1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn) ở tỉnh hà tĩnh

186 904 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT tại Hà Tĩnh có tác dụng giáo dục học sinh như giúpcác em thấy được đóng góp của cha ông mìn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ VÂN

Sö DôNG TµI LIÖU LÞCH Sö §ÞA PH¦¥NG THµNH V¡N TRONG D¹Y HäC LÞCH Sö VIÖT NAM Tõ 1930 §ÕN 1975 (LíP 12 - TRUNG HäC PHæ TH¤NG - CH¦¥NG TR×NH CHUÈN)

ë TØNH Hµ TÜNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGHỆ AN - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ VÂN

Sö DôNG TµI LIÖU LÞCH Sö §ÞA PH¦¥NG THµNH V¡N TRONG D¹Y HäC LÞCH Sö VIÖT NAM Tõ 1930 §ÕN 1975 (LíP 12 - TRUNG HäC PHæ TH¤NG - CH¦¥NG TR×NH CHUÈN)

ë TØNH Hµ TÜNH

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử

Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS TRẦN VIẾT THỤ

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Khoa đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quà trình học tập và nghiên cứu.

Xin quá trình cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp khoa lịch sử Trường Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội, bạn bè đồng nghiệp và gia đình những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Đặc biệt, với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS TRẦN VIẾT THỤ - người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Dù rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp vui lòng góp ý, chỉ dẫn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Vân

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8

6 Giải thuyết khoa học 9

7 Đóng góp của luận văn 9

8 Ý nghĩa của luận văn 9

9 Cấu trúc luận văn 10

NỘI DUNG 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở TRƯƠNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 11

1.1 Cơ sở lí luận 11

1.1.1 Quan niệm về tài liệu lịch sử địa phương thành văn 11

1.1.2 Phân loại tài liệu lịch sử địa phương thành văn 12

1.1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông 14

1.2 Cơ sở thực tiễn 19

1.2.1 Thực trạng của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc hiện nay ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh 19

1.2.2 Kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề tồn tại 25

Trang 5

LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1930 ĐẾN 1975 Ở TRƯỜNG

THPT TỈNH HÀ TĨNH 292.1 Mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản lịch sử Việt Nam từ 1930

đến 1975 (lớp 12 THPT, chương trình chuẩn) 292.1.1 Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông 292.1.2 Nội dung của kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn

từ 1930 đến 1975 (lớp 12 - THPT - Chương trình chuẩn) 322.2 Nội dung một số tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh

cần khai thác sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ

1930 đến 1975 362.2.1 Những tiêu chí lựa chọn các tài liệu lịch sử địa phương

thành văn sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc 362.2.2 Nội dung tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh khai

thác trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến

1975 ở trường THPT 37

Chương 3 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

TỪ 1930 ĐẾN 1975 (LỚP 12 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Ở TỈNH HÀ TĨNH 793.1 Nguyên tắc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong

dạy học lịch sử dân tộc ở THPT 793.1.1 Tài liệu lịch sử địa phương thành văn phải đảm bảo tính

Đảng, tính khoa học, tính cơ bản, điển hình 793.1.2 Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn phải xuất phát

từ mục đích đổi mới phương pháp dạy học, phải phát huy

Trang 6

năng lực nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng

tạo học sinh 81

Trang 7

yêu cầu giáo dục tư tưởng, tình cảm, phát triển nhân cách và

năng lực hoạt động nhận thức cho học sinh 84

3.1.4 Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn phải phù hợp đặc điểm tâm lý học sinh, đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THPT 85

3.2 Một số biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT Hà Tĩnh (chương trình chuẩn) .87

3.2.1 Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 ở bài nội khóa 87

3.2.2 Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1975 trong hoạt động ngoại khóa 102

3.3 Thực nghiệm sư phạm 110

3.3.1 Mục đích thực nghiệm 110

3.3.2 Đối tượng thực nghiệm 110

3.3.3 Nội dung thực nghiệm 110

3.3.4 Phương pháp thực nghiệm 111

3.3.5 Kết quả thực hiện sư phạm 111

3.3.6 Những kết luận được rút ra từ kết quả thực nghiệm sư phạm 113

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta biết, một thực tế đáng buồn là chất lượng dạy học mônLịch sử ở trường phổ thông chưa cao, nếu không nói là còn nhiều yếu kémcũng như bật cập Không chỉ ngành giáo dục mà của toàn xã hội đã và đangquan tâm, tìm ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục để môn Lịch sử làm trònnhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển đối với học sinh

Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có nhiều ưu thế trong việc giáo dục thế

hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của đất nước trong thời kỳ đổi mới Dưới sựlãnh đạo của Đảng, lịch sử địa phương thành văn là một bộ phận hữu cơ, cóquan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc và diễn ra ở một địa phương cụ thể vớithời gian, không gian nhất định

Tài liệu lịch sử địa phương thành văn cùng với các tài liệu khác củalịch sử địa phương là một trong những bộ phận hợp thành nên tri thức lịch sửdân tộc nhưng nó được hợp thành ở mức độ tổng hợp và khái quát hóa ở mức

độ cao Vì vậy việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạyhọc lịch sử dân tộc sẽ góp phần cụ thể hóa lịch sử dân tộc, vừa làm nổi bậttính riêng lẻ, đặc trưng của mỗi địa phương làm cho học sinh dễ nhìn nhậnvấn đề Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn ở mỗi địa phương trong dạy họclịch sử Việt Nam sẽ tạo được sự biểu tượng sinh động, chân thực về các sựkiện, hiện tượng lịch sử cho học sinh Thông qua đó giúp các em hình thànhcác khái niệm thuật ngữ, nắm được các kết luận khoa học mang tính kháiquát Bên cạnh đó sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn còn có tácdụng quan trọng về mặt giáo dục, giáo dưỡng, tư duy cho học sinh

Đặc biệt việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạyhọc lịch sử dân tộc một cách linh hoạt ở chính nơi học sinh, sinh ra và lớn lên

Trang 11

sẽ góp phần bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào tự tôn quêhương nói riêng và dân tộc nói chung.

Do vậy sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn càng chân thực,sinh động cụ thể bao nhiêu thì càng có tác dụng trong dạy học lịch sử dân tộcbấy nhiêu, gây hứng thú, đam mê đối với việc học tập bộ môn cho học sinh

Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy việc sử dụng tài liệu lịch sử địaphương thành văn vào dạy học lịch sử dân tộc còn tồn tại nhiều vấn đề bất cậpnhư: giáo viên chưa đầu tư sưu tầm tài liệu, sử dụng thì vẫn mang tính đốiphó, hiệu quả sử dụng tài liệu không cao Vì vậy, nhận thức của học sinh vềlịch sử địa phương còn mơ hồ, học sinh không có hứng thú sưu tầm, nghiêncứu tài liệu lịch sử địa phương

Hà Tĩnh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có lịch sử - văn hóa lâu đời.Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử cùng với các địa phương kháctrong cả nước, nhân dân Hà Tĩnh luôn kiên cường giữ vững phẩm chất, truyềnthống tốt đẹp của quê hương đất nước Nhân dân Hà Tĩnh kiên cường bấtkhuất trong lao động chiến đấu, đã lập nhiều chiến công oanh liệt góp phầnlàm rạng danh cho dân tộc Việt

Trong thời kỳ 1930 - 1975, trên mảnh đất Hà Tĩnh đã diễn ra bao biến

cố thăng trầm cùng lịch sử dân tộc và đã để lại không ít tư liệu lịch sử liênquan tới giai đoạn này như tài liệu hiện vật, tài liệu dân gian, tài liệu ngônngữ, tài liệu thành văn Việc khai thác, nghiên cứu các nguồn tài liệu nàyvào dạy học có tác dụng góp phần làm tăng hiệu quả dạy học bộ môn

Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch

sử dân tộc ở trường THPT tại Hà Tĩnh có tác dụng giáo dục học sinh như giúpcác em thấy được đóng góp của cha ông mình vào trang sử vàng của lịch sửdân tộc Làm tăng niềm tin, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đấtnước, ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước Từ

Trang 12

những lí do cơ bản trên, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng tài liệu lịch sử địaphương thành văn trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975” (lớp 12

- Trung học phổ thông - chương trình chuẩn) ở tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn tốtnghiệp cao học Thạc Sĩ chuyên nghành Lí luận và Phương pháp dạy học bộmôn Lịch sử

2 Lịch sử vấn đề

Liên quan tới đề tài này đã có không ít các công trình đề cập, nghiêncứu về tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc ởtrung học phổ thông Sau đây là một số tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được

2.1 Tài liệu nước ngoài

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dântộc ở trung học phổ thông không phải là một vấn đề mới, mà đã được các nhàkhoa học, các nhà sư phạm quan tâm nghiên cứu và đề cập tới dưới nhiều khíacạnh khách nhau

Trước hết phải kể đến các công trình về lí luận giáo dục và dạy học củacác nhà giáo dục XHCN, nhất là ở Liên Xô (trước đây)

N G Đairi trong tác phẩm “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” đã đặcbiệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc sử dụng khai thác tất cả các nguồn tưliệu vào việc dạy học như tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và Nhà nước,sách giáo khoa, tạp chí Đồng thời ông còn đề xuất các biện pháp, phương phápnhằm sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo một cách linh hoạt để thôngqua đó phát huy tác dụng của việc dạy học Điều này được ông thể hiện trong sơ

đồ nổi tiếng - sơ đồ Đairi - ngày nay vẫn mang giá trị khoa học

Trong tác phẩm “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thếnào”, I.F.Kharlamốp cũng khẳng định tác dụng tích cực của việc sử dụng tàiliệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc trong vấn đềgiáo dục, giáo dưỡng hoàn thiện nhân cách cho học sinh

Trang 13

A.A Vaghin với tác phẩm “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổthông” cũng nhấn mạnh: Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong đó cótài liệu lịch sử địa phương thành văn chiếm một vị trí, vai trò quan trọng trongviệc dạy học lịch sử ở trường phổ thông và coi đây chính là điều kiện giúphọc sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ mà còn có quan điểmđúng về bộ môn Lịch sử.

Bên cạnh đó tại các hội nghị khoa học về giáo dục lịch sử được tổ chứchàng năm ở Trung Quốc, các nhà sử học đã đặt nhiều vấn đề liên quan đếnphương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tài liệu lịch sử địa phươngthành văn, các nguồn sử liệu và phương pháp xử lý các nguồn sử liệu đó

Hiện nay ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã và đang đặc biệtchú trọng việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn không chỉ vào côngtác dạy học mà còn gắn liền với các hoạt động khác như hoạt động du lịch, phục

vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền trong cả nước

2.2 Tài liệu trong nước

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thànhvăn trong dạy học cũng được quan tâm nghiên cứu

Các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất bản 1978 (Tập 1),

1980 (Tập 2), 1992, tái bản năm 1998, 2000, 2001 do Phan Ngọc Liên vàTrần Văn Trị chủ biên, đã đặc biệt quan tâm, nhấn mạnh tới việc sử dụngnguồn tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học là một trong nhữngbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Giáo trình “Phương phápdạy học lịch sử”, tập 2, do Phan Ngọc Liên chủ biên - xuất bản năm 2002cũng đã một lần nữa khẳng định ý nghĩa của việc sử dụng nguồn tư liệu nàyvào công tác dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THPT

Các giáo trình “Lịch sử địa phương” của Trương Hữu Quýnh, PhanNgọc Liên, Nguyễn Thái Hoàng, Nguyễn Văn An - xuất bản 1989; “Lịch sử

Trang 14

địa phương” của G.S Phan Ngọc Liên, PGS Nguyễn Cảnh Minh xuất bản năm1995; “Giáo trình lịch sử địa phương” của Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) xuấtbản năm 2007,… Đã nghiên cứu, biên soạn các bài giảng sử dụng tài liệu lịch

sử địa phương thành văn trong công tác giảng dạy lịch sử địa phương hoặctrong sử dụng giảng dạy lịch sử dân tộc

Các nguồn sử liệu này đều ít nhiều đề cập tới việc sử dụng tài liệu lịch

sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc

Một cách tiếp cận gần hơn là các công trình mang tính chuyên khảo.Chẳng hạn bài viết “Các biện pháp sử dụng tài liệu thành văn Việt Nam trongdạy học lịch sử (qua ví dụ dạy học lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000)

ở trường phổ thông của Trần Vĩnh Tường đăng trong kỷ yếu hội thảo “Đổimới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử và giảngdạy lịch sử địa phương ở trường THPT” (Hà Nội, 2008) đã đề xuất được một

số biện pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử nhằm nâng caochất lượng dạy và học bộ môn Cuốn “Tư liệu dạy học lịch sử 12” (XB giáodục, Hà Nội 2008) của Trần Vĩnh Tường đã cung cấp cho giáo viên và họcsinh một số tư liệu thành văn phục vụ cho việc dạy học lịch sử ở lớp 12THPT Ngoài ra có một số luận án Tiến sĩ cũng đề cập tới việc sử dụng tàiliệu lịch sử thành văn trong dạy học lịch sử như: “Phong trào chống Pháp củacác dân tộc tỉnh Đắc Lắc trước Cách mạng tháng Tám” của PhanVăn Bé,

“Nghiên cứu việc dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT (qua thựcnghiệm ở Bình Định) của Đặng Công Lộng, “Sử dụng tài liệu lịch sử địaphương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1975 ở trườngTHPT Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Thành Nhân

Một số luận văn Thạc sĩ cũng chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứunhư: “Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Namgiai đoạn 1919 - 1975 ở trường THPT Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Thành

Trang 15

Nhân (Đại học sư phạm, Hà Nội); “Sử dụng tài liệu văn học theo hướng pháthuy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giao đoạn

1930 đến 1954” ở trường THPT (chương trình chuẩn) của Hồ Phi Cường(Đại học Huế); “Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn trong dạy học lịch sử ViệtNam từ 1919 - 1 954” ở lớp 12 (chương trình chuẩn) của Phan Thị Liên (Đạihọc Vinh)

Ở Hà Tĩnh, việc nghiên cứu lịch sử địa phương được các cấp, cácngành quan tâm, chỉ đạo, được các giới khoa học quan tâm nghiên cứu.Nhiều công trình lịch sử địa phương được xuất bản như: “Lịch sử Đảng bộ

Hà Tĩnh tập I (1945 - 1954)”, “Lịch sử Đảng bộ tập II (1954 - 1975)” (Banchấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, NXB Chính trịQuốc gia Hà Nội,1997), “Lịch sử Hà Tĩnh tập I, tập II”, “Hà Tĩnh 30 nămkháng chiến (1945 - 1975)” (Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh xuất bản năm1988), “Một số trận đáng tiêu biểu của lực lượng vũ trang nhân dân Hà Tĩnh(1945 - 1975)” (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh xuất bản năm 1988),

“Danh nhân Hà Tĩnh tập I, tập II” (Sở Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh xuất bản1998)… Đó là chưa kể đến các công trình nghiên cứu về lịch sử của cáchuyện, xã trong tỉnh Hà Tĩnh

Tất cả các công trình nói trên được chúng tôi tham khảo, kế thừa đểnghiên cứu đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu lịch sử địa phươngthành văn Hà Tĩnh trong dạy học một giai đoạn cụ thể của lịch sử dân tộc.Các công trình của những nhà nghiên cứu đi trước đã giải quyết tương đốithỏa đáng nhiều vấn đề quan trọng về lí luận sử dụng tài liệu lịch sử địaphương thành văn trong dạy học Tuy nhiên cho đến nay chưa có một côngtrình nào đề cập một cách cụ thể, có hệ thống về việc lựa chọn và sử dụng tàiliệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ

1930 đến 1975 ở trường THPT (chương trình chuẩn)

Trang 16

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là lựa chọn và sử dụng tàiliệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Namgiai đoạn từ 1930 đến 1975 ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng nguồn tư liệu thành văn của

Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 ở bài nội khóatrên lớp

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau dây:

- Tìm hiểu những vấn đề cơ sở lí luận có liên quan và tình hình thựctiễn làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra

Trang 17

- Xác định những nội dung lịch sử cụ thể cần sử dụng tài liệu lịch sửđịa phương thành văn phù hợp trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến

1975 ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

- Dựa vào nội dung bài học, đối tượng học sinh và điều kiện dạy học,

đề xuất những biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thànhvăn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh

- Thực nghiệm sư phạm để thẩm định hiệu quả của các biện pháp đã đềxuất Từ đó có cơ sở khẳng định tính khả thi của các luận điểm khoa học doluận văn đề xuất, nhằm sử dụng có hiệu quả các tài liệu lịch sử địa phươngthành văn trong dạy học lịch sử dân tộc

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là quán triệt lí luận của chủ nghĩaMác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhànước ta về lịch sử và giáo dục lịch sử phổ thông

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục

- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tác phẩm của các nhà sử học,của Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục ở trường phổ thông, nghiên cứucác công trình của các nhà lí luận khoa học giáo dục, tâm lí học, các chuyênkhảo về lịch sử địa phương Hà Tĩnh

- Tiến hành điều tra, dự giờ, quan sát, điều tra xã hội học để tìm hiểuthực tiễn việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch

sử dân tộc từ 1930 đến 1975 ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm một số biện pháp sử dụng tài liệulịch sử địa phương thành văn trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam từ

Trang 18

1930 đến 1975 ở trường THPT Vũ Quang - tỉnh Hà Tĩnh, để khẳng định tínhkhoa học và tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất.

6 Giải thuyết khoa học

Nếu biết lựa chọn, sử dụng một cách hợp lí tài liệu lịch sử thành văndựa trên cơ sở đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ bộ môn, đối tượng và điệukiện dạy học thì có thể nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930đến 1975 ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

7 Đóng góp của luận văn

- Tiếp tục khẳng định, làm rõ thêm lí luận về sử dụng tài liệu lịch sử địaphương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT

- Làm rõ thực trạng việc sử dụng lịch sử tài liệu địa phương thành văntrong dạy học lịch sử dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

- Lựa chọn, xác định hệ thống tài liệu lịch sử thành văn Hà Tĩnh để sửdụng trong dạy học lịch sử dân tộc từ 1930 đến 1975 ở trường THPT

- Đề xuất được một số biện pháp sư phạm mang tính khả thi để sử dụngnội dung tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh một cách hợp lí, khoahọc, phù hợp với yêu cầu đổi mới việc dạy học lịch sử góp phần nâng caochất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT

8 Ý nghĩa của luận văn

- Luận văn góp phần bổ sung thêm lí luận dạy học lịch sử nói chung,việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn nói riêng

- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, ứng dụngtrong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 THP - chươngtrình chuẩn) ở tỉnh Hà Tĩnh Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu thamkhảo cho sinh viên ngành sư phạm của các trường sư phạm trong tỉnh vàtrong cả nước

Trang 19

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dungchính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử

địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc ởtrương trung học phổ thông

Chương 2: Tài liệu lịch sử địa phương thành văn sử dụng trong dạy

học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 THPT chương trình chuẩn)

-Chương 3: Biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn

trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12THPT - chương trình chuẩn) ở tỉnh Hà Tĩnh

Trang 20

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

DÂN TỘC Ở TRƯƠNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Quan niệm về tài liệu lịch sử địa phương thành văn

Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, vì vậy việcgiảng dạy lịch sử địa phương sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dụctruyền thống yêu nước cho học sinh, góp phần bổ sung nguồn tư liệu đểquá trình giảng dạy lịch sử dân tộc thêm sinh động hơn, hấp dẫn hơn, sâusắc hơn…

Theo cách hiểu thông thường thì địa phương là những đơn vị hànhchính của một quốc gia như thành phố, thị xã, tỉnh huyện… Hay nói theo cáchkhác địa phương là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử,

có ranh giới riêng, có địa giới hành chính riêng, là cái để phân biệt với nhữngđịa phương khác như Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh… Mặt khác địa phương cònđược hiểu theo nghĩa rộng hơn dùng để chỉ những tổ chức, đơn vị tập thể hoạtđộng trong một lĩnh vực nào đó như xí nghiệp, đơn vị sản xuất chiến đấu Tất

cả những dạng vật chất khác nhau (như hiện vật, hình ảnh, ngôn ngữ.v.v…)mang thông tin về quá khứ của địa phương được gọi tài liệu lịch sử địaphương hay sử liệu địa phương

Tài liệu lịch sử địa phương thành văn là những sử liệu (tài liệu) ghichép bằng chữ viết những thông tin về các sự kiện lịch sử đã xảy ra ở các địaphương Nguồn tài liệu này chiếm khối lượng rất lớn và giữ một vị trí rấtquan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử địa phương

Trang 21

Tài liệu lịch sử địa phương thành văn rất phong phú, đa dạng, như cáctác phẩm địa phương chí, nhân vật chí, các bài văn bia, văn tế, minh chuông,gia phả, hồi kí, đinh bạ, địa bạ, các văn bản của đảng bộ, chính quyền, cácđoàn thể địa phương.v.v…

1.1.2 Phân loại tài liệu lịch sử địa phương thành văn

Nguồn tài liệu lịch sử địa phương thành văn gồm nhiều loại Các nhànghiên cứu lịch sử đã chia nguồn sử liệu này thành các loại sau đây:

- Văn bia, minh chuông

Bia và chuông là loại sử liệu hiện vật, nhưng nó có điểm khác hơn cácloại sử liệu hiện vật khác là trên các tấm bia đá hay chuông đồng có ghi chữviết, gọi là văn bia, minh chuông Như vậy, văn bia, minh chuông là tài liệulịch sử thành văn (hay còn gọi là sử liệu viết) Đây là loại tài liệu gốc, quýhiếm, nên rất có giá trị đối với các nhà sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địaphương Văn bia thông thường có hai loại thường được gọi là “bia sự kiện” và

“bia hậu”

“Bia hậu” là loại bia dùng để khắc tên tuổi những người dân địaphương có đóng góp tiền của, ruộng đất để xây dựng các công trình kiến trúccủa địa phuơng đó Khi họ qua đời thì những việc làm công đức của họ đượctạc vào những tấm bia đặt ở đình, chùa để dân làng ghi nhớ

“Bia sự kiện” dùng để ghi lại công danh, sự nghiệp của các nhân vậtlịch sử của địa phương Bia sự kiện còn ghi chép những sự kiện quan trọngxảy ra ở địa phương như thiên tai, địch họa, xây chợ, lập làng…

Trong công tác nghiên cứu lịch sử địa phương, tài liệu này đóng mộtvai trò rất quan trọng Nó giúp cho các nhà nghiên cứu có thể dùng để so sánhđối chiếu với các nguồn tài liệu khác nhằm xác minh một số sự kiện được ghichép về lịch sử thành lập làng, xã, chợ búa và là nguồn tài liệu dùng để biênsoạn cuốn lịch sử của địa phương

Trang 22

- Minh chuông là những văn bản được khắc (hay đúc) trên chuông Nộidung của các minh chuông thường là nói về sự tích các nhà chùa và các vị tuhành ở các chùa Chính vì tầm quan trọng và giá trị của văn bia và minhchuông đem lại trong công tác nghiên cứu lịch sử nói chung, lịch sử địaphương nói riêng nên nguồn sử liệu này trở thành đối tượng nghiên cứu củamột chuyên ngành của khoa học lịch sử là bia kí học và văn minh học

- Gia phả

Là cuốn sử dùng để ghi chép những việc trong dòng họ chính vì thế nócòn được gọi tộc phả Mặc dù đây là loại tài sản riêng quý, được các dòng họtrân trọng và được lưu giữ một cách cẩn thận nếu biết khai thác và sử dụng thìnguồn tài liệu thành văn này sẽ có giá trị đối với công tác nghiên cứu lịch sửđịa phương, giúp làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng của lịch sử địaphương Tuy vậy trong quá trình sử dụng cần có sự so sánh đối chiếu, bởinguồn tài liệu này còn tồn tại nhiều hạn chế như độ chính xác chưa cao

- Văn bản chính quyền, đảng bộ, các đoàn thể

Đây là các loại tài liệu của Đảng, chính quyền và đoàn thể địa phươngđược tập thể thông qua, độ chính xác cao và đều đuợc ghi bằng chữ quốc ngữ

- Hồi kí: Đây là loại tài liệu kể về cuộc đời hoạt động chiến đấu của cánhân có thể là các cán bộ, chiến sĩ lão thành

Ngoài ra tài liệu lịch sử địa phương thành văn còn bao gồm các tácphẩm nghiên cứu như: Tác phẩm nghiên cứu lịch sử, tác phẩm nghiên cứu củacác ngành khoa học kế cận như lịch sử Đảng, các tác phẩm văn học, các bài

Trang 23

báo Với những tác phẩm này cho ta thấy tính đa dạng cụ thể để phục vụ chodạy và học.

1.1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông

1.1.3.1 Về mặt giáo dưỡng

Luật Giáo dục (2005) quy định: “Đào mục tiêu của giáo dục là tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩnghề nghiệp Trung thành với lí tưởng độc lập chủ nghĩa xã hội, hình thành vàbồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công nhân, đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Mối quan hệ giữa lịch sử địaphương và lịch sử dân tộc là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Tài liệulịch sử địa phương thành văn là những biểu hiện cụ thể sinh động, đa dạngcủa tri thức lịch sử dân tộc Tài liệu lịch sử địa phương thành văn bổ sung,minh họa cho lịch sử dân tộc, để nghiên cứu nhận thức lịch sử dân tộc mộtcách hoàn chỉnh, sâu sắc hơn

Việc đưa tài liệu lịch sử địa phương thành văn vào giảng dạy lịch sửdân tộc sẽ là cở sở để phát huy tính tích cực của học sinh, trong quá trìnhnhận thức lịch sử sẽ chủ động, sáng tạo, tránh rập khuôn giáo điều, nắm kiếnthức một cách máy móc nhằm hiểu đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch

sử để có cái nhìn và đánh giá sự kiện lịch sử một cách chân thực khách quan,chính xác như nó đã diễn ra

Khi dạy, bài 14 Phong trào cách mạng 1930 - 1945 của chương II ViệtNam từ năm 1930 đến năm 1945 ở mục II “Phong trào cách mạng 1930 -1931” với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, giáo viên có thể đưa ra dẫn chứng đểminh họa cho chính sách khủng bố của thực dân Pháp khi phong trào thất bại:

“Cuộc khủng bố trắng của bọn thực dân và phong kiến Nam triều đối với caotrào cách mạng 1930 - 1931 ở Hà Tĩnh diễn ra rất khốc liệt Hàng trăm người bị

Trang 24

chết, hàng ngàn người bị bắt giam, biết bao nhà cửa, của cải bị thiêu hủy vàcướp đoạt Biết bao gia đình bị ly tán, tang tóc, đau thương Mặc dù phong trào

đã bị dìm trong biển máu, kẻ thù vẫn lo sợ và tăng cường đàn áp” [6, tr 116]

Việc đưa các tài liệu lịch sử địa phương thành văn vào quá trình giảngdạy lịch sử dân tộc có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh,gây hứng thú học tập bộ môn Từ đó, học sinh nắm kiến thức một cách vữngchắc, hiểu được bản chất của các khái niệm, thuật ngữ phức tạp, những kếtluận mang tính khái quát của bài học lịch sử dân tộc

Việc đưa tài liệu lịch sử địa phương thành văn vào giảng dạy lịch sửdân tộc là thực hiện nguyên tắc “phải gắn học với hành, học để vận dụng, học

để sáng tạo trong hành nghề, trong hành nghiệp trong cuộc sống” [24, tr 24]

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn một cách có chọn lọc, hợp lí sẽgiúp học sinh có những hiểu biết cụ thể, sâu sắc về cuộc sống hiện thực, nắmkiến thức lịch sử dân tộc một cách có hệ thống và sâu sắc hơn

1.1.3.2 Về mặt giáo dục

Mục tiêu giáo dục và đào tạo đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII của Đảng (1991) xác định rõ: “Nâng cao dân trí, đạo tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có trí thức và có tay nghề, cónăng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng,tinh thần yêu nước, yêu CNXH.” [61, tr 81]

Cũng giống như các bộ môn khác, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thôngvới chức năng và nhiệm vụ của mình có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng song

nó có nhiều ưu thế hơn hẳn các bộ môn khác trong việc giáo dục thế hệ trẻ về

tư tưởng tình cảm, lối sống bởi “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “lịch sử là

bó ðuốc soi ðýờng ði ðến týõng lai”

Bộ môn Lịch sử giúp giáo dục niềm tin, giáo dục lí tưởng chủ nghĩa xãhội chủ nghĩa, truyền thống dân tộc, tinh thần thái độ lao động đúng đắn, ý

Trang 25

thức tôn trọng, phát huy nền văn hóa dân tộc và tiếp nhận tinh hoa văn hóanhân loại, lòng kính yêu với quần chúng nhân dân, biết ơn đối với ông bà tổtiên, những người có công với cách mạng, đánh giá đúng vai trò của cá nhântrong lịch sử.

Khi dạy, bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩatháng Tám (1939 - 1945) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời”, trongmục I “Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945, khi nói tới chínhsách cướp phá, bóc lột của thực dân Pháp và nỗi khổ của quần chúng, giáoviên có thể sử dụng đoạn tư liệu sau đây:

“Do ảnh hưởng của chính sách cướp phá, vơ vét của Nhật - Pháp, lúcnày trong tỉnh xảy ra nạn đói khủng khiếp Từ cuối năm 1944 đến đầu năm

1945 ở Hà Tĩnh có 5 vạn người chết đói Người chết đầy đường đầy chợ Thị

xã Hà Tĩnh hàng ngày phải dùng từ 2 đến 3 chuyến xe bò mới chở hết xácngười Huyện Nghi Xuân là nơi có số người chết đói cao nhất (8161 người);riêng xã Xuân Liên có tới 1165 người chết Nhiều gia đình chết đói cả nhà.Trước tình hình đó, các tổ chức cách mạng cùng với những các bộ ở tù về đãhướng dẫn các hoạt động cứu đói Ở một số nơi các đoàn thể cách mạng tổchức cho nhân dân cướp lại các thứ đang bị địch cất giữ trong đồn Nhân dân

Kỳ Anh còn giành lại cả đoàn thuyền chở thóc của Nhật.Trong các vùng nôngthôn, nông dân đã buộc Kỳ Anh đã cử cán bộ quân tiên phong đi vào QuảngBình mua gạo về giúp dân Cứu đói là mục tiêu cấp bách trước mắt của quầnchúng nhân dân Chống Nhật để cứu đói là hoạt động được mọi người hưởngứng mạnh mẽ, trở thành sự kiện mở đầu cho cao trào kháng Nhật cứu nước ở

Hà Tĩnh.” [6, tr 164 - 165]

Sử dụng đoạn tư liệu trên sẽ tạo những hình ảnh sinh động, chân thực,tác động vào tư tưởng, tình cảm, thái độ của học sinh, giúp cho các em hiểuđược rằng để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay, các thế hệ cha anh đã

Trang 26

phải đánh đổi bằng xương bằng máu; từ đó giáo dục học sinh lòng khâmphục, kính yêu và biết ơn các anh hùng đã ngã xuống để giành độc lập, tự do.

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dântộc một cách linh hoạt, sáng tạo sẽ góp phần giáo dục lòng yêu nước, gópphần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng

Tài liệu lịch sử địa phương thành văn có tác dụng tạo ra những hìnhảnh cụ thể, sinh động chân thực Từ đó giúp học sinh tạo biểu tượng, hìnhthành khái niệm lịch sử một cách dễ dàng

Trong thời đại ngày nay, học sinh hơn bao giờ hết phải ý thức đượctrách nhiệm của mình là không ngừng học tập, vươn lên trau dồi kiến thức,đạo đức tư cách, thực hiện lối sống lành mạnh nhằm hướng tới một xã hội vănminh, giàu đẹp Thực tế hiện nay cho thấy bộ môn Lịch sử chưa thực sự pháthuy được thế mạnh của mình Học sinh đang còn thờ ơ với môn Lịch sử, coiđây là môn phụ, nên cách học còn mang tính đối phó, mang nặng tính hìnhthức, rập khuôn, giáo điều, công thức Năm 2014 với việc học sinh được tựchọn 2 môn thi thì một thực tế đáng buồn là chỉ có 16% học sinh chọn thi lịch

sử Trong đó có những hội đồng thi chỉ có một học sinh thi môn Lịch sử Quathực tế đó để thấy được chất lượng dạy và học chưa đem lại kết quả như mụctiêu đã đề ra

Vì vậy việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn vào dạy học

là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết đối với học sinh để kích thích

sự hứng thú, đam mê tìm hiểu nghiên cứu lịch sử Từ đó học sinh không cònnặng nề với môn Lịch sử trong học và thi, cũng như ý thức tầm quan trọngcủa bộ môn Lịch sử “dân ta phải biết sử ta”

1.1.3.3 Về phát triển

Ngoài ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng, việc sử dụng tài liệu lịch sử địaphương thành văn vào dạy học lịch sử dân tộc còn có ý nghĩa quan trọng

Trang 27

trong phát triển tư duy học sinh Tài liệu lịch sử địa phương thành văn nếuđược sử dụng một cách linh họa, sáng tạo sẽ giúp học sinh có những hiểu biết

cụ thể, chính xác về con người và các sự kiện, hiện tượng lịch sử

Học sinh nắm vững các kiến thức cụ thể để tạo nên các biểu tượngchính xác về các sự kiện, nhân vật lịch sử, tránh được việc hiểu sự kiện mộtcách chung chung, mơ hồ, cũng như giúp học sinh có thể nhận thức được tínhchất tiến bộ, sự phát triển đi lên hợp quy luật, sự đa dạng đầy mâu thuẫnnhưng thống nhất của lịch sử Tài liệu lịch sử địa phương thành văn đưa vàogiảng dạy lịch sử dân tộc sẽ giúp học sinh có được một bức tranh toàn cảnh vềquá khứ giống như nó đã tồn tại và xảy ra

Tài liệu lịch sử địa phương thành văn đưa vào giảng dạy lịch sử dân tộcgiúp học sinh tránh được tình trạng hiện đại hóa lịch sử, bởi “chân lí bao giờcũng cụ thể” Đồng thời, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trongquá trình dạy học lịch sử dân tộc sẽ tạo điều kiện để học sinh dễ dàng thấyđược mối liên hệ nhân quả, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự kiện, hiệntượng lịch sử, thấy được cái chung và cái riêng, hiểu được quy luật lịch sử,qua đó phát triển các thao tác của tư duy như: phân tích, tổng hợp, đánh giá,nhận xét…

Học sinh sẽ đi từ việc phân tích những mối liên hệ đơn giản đến phântích những mối liên hệ phức tạp, xác định được mối liên hệ giữa các sự kiệnhiện tượng, biến cố lịch sử để tìm ra nguyên nhân thứ yếu, duyên cớ trực tiếpxảy ra các hiện tượng đó Từ đó học sinh phân tích được tính chất giữa các sựkiện, hiện tượng lịch sử nhằm thấy được tính chất biện chứng tác động qua lạigiữa các sự kiện hiện tượng lịch sử

Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn sẽ làm bài họckhông nhàm chán, mà ngược lại thêm sinh động, hấp dẫn hơn, lôi cuốn họcsinh Đây chính là điều kiện để giúp học sinh phát triển được các kỹ năng

Trang 28

quan sát, chú ý, theo dõi, nghiên cứu tìm hiểu vấn đề liên quan tới bài học.Đây chính là cơ sở để học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức một cách tựnguyện, tự giác mà trên cơ sở đó bồi dưỡng tư tưởng tình cảm đạo đức pháttriển nhân cách đối với các em.

Đối với giáo viên, chúng tôi sử dụng các câu hỏi tập trung vào 4 nộidung sau đây:

- Nội dung thứ nhất: Tìm hiểu đánh giá của giáo viên lịch sử về vấn

đề sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào dạy học lịch

- Nội dung thứ tư: Các ý kiến đề xuất, kiến nghị của giáo viên khi sửdụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc ởtrường THPT tỉnh Hà Tĩnh

Xử lý kết quả điều tra giáo viên qua 5 phiếu điều tra (xem phụ lục II),chúng tôi nhận thấy:

Trang 29

- Ở nội dung thứ nhất, có tới 80% (4/5) giáo viên cho rằng việc sử dụngtài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử dân tộc(1930 - 1975) là rất cần thiết, 20% (1/5 phiếu) cho rằng cần thiết Phần lớngiáo viên cho rằng nếu biết khai thác sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thànhvăn trong dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975 một cách linhhoạt sẽ gây hứng thú học tập bộ môn của học sinh, giúp các em có thể hiểumột cách sâu sắc không chỉ lịch sử dân tộc mà cả lịch sử của quê hương mình,góp phần phát triển nhân cách học sinh, giáo dục lòng yêu quê hương, đấtnước, niềm tự hào về quê hương, đất nước.

- Nội dung thứ hai: Khi được hỏi về thực trạng sử dụng tài liệu lịch sửđịa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930đến 1975, thì các giáo viên đều trả lời là “không thường xuyên”, nếu có thìcũng chỉ sử dụng trong 2 tiết dạy lịch sử địa phương (2 tiết ở học kì II) Cácgiáo viên chưa xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn là mộtviệc làm mang tính giáo dục, giáo dưỡng và phát triển đối với học sinh Vìvậy công việc này không được các giáo viên tiến hành thường xuyên, ngay cảvới hình thức ngoại khóa Nếu giáo viên có sử dụng thì cũng rất hạn chế nếu

có cũng chỉ mang tính hình thức đối phó Để học sinh thấy được mối liên hệgiữa tài liệu lịch sử địa phương thành văn với tài liệu lịch sử dân tộc, thấyđược cái nhìn biện chứng, sự phát triển hợp quy luật, đa dạng trong sự thốngnhất giữa tài liệu lịch sử địa phương thành văn với lịch sử dân tộc là hạn chế

Do vậy trong quá trình dạy và học giáo viên chưa phát huy được tínhtích cực chủ động trong học tập của học sinh, chưa thực sự gây hứng thú họctập cho học sinh nên khó tránh khỏi những hiểu biết lệch lạc đối với quá trìnhnhận thức của học sinh

- Nội dung thứ ba: Khi được hỏi về những thuận lợi và khó khăn trongviệc sử dụng tài liệu lịch sử lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh thì các giáo

Trang 30

viên đều cho rằng: Nếu tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh biếtkhai thác và sử dụng một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong quá trìnhdạy học lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975 sẽ giúp cho học sinh hứngthú hơn trong quá trình học tập và tăng thêm sự hiểu biết cho các em và là cơhội để tìm hiểu các kiến thức liên quan đến lịch sử địa phương mình Đồngthời sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn làm cho bài giảng của giáoviên thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và giàu hình ảnh có sức lôi cuốn đốivới học sinh.

Phần đông các giáo viên đều cho rằng gặp việc khi sử dụng tài liệu lịch

sử địa phương thành văn trong dạy dân tộc gặp nhiều kho khăn học lịch sửnhư: Tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh dùng để sử dụng dạy họcgiai đoạn từ 1930 đến 1975 còn thiếu đặc biệt là chưa có cuốn sách chínhthống biên soạn, giảng dạy trong giai đoạn này Nếu muốn sử dụng giáo viênphải tự tìm hiểu soạn giáo án riêng của mình để vận dụng nó vào công tácgiảng dạy Bên cạnh đó còn thiếu sự quan tâm các cấp các ngành có liên quan,đồng thời thiếu sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp quản lí chuyên môn Vì vậyhiệu quả của quá trình dạy học có phần hạn chế do việc vận dụng còn mangtính ngẫu hứng, theo sở thích cá nhân Phần lớn thời gian dạy lịch sử địaphương các giáo viên thay vì sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn HàTĩnh thì các giáo viên dùng quỹ thời gian đó làm các công việc khác nhưkiểm tra ôn tập, dạy bù khoảng thời gian còn thiếu Mặt khác, với dung lượngthời gian dạy trên lớp là 45 phút, nên việc liên hệ sử dụng tài liệu lịch sử địaphương thành văn Hà Tĩnh giai đoạn từ 1930 đến 1975 gặp nhiều khó khăn.Nếu giáo viên sử dụng không khéo sẽ dẫn tới tình trạng không hoàn thànhđược bài dạy của mình trong vòng 45 phút

- Nội dung thứ tư: Giáo viên đều thấy được tầm quan trọng cũng như ýnghĩa và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà

Trang 31

Tĩnh vào giảng dạy lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975 Vì thế các ýkiến đề xuất của các giáo viên tương đối giống nhau Tất cả đều nhất trí rằngmuốn sử dụng tốt, vận dụng tốt tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnhvào dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975 một cách có hiệu quảcần biên soạn tài liệu hướng dẫn, tăng cường hệ thống tài liệu tham khảo phùhợp với nội dung chương trình mới Đồng thời, cần mở lớp tập huấn cho giáoviên phương pháp sử dụng nguồn tài liệu lịch sử địa phương thành văn để tránhviệc sử dụng một cách lệch lạc, thiếu nhất quán trong hoạt động dạy và học.

Đối với học sinh chúng tôi đưa ra 10 câu hỏi (xem phụ lục I) tập trungvào 3 nội dung cơ bản sau:

Nội dung thứ nhất: Tìm hiểu mức độ hứng thú học tập bộ môn lịch sửcủa học sinh cũng như việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn HàTĩnh vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1975

Nội dung thứ hai: Điều tra mức độ hiểu biết của học sinh về các sự kiệnlịch sử, nhân vật lịch sử của quê hương Hà Tĩnh giai đoạn từ 1930 đến 1975

Nội dung thứ ba: Điều tra thực trạng hiểu biết của học sinh về sự kiện,nhân vật Hà Tĩnh và tác dụng của những hiểu biết đó đối với việc nắm kiếnthức lịch sử dân tộc

Qua xử lí 137 phiếu điều tra của học sinh lớp 12, chúng tôi thấy:

- Ở nội dung thứ nhất: Khi được hỏi: “Các em có yêu thích bộ mônLịch sử ở trường THPT không?” thì một thực trạng đáng buồn là có tới 81%học sinh trả lời là bình thường; số còn lại trả lời là ghét hoặc không thích mônhọc này Các em cho biết bộ môn Lịch sử ở trường THPT cũng như các mônkhoa học xã hội khác đều không được các bậc phụ huynh khuyến khích học.Thậm chí có một số phụ huynh còn phản đối khá gay gắt Với các bậc phụhuynh, họ cho rằng đây chỉ là các môn học phụ, không giúp ích cho thi cử,học chỉ mất thời gian, làm ảnh hưởng tới việc học các môn cần thiết như toán,

Trang 32

lí, hóa Cùng với đó là dư luận tỏ ra coi thường những người học khối C Từnhững nguyên nhân trên dẫn đến học sinh không thích, không chú trọng học

bộ môn lịch sử Một số học sinh cho rằng, ngoài những lí do trên thì giáo viêndạy lịch sử chưa gây được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập Bộmôn Lịch sử ở trường phổ thông đối với học sinh đang còn nặng nề trong vấn

đề học và thi Chỉ một số ít học sinh trả lời là “thích” hoặc “rất thích” do đam

mê hoặc có năng khiếu đối với bộ môn này

Khi được hỏi “Các em có thích trong quá trình học tập lịch sử dân tộcgiáo viên sử dụng tài liệu thành văn Hà Tĩnh không”, thì ít học sinh trả lời làthích hoặc rất thích 45%, học sinh (64/137 phiếu) Một số ít trả lời là bìnhthường hoặc không thích Các em cho biết nếu trong quá trình học lịch sử dântộc giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào dạyhọc giai đoạn từ 1930 đến 1975 thì sẽ khiến cho bài học trở nên sinh động hấpdẫn hơn

Khi được hỏi “Giáo viên có thường xuyên liên hệ, sử dụng tài liệu lịch

sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào quá trình dạy lịch sử dân tộc giai đoạn

từ 1930 đến 1975 hay không” thì học sinh trả lời là thỉnh thoảng hoặc có mộtvài lần Một số em trả lời là không, nếu có cũng chỉ là sự ngẫu hứng của cácgiáo viên Từ thực tế trên chúng tôi nhận thấy rằng việc giáo viên sử dụng tàiliệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào dạy học giai đoạn từ 1930 đến

1975 là việc làm không thường xuyên Các giáo viên chưa xem việc sử dụngnguồn tài liệu này là một việc làm quan trọng và cần thiết đối với quá trìnhhọc tập của học sinh Chính vì thế việc học sinh tiếp cận nguồn tư liệu thànhvăn Hà Tĩnh còn hạn chế, sự hiểu biết của các em về nhân vật sự kiện của quêhương mình còn hạn chế

- Nội dung thứ hai: Khi đưa ra 6 câu hỏi để kiển tra sự nhận biết củahọc sinh về sự kiện, nhân vật trên quê hương Hà Tĩnh, thì các em tỏ ra lúng

Trang 33

túng không biết chọn đáp án nào Trong 6 câu hỏi đưa ra thì chỉ có 16,6%/(23/137) học sinh trả lời đúng các câu hỏi đưa ra Phần lớn các em chỉ trảlời đúng 2 câu hỏi còn số còn lại các em chỉ chọn bừa do không nắm vữngkiến thức.

Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi “Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời vào thời giannào?”, thì đa số các em trả lời là tháng 2 - 1930 Với câu hỏi: “Bí thư đầutiên của đảng bộ Hà Tĩnh là ai?”, phần lớn các em trả lời là Nguyễn Khoa

Kỳ Khi hỏi “Khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám 1945 ở

Hà Tĩnh diễn ra và giành thắng lợi vào thời gian nào?”, thì phần lớn các emđều chọn đáp án là từ 16/8 - 25/8/1945 Khi hỏi “10 cô gái thanh niên xungphong do Võ Thị Tần làm tiểu đoàn trưởng ở ngã ba Đồng Lộc đã anh dũng

hi sinh vào thời gian nào?” thì phần lớn học sinh đều trả lời đúng Có lẽ do

sự kiện này qua nỗi bật và điển hình đối với con em Hà Tĩnh Còn 2 câu hỏi

về kế hoạch trong những năm 1960 - 1961 và 1973, các em tỏ ra lúng túng

có em không chọn được đáp án riêng cho mình Từ thực tế trên chúng tôinhận thấy, thực trạng học sinh hiểu các nhân vật, sự kiện của Hà Tĩnh còn cóphần hạn chế

Nội dung thứ ba: Chúng tôi sử dụng câu hỏi để tìm hiểu hình thức vàbiện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn của học sinh Với câuhỏi này, các em trả lời khá tự tin và chính xác các nguồn tư liệu sử dụng vàkhai thác

Đa số học sinh đều nhất trí rằng cần khai thác, sử dụng tài liệu lịch sửđịa phương thành văn Hà Tĩnh vào quá trình dạy học lịch sử dân tộc khôngchỉ để học sinh biết mà còn hiểu được lịch sử của mảnh đất nơi mình sinh ra

và lớn lên Đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi mà Trung Quốc đang cónhững hành động xâm lấn chủ quyền biển đảo Việt Nam thì việc giáo dụclòng yêu nước càng có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết

Trang 34

1.2.2 Kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề tồn tại

Đề tài của chúng tôi được giới hạn trong nghiên cứu và sử dụng tài liệulịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam giaiđoạn từ 1930 đến 1975 ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh Giai đoạn này đượcphân phối trong chương trình lịch sử lớp 12 - lớp cuối cấp của bậc trung họcphổ thông Ở lớp 12, học sinh đã có một quá trình tích lũy kiến thức và kĩnăng đây là một ưu thế lớn mà các lớp học và cấp học dưới không có được Vìvậy ở giai đoạn này kiến thức mà học sinh nắm có độ sâu hơn về kiến thức,đòi hỏi học sinh không chỉ biết mà phải vận dụng, nắm được các quy luật lịch

sử, dựa trên sự năng động sáng tạo dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên

“Các em có khả năng tư duy lý luận và tư duy trừu tượng một cách độc lập vàsáng tạo trong những đối tượng quen biết đã học hoặc chưa được học trongnhà trường” [31, tr 60]

Ở giai đoạn này học sinh thích được làm việc độc lập trong suy nghĩ, tựmình phân tích giải thích đánh giá các sự kiện nhân vật Ở lứa tuổi này dựavào các kiến thức học được ở lớp dưới các em đã có quá trình tích lũy kiếnthức vì thế học sinh đã có thể thực hiện được các thao tác tư duy phức tạp,biết so sánh đánh giá và hiểu được các khái niệm trừu tượng, các mối liên hệnhân quả giữa các sự kiện hiện tượng nhận vật lịch sử Tuy đã có một lượngkiến thức nhất định song với tính hiếu kỳ nhanh vội hấp tấp nên các em có thểcho ra những kết luận chưa thật đúng thậm chí là dẫn tới những cách hiểu lệchlạc thiếu chính xác Do vậy giáo viên phải luôn luôn chú ý kích thích khảnăng tư duy và làm việc độc lập của học sinh song phải kịp thời uốn nắn cácsai sót của các em nhằm giúp các em hoàn thiện nguồn tri thức cho mình

Qua kết quả điều tra và xử lý số liệu chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Về phía giáo viên

+ Trong quá trình dạy học lịch sử dân tộc, mặc dù các giáo viên có sửdụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh song công việc này không

Trang 35

được tiến hành thường xuyên, nếu có sử dụng thì cũng tiến hành chưa nhuầnnhuyễn và thường sử dụng ở bài nội khóa vì thế làm cho bài học thêm nặng

nề, thiếu tính hấp dẫn, dẫn tới trọng tâm bài học bị phân tán Mặt khác mộtnguyên nhân nữa khiến bài học nếu có sử dụng thì cũng chưa thực sự gâyđược sự hứng thú đối với học sinh là vì các giáo viên chưa xem trọng việc sửdụng nguồn tư liệu này nên không chú trọng đầu tư thời gian cũng như côngsức để lựa chọn và sưu tầm tài liệu để biên soạn tài liệu lịch sử địa phươngthành văn Hà Tĩnh vào quá trình giảng dạy nhằm làm cho quá trình giảng dạylịch sử dân tộc đặt hiệu quả cao

+ Một số giáo viên cho rằng với dung lượng 45 phút cho 1 tiết họctrong khi kiến thức cần truyến thụ lại nhiều và trong phân phối chương trìnhkhông bắt buộc phải sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnhnên việc sử dụng là không cần thiết Nếu có thì chỉ nên sử dụng ở tiết giànhcho lịch sử địa phương còn trong thời gian khác nên giành cho hoạt độngnhận thức lịch sử dân tộc của học sinh tránh làm cho bài học thêm nặng nề

+ Đa số các giáo viên đều cho rằng nếu có tài liệu chính thống và cósách biên soạn, hướng dẫn về sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn

Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử dân tộc thì sẽ giúp cho bài giảng sinh động, tạođược sự hấp dẫn hứng thú học tập đối với các em và giáo viên sẽ sử dụng mộtcách có định hướng hơn Các em hiểu lịch sử quê hương mình với lịch sử dântộc Qua đó học sinh được bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, tình yêu quê hươngđất nước niềm tự hào dân tộc

- Về phía học sinh

+ Nhìn chung, học sinh trong quá trình học bộ môn Lịch sử ở trườngphổ thông chưa thực sự hướng thú, đam mê trong tiếp thu bài, dẫn tới thựctrạng trên có nhiều nguyên nhân cả nguyên nhân chủ quan và nhân kháchquan Thứ nhất là giáo viên trong quá trình dạy học còn chưa có sự đầu tư, sơ

Trang 36

sài trong việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh Việc sửdụng còn mang tính hình thức, tài liệu đưa vào chưa phong phú hấp dẫn,nguồn tài liệu mà học sinh tiếp cận còn ít chủ yếu là SGK.

+ Thực tế hiện nay chúng tôi nhận thấy, học sinh học môn Sử ở nhà chỉ

là hình thức đối phó với các bài kiểm tra bài cũ của giáo viên nên học sinhđọc bài một cách thuộc lòng những điều được chép lại ở vở Giáo viên ít quantâm hướng dẫn học sinh tìm hiểu sưu tầm các nguồn sử liệu thành văn HàTĩnh có liên quan tới bài học lịch sử dân tộc Nên hiểu biết của học sinh vềcác sự kiện, nhân vật Hà Tĩnh còn nghèo nàn và hạn chế

Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào giảngdạy lịch sử dân tộc là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa có tác dụng giáodục, giáo dưỡng và phát triển đối với học sinh Làm cho bài giảng của giáoviên không còn nhàm chán thụ động mà ngược lại sẽ làm cho việc tiếp thu bàicủa học sinh thêm phần hứng thú, không nặng nề Đây sẽ là cơ sở để giáoviên trau dồi đạo đức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh Qua quátrình tiếp thu bài học học sinh thấy được “cái riêng” của lịch sử địa phươngvới “cái chung” của lịch sử dân tộc nhằm giúp thấy được mối quan hệ biệnchứng giữa lịch sử Hà Tĩnh với lịch sử dân tộc Vì những ý nghĩa thiết thực

đó chúng ta cần có những kế hoạch nhằm sử dụng tài liệu lịch sử địa phươngthành văn của không chỉ Hà Tĩnh mà của tất cả các địa phương khác trong cảnước được đưa vào giảng dạy trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, nhằmbồi dưỡng tư tưởng tình cảm hình thành ở các em lòng biết ơn, biết trân trọngcác giá trị mà các thế hệ trước đã đổ xương và máu để giành lại được tự docho ngày hôm nay

Việc sử tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào giảng dạylịch sử dân tộc ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh là một việc làm hết sức có ýnghĩa thiết thực và vai trò quan trọng nhằm giúp cho học sinh hiểu sâu sắc

Trang 37

hơn lịch sử dân tộc, làm phong phú kiến thức cho học sinh Qua đó học sinhđược bồi dưỡng tư tưởng tình cảm hình thành thái độ học tập và ứng xử đúngđắn đối với bộ môn Lịch sử.

Đề tài của chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu lý luận việc sử dụng tàiliệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh.Trong đó chủ yếu tập trung tìm hiểu nguồn tư liệu thành văn Hà Tĩnh, vị trí ýnghĩa của nguồn tư liệu này Trong quá trình sử dụng muốn mang lại hiệuquả, phải quán triệt những yêu cầu sau: mục tiêu giáo dục, những yêu cầu vềphương pháp dạy học bộ môn Nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ cónăng lực thực hành, chủ động sáng tạo, có bản lĩnh có tri thức Nắm và vậndụng kiến thức vào cuộc sống biến kiến thức sách vở thành tri thức nền tảng

để bước vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay

Dựa trên cơ sở lí luận chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực tiễn của việc

sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sửdân tộc ở trường THPT ở tỉnh Hà Tĩnh Với tinh thần làm việc khách quan,trung thực khoa học, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những mặt tiến bộ tíchcực đã đạt được thì còn tồn tại những hạn chế thiếu sót cần kịp thời khắcphục và sữa chữa

Kết quả nghiên cứu và tìm hiểu được là những căn cứ khoa học để chúngtôi thực hiện phần tiếp theo của luận văn Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tiến hànhlựa chọn nội dung tài liệu, xác định các biện pháp sư phạm Dựa trên kết quảthực nghiệm sư phạm, chúng tôi sẽ rút ra những kết luận và đề xuất kiến nghị

để góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học lịch sử dân tộc

Trang 38

Chương 2 NỘI DUNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH VĂN HÀ TĨNH CẦN KHAI THÁC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1930 ĐẾN 1975 Ở TRƯỜNG THPT TỈNH HÀ TĨNH

2.1 Mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 THPT, chương trình chuẩn)

2.1.1 Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông

Như chúng ta biết chương trình sách giáo khoa ngày càng được điềuchỉnh bổ sung trên cơ sở kế thừa chương trình cũ Nhằm xây dựng mộtchương trình mới, đáp ứng được các yêu cầu sau: thực hiện được nhiệm vụchính trị, kinh tế của đất nước, đồng thời phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa

sử học và giáo dục lịch sử cùng với đó là cân đối được dung lượng kiến thứcgiữa lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh đưa vào Yêucầu không thể thiếu trong việc xây dựng khung chương trình là phải thực hiệnhiện đại hóa nội dung, dung lượng kiến thức phải cơ bản và phù hợp với điềukiện thực tiễn của đất nước

Đây chính là những mục tiêu mà những người xây dựng chương trìnhSGK Lịch sử ở trường phổ thông thực hiện và hướng tới Hiện nay chươngtrình được xây dựng theo hai khung chương trình: chương trình chuẩn vàchương trình nâng cao Tuy mục tiêu của hai khung chương trình này đềugiống nhau nhưng nó được xây dựng nhằm phù hợp hơn với từng đối tượng

Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông trên cơ sở hoàn thiện tri thức cho họcsinh thì còn giúp cho các em đạt được trình độ văn hóa ở mức phổ thông đốivới bộ môn Lịch sử Nhằm giúp các em hứng thú hơn trong quá trình tiếp cậnkiến thức, kích thích quá trình tư duy cũng như niềm say mê đối với họcsinh… Thông qua học tập bộ môn các em sẽ nắm vững hơn thế giới quan

Trang 39

cũng như tăng cường lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào tự tôn dântộc tin vào con đường mà đảng Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn Trên cơ

sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm của các em đối với sự phát triển của quêhương đất nước Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông rèn luyện cho các emnhững kĩ năng như: kĩ năng học tập bộ môn Lịch sử, kĩ năng phân tích, đánhgiá Đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa, đất nước đang đối diện với nhữngvấn đề hết sức khó khăn và phức tạp cụ thể trước mắt là những vấn đề Trường

Sa và Hoàng Sa Bộ môn Lịch sử rèn luyện kĩ năng sống, chuẩn bị cho các em

có được thái độ ứng xử đúng có lập trường kiên định trước các biến đổi của

xã hội và thế giới

Có thể nói bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông cũng như các bộ mônkhoa học xã hội nhân văn khác, nó không chỉ giúp học sinh hình thành kĩnăng, kĩ xảo, kiến thức chuyên môn cho học sinh mà đây còn là môi trườngtốt để hình thành nên đạo đức nhân cách, nếp sống lành mạnh cho các em

Từ các cơ sở nói trên có thể nhận định rằng giai đoạn từ 1930 đến 1975giữ một vị trí vai trò hết sức quan trọng trong chương trình Lịch sử phổ thông

Do vậy việc nghiên cứu để đưa vào giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao hơn tronggiảng dạy lịch sử dân tộc có tác dụng quan trọng trong giáo dục giáo dưỡng vàphát triển toàn diện đối với học sinh Quán triệt đúng tư tưởng chỉ đạọ màĐảng và nhà nước ta đã quy định rõ Luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu củagiáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, trithức, sức khỏe thẫm mĩ và nghề nghiệp trung thành với lí tưởng dân tộc và chủnghĩa xã hội, hình thành và bỗi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực củacông dân đáp yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Đây chính là mục tiêu của tất cả các môn học không riêng gì bộ mônLịch sử hướng tới và thực hiện nó Tuy vậy mỗi môn học đều có đặc trưngriêng, và bộ môn Lịch sử xác định được mục tiêu cụ thể của mình như sau

Trang 40

“… Nhằm giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết vềlịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành cho học sinh thế giớiquan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước mang, truyền thốngdân tộc và cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy; hành động, thái độ ứng

xử đúng dắn trong đời sống xã hội.” [8, tr 5] Để đạt được mục tiêu trên, trongquá trình giảng dạy lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975, giáo viên cầnkết hợp giảng dạy lịch sử dân tộc có sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thànhvăn nơi các em sinh ra và lớn lên Từ đó cụ thể hóa kiến thức, giúp các emlĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, hiểu được các khái niệm phức tạp, cáckết luận mang tính trừu tượng Nhằm đưa quá khứ xích lại gần hiện tại làmcho các kiến thức của bộ môn Lịch sử không còn mơ hồ mà bài học trở nênsinh động và hấp dẫn hơn Qua quá trình học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ

1930 đến 1975 giáo viên cần hình thành cho học sinh các vấn đề sau: Nắm bắtnhận biết, hiểu biết được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dântộc, lịch sử thế giới, và các biến cố của lịch sử dân tộc cũng như của thế giới

Từ đó học sinh có thể tự đánh giá một cách khoa học khách quan về các biến

cố của lịch sử dân tộc, cũng như của thế giới Để từ đó thấy được sự chuyểnbiến của xã hội là sự phát triển đi lên hợp quy luật Bên cạnh việc nắm các kĩnăng thì thông qua đó các em biết tiếp cận với các nguồn kiến thức của sáchgiáo khoa và cũng như phương pháp tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho quátrình học của mình thông qua các nguồn tư liệu khác

Về mặt kĩ năng kĩ xảo: học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến

1975 sẽ hình thành cho học sinh óc quan sát, kĩ năng tư duy khả năng vậndụng, biết cách sưu tầm tài liệu Đây là bước đầu tiên học sinh làm quen vớicông tác nghiên cứu khoa học

Từ đó hình thành cho các em thói quen nắm bắt vấn đề, phân tích, giảithích, đánh giá, so sánh đối chiếu vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quốc Ái (2004), Đôi điều về phương pháp dạy học lịch sử , Tạp chí Giáo dục số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đôi điều về phương pháp dạy học lịch sử
Tác giả: Nguyễn Quốc Ái
Năm: 2004
2. Nguyễn Quốc Ái (2004), Về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, Tạp chí Dạy học số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
Tác giả: Nguyễn Quốc Ái
Năm: 2004
5. Đức Ban, Nguyễn Bân, Đinh Chí (biên soạn) (1998), Danh nhân Hà Tĩnh, Sở Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh nhân Hà Tĩnh
Tác giả: Đức Ban, Nguyễn Bân, Đinh Chí (biên soạn)
Năm: 1998
6. Đặng Duy Báu (chủ biên) (1993), Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập I
Tác giả: Đặng Duy Báu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
7. Đặng Duy Báu (chủ biên) (1997), Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập II
Tác giả: Đặng Duy Báu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
8. Cao Văn Biền (1979), Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936 - 1939, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936 - 1939
Tác giả: Cao Văn Biền
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1979
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1960), Chương trình phổ thông cấp II, III - môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phổ thông cấp II, III - môn Lịch sử
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1960
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Lịch sử lớp 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Lịch sử 12 - Ban khoa học xã hội và văn nhân, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 12 - Ban khoa học xã hội và văn nhân
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1978), Phân phối chương trình lịch sử cấp III - dùng cho các tỉnh phía Bắc, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân phối chương trình lịch sử cấp III - dùng cho các tỉnh phía Bắc
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1978
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục phổ thông (2002), Phân phối chương trình môn Lịch sử THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân phối chương trình môn Lịch sử THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
17. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1982
18. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy lịch sử ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2008
19. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (1995), Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ môn lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ môn lịch sử
Tác giả: Nguyễn Thị Côi (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 1995
21. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do tiến lên giành thắng lợi mới, NXB Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do tiến lên giành thắng lợi mới
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: NXB Sự Thật
Năm: 1970
22. N.G Đairi (1978), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào
Tác giả: N.G Đairi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1978
23. Thái Kim Đỉnh (1998), Danh nhân văn hóa Hà Tĩnh, Xí nghiệp in Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh nhân văn hóa Hà Tĩnh
Tác giả: Thái Kim Đỉnh
Năm: 1998
24. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục - đào tạo
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w