Kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề tồn tại

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn) ở tỉnh hà tĩnh (Trang 34)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề tồn tại

Đề tài của chúng tôi được giới hạn trong nghiên cứu và sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1975 ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh. Giai đoạn này được phân phối trong chương trình lịch sử lớp 12 - lớp cuối cấp của bậc trung học phổ thông. Ở lớp 12, học sinh đã có một quá trình tích lũy kiến thức và kĩ năng đây là một ưu thế lớn mà các lớp học và cấp học dưới không có được. Vì vậy ở giai đoạn này kiến thức mà học sinh nắm có độ sâu hơn về kiến thức, đòi hỏi học sinh không chỉ biết mà phải vận dụng, nắm được các quy luật lịch sử, dựa trên sự năng động sáng tạo dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên. “Các em có khả năng tư duy lý luận và tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã học hoặc chưa được học trong nhà trường” [31, tr. 60].

Ở giai đoạn này học sinh thích được làm việc độc lập trong suy nghĩ, tự mình phân tích giải thích đánh giá các sự kiện nhân vật. Ở lứa tuổi này dựa vào các kiến thức học được ở lớp dưới các em đã có quá trình tích lũy kiến thức vì thế học sinh đã có thể thực hiện được các thao tác tư duy phức tạp, biết so sánh đánh giá và hiểu được các khái niệm trừu tượng, các mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện hiện tượng nhận vật lịch sử. Tuy đã có một lượng kiến thức nhất định song với tính hiếu kỳ nhanh vội hấp tấp nên các em có thể cho ra những kết luận chưa thật đúng thậm chí là dẫn tới những cách hiểu lệch lạc thiếu chính xác. Do vậy giáo viên phải luôn luôn chú ý kích thích khả năng tư duy và làm việc độc lập của học sinh song phải kịp thời uốn nắn các sai sót của các em nhằm giúp các em hoàn thiện nguồn tri thức cho mình.

Qua kết quả điều tra và xử lý số liệu chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Về phía giáo viên

+ Trong quá trình dạy học lịch sử dân tộc, mặc dù các giáo viên có sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh song công việc này không

được tiến hành thường xuyên, nếu có sử dụng thì cũng tiến hành chưa nhuần nhuyễn và thường sử dụng ở bài nội khóa vì thế làm cho bài học thêm nặng nề, thiếu tính hấp dẫn, dẫn tới trọng tâm bài học bị phân tán. Mặt khác một nguyên nhân nữa khiến bài học nếu có sử dụng thì cũng chưa thực sự gây được sự hứng thú đối với học sinh là vì các giáo viên chưa xem trọng việc sử dụng nguồn tư liệu này nên không chú trọng đầu tư thời gian cũng như công sức để lựa chọn và sưu tầm tài liệu để biên soạn tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào quá trình giảng dạy nhằm làm cho quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc đặt hiệu quả cao.

+ Một số giáo viên cho rằng với dung lượng 45 phút cho 1 tiết học trong khi kiến thức cần truyến thụ lại nhiều và trong phân phối chương trình không bắt buộc phải sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh nên việc sử dụng là không cần thiết. Nếu có thì chỉ nên sử dụng ở tiết giành cho lịch sử địa phương còn trong thời gian khác nên giành cho hoạt động nhận thức lịch sử dân tộc của học sinh tránh làm cho bài học thêm nặng nề.

+ Đa số các giáo viên đều cho rằng nếu có tài liệu chính thống và có sách biên soạn, hướng dẫn về sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử dân tộc thì sẽ giúp cho bài giảng sinh động, tạo được sự hấp dẫn hứng thú học tập đối với các em và giáo viên sẽ sử dụng một cách có định hướng hơn. Các em hiểu lịch sử quê hương mình với lịch sử dân tộc. Qua đó học sinh được bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, tình yêu quê hương đất nước niềm tự hào dân tộc.

- Về phía học sinh

+ Nhìn chung, học sinh trong quá trình học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông chưa thực sự hướng thú, đam mê trong tiếp thu bài, dẫn tới thực trạng trên có nhiều nguyên nhân cả nguyên nhân chủ quan và nhân khách quan. Thứ nhất là giáo viên trong quá trình dạy học còn chưa có sự đầu tư, sơ

sài trong việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh. Việc sử dụng còn mang tính hình thức, tài liệu đưa vào chưa phong phú hấp dẫn, nguồn tài liệu mà học sinh tiếp cận còn ít chủ yếu là SGK.

+ Thực tế hiện nay chúng tôi nhận thấy, học sinh học môn Sử ở nhà chỉ là hình thức đối phó với các bài kiểm tra bài cũ của giáo viên nên học sinh đọc bài một cách thuộc lòng những điều được chép lại ở vở. Giáo viên ít quan tâm hướng dẫn học sinh tìm hiểu sưu tầm các nguồn sử liệu thành văn Hà Tĩnh có liên quan tới bài học lịch sử dân tộc. Nên hiểu biết của học sinh về các sự kiện, nhân vật Hà Tĩnh còn nghèo nàn và hạn chế.

Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào giảng dạy lịch sử dân tộc là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng và phát triển đối với học sinh. Làm cho bài giảng của giáo viên không còn nhàm chán thụ động mà ngược lại sẽ làm cho việc tiếp thu bài của học sinh thêm phần hứng thú, không nặng nề. Đây sẽ là cơ sở để giáo viên trau dồi đạo đức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh. Qua quá trình tiếp thu bài học học sinh thấy được “cái riêng” của lịch sử địa phương với “cái chung” của lịch sử dân tộc nhằm giúp thấy được mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử Hà Tĩnh với lịch sử dân tộc. Vì những ý nghĩa thiết thực đó chúng ta cần có những kế hoạch nhằm sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn của không chỉ Hà Tĩnh mà của tất cả các địa phương khác trong cả nước được đưa vào giảng dạy trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, nhằm bồi dưỡng tư tưởng tình cảm hình thành ở các em lòng biết ơn, biết trân trọng các giá trị mà các thế hệ trước đã đổ xương và máu để giành lại được tự do cho ngày hôm nay.

Việc sử tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào giảng dạy lịch sử dân tộc ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh là một việc làm hết sức có ý nghĩa thiết thực và vai trò quan trọng nhằm giúp cho học sinh hiểu sâu sắc

hơn lịch sử dân tộc, làm phong phú kiến thức cho học sinh. Qua đó học sinh được bồi dưỡng tư tưởng tình cảm hình thành thái độ học tập và ứng xử đúng đắn đối với bộ môn Lịch sử.

Đề tài của chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu lý luận việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó chủ yếu tập trung tìm hiểu nguồn tư liệu thành văn Hà Tĩnh, vị trí ý nghĩa của nguồn tư liệu này. Trong quá trình sử dụng muốn mang lại hiệu quả, phải quán triệt những yêu cầu sau: mục tiêu giáo dục, những yêu cầu về phương pháp dạy học bộ môn. Nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ có năng lực thực hành, chủ động sáng tạo, có bản lĩnh có tri thức. Nắm và vận dụng kiến thức vào cuộc sống biến kiến thức sách vở thành tri thức nền tảng để bước vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay.

Dựa trên cơ sở lí luận chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT ở tỉnh Hà Tĩnh. Với tinh thần làm việc khách quan, trung thực khoa học, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những mặt tiến bộ tích cực đã đạt được thì còn tồn tại những hạn chế thiếu sót cần kịp thời khắc phục và sữa chữa..

Kết quả nghiên cứu và tìm hiểu được là những căn cứ khoa học để chúng tôi thực hiện phần tiếp theo của luận văn. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tiến hành lựa chọn nội dung tài liệu, xác định các biện pháp sư phạm. Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi sẽ rút ra những kết luận và đề xuất kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học lịch sử dân tộc.

Chương 2

NỘI DUNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH VĂN HÀ TĨNH CẦN KHAI THÁC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1930 ĐẾN 1975 Ở TRƯỜNG THPT TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 THPT, chương trình chuẩn)

2.1.1. Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông

Như chúng ta biết chương trình sách giáo khoa ngày càng được điều chỉnh bổ sung trên cơ sở kế thừa chương trình cũ. Nhằm xây dựng một chương trình mới, đáp ứng được các yêu cầu sau: thực hiện được nhiệm vụ chính trị, kinh tế của đất nước, đồng thời phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử học và giáo dục lịch sử cùng với đó là cân đối được dung lượng kiến thức giữa lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh đưa vào. Yêu cầu không thể thiếu trong việc xây dựng khung chương trình là phải thực hiện hiện đại hóa nội dung, dung lượng kiến thức phải cơ bản và phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước.

Đây chính là những mục tiêu mà những người xây dựng chương trình SGK Lịch sử ở trường phổ thông thực hiện và hướng tới. Hiện nay chương trình được xây dựng theo hai khung chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Tuy mục tiêu của hai khung chương trình này đều giống nhau nhưng nó được xây dựng nhằm phù hợp hơn với từng đối tượng. Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông trên cơ sở hoàn thiện tri thức cho học sinh thì còn giúp cho các em đạt được trình độ văn hóa ở mức phổ thông đối với bộ môn Lịch sử. Nhằm giúp các em hứng thú hơn trong quá trình tiếp cận kiến thức, kích thích quá trình tư duy cũng như niềm say mê đối với học sinh… Thông qua học tập bộ môn các em sẽ nắm vững hơn thế giới quan

cũng như tăng cường lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào tự tôn dân tộc tin vào con đường mà đảng Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm của các em đối với sự phát triển của quê hương đất nước. Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông rèn luyện cho các em những kĩ năng như: kĩ năng học tập bộ môn Lịch sử, kĩ năng phân tích, đánh giá. Đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa, đất nước đang đối diện với những vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp cụ thể trước mắt là những vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa. Bộ môn Lịch sử rèn luyện kĩ năng sống, chuẩn bị cho các em có được thái độ ứng xử đúng có lập trường kiên định trước các biến đổi của xã hội và thế giới.

Có thể nói bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông cũng như các bộ môn khoa học xã hội nhân văn khác, nó không chỉ giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, kiến thức chuyên môn cho học sinh mà đây còn là môi trường tốt để hình thành nên đạo đức nhân cách, nếp sống lành mạnh cho các em.

Từ các cơ sở nói trên có thể nhận định rằng giai đoạn từ 1930 đến 1975 giữ một vị trí vai trò hết sức quan trọng trong chương trình Lịch sử phổ thông. Do vậy việc nghiên cứu để đưa vào giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong giảng dạy lịch sử dân tộc có tác dụng quan trọng trong giáo dục giáo dưỡng và phát triển toàn diện đối với học sinh. Quán triệt đúng tư tưởng chỉ đạọ mà Đảng và nhà nước ta đã quy định rõ Luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe thẫm mĩ và nghề nghiệp trung thành với lí tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bỗi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân đáp yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Đây chính là mục tiêu của tất cả các môn học không riêng gì bộ môn Lịch sử hướng tới và thực hiện nó. Tuy vậy mỗi môn học đều có đặc trưng riêng, và bộ môn Lịch sử xác định được mục tiêu cụ thể của mình như sau.

“… Nhằm giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước mang, truyền thống dân tộc và cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy; hành động, thái độ ứng xử đúng dắn trong đời sống xã hội.” [8, tr. 5] Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975, giáo viên cần kết hợp giảng dạy lịch sử dân tộc có sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn nơi các em sinh ra và lớn lên. Từ đó cụ thể hóa kiến thức, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, hiểu được các khái niệm phức tạp, các kết luận mang tính trừu tượng. Nhằm đưa quá khứ xích lại gần hiện tại làm cho các kiến thức của bộ môn Lịch sử không còn mơ hồ mà bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Qua quá trình học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1975 giáo viên cần hình thành cho học sinh các vấn đề sau: Nắm bắt nhận biết, hiểu biết được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, và các biến cố của lịch sử dân tộc cũng như của thế giới. Từ đó học sinh có thể tự đánh giá một cách khoa học khách quan về các biến cố của lịch sử dân tộc, cũng như của thế giới. Để từ đó thấy được sự chuyển biến của xã hội là sự phát triển đi lên hợp quy luật. Bên cạnh việc nắm các kĩ năng thì thông qua đó các em biết tiếp cận với các nguồn kiến thức của sách giáo khoa và cũng như phương pháp tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho quá trình học của mình thông qua các nguồn tư liệu khác.

Về mặt kĩ năng kĩ xảo: học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1975 sẽ hình thành cho học sinh óc quan sát, kĩ năng tư duy khả năng vận dụng, biết cách sưu tầm tài liệu. Đây là bước đầu tiên học sinh làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.

Từ đó hình thành cho các em thói quen nắm bắt vấn đề, phân tích, giải thích, đánh giá, so sánh đối chiếu vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

Đây là một công việc làm hết sức cần thiết và đòi hỏi người học phải có các kĩ năng cần thiết tránh trình trạng học chỉ để học, học để lấy kết quả. Mặt khác, thông qua học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1975 bồi dưỡng cho học sinh tư tưởng tình cảm lòng yêu quê hương đất nước biết trân trọng các giá trị của hiện tại, không ngừng phấn đấu đi lên để xứng đáng với sự hi sinh mất mát mà cả dân tộc đã trải qua. Đây chính là môi trường tốt để hình thành nhân cách thái độ phẩm chất cho các thế hệ tương lai của đất nước.

2.1.2. Nội dung của kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn) ở tỉnh hà tĩnh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w