Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn) ở tỉnh hà tĩnh (Trang 111)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử Việt

sử Việt Nam từ 1930 - 1975 trong hoạt động ngoại khóa

Các hình thức biện pháp tiến hành dạy học đều chung một mục đích là thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Việc tiến hành hoạt động ngoại khóa đối với bộ môn Lịch sử dạy học ở trường phổ thông là nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động nội khóa, giúp học sinh phát triển một cách đồng bộ về tư tưởng,

đạo đức nhân cách trí lực, hình thành kỹ năng kỹ xảo cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa không giống với hình thức nội khóa, hoạt động này chủ yếu được tiến hành ngoài giờ lên lớp, nhưng không phải vì thế mà nó không phục vụ mục đích học tập bộ môn mà ngược lại hoạt động này phải bám sát với nội dung học chính khóa và được quy định trong chương trình môn học.

Mặc dù hình thức này được tiến hành trên hình thức và phương tiện khác so với hình thức nội khóa nhưng nó cũng phải đảm bảo đạt được mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển như trong bài nội khóa.

Hoạt động ngoại khóa thực hiện với nội dung và chủ đề hết sức linh hoạt nó tùy thuộc vào điều kiện của từng trường và đặc điểm của từng địa phương. Đặc điểm của loại hình này là nó linh hoạt trong cách học, người học thoải mái trong thời gian, hình thức học mang tính tự giác tự nguyện. Cách học này học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng không thụ động và mang tính rập khuôn. Việc tiếp xúc với thực tế sẽ khiến kiến thức lịch sử còn mang tính trừu tưởng không bị hiện đại hóa trong tư duy học sinh.

Để đạt kết quả cao thì đòi hỏi giáo viên khi tiến hành dạy học buộc phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu soạn giáo án đến việc chọn hình thức và biện pháp tiến hành. Có như vậy kết quả học tập của học sinh mới mang lại kết quả cao.

Đưa tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào hoạt động ngoại khóa là một việc làm đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của không chỉ học sinh mà của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. “Cùng với các môn học, các hoạt động ngoại khóa môn lịch sử phát huy được tác dụng trung tâm văn hóa, trung tâm khoa học - kỹ thuật của nhà trường đối với địa phương tạo cơ sở để gắn nhà trường với đời sống xã hội ” [38, tr. 201]

Tuy vậy việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào trong chương trình học tập ngoại khóa của học sinh cần tuân thủ các tiêu chí sau:

mang tính chất điển hình bám sát chương trình học của sách giáo khoa lịch sử lớp 12, mang tính chất bổ trợ cho việc học tập lịch sử dân tộc của học sinh.

Thứ hai: Các nguồn tài liệu đưa vào phải đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ nghĩa là phải có sự kiểm định của các nhà khoa học không sử dụng các tài liệu không rõ ràng về nguồn gốc và xuất xứ.

Thứ ba: Hình thức và biện pháp phải mang tính giáo dục, giáo dưỡng và phát triển toàn diện nhân cách phẩm chất, năng lực nhận thức đối với học sinh đặc biệt sau khi học xong, học sinh càng thấy yêu hơn quê hương đất nước mình giáo dục niềm tự hào về quê hương đất nước.

Để hoạt động ngoại khóa thực sự mang lại ý nghĩa thiết thực đạt được mục đích giáo dục, giáo dưỡng, phát triển thì đòi hỏi người giáo viên phải có quá trình chuẩn bị kĩ càng từ khâu thu thập xử lý thông tin, đến việc lựa chọn hình thức biện pháp tiến hành. Đồng thời để quá trình dạy và học đạt hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải có sự nỗ lực với tấm lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu trẻ ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp trồng người.

3.2.2.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh để kể chuyện lịch sử

Trong các hình thức học tập thì có lẽ việc tiếp thu bài qua các câu chuyện lịch sử có lẽ là một hoạt động gây hứng thú kích thích đối với quá trình học tập của học sinh song không vì thế mà làm giảm hiệu quả bài học. Hoạt động này không chỉ được tiến hành ở hoạt động ngoại khóa mà có thể được tiến hành ở ngay trên lớp học. Chúng ta phải hiểu kể chuyện lịch sử là kể những câu chuyện có thật, được ghi chép lại trong có nguồn tài liệu đáng tin cậy, chứ không phải là các câu chuyện hư cấu về các nhân vật, sự kiện của địa phương mà giáo viên tự nghĩ ra hoặc lấy ở một số nguồn tài liệu không chính thống để đưa vào giờ học. Hình thức kể chuyện lịch sử thì người kể không nhất thiết là giáo viên mà có thể là các nhân chứng lịch sử những người

đã tham gia trực tiếp vào chiến dịch lịch sử. Ví dụ như khi kể chuyện về 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc giáo viên có thể kể hoặc mời nhân chứng lịch sử người đã từng tham gia vào cuộc chiến bảo vệ giao thông ở tại ngã ba Đồng Lộc vào thời điểm đó, đó chính là đồng chí La Thị Tám. Sau khi nghe xong giáo viên có thể cho học sinh trao đổi đàm thoại, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên đồng thời có thể cho học sinh phát biểu cảm nghĩ khi nghe xong các câu chuyện.

Khi dạy về cách mạng tháng tám giành chính quyền trong cả nước. Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe về công cuộc giành chính quyền ở Hà Tĩnh bằng việc sử dụng một đoạn tư liệu trong cuốn nhật kí của đồng chí Phan Đăng Tài, đồng chí kể lại rằng:... khi được biết ông Hà Văn Đại muốn gặp Việt Minh, anh em tương kế, tự kế từng dụng ngay mấy chiếc ô tô của sứ và Trần Vũ. Sáng hôm sau một đoàn đại biểu Việt Minh gồm Trần Hữu Chương, Phan Đăng Tài, Lê Ngọc Cường và Phạm Lượng ngồi ô tô đến Dinh tỉnh trưởng. Anh Chương nói rõ tình hình phong trào với sự bất lực của Chính phủ, Trần Trọng Kim và yêu cầu ông Hà Văn Đại nói: “Tôi phải hỏi ý kiến Chính phủ rồi mới quyết định được...” Anh Chương bảo tình hình khẩn cấp lắm rồi không thể đợi được, cụ nên quyết định ngay! “Ông Hà Văn Đại quay lại hỏi tôi (Phan Đăng Tài): Ý kiến ông thế nào?”. Không đợi tôi trả lời, anh Chương nói: “Ông Tài là người của chúng tôi”. (Lúc đó bề ngoài theo ý kiến của tổ chức, tôi đã nhận lời làm Thượng tá trong Chính quyền Trần Trọng Kim), ông Hà Văn Đại liền tuyên bố trao Chính quyền lại cho Cách mạng. Sau đó ông điện cho các phủ, huyện giao chính quyền cho Việt Minh địa phương. Tiếp đó chúng tôi đến kho bạc chuyển số bạc trong kho đến nơi an toàn. Đồng thời một đoàn đại biểu Việt Minh thứ hai vào nhận sự đầu hàng của đồn Bảo An. Một đoàn thứ ba chở một nhóm Việt Minh đến tiếp quản các công sở. Khoảng 10 giờ ngày 18 - 8 hôm đó, một cuộc mít tinh khổng lồ họp

ở sân vận động. Anh Nguyễn Danh Dưởng lên nói chuyện với đồng bào và tuyên bố danh sách của Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời...

“Trích nhật ký Phan Đăng Tài”

Các câu chuyện lịch sử nó vốn chỉ là các ngôn từ “chết” nếu chúng ta không biết khai thác và sử dụng nó một cách linh hoạt thì hoạt động này sẽ trở nên nhàm chán, không gây hứng thú đối với học sinh. Vì vậy khi kể chuyện đòi hỏi người kể phải dùng các ngôn ngữ giàu hình ảnh kết hợp với tranh ảnh các cuốn phim tư liệu nếu có thì sẽ cuốn hút người nghe. Không những vậy quá trình này đòi hỏi người kể chuyện phải hóa thân vào nhân vật trong lúc kể phải chú ý các cách diễn đạt hành động, thái độ đều ảnh hưởng không nhỏ đối với hiệu quả của câu chuyện. Khi kể chuyện người kể chuyện phải khiến cho học sinh tham gia vào quá trình nghe đồng thời phải tạo cho học sinh các xúc cảm thật như đang được sống lại ở vào thời điểm đó, đang chứng kiến tham gia vào sự kiện đó. Đây chính là quá trình giúp học sinh tái hiện lại quá khứ giống như nó đã diễn ra. Khi kể chuyện không chỉ đơn thuần người kể, kể cho học sinh nghe câu chuyện lịch sử mà thông qua sự kiện đó người kể phải lồng vào phân tích, đánh giá, phát biểu các chứng kiến của mình nhằm giúp học sinh thấy được mối liên hệ bản chất, ràng buộc bên trong các sự kiện, nhân vật với lịch sử dân tộc. Nghe chuyện không đơn thuần chỉ để giải trí, hay chỉ để biết mà các câu chuyện lịch sử là những bài học bổ trở cho lịch sử dân tộc hình thành các xúc cảm, giáo dục tư tưởng đạo đức hình thành nếp sống lành mạnh suy nghĩ đúng đắn đối với các em.

Để kể chuyện là hình thức học thì người kể chuyện cần đảm bảo được các yếu tố sau: giới thiệu vấn đề, đặt vấn đề, diễn biến sự kiện, các tình tiết chủ cốt nhằm đưa câu chuyện phát triển đến cực điểm, câu chuyện kết thúc. Kể chuyện muốn thực sự có kết quả thì người kể chuyện phải có sự chuẩn bị chu đáo, có quá trình đầu tư chứ không phải muốn sao cũng được, kể lan

man, dài dòng không có trọng tâm, trọng điểm. Dẫn tới hiệu quả bài học không cao, dễ gây nhàm chán đối với học sinh. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn dưới hình thức ngoại khóa hiệu quả còn phụ thuộc vào các sau: Việc chọn nội dung phải đảm bảo phù hợp với nội dung kiến thức của lịch sử dân tộc, tránh lan man, sa vào lịch sử địa phương. Tài liệu đưa vào không có sự cân đối giữa dung lượng kiến thức với nội dung bài học lịch sử dân tộc, không đáp ứng được các yêu cầu của bài học, chi tiết của câu chuyện mang hình thức hư cấu không đúng trọng tâm mà mục tiêu bài học đề ra.

3.2.2.2. Đọc sách về lịch sử Hà Tĩnh là hình thức ngoại khóa phổ biến

Theo GS.TS Nguyễn Thị Côi, “Có hai hình thức đọc sách đưa lại hiệu quả tốt: Cá nhân tự đọc và đọc chung ở lớp, ở tổ. Hai hình thức này đều tiến hành đối với mỗi học sinh, tùy theo kế hoạch điều kiện tổ chức” [38, tr. 209]

Sách vốn chứa đựng nhiều nguồn tư liệu quý nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng nó đúng mục đích. Sách xưa nay vốn được xem là người bạn của cuộc sống. Học bộ môn lịch sử nếu chỉ dựa phụ thuộc vào kiến thức mà giáo viên truyền thụ thì học sinh sẽ không thể mở mang vốn hiểu biết của mình bởi tri thức là vô tận. Việc hướng dẫn học sinh đọc sách đặc biệt là giáo viên cho học sinh đọc các sách liên quan tới lịch sử địa phương mình đây chính là cơ hội để các em tự tìm hiểu khám phá về lịch sử của mảnh đất mình đang sống đây không còn là vấn đề các em nghe người lớn kể lại hay được cô giáo đưa vào chương trình dạy học mà các em tự chủ tìm hiểu nghiên cứu tìm về với quá khứ. Đây thực sự là một hoạt động bổ ích vừa dễ tiến hành lại mang lại kết quả cao đối với hoạt động giáo dục giáo dưỡng và phát triển nhân cách đối với học sinh. Là cơ sở để hình thành tư tưởng, tình cảm, lòng yêu quê hương đất nước đối với học sinh. Đọc sách để tự khai thác các thông tin dưới chủ đề mà giáo viên đưa ra

nhằm giải quyết nó còn là cơ sở để học sinh bước đầu làm quen với công tác làm việc độc lập và nghiên cứu khoa học. Với vốn tri thức vô tận mà các cuốn sách đem lại sẽ làm giàu cho hiểu biết của các em. Đây là một hình thức bổ trợ cho hoạt động học tập của học sinh ở trên lớp với hình thức nội khóa.

Đối với học sinh lớp 12 ở trường THPT Hà Tĩnh, căn cứ vào nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1975 giáo viên có thể lập danh mục các sách có liên quan đến lịch sử thành văn Hà Tĩnh cần đọc như sau:

- Lịch sử Đảng bộ: Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập I (1945 - 1954), Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập II (1954 - 1975), Lịch sử Hà Tĩnh tập I, tập II.

- Các sách chuyên khảo: Danh nhân Nghệ Tĩnh, Danh nhân Hà Tĩnh, một số trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ tang nhân dân Hà Tĩnh.

- Các bài viết về các nhân vật, sự kiện lịch sử ở Hà Tĩnh trên các báo trung ương và địa phương, báo internet…

Để việc đọc sách đem lại kết quả thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm các nguồn tài liệu, sách báo liên quan tới giai đoạn này đồng thời tránh việc đọc sách chỉ để đọc, mang tính hình thức chứ không mang lại kết quả. Giáo viên cần đưa ra chủ đề để học sinh tập trung giải quyết vấn đề đó. Khi đọc sách giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị có đồ dùng sau như: bút, giấy, máy ảnh và hướng dẫn học sinh ghi chép lại các tài liệu có liên quan đến bài học lịch sử dân tộc, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan.

3.2.2.3. Tổ chức cho học sinh sưu tầm, nghiên cứu lịch sử Hà Tĩnh phục vụ dạy học theo quy định của chương trình

Việc tổ chức cho học sinh sưu tầm, nghiên cứu lịch sử Hà Tĩnh trước khi tiến hành bài học trên lớp là một hoạt động cần thiết, thiết thực đối với công tác dạy và học. Đây cũng là một hình thức để học sinh bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu sưu tầm tài liệu. Nhằm giúp cho học sinh khi

tiếp thu bài không quá bỡ ngỡ, ngạc nhiên hay thậm chí thụ động trong việc tiếp cận kiến thức.

Giáo viên giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc sưu tầm nghiên cứu tài liệu sử dụng vào quá trình học tập trên lớp của học sinh. Tài liệu thành văn Hà Tĩnh sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc, giáo viên có thể phân thành 2 loại. Loại thứ nhất những sự kiện, nhân vật có liên quan tới lịch sử dân tộc được đưa vào SGK trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông. Loại thứ hai không được đưa vào chương trình giảng dạy của lịch sử dân tộc song có ý nghĩa với địa phương có thể soạn để giảng dạy lịch sử địa phương theo phân phối chương trình.

Ví dụ trước khi dạy Bài 14, Phong trào cách mạng 1930 - 1935 giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, sưu tầm tài liệu viết về tình cảnh nông dân Hà Tĩnh trong thời kỳ khủng hoảng 1929 - 1933. Đồng thời sưu tầm về các hình ảnh của các chiến sĩ Xô Viết ở nhà lao Hà Tĩnh: Phan Gân, Võ Quê, Trần Hữu Thiều, Phan Đình Liên, Trần Phú, Lý Tự Trọng… Hoặc trước khi học Bài 18 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Giáo viên cho học sinh tìm hiểu lãnh đạo công cuộc bố phòng, chống giặc đánh chiếm Hà Tĩnh và bước đầu chi viện mặt trận Bình Trị - Thiên (12/1946 - 1947) của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh. Việc cho học sinh tìm hiểu các sự kiện, nhân vật có liên quan tới bài học trước lúc nghiên cứu kiến thức mới, sẽ là điều kiện tốt, là cơ sở để học sinh có cơ hội tiếp cận với kiến thức trước sau đó. Giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa quá trình nhận thức cùng với quá trình tiếp nhận kiến thức lịch sử dân tộc cách làm này khiến cho học sinh có sự thông hiểu lịch sử một cách toàn diện, thấy được mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương vốn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn) ở tỉnh hà tĩnh (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w