9. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Nhận xét chung về thực trạng hình thành khái niệm lịch sử ở
trường THPT hiện nay
1.2.2.1. Đối với giáo viên
Qua điều tra thực tế, chúng tôi thấy có những quan điểm khác nhau về việc HTKN trong dạy và học lịch sử ở lớp 10 THPT của cả GV và HS.
Về ưu điểm: Đối với những câu hỏi mà chúng tôi đưa ra trong phiếu điều tra, đa số GV đều nhận thức rõ sự cần thiết phải HTKN trong DHLS ở trường THPT và đã vận dụng lý luận về HTKN ở những mức độ khác nhau. Một số GV có tinh thần áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng của mình, coi trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho HS.
GV hướng dẫn HS vừa nắm sự kiện vừa đi sâu vào bản chất của các sự kiện hiện tượng lịch sử.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, thì thực tiễn HTKN trong DHLS ở trường THPT còn nhiều hạn chế, đó là:
Một số GV chưa xác định mức độ KN cần hình thành cho HS, nhất là trong khâu chuẩn bị bài do không nắm vững sơ đồ Đairi để lượng hóa kiến thức dẫn đến bài học bị dàn trải, nên HS không nắm được kiến thức trọng tâm, nhiều khi còn quá sức. Còn nhiều GV trong dạy học chỉ chú trọng cung cấp sự kiện, không hướng dẫn HS tạo biểu tượng sinh động về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, làm cơ sở để HTKN, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử.
Vẫn còn tình trạng GV chưa quan tâm đầy đủ đến việc HTKN do còn mang nặng quan niệm chỉ cần cung cấp kiến thức cho HS và đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS thông qua việc ghi nhớ, học thuộc lòng các sự kiện, không đòi hỏi sự sáng tạo trong tư duy. Một số GV cho rằng chỉ cần dừng ở việc tạo biểu tượng lịch sử, gây hứng thú học tập bằng các câu chuyện minh họa... Điều này làm cho HS chỉ mới nắm được bề ngoài của sự kiện mà chưa nắm được bản chất của sự kiện. Một số GV thì cho rằng khi đã giúp HS hình thành được KN tức là HS đã nắm được cái bản chất, mà mục đích của việc nhận thức lịch sử chính là nắm được bản chất nên không cần thiết phải củng cố và sử dụng KN nữa.
Nhiều GV thực hiện quy trình HTKN theo đúng các bước và đúng yêu cầu, nhưng mọi công việc đều do GV tự biên, tự diễn, nhiệm vụ của HS chỉ là ghi nhớ và ghi chép. Cho thấy GV đã chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong việc học tập lịch sử.
Kết quả điều tra cho thấy, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó là do GV: - Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc HTKN trong DHLS.
- Chưa nắm vững lý luận dạy học bộ môn và chưa nắm vững quy trình HTKN trong DHLS.
- Nhận thức cảm tính còn chi phối quá trình HTKN, dẫn đến sự nhận định chủ quan, áp đặt đối với các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Chưa linh hoạt mềm dẻo trong kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại...
1.2.2.2. Đối với học sinh
Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số các em HS đều trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi mà chúng tôi đặt ra, qua đó chứng tỏ: Đa số các em đều nhận thức được việc HTKN có ý nghĩa rất lớn đến việc tạo hứng thú học tập cho các em và giúp nắm bản chất của các sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử trở nên dễ dàng hơn. Nhưng, nhiều em vẫn chưa có được hứng thú trong việc học tập và nhận thức lịch sử. Điều này là do GV chưa chú trọng đúng mức tới việc khơi gợi hứng thú học tập cho các em, cũng như chưa sử dụng đúng phương pháp để giúp các em HTKN được đúng đắn và hiệu quả.
Nguyên nhân của tình trạng trên là: Nhiều HS vẫn xem lịch sử là môn học phụ. Mục đích học tập chủ yếu là để trả bài cũ trên lớp cho thầy cô, cho nên chỉ cần ghi chép đầy đủ và học thuộc lòng là đủ. Phương pháp giảng dạy của một số GV vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát huy tính tích cực học tập ở các em. Đặc biệt là cả GV và HS vẫn chưa nắm vững về hệ thống KNLS nên trong quá trình dạy và học vẫn đang bị động, lúng túng.
Chương 2
CÁC KHÁI NIỆM LỊCH SỬ CẦN HÌNH THÀNH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)