426]. Ở phương diện đó, vết thương khủng khiếp nhất mà chiến tranh để lại không chỉ là sự thương tổn và cái chết cụ thể mà quan trọng hơn, là sự chà đạp lên nhân tính của con người khi đồng loại tàn sát lẫn nhau, đó đồng thời còn là cái đẹp của tình người với những phẩm chất ngoan cường chiến đấu phụng sự Tổ quốc. Tiếng nói, kỷ niệm và những hồi ức của những đồng đội đồng vọng vào dòng tâm tư của nhân vật tôi, chiếu dọi vào hiện thực tàn bạo của chiến tranh, làm phát lộ nỗi đau đích thực của con người trong chiến tranh – nỗi đau của nhân.

Trong tiểu thuyết, người mẹ là hiện thân của tình yêu –là đối lại của chiến tranh. Tình yêu thương gắn liền với cái đẹp, với nhân tính là cái đối lập với bạo lực hủy diệt con người. Nếu như chiến tranh đánh thức trong nhân vật tôi phần tàn tạo, biến anh thành một cỗ máy, vô cảm trong sự chết chóc thì người mẹ và những người anh đã từng yêu: Brigitte, cô gái Ba Lan xinh đẹp, Louison...lại đánh thức trong anh tình yêu, sự ám ảnh, mà cho đến tận cuối cuộc đời anh, vĩnh viễn không trọn vẹn “Tôi không bao giờ hình dung được người ta lại có thể bị ám ảnh bởi một giọng nói, bởi một cái cổ, bởi đôi bờ vai và đôi bàn tay như thế” [18, tr.407]. Những người phụ nữ đã hóa thân thành những bóng hình luôn theo sát và là niềm tin, động lực cho nhân vật vượt lên hoàn cảnh. Trong những lúc đau thương nhất anh vẫn nghĩ về ngời mẹ hiền “Máu đông bịt kín mũi khiến tôi rất khó thở. Tôi chỉ có một ước muốn: nằm nghỉ trên bãi cỏ và cứ nằm ngửa trên đó mà không cử động. Mặc dù vậy, sức sống của mẹ tôi, ý chí phi thường của bà đã đẩy tôi tiến lên phia trước” [18, tr.

54

331]. Trong những khoảnh khắc tuyệt vọng của cuộc đời, người phụ nữ, người mẹ hiển hiện như nơi trú ẩn của cuộc đời nhà văn và là ngọn nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo, là một sự cứu rỗi trong một thế giới khủng khiếp của chiến tranh.

Những lời kể, độc thoại nội tâm về chính tâm trạng mình khi nhớ đến người mẹ của mình được nhân vật tự thuật một cách chân thành và giản dị “tôi có nghiến răng cũng bằng thừa, có giương cằm ra và đặt tay lên súng cũng vô ích, mắt tôi bỗng chốc nhòa lệ, và tôi nhìn quanh vầng dương trước mắt để đánh lừa đồng đội” [18, tr. 310]. Hay những đoạn nói về tình đông đội của những chiến hữu “không biết trong chúng tôi có kẻ sát nhân hay không, nhưng chúng tôi thấy bằng chứng của tính thiêng liêng, mẫu mực, trên tất cả mọi lí do khác, trong sứ mạng mà chúng tôi được giao phó, bằng chứng của cả tnhf bằng hữu sâu sắc” [18, tr.311]. Những đoạn hồi ức về chiến tranh trong lời thoại nhân vật ẩn chứa sự thành kính như họ viết để trả một món nợ tinh thần với những người đã khuất, viết để đối diện với thực tại của chiến tranh để phản ánh được những mất mát thật sự đối với một dân tộc, sự tổn thương nhân tính và tình người.

2.3.2. Triết lí, suy ngẫm hậu chiến

Và cũng chính trong cuộc hành trình đau đớn để làm phát lộ những chân lý đầy nhân bản về chiến tranh và con người trong chiến tranh đó, hắt lên một ánh sáng khác vào toàn bộ quá khứ trận mạc của anh. Đó là chân lí phụng sự Tổ quốc trong thời chiến “tôi cố động viên tinh thần anh bằng cách giải thích rằng lòng trung thành với Tở quốc phải được đặt lên trên bất cứ lí do nào khác, và tôi cũng thế, tôi đã để lại đằng sau những gì quý giá nhất” [18, tr. 310]. Đặt nghĩa vụ phụng sự Tổ quốc lên hàng đầu trong những ngày chiến đấu, anh không chỉ lấy đó làm động lực cho riêng mình mà nhân vật còn truyền nó sang cho người bạn đồng chiến của mình với những lời thoại tâm sự

55

sâu lắng nhất, để cùng nhau đi qua những tháng ngày nghiệt ngã của chiến hào. Nhà văn này đã khẳng định cho một con đường tìm tòi nghệ thuật, khẳng định sức sống không thể phủ nhận của nó: nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại những đau thương và bộ mặt tàn khốc của chiến tranh, nói lên tiếng nói cảnh báo về những hiểm hoạ của chiến tranh để lại sau chiến tranh nhưng đồng thời nhà văn cũng dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng đã thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh. Nhà văn đã viết bằng trực cảm, bằng xúc động chân tình của mình trong những gờ phút chiến đấu nơi chiến trường, gieo vào lòng người đọc một quá khứ chiến tranh trở về ngày khi đọc những trang viết của nhà văn.

Tác phẩm đi vào thân phận con người, bi kịch cá nhân qua những dòng hồi ức xúc động, rung cảm cho người đọc “Anh phi công người New-Zealand và người hoa tiêu chết ngay tại chỗ. Tôi chẳng hề xây xước gì nhưng lại thấy không ổn chút nào. Có cái gì đó thật kinh khủng khi nhìn một cái đầu bẹp gí, một khuôn mặt lõm sâu và bị chọc thủng lỗ chỗ cùng cảnh ruồi nhặng đột nhiên bâu kín quanh mình giữa chốn rừng rậm” [18, tr.50]. Anh nhà văn như truyền hết thảy những rùng rợn, khiếp hãi của mình qua những trang văn. Những dòng hồi ức lần lượt hiện về trong tâm tưởng nhà văn, không quá dữ dội, mạnh mẽ mà giọng văn như nhẹ nhàng, sâu lăng như một cuốn nhật kí, cũng với dòng tự thuật ấy Nhật ký Đặng Thùy Trâm là một ví dụ, có thể chưa đạt về nghệ thuật văn chương, nhưng trung thực với tự thuật hấp dẫn bạn đọc bằng sự thật. Ý kiến đó có phần đòi hỏi cao với người viết văn, rất đáng để những người quan tâm đến sáng tạo văn học về đề tài chiến tranh phải suy nghĩ.

56

quãng đời của nhà là một thể nghiệm bằng cách tái hiện quá khứ bằng những hồi ức chập chờn, đứt quãng, chắp ghép với hai cái “tôi” cùng tồn tại: cái tôi của quá khứ thời chiến và cái tôi hiện tại nhớ lại qua những lời thoại, độc thoại của nhân vật. Những tự thuật ấy như một lời tự thú cho mộ mặt thật, gương mặt của chiến tranh với tất cả những góc khuất và sức tàn phá của nó hiện lên trong nỗi buồn dai dẳng của nhân vật nhà văn. Cách triển khai cốt truyện và thể hiện nhân vật trong Lời hứa lúc bình minh có nhiều tương đồng với Thời xa vắng, Gia đình bé mọn, Nỗi buồn chiến tranh, một mình một

ngựa… Từ hành động và sự việc bộc lộ tính cách nhân vật, từ tâm tư tình cảm

của nhân vật nhận thấy tự thú của tác giả, nhân vật được khách quan hóa nhưng xuyên qua lớp vỏ đó lại là sự chủ quan chân thành, giàu biểu cảm của nhà văn.

Đời sống văn học ở một đất nước trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại không thể thiếu văn học đề tài chiến tranh. Món nợ ấy còn ám ảnh chừng nào các nhà văn chưa làm thỏa mãn nhu cầu của người đọc. Nhiều người ước ao có một Chiến tranh và Hòa bình ở Việt Nam. Tất nhiên, quy mô và sức

khái quát phải khác. Ước vọng ấy chỉ một nhà văn tài danh nào đó mới có thể làm được. Điều đó đang ở thì tương lai. Tuy nhiên, không vì thế mà các nhà văn cứ ngồi trông chờ. Bài học lớn về chiến tranh vệ quốc còn phải được tổng kết và lý giải sâu sắc hơn. Viết về đề tài chiến tranh vẫn là lương tâm và trách nhiệm của từng nhà văn đối với đất nước và dân tộc. Đó cũng là điều công chúng bạn đọc còn tiếp tục đòi hỏi ở người viết văn.

Chƣơng 3.

Nghệ thuật viết tự thuật với tƣ cách là một tiểu thuyết

57

thể hiện tự thuật dưới hình thức tiểu thuyết là một phương thức giả tự truyện, đặc trưng và khá độc đáo của tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh. Phương thức

Một phần của tài liệu Tự thuật trong tiểu thuyết Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)