7. Đóng góp của luận văn
3.1. Kết cấu trong tác phẩm
3.1.1. Khái niệm kết cấu trong văn học
Khái niệm kết cấu được định nghĩa theo từ điển thuật ngữ văn học được định nghĩa: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài (giữa các bộ phận, chương, đoạn), mà còn bao hàm sự liên kết bên trong (nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm). Kết cấu bao gồm: bố cục, hệ thống tính cách, không gian, thời gian, nghệ thuật thể hiện những liên kết của thành phần cốt truyện, trình bày…sao cho đó là “toàn bộ tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [32, tr. 156, 157]
58
văn. Kết cấu tác phẩm vừa mang tính truyền thống của các yếu tố cơ bản vừa có sự thay đổi, khác biệt tạo nên cá tính riêng của tác phẩm với những kết cấu: phân mảnh, phân rã cốt truyện; kết cấu tâm lí, tầng bậc và lắp ghép được đan xen, lồng ghép, làm nổi bật kết cấu lắp ghép, phân mảnh của truyện trong
Lời hứa lúc bình minh.
3.1.2. Kết cấu phân mảnh trong Lời hứa lúc bình minh
Biểu hiện đầu tiên của kết cấu lồng ghép, phân mảnh đó là cốt truyện. Là hệ thống những sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức hoạt động của tác phẩm văn học cốt truyện vừa giúp nhà văn bộc lộ tính cách, tâm lí nhân vật, đồng thời là phương diện để nhà văn tái hiện những xung đột xã hội. Cốt truyện có vai trò quan trọng như xương sống của tác phẩm tự sự.
Chính bởi quan điểm ấy mà Lời hứa lúc bình minh vừa tương đồng với
những tiểu thuyết cùng thời năm 1960: vẫn tồn tại cốt truyện, nhưng vai trò của nó yếu đi, bị đẩy xuống hạng thứ yếu nhường chỗ cho dòng chảy bất định của tâm trạng con người đồng thời mang hơi thở mới: sự phân rã, lắp ghép cốt truyện, đan xen quá khứ và thực tại. Nó được thể hiện qua một số điểm:
Trong cốt truyện Lời hứa lúc bình minh hệ thống sự kiện trong chuyện bị giảm đi ít nhiều, cốt lõi cốt truyện trong tác phẩm không tuân theo truyền thống, không coi trọng sự kiện có tính xung đột cao mà các sự kiện bị giảm đi tính hành động, sự kiện mang tính xã hội. Cốt truyện có thể mất đi vai trò quan trọng hàng đầu nhường chỗ cho những dòng suy nghĩ, tự thuật của nhân vật xưng “tôi” kể về cuộc đời mình. Lời hứa lúc bình minh là một câu chuyện dài kể về tuổi thơ và phần lớn cuộc đời của Romain Gary, tác giả từng hai lần đạt giải Goncourt, một trong những cây bút xuất sắc nhất của văn học Pháp thế kỷ XX. Những năm tháng ở Nga, Ba Lan rồi Nice, những quãng đời giàu
59
sang và bần hàn, những chuyến phiêu lưu qua từng trận chiến ở Pháp, Anh, Ethiopie, Syrie và châu Phi Xích đạo, tất cả đều mang đậm dấu ấn tình yêu lớn nhất đời ông, tình yêu với người mẹ viển vông, lý tưởng chủ nghĩa, si mê nước Pháp, vừa dũng cảm tuyệt vời lại vừa dại dột - nguồn gốc của những tình huống hài hước kỳ diệu cũng như những khoảnh khắc yêu thương mãnh liệt trong đời ông, góp phần làm nên một sự nghiệp ngoại giao vinh quang và mang lại cho thế giới một nhà văn tài hoa. Cuộc hòa mình diễn tả cốt truyện đó không có những biến động, biến cố quá lớn, mà diễn ra bình thản trong giọng kể tự thuật của nhà văn.
Một cốt truyện chuẩn mực thường trải qua năm bước: trình bày - khai đoạn (thắt nút) phát triển - đỉnh điểm và kết thúc, nhưng đó chỉ là phổ biến chứ không phải là tất cả, có những cốt truyện có thể phát triển theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Ở Lời hứa lúc bình minh quá trình này thiếu hẳn đi phần trình bày tiểu sử xuất thân của nhân vật, được giản lược đi một cách tối thiểu, mỗi nhân vật gắn với một đặc điểm: người mẹ hết mực thương yêu con, Dì Aniela sống với hai mẹ con nhà văn từ nhỏ, Valentin xinh xắn trong trắng, Brigitte buồn lẳng lơ, Ranaldi hiền lành, tướng Gabriee d‟Annunzio tài ba... mỗi nhân vật được nhà văn gắn với những đặc điểm nổi bật để làm một cách phân biệt và gọi tên.
Cốt truyện có dường như không, không có cao trào hay biến cố dữ dội mà câu chuện kể theo một mạch truyện nhẹ nhàng. Có thể kể theo mô hình:
Khai đoạn: Niềm tin mãnh liệt của một người mẹ đặt lên đôi vai đứa con trai tám tuổi về một tương lai sẽ làm Đại sứ quán Pháp, làm một tướng tài hay một nghệ sĩ nghệ thuật lừng danh.
Phát triển: Quá trình hai mẹ con thực hiện ước mơ ấy và đến với con đường văn chương nghệ thuật.
60 một kết thúc có hậu.
Bố cục các phần của cốt truyện không được triển khai tuần tự, liền mạch nối nhau theo thời gian trật tự tuyến tính mà là một trật tự phi tuyến tính, có sự xáo trộn về thời gian. Chương I là hiện tại với câu mở đầu “Ở tuổi bốn mươi bốn...” [18, tr.11] sang tới chương II lại ngược dòng về với quá khứ “lúc tôi mười ba tuổi” [18, tr.19] tới chương III “từ lúc mười hai tuổi” [18, tr.31] . Thậm chí trong một chương cũng có sự xáo trộn đến gây rối cho người đọc “Hồi ấy, mẹ tôi may mũ gia công cho các khách hàng...Khoảng ba mươi năm sau, khi đang làm Tổng Lãnh sự Pháp ở Los Angeles” [18, tr.26, 27]. Với lối kể tự sự ngôi thứ nhất xưng tôi, ngôi thứ ba khi mượn lời người khác thuật lại một số chuyện với nhân vật “tôi”, khiến người đọc có thể theo dõi và cảm nhận câu chuyện trôi theo từng dòng tự thuật.
Mở đầu câu chuyện là hình ảnh nhân vật trước biển cả “HẾT RỒI. Biển Big Sur không một bóng người, còn tôi vẫn nằm trên cát, đúng chỗ tôi đã ngã xuống....Tôi mỉm cười với nó, nhưng trông nó có vẻ nghiêm nghị và đượm buồn, như thể nó đã biết điều gì đó” [18, tr.11], cái mở đầu làm nền để nhân vật thể hiện mình và dẫn dắt người đọc vào tâm thế đón nhận tác phẩm. Và kết thúc thiên truyện này, một cách lí giả và tổng kết tác phẩm ông cũng nhắc lại việc ông lắng nghe Đại dương, gần như ông sắp hiểu ra lời thì thầm bí ẩn của Đại dương và như sắp tan chảy, hòa mình vào đó “Thế đấy. Sắp phải xa rời bời biển, nơi tôi nằm nghe biển khơi đã rất lâu rồi.... Tôi đã từng sống” [18, tr.441]. Ở đó, “nhân vật biển” xuất hiện như một người bạn đồng hành, một nơi dừng chân bình an cuối cùng để nhà văn có thể thả hồn, giãi bày cảm xúc cũng như hòa mình vào thiên nhiên, trở về với đất mẹ-nơi có người mẹ kính yêu! Một kết cấu vòng tròn đóng lại nhưng lại mở ra biết bao suy tư cho người đọc về những sự “vòng tròn, quay đầu” của đời người, mang đến sự bất ngờ cho bạn đọc một cách linh hoạt và như có sự báo trước ngay từ đầu câu
61
chuyện. Cách mà tác giả chọn để chào đón và tiễn chân bạn đọc là một kết cấu quay vòng, đầu cuối tương ứng. Lời hứa lúc bình minh với cấu trúc này
có điểm gần gũi với Đi tìm thời gian đã mất khi mà “Ngay cả khi nhà văn sử dụng những thủ pháp khác nhau như đảo lộn thời gian, hay những phối cảnh mâu thuẫn nhau cũng vậy: Đi tìm thời gian đã mất là một cấu trúc đóng, mở
đầu và kết đều bằng một từ thời gian kể về hành trình của nhân vật từ trẻ đến già, về sự hình thành dần thiên hướng viết văn” [22, tr. 78]. Có thể nói tác phẩm đóng lại theo nghĩa là sự sáng tạo của nhà văn về hình thức đã hoàn tất và khép lại sự hoàn hảo về tổ chức tác phẩm chứ không phải tác phẩm đóng theo nghĩa không còn diễn giải được nữa về ý nghĩa trong tác phẩm, khi mà mọi thứ đã được nhà tiểu thuyết nói hết ra rồi. Tuy nhiên, cấu trúc Lời hứa lúc
bình minh đóng nhưng lại mở ra nhiều ý nghĩa như một cấu trúc mở hiểu theo
tầng mở rộng về ý nghĩa chứ không dừng lại ở hình thức nữa.
Trên hầu khắp những trang viết của các tác giả viết tự thuật người tiếp nhận luôn nhìn thấy sự hiển hiện thường trực của chân dung cuộc sống cá nhân nhà văn. Chưng cất và tái tạo những trải nghiệm của riêng mình, nhà văn đã biến chúng thành một hiện thực đưcọ tái hiện trong tác phẩm của mình. Trong quá trình tự thuật, nhà văn vừa bộc lộ và thể hiện bản thân, vừa là sự sáng tạo thông qua hư cấu nghệ thuật “Tự thuật vừa là khởi nguồn, là chất liệu của sáng tạo, đồng thời cũng vừa là đích đến, là sản phẩm sinh ra từ hành trình sáng tạo ấy”. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu miêu tả chỉ để miêu tả, một nhà văn đã từng nói như vậy. Đó là khi tác phẩm của họ như một thước phim quay chậm hay một bản ghi, tua lại những hoạt động của đời sống, nhưng nghệ thuật là sáng tạo và phải sáng tạo nó mới tồn tại được. Hư cấu đã được đan xen ít nhiều giữa cái hiện thực trần trụi ấy để tac phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn và đỡ khô khan, lí thuyết hơn. Đó là những cuộc chiến với đau thương trên mặt trận, những buổi học, lớp thực hành hoặc hay hư cấu được
62
thể hiện ngay trong chính lời nói dối của nhân vật với người mẹ khi mình không được phong quân hàm là vì đã quyến rũ vợ của tên thủ trưởng để mẹ yên lòng...khiến người đọc xé tan sự tĩnh lặng của những trang văn bản êm đềm trước đó.
Có một điều không thể phủ nhận là, dù pha trộn yếu tố tự thuật và yếu tố hư cấu, cũng như những yếu tố lấy chất liệu từ bên ngoài bản thân tác giả theo một tỉ lệ nào đi nữa, trang viết của họ luôn tạo ra một hiệu ứng tự truyện, luôn tạo nơi người đọc cái cảm giác người thật, chuyện thật và người đó là tác giả. Vì vậy, tự thuật là phương thức tư duy nghệ thuật, phương thức sáng tác đặc trưng của tiểu thuyết Romain Gary. Sự hòa trộn giữa hư cấu và phi hư cấu; sự khách quan hoá những yếu tố chủ quan gắn liền với “cái tôi” tác giả làm nên một thiên cổ tích thời hiện đại về tình yêu thương.
Với 42 chương, chia làm 3 phần, phương thức tự thuật đã tạo nên một mô thức tự sự bao trùm từ phương diện nội dung đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm, có gốc rễ từ hiện thực đời tư tác giả và ngụ ẩn ngay trong tâm lý sáng tác của nhà văn. Từ tự thuật ở xuất phát điểm của sự thực đời tư cá nhân đến tự thuật ở vị trí hư cấu đều khiến cho Lời hứa lúc bình minh trở thành một câu chuyện văn học, nó được viết bằng thể loại giả tự truyện với sự kết hợp nhuần nhuyễn, nên thơ giữa tự truyện và hư cấu, giữa tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm cuộc đời.
Căn cứ vào việc xác định độ nhào nặn những sự kiện hiện diện trong lý lịch cá nhân của nhà văn thành các chi tiết nghệ thuật thẩm thấu qua tác phẩm cũng như tỉ lệ và mật độ xuất hiện của yếu tố tự thuật trong hệ thống tác phẩm, đã tạo nên những cấp độ tự thuật khác nhau. Trong Lời hứa lúc bình minh có thể đánh giá tác phẩm với một kết cấu tự thuật ở mức độ cao khi mà
dày đặc, gần như là một “bản dập” (chữ dùng của nhà phê bình Hoài Nam) của cuộc đời nhà văn trên trang giấy. Ở đó, không khí của tác phẩm, cốt
63
truyện, nhân vật, tình tiết, đều sát với cuộc đời thực của tác giả và người đọc có thể nhận ra, kiểm chứng, so sánh với bóng dáng nhà văn và nhân vật trung tâm như hai vòng tròn đồng tâm và có cùng bán kính.