9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Một số biện pháp sư phạm hình thành khái niệm trong dạy học
(chương trình Chuẩn)
Để HTKN trong DHLS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sư phạm thông qua HTKN “xã hội cổ đại phương Đông” và “chế độ phong kiến” trình tự như sau:
3.2.1. Các biện pháp sư phạm tổ chức cho học sinh lĩnh hội các đặc trưng cơ bản của nội hàm khái niệm
3.2.1.1. Biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp cận khái niệm
Ở đây chúng tôi hướng dẫn HS đi vào KN thông qua tạo tình huống có vấn đề bằng việc sử dụng các câu hỏi nhận thức để định hướng nội dung cơ bản của nội hàm KN cần hình thành cho HS. Thao tác này được các nhà giáo dục lịch sử khẳng định là cần sử dụng thao tác tư duy để giải quyết vấn đề:
Đối tượng mình nhận thức là gì? Bằng cách nào có thể nhận thức kiến thức đó? Kết quả của của nhận thức cần đạt được là gì?... Do vậy, trong các giờ học lịch sử nội khóa, trước khi truyền thụ kiến thức mới, GV cần xây dựng nhiệm vụ nhận thức cho HS, công việc này thu hút sự chú ý, huy động những kiến thức đã có của HS và kích thích hoạt động trí tuệ, hứng thú của các em với vấn đề sẽ nghiên cứu. Xác định vấn đề ngay từ khi bắt đầu bài học còn có ý nghĩa định hướng cho HS những nội dung chính cần nắm được khi nghiên cứu bài mới.
Có nhiều cách đặt mục đích học tập trước khi nghiên cứu kiến thức mới. Song có hiệu quả nhất là tạo tình huống có vấn đề và ra bài tập nhận thức. Bởi vì tư duy luôn luôn bắt đầu từ một câu hỏi hoặc một vấn đề, từ sự ngạc nhiên hay băn khoăn thắc mắc. Sự lôi cuốn cá nhân vào quá trình tư duy được xác định bởi tình huống có vấn đề, quá trình này luôn luôn hướng tới việc giải quyết một số nhiệm vụ nào đó.
Để hướng dẫn HS tiếp cận KN “xã hội cổ đại phương Đông” và khái niệm “chế độ phong kiến” có thể tạo ra tình huống có vấn đề cho HS:
Trước hết nêu rõ vấn đề nhận thức cho HS bằng câu hỏi thể hiện nội dung của vấn đề cần nghiên cứu. Ví dụ, khi HTKN “xã hội cổ đại phương Đông” trong bài 3 “Các quốc gia cổ đại phương Đông”, GV sử dụng bài tập nhận thức nêu ở phần đầu bài học (có thể nêu trong phần giới thiệu bài): “Trên cơ sở nghề luyện kim, nông nghiệp và chăn nuôi phát triển đến đỉnh cao, trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân ở đây đã xây dựng nên những quốc gia đầu tiên của mình, để hình thành nên xã hội cổ đại cổ đại phương Đông. Vậy để hiểu và giải thích được được điều kiện nào dẫn tới sự hình thành xã hội cổ đại cổ đại phương Đông? Quá trình hình thành đó diễn ra như thế nào? Giải thích được cơ sở và nguyên nhân các xã hội cổ đại phương Đông hình thành sớm hơn xã hội cổ đại phương Tây? Tại sao nói phương Đông là cái nôi của nền văn minh nhân loại? Bài học hôm nay chúng ta cùng làm rõ những vấn đề trên”.
Khi HTKN “chế độ phong kiến” trong bài 5 “Trung Quốc thời phong kiến”, GV sử dụng bài tập nhận thức nêu ở phần đầu bài học (có thể nêu trong phần giới thiệu bài): “Do sự phát triển của sản xuất, xã hội phân hóa giai cấp, trên cơ sở mô hình quốc gia cổ đại phương Đông, Trung Quốc những thế kỉ cuối TCN, chế độ phong kiến đã sớm hình thành, nhà Tần đã khởi đầu xây dựng chính quyền phong kiến, hoàng đế có quyền lực tuyệt đối. Vậy để hiểu được tình hình kinh tế - xã hội nào dẫn tới sự hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc và quá trình hình thành, phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc diễn ra như thế nào? Tại sao lại có các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối triều đại? Bài học hôm nay chúng ta cùng làm rõ những vấn đề trên”.
Hay, GV có thể nêu câu hỏi làm nhiệm vụ nhận thức: “Trên cơ sở mô hình quốc gia cổ đại phương Đông, Trung Quốc những thế kỉ cuối TCN, chế độ phong kiến đã sớm hình thành, Nhà Tần đã khởi đầu xây dựng chính quyền phong kiến, hoàng đế có quyền lực tuyệt đối. Vậy quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng làm rõ những vấn đề trên”.
Cách định hướng như vậy đơn giản, dễ thực hiện, nhưng thu hút sự chú ý của HS trên cơ sở xác định được những vấn đề trọng tâm của bài học mà HS cần theo dõi, tiếp thu trong suốt tiến trình dạy học.
Một biện pháp khác để định hướng nhiệm vụ nhận thức cho HS là cách xác lập mâu thuẫn giữa kiến thức cũ mà các em đã học với kiến thức mới. Ví dụ, khi HTKN “xã hội cổ đại phương Đông” trong bài 3 “Các quốc gia cổ đại phương Đông”, GV xác lập mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và mới như sau: “… Xã hội cổ đại phương Đông có đặc điểm gì khác biệt so với xã hội nguyên thủy mà chúng ta đã được học ở các bài trước? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng làm rõ điều đó”.
Ví dụ, trước khi dạy bài 5 “Trung Quốc thời phong kiến”, GV có thể đưa ra bài tập xác lập mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và mới như sau: …Chế độ
phong kiến ở Trung Quốc có đặc điểm gì khác so với các chế độ đã học ở các bài trước? Tại sao có thể nói chế độ phong kiến dưới thời Tần được hình thành, thời Hán được xác lập và thời Đường phát triển đến đỉnh cao? Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc ra như thế nào?Tại sao có các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối các triều đại. Bài học hôm nay giúp các em nắm bắt được những vấn đề trên”.… Hoặc “Dựa trên sự phân tích tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc thế kỉ cuối TCN, em hãy làm rõ quá trình hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc và qua đó cho biết chế độ phong kiến Trung Quốc có đặc điểm gì khác so với các chế độ trước mà em đã được học?” Cách định hướng nhiệm vụ nhận thức này sẽ lôi cuốn, thu hút sự chú ý cao của HS, kích thích sự mong muốn hiểu biết vấn đề tại sao như vậy.
Việc sử dụng bài tập nhận thức để định hướng hoạt động nhận thức cho HS như thế chính là chúng ta đã vận dụng một hình thức của dạy học nêu vấn đề vào dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
3.2.1.2. Hướng dẫn học sinh phân tích các đặc trưng cơ bản của nội hàm khái niệm kết hợp nêu thuật ngữ và định nghĩa khái niệm
* Sử dụng phương pháp trình bày miệng kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng làm cơ sở cho việc phân tích các đặc trưng cơ bản của nội hàm KN
Do đặc trưng của bộ môn lịch sử, là HS không thể trực tiếp “trực quan sinh động” sự kiện đã qua cho nên các em không thể có cảm giác và tri giác về sự kiện. Cho nên việc học tập và nhận thức lịch sử phải bắt đầu từ việc cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng đến HTKN và rút ra qui luật, bài học lịch sử. Chỉ có những KN được hình thành trên cơ sở biểu tượng lịch sử mới vững chắc nhất.
Việc đầu tiên là GV có thể hướng dẫn HS khai thác các kiến thức trên bản đồ, lược đồ, vừa dùng tranh lịch sử minh họa kết hợp tài liệu tham khảo trình bày một số nội dung về các nhân vật lịch sử, các nội dung liên quan đến
các sự kiện lịch sử quan trọng đang học. Sau đó có thể sử dụng niên biểu để hệ thống các sự kiện quan trọng theo thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản với nhau. Cuối cùng sử dụng sơ đồ cụ thể hóa nội dung sự kiện lịch sử để diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử.
Chúng tôi triển khai biện pháp đó thông qua ví dụ như sau:
- Đối với KN “xã hội cổ đại phương Đông” trong bài 3 “Các quốc gia cổ đại phương Đông”:
Trước hết, GV có thể dùng bản đồ, lược đồ và tranh, lịch sử kết hợp các tài liệu tham khảo trình bày một số nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử quan trọng đang học là sự hình thành của “xã hội cổ đại phương Đông”:
Hình 3.1. Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông
Thứ hai, sử dụng sơ đồ cụ thể hóa những nội dung chủ yếu về cơ cấu xã hội để thể hiện mối quan hệ giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông:
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu các tầng lớp xã hội của xã hội cổ đại phương Đông
Thợ thủ công Nông dân công xã Vua chuyên chế Quý tộc Tăng lữ - Quan lại
Nô lệ Thủ công – thương nghiệp
Nông nghiệp Xây dựng Đồ đồng – lưu vực sông lớn 3.500 TCN - Thời cổ đại Vua Quý tộc
Nông dân công xã
Nô lệ
Cùng với việc sử dụng các tài liệu lịch sử (Xem phụ lục 3 và phụ lục 5) kết hợp phân tích sơ đồ và các điều kiện của sự hình thành và phát triển của “xã hội cổ đại phương Đông” để giúp HS thấy được đây là xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người với nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp.
- Đối với KN “chế độ phong kiến”:
Thứ nhất, GV có thể dùng bản đồ, lược đồ và tranh lịch sử kết hợp cùng các tài liệu tham khảo trình bày một số nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử quan trọng đang học là sự hình thành và xác lập của “chế độ phong kiến ở Trung Quốc trong bài “Trung Quốc thời phong kiến”:
GV sử dụng lược đồ, bản đồ Trung Quốc qua các thời kỳ để phân tích cho các em về điều kiện hình thành của chế độ phong kiến Trung Quốc. Và có thể dùng kèm theo tranh lịch sử và tài liệu tham khảo: Ảnh tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng, ảnh một đoạn Vạn Lí trường thành... kết hợp tài liệu tham khảo (Xem phụ lục 4 và phụ lục 6) để HS có được sự hình dung cụ thể về sự ra đời của các triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc cũng như những thành tựu mà “chế độ phong kiến” Trung Quốc trong giai đoạn đầu đã tạo ra ...
Thứ hai, GV có thể sử dụng niên biểu để hệ thống về các triều đại phong kiến Trung Quốc từ khi thành lập đến khi suy tàn theo thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các triều đại phong kiến với nhau đó là sự phát triển liên tục, thay thế nhau hợp với quy luật lịch sử (bảng niên biểu có thể do GV tự chuẩn bị hoặc giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước) để HS hình dung ra quá trình hình thành, phát triển và suy tàn của “chế độ phong kiến” Trung Quốc, từ đó hiểu được rằng lịch sử luôn luôn vận động tiến lên không ngừng.
Bảng 3.4. Niên biểu các Triều đại phong kiến Trung Quốc
Tên triều đại Thời gian ra đời
và kết thúc Tên triều đại
Thời gian ra đời và kết thúc
Tần 221 - 206TCN Tùy 581 - 618
Hán 206TCN - 220 Đường 618 - 907
Tam Quốc 220 - 280 Ngũ Đại Thập Quốc 907 - 960
Tấn 265 - 420 Tống 960 - 1279
Tây Tấn 265 - 316 Nguyên 1271 - 1368
Đông Tấn 317 - 420 Minh 1368 - 1644
Nam Bắc
Triều 420 - 589 Thanh 1644 - 1911
Thứ ba, GV có thể sử dụng sơ đồ cụ thể hóa những nội dung chủ yếu về tổ chức cơ cấu xã hội phong kiến và tổ chức bộ máy Nhà nước phong kiến, chế độ chính trị và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử thể hiện sự phát triển của “chế độ phong kiến”
Ở đây, GV có thể dùng sơ đồ cơ cấu xã hội phong kiến và tổ chức bộ máy Nhà nước Trung Quốc thời Tần, Hán, Đường, Minh - Thanh. Cùng với việc sử dụng các tài liệu lịch sử kết hợp phân tích, so sánh sự hình thành và phát triển của “chế độ phong kiến” theo sơ đồ để nhấn mạnh sự khác biệt về vị trí, chức năng, vai trò giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến cũng như sự khác nhau về vị trí, vai trò của các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến, qua đó hướng dẫn HS làm rõ ngoại diên “chế độ phong kiến tập quyền”. Phân tích sự phát triển của bộ máy nhà nước phong kiến thời Đường so với thời Tần, Hán để thấy được bước phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc về mọi mặt.
Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Tần, Hán Các chức quan khác Các quan võ Các quan văn Các chức quan khác Thừa tướng Quận Huyện Hoàng đế Thái úy
Huyện Huyện Huyện
Quận
Hình 3.5. Sơ đồ quá trình chuyển biến cơ cấu xã hội cổ đại sang xã hội phong kiến ở Trung Quốc
Nông dân
công xã Nông dân
lĩnh canh ND giàu
ND tự canh ND nghèo
Thông qua sơ sồ, HS sẽ tự xác định được (thông qua sơ đồ để nêu hoặc liệt kê ra được) dần dần từng bộ phận cấu thành đặc trưng cơ bản của nội hàm KN “chế độ phong kiến”. Do vậy GV dùng cách phân tích kết hợp giải thích và suy luận để liệt kê hay nêu lên các bộ phận cấu thành đặc trưng cơ bản của nội hàm KN “chế độ phong kiến” ở Trung Quốc.
* Sử dụng bài tập lịch sử và các câu hỏi gợi mở kết hợp một số hoạt động học tập trong bài học nội khóa để hướng dẫn HS phân tích các đặc trưng cơ bản của nội hàm KN cần hình thành
Thứ nhất, GV sử dụng bài tập lịch sử kết hợp hệ thống câu hỏi gợi mở mang nội dung tìm kiếm từng phần đặc trưng cơ bản của nội hàm KN, sau đó dùng cách giải thích, phân tích, tổng hợp theo hướng diễn dịch và quy nạp để hướng dẫn HS khái quát lại các đặc trưng và định nghĩa KN.
Hình 3.7. Sơ đồ mối quan hệ xã hội phong kiến Trung Quốc thời Đường
Quan lại địa chủ Thuế và lao dịch Hoàng Đế Nông dân tự canh T Ự C A N H Nông dân lĩnh canh Nô lệ Thuế và lao dịch Ruộng Tô ruộng đất Phục dịch
Nó đảm bảo cho HS cơ sở để đưa ra kết luận chính xác. Dựa trên các bài tập và các gợi mở đó, HS sẽ đưa ra được các câu trả lời, làm rõ được từng đặc trưng nội hàm KN, GV khái quát lại một cách ngắn gọn các đặc trưng cơ bản của nội hàm KN để làm cơ sở cho việc định nghĩa KN (kết hợp nêu thuật ngữ KN). Sau khi hướng dẫn HS nắm được các đặc trưng cơ bản của nội hàm KN, GV tiếp tục hướng dẫn HS rút ra một kết luận phổ biến đến từng đặc trưng riêng biệt của KN đang hình thành. Kết luận đó chính là định nghĩa KN và chỉ được đưa ra sau khi HS đã nắm được những đặc trưng cơ bản của nội hàm KN.
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ của việc HTKN là phải phân tích rõ ràng các dấu hiệu bản chất trong nội hàm KN hay nói cụ thể hơn là phân tích và tổ chức cho HS lĩnh hội các đặc trưng cơ bản của nội hàm KN.
Ví dụ, để hướng dẫn HS phân tích các đặc trưng cơ bản của nội hàm KN “xã hội cổ đại phương Đông” cần hình thành trong bài 3 “Các quốc gia cổ đại phương Đông”, GV đưa ra các bài tập nhận thức ở đầu mục như sau: