Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 176 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
176
Dung lượng
3,15 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DƯƠNG VŨ THÁI HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DƯƠNG VŨ THÁI HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VIẾT THỤ NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới thầy giáo, PGS.TS Trần Viết Thụ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô giáo trong tổ Lịch sử và các em học sinh khối 10 cùng hai lớp 10T 1 , 10T 2 của trường THPT Đô Lương I (Huyện Đô Lương - Nghệ An), Ban Giám Hiệu, quý thầy cô giáo trong tổ Lịch sử và các em học sinh khối 10 cùng hai lớp 10C và 10D của trường THPT Tương Dương I (Huyện Tương Dương - Nghệ An), đã nhiệt tình giúp đỡ, hợp tác trong quá trình điều tra và thực nghiệm sư phạm để tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học Vinh, cùng các bạn bè và gia đình đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn. Học viên Dương Vũ Thái BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỨ CÁI VIẾT TẮT NGHĨA LÀ CTQG Chính trị quốc gia DHLS Dạy học lịch sử ĐHQG Đại học quốc gia ĐHSP Đại học sư phạm GV Giáo viên HS Học sinh HTKN Hình thành khái niệm KN Khái niệm KNLS Khái niệm lịch sử Nxb Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa TCN Trước công nguyên THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài Error! Bookmark not defined. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10 4. Mục đích nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11 7. Đóng góp của luận văn 12 8. Giả thuyết khoa học 12 9. Cấu trúc của luận văn 12 NỘI DUNG 13 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 13 1.1. Những vấn đề chung về khái niệm và việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử ở trường THPT 13 1.1.1. Khái niệm 13 1.1.2. Khái niệm lịch sử 24 1.2. Cơ sở thực tiễn 37 1.2.1. Thực trạng của việc hình thành khái niệm lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay 37 1.2.2. Nhận xét chung về thực trạng hình thành khái niệm lịch sử ở trường THPT hiện nay 41 Chương 2. CÁC KHÁI NIỆM LỊCH SỬ CẦN HÌNH THÀNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 44 2.1. Cơ sở để xác định các khái niệm lịch sử cần hình thành cho học sinh trong dạy học lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn) 44 2.1.1. Vị trí, mục tiêu khóa trình lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại 44 2.1.2. Nội dung của khóa trình lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại 47 2.1.3. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay 49 2.1.4. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh THPT 52 2.2. Hệ thống các khái niệm cơ bản cần hình thành cho học sinh trong dạy học lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) 55 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN). THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 68 3.1. Những yêu cầu chung đối với việc hình thành khái niệm lịch sử 68 3.1.1. Nhận thức đúng về vị trí và vai trò của khái niệm lịch sử trong quá trình hình thành tri thức lịch sử 68 3.1.2. Đảm bảo tính vừa sức học sinh 69 3.1.3. Tuân thủ đúng và sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học 69 3.1.4. Cần hình thành cả một hệ thống khái niệm 72 3.1.5. Tổ chức hoạt động của học sinh theo đúng quy trình hình thành kiến thức lịch sử 73 3.1.6. Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh 74 3.1.7. Đổi mới phương pháp phân tích đặc trưng cơ bản nội hàm khái niệm theo cấu trúc lôgic bên trong 74 3.1.8. Giúp học sinh biết vận dụng và sử dụng khái niệm vào việc tiếp thu kiến thức mới và thực tiễn cuộc sống 75 3.2. Một số biện pháp sư phạm hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) 75 3.2.1. Các biện pháp sư phạm tổ chức cho học sinh lĩnh hội các đặc trưng cơ bản của nội hàm khái niệm 75 3.2.2. Các biện pháp giúp học sinh khắc sâu, ghi nhớ và củng cố khái niệm 90 3.3. Thực nghiệm sư phạm 93 3.3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm 93 3.3.2. Đối tượng, giáo viên và địa bàn thực nghiệm sư phạm 94 3.3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm 94 3.3.4. Kết quả thực nghiệm 95 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1.1. Giáo dục – Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển đất nước Việt Nam hiện nay. Vì thế, Giáo dục - Đào tạo đã không ngừng đổi mới góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xác định được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm và chỉ đạo kịp thời đổi mới giáo dục cho phù hợp với thực tiễn đất nước, trong đó đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm. Thực chất của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp DHLS nói riêng hiện nay là phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong quá trình học tập của HS. Trong Luật giáo dục (2005) đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thức tiễn”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều”. Trong xu hướng đó, việc HTKN trong DHLS ở trường phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực của HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Đồng thời, tiêu chí để đánh giá giờ học lịch sử hiệu quả là giúp cho HS đi từ “biết” đến “hiểu” và vận dụng kiến thức, từ việc hướng dẫn HS nắm các sự kiện lịch sử cơ bản đến tạo biểu tượng, qua đó HTKN, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. 1.2. Thực tiễn của việc DHLS ở trường THPT hiện nay cho thấy không ít HS trong đó có HS lớp 10 THPT thường có xu hướng coi nhẹ, hoặc chỉ học đối phó môn Lịch sử, xem Lịch sử là môn học phụ. Thái độ học tập của các 2 em thương mang tính bị động, máy móc và không hứng thú với môn học. Nhiều phụ huynh cũng ít quan tâm đến việc học tập môn Lịch sử của con em mình. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút chất lượng dạy – học lịch sử nói chung, cũng như việc nắm vững KNLS nói riêng. Nội dung, chương trình lịch sử lớp 10 THPT mang tính chất bản lề trên con đường nhận thức của HS, từ cấp THCS lên THPT với những yêu cầu mới, kiến thức mới và quan trọng hơn là trình độ tư duy của HS phải được nâng lên một bước mới. Theo đó, những hiểu biết về lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại ở lớp 10 THPT, giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức cơ bản mà các em đã học ở cấp THCS. Nhưng lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại có nhiều KN cơ bản mới và khó cần hình thành cho HS. Việc hình thành các KNLS có ở thời kì này một cách vững chắc sẽ giúp HS nắm được bản chất của các sự kiện phản ánh quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Cho nên, nếu GV giúp HS hình thành được KNLS thì chắc chắn HS sẽ có được hứng thú, phương pháp học tập phù hợp, nắm được kiến thức vững vàng hơn và khả năng vận dụng kiến thức hiệu quả hơn. Chính vì vậy, HTKN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình DHLS nói chung và lịch sử lớp 10 THPT nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan tới đề tài nghiên cứu, những tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được có thể chia thành hai mảng chính: Những kết quả nghiên cứu được công bố ở ngoài nước và những kết quả nghiên cứu được công bố ở trong nước, chủ yếu trong những năm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI. 3 2.1. Những kết quả nghiên cứu ở nước ngoài Khác với biểu tượng, KN mang tính trừu tượng và khái quát, nó phản ánh bản chất và những mối liên hệ khách quan của các sự kiện, hiện tượng. Do đó, hệ thống KN trong đó có KNLS được đưa vào chương trình học tập ở trường phổ thông là những KN khoa học, nó đảm bảo việc rèn luyện tư duy, thế giới quan khoa học cho HS. 2.1.1. Trong lĩnh vực giáo dục học Khi đề cập đến KN, Ph. Ănghen trong tác phẩm “Chống Đuyrinh” đã khẳng định: “Những kết quả trong đó những kinh nghiệm của nó (khoa học tự nhiên) được khái quát, là những KN” [3; 74]. Trên cơ sở quan điểm khoa học về KN của Ph.Ănghen, Lênin trong tác phẩm “Bút kí Triết học” đã đi sâu phân tích cấu trúc của KN. Mặc dù phần lớn tác phẩm được tác giả dành cho việc bàn luận về các vấn đề của tư duy của nhận thức trong triết học qua các thời kì và bàn về quan điểm của các trường phái triết học từ cổ đại đến cận đại (đến thời gian tác giả sống và làm việc), nhưng vấn đề “KN” vẫn được Lênin quan tâm bàn đến. Theo Lênin “KN, tức là bản thân sự vật tự nó và vì nó” [49; 325], đồng thời đã khẳng định tầm quan trọng của KN đối với quá trình nhận thức của con người “đối với nhà biện chứng thì vấn đề không phải là sự vận động có tồn tại hay không, mà là thể hiện nó như thế nào trong lô-gich của những KN” [49; 311]. Trong tập 38 của tác phẩm “Lênin toàn tập”, Lênin tiếp tục khẳng định “các KN của con người là chủ thể quan trọng trong tính trừu tượng và tách biệt của nó, nhưng lại là khách quan xét về toàn bộ, xét về quá trình, xét về kết quả, xét về khuynh hướng, xét về nguồn gốc” [48; 167]. Theo S.N.Vinơgrađôp và A.F.Kuzơmin, trong cuốn “Lôgic học”, cho rằng: “KN là phản ánh thế giới khách quan do hoạt động suy nghĩ của nhiều người sinh ra. Đặc trưng của KN có tính cố định”. Đây là công trình có hệ [...]... cứu của đề tài là quá trình HTKN cho HS trong DHLS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) 3.2 Phạm vi nghiên cứu Quá trình HTKN và các biện pháp HTKN cho HS trong DHLS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại ở lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) thực hiện trong bài nội khóa Một số lớp 10 ở trường THPT Tương Dương I và THPT Đô Lương I thuộc tỉnh Nghệ An 4 Mục... HS trong DHLS - Làm rõ thực trạng HTKN trong học tập Lịch sử của HS ở lớp 10 THPT hiện nay một cách chính xác, khách quan - Xác định đúng các KNLS phù hợp cần hình thành cho HS trong DHLS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) - Đề xuất ra được một số biện pháp sư phạm để hình thành KNLS cho HS trong quá trình DHLS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại. .. dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc HTKN trong DHLS ở trường THPT Chương 2: Các KNLS cần hình thành trong DHLS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn) Chương 3: Một số biện pháp HTKN trong DHLS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn) Thực ngiệm sư phạm 13... cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của HS - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học 8 Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng những biện pháp sư phạm để HTKN mà luận văn đề xuất một cách khoa học, linh hoạt sẽ góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học phần Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại ở lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) 9 Cấu trúc của... biện pháp sư phạm có tính khoa học và khả thi để HTKN cho HS trong DHLS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Sưu tầm tập hợp tư liệu lý luận và tư liệu chuyên ngành về KN và HTKN trong DHLS - Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về KN và việc HTKN trong DHLS - Nghiên cứu nội dung chương trình SGK Lịch sử lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) - Điều tra nhằm tìm hiểu... Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 1.1 Những vấn đề chung về khái niệm và việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử ở trường THPT 1.1.1 Khái niệm 1.1.1.1 Định nghĩa khái niệm Khi giải quyết vấn đề KN, đã có rất nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí là phải trải một quá trình nhận thức lâu dài thì các nhà khoa học mới dần dần tìm ra... phù hợp), rút ra quy luật và bài học lịch sử, để qua đó vận dụng kiến thức vào học tập và đời sống, thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 1.1.2 Khái niệm lịch sử 1.1.2.1 Định nghĩa khái niệm lịch sử Lịch sử là một khoa học nhưng chỉ khi nhận thức phù hợp với hiện thực lịch sử thì mới có nhận thức đúng, rồi mới hình thành khoa học lịch sử Không có khoa học lịch sử thì quá khứ xã hội loài... các tài liệu khác có liên quan đến nội dung nội dung chương trình, SGK Lịch sử THPT hiện hành, nhất là phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) - Phương pháp điều tra Điều tra về thực tiễn DHLS, cụ thể là việc HTKN trong GV và HS ở một số trường THPT thông qua phiếu điều tra, dự giờ thăm lớp - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm... lịch sử ở 10 trường THPT và chỉ ra các biện pháp để HTKN trong dạy học khóa trình đó Chính vì vậy, việc xác định KN và các biện pháp sư phạm để “HTKN trong DHLS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) vẫn là một khoảng trống cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình HTKN... một khóa trình lịch sử cụ thể trong chương trình và SGK ở trường phổ thông 2.2 Những kết quả nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, vấn đề HTKN trong dạy học nói chung và hình thành KNLS trong DHLS nói riêng cũng đã sớm được nghiên cứu 2.2.1 Trong lĩnh vực giáo dục học Nguyễn Ngọc Quang trong quyển: “Lý luận dạy học đại cương”, đã khẳng định tầm quan trọng của việc HTKN trong dạy học, đề ra những nguyên . trạng hình thành khái niệm lịch sử ở trường THPT hiện nay 41 Chương 2. CÁC KHÁI NIỆM LỊCH SỬ CẦN HÌNH THÀNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 THPT (CHƯƠNG. giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (chương trình Chuẩn) 55 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG. (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 44 2.1. Cơ sở để xác định các khái niệm lịch sử cần hình thành cho học sinh trong dạy học lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn)