9. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Tuân thủ đúng và sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học
Các biện pháp HTKN phải được tiến hành trong quá trình DHLS, không tách khỏi các biện pháp sư phạm trong bài giảng và phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học khác nhau.
Thứ nhất, các biện pháp HTKN phải được tiến hành trong quá trình DHLS, không tách khỏi các biện pháp sư phạm trong bài giảng. Trong quá trình DHLS, không thể có một tiết học nào chỉ dành riêng cho việc hình thành
KNLS, vì thế không thể có các biện pháp sư phạm thuần túy cho việc hình thành KNLS mà chỉ có thể thông qua tiến trình bài học, GV sử dụng hệ thống các biện pháp sư phạm giúp HS lĩnh hội kiến thức, qua đó hình thành KNLS.
Thứ hai, phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học khác nhau.
Một là, cần vận dụng đa dạng, hợp lý các nguyên tắc cơ bản như tổ chức cho HS trao đổi đàm thoại, phương pháp liên môn, dạy học nêu vấn đề. Trong đó, dạy học nêu vấn đề phải được quán triệt và sử dụng một cách triệt để, vì nó phát huy cao nhất tính tích cực của HS. Dạy học nêu vấn đề vừa là nguyên tắc, vừa là biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử nói chung và hiệu quả việc hình thành KNLS nói riêng.
Hai là, không có một hình thức tổ chức dạy học duy nhất nào cho việc hình thành KNLS. Đặc biệt trong quá trình dạy học thì chủ yếu HTKN được tiến hành ở bài học nội khóa, vì vậy, cần kết hợp hài hòa các dạng tổ chức học tập toàn lớp, nhóm, và cá nhân để HS lĩnh hội được bản chất của các sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử.
Ba là, cần sử dụng đa dạng, hợp lý các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với hiện đại phù hợp với yêu cầu và trình độ HS để đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. Các phương tiện dạy học hiện đại có ưu thế về hình ảnh sinh động, âm thanh sôi nổi, có khả năng tái hiện một cách sống động các bức tranh của quá khứ, tăng sức hấp dẫn và sự hứng thú học tập cho HS. Điều này còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi nhà trường, và trình độ năng lực của GV. Làm được điều này sẽ rút ngắn được quá trình HTKN và đưa HS đến bản chất lịch sử nhanh hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thức rõ là phương tiện dạy học dù truyền thống hay hiện đại thì cũng chỉ là một yếu tố được sử dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, giúp HTKN nhanh hơn, chứ không thể thay thế được vai trò của người GV
trong việc tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình lĩnh hội kiến thức lịch sử cho HS được.
Trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng, dù GV dùng phương pháp nào đi chăng nữa, dù truyền thống hay hiện đại, thì trong mọi trường hợp dạy học bài nội khóa, các biện pháp không thể thực hiện riêng rẽ mà phải kết hợp với nhau. Trong mọi biện pháp dạy học cần kết hợp cùng phương pháp trình bày miệng và phương pháp trực quan. Trình bày miệng giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của GV và học tập của HS. Trình bày miệng - tức sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là yếu tố giúp truyền đạt thông tin bài giảng đến HS nhanh nhất. Cho nên, trình bày miệng không chỉ để thực hiện phương pháp thông tin - tái hiện nhằm khôi phục hình ảnh quá khứ mà còn giúp HS nhận thức sâu sắc sự kiện, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết trong nghiên cứu tìm tòi. Tùy theo trường hợp mà có thể dùng: Miêu tả để nêu lên những nét đặc trưng, bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên trong của chúng; Tường thuật nhằm tái hiện ở HS những biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể gợi cảm của nó; Nêu đặc điểm về sự kiện, nhân vật lịch sử nhằm làm sáng tỏ những nét bản chất, những đặc trưng trong mối liên hệ bên trong của các hiện tượng lịch sử; Giải thích để tìm hiểu sâu hơn bản chất, ý nghĩa của những hiện tượng phức tạp, nắm vững các KN...
Còn phương pháp trực quan sẽ giúp tăng hiệu quả bài học ở các mặt thu nhận thông tin, tư duy (nhận thức), ghi nhớ và vận dụng kiến thức, góp phần tạo biểu tượng và HTKN. Tùy theo nội dung mà có thể dùng trực quan hiện vật; trực quan tạo hình; trực quan quy ước; bản đồ giáo khoa lịch sử; niên biểu; sơ đồ; các tài liệu tham khảo… Đồng thời với trình bày miệng thì GV cần nắm vững phương pháp sử dụng SGK và các tài liệu tham khảo liên quan đến bài học.