Thực trạng của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn) ở tỉnh hà tĩnh (Trang 28)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Thực trạng của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong

văn trong dạy học lịch sử dân tộc hiện nay ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh

Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975 (THPT - chương trình chuẩn). Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đối tượng khảo sát là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử và học sinh lớp 12.

Đối với giáo viên, chúng tôi sử dụng các câu hỏi tập trung vào 4 nội dung sau đây:

- Nội dung thứ nhất: Tìm hiểu đánh giá của giáo viên lịch sử về vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào dạy học lịch sử dân tộc.

- Nội dung thứ hai: Tìm hiểu về thực trạng sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử hiện nay.

- Nội dung thứ ba: Những thuận lợi và khó khăn thầy (cô), gặp phải trong quá trình sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học giai đoạn từ 1930 đến 1975.

- Nội dung thứ tư: Các ý kiến đề xuất, kiến nghị của giáo viên khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh.

Xử lý kết quả điều tra giáo viên qua 5 phiếu điều tra (xem phụ lục II), chúng tôi nhận thấy:

- Ở nội dung thứ nhất, có tới 80% (4/5) giáo viên cho rằng việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử dân tộc (1930 - 1975) là rất cần thiết, 20% (1/5 phiếu) cho rằng cần thiết. Phần lớn giáo viên cho rằng nếu biết khai thác sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975 một cách linh hoạt sẽ gây hứng thú học tập bộ môn của học sinh, giúp các em có thể hiểu một cách sâu sắc không chỉ lịch sử dân tộc mà cả lịch sử của quê hương mình, góp phần phát triển nhân cách học sinh, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về quê hương, đất nước.

- Nội dung thứ hai: Khi được hỏi về thực trạng sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975, thì các giáo viên đều trả lời là “không thường xuyên”, nếu có thì cũng chỉ sử dụng trong 2 tiết dạy lịch sử địa phương (2 tiết ở học kì II). Các giáo viên chưa xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn là một việc làm mang tính giáo dục, giáo dưỡng và phát triển đối với học sinh. Vì vậy công việc này không được các giáo viên tiến hành thường xuyên, ngay cả với hình thức ngoại khóa. Nếu giáo viên có sử dụng thì cũng rất hạn chế nếu có cũng chỉ mang tính hình thức đối phó. Để học sinh thấy được mối liên hệ giữa tài liệu lịch sử địa phương thành văn với tài liệu lịch sử dân tộc, thấy được cái nhìn biện chứng, sự phát triển hợp quy luật, đa dạng trong sự thống nhất giữa tài liệu lịch sử địa phương thành văn với lịch sử dân tộc là hạn chế.

Do vậy trong quá trình dạy và học giáo viên chưa phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh, chưa thực sự gây hứng thú học tập cho học sinh nên khó tránh khỏi những hiểu biết lệch lạc đối với quá trình nhận thức của học sinh.

- Nội dung thứ ba: Khi được hỏi về những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tài liệu lịch sử lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh thì các giáo

viên đều cho rằng: Nếu tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh biết khai thác và sử dụng một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975 sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập và tăng thêm sự hiểu biết cho các em và là cơ hội để tìm hiểu các kiến thức liên quan đến lịch sử địa phương mình. Đồng thời sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn làm cho bài giảng của giáo viên thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và giàu hình ảnh có sức lôi cuốn đối với học sinh.

Phần đông các giáo viên đều cho rằng gặp việc khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy dân tộc gặp nhiều kho khăn học lịch sử như: Tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh dùng để sử dụng dạy học giai đoạn từ 1930 đến 1975 còn thiếu đặc biệt là chưa có cuốn sách chính thống biên soạn, giảng dạy trong giai đoạn này. Nếu muốn sử dụng giáo viên phải tự tìm hiểu soạn giáo án riêng của mình để vận dụng nó vào công tác giảng dạy. Bên cạnh đó còn thiếu sự quan tâm các cấp các ngành có liên quan, đồng thời thiếu sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp quản lí chuyên môn. Vì vậy hiệu quả của quá trình dạy học có phần hạn chế do việc vận dụng còn mang tính ngẫu hứng, theo sở thích cá nhân. Phần lớn thời gian dạy lịch sử địa phương các giáo viên thay vì sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh thì các giáo viên dùng quỹ thời gian đó làm các công việc khác như kiểm tra ôn tập, dạy bù khoảng thời gian còn thiếu. Mặt khác, với dung lượng thời gian dạy trên lớp là 45 phút, nên việc liên hệ sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh giai đoạn từ 1930 đến 1975 gặp nhiều khó khăn. Nếu giáo viên sử dụng không khéo sẽ dẫn tới tình trạng không hoàn thành được bài dạy của mình trong vòng 45 phút

- Nội dung thứ tư: Giáo viên đều thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà

Tĩnh vào giảng dạy lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975. Vì thế các ý kiến đề xuất của các giáo viên tương đối giống nhau. Tất cả đều nhất trí rằng muốn sử dụng tốt, vận dụng tốt tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975 một cách có hiệu quả cần biên soạn tài liệu hướng dẫn, tăng cường hệ thống tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung chương trình mới. Đồng thời, cần mở lớp tập huấn cho giáo viên phương pháp sử dụng nguồn tài liệu lịch sử địa phương thành văn để tránh việc sử dụng một cách lệch lạc, thiếu nhất quán trong hoạt động dạy và học.

Đối với học sinh chúng tôi đưa ra 10 câu hỏi (xem phụ lục I) tập trung vào 3 nội dung cơ bản sau:

Nội dung thứ nhất: Tìm hiểu mức độ hứng thú học tập bộ môn lịch sử của học sinh cũng như việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1975.

Nội dung thứ hai: Điều tra mức độ hiểu biết của học sinh về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử của quê hương Hà Tĩnh giai đoạn từ 1930 đến 1975.

Nội dung thứ ba: Điều tra thực trạng hiểu biết của học sinh về sự kiện, nhân vật Hà Tĩnh và tác dụng của những hiểu biết đó đối với việc nắm kiến thức lịch sử dân tộc.

Qua xử lí 137 phiếu điều tra của học sinh lớp 12, chúng tôi thấy:

- Ở nội dung thứ nhất: Khi được hỏi: “Các em có yêu thích bộ môn Lịch sử ở trường THPT không?” thì một thực trạng đáng buồn là có tới 81% học sinh trả lời là bình thường; số còn lại trả lời là ghét hoặc không thích môn học này. Các em cho biết bộ môn Lịch sử ở trường THPT cũng như các môn khoa học xã hội khác đều không được các bậc phụ huynh khuyến khích học. Thậm chí có một số phụ huynh còn phản đối khá gay gắt. Với các bậc phụ huynh, họ cho rằng đây chỉ là các môn học phụ, không giúp ích cho thi cử, học chỉ mất thời gian, làm ảnh hưởng tới việc học các môn cần thiết như toán,

lí, hóa. Cùng với đó là dư luận tỏ ra coi thường những người học khối C. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến học sinh không thích, không chú trọng học bộ môn lịch sử. Một số học sinh cho rằng, ngoài những lí do trên thì giáo viên dạy lịch sử chưa gây được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông đối với học sinh đang còn nặng nề trong vấn đề học và thi. Chỉ một số ít học sinh trả lời là “thích” hoặc “rất thích” do đam mê hoặc có năng khiếu đối với bộ môn này.

Khi được hỏi “Các em có thích trong quá trình học tập lịch sử dân tộc giáo viên sử dụng tài liệu thành văn Hà Tĩnh không”, thì ít học sinh trả lời là thích hoặc rất thích 45%, học sinh (64/137 phiếu). Một số ít trả lời là bình thường hoặc không thích. Các em cho biết nếu trong quá trình học lịch sử dân tộc giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào dạy học giai đoạn từ 1930 đến 1975 thì sẽ khiến cho bài học trở nên sinh động hấp dẫn hơn.

Khi được hỏi “Giáo viên có thường xuyên liên hệ, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào quá trình dạy lịch sử dân tộc giai đoạn từ 1930 đến 1975 hay không” thì học sinh trả lời là thỉnh thoảng hoặc có một vài lần. Một số em trả lời là không, nếu có cũng chỉ là sự ngẫu hứng của các giáo viên. Từ thực tế trên chúng tôi nhận thấy rằng việc giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào dạy học giai đoạn từ 1930 đến 1975 là việc làm không thường xuyên. Các giáo viên chưa xem việc sử dụng nguồn tài liệu này là một việc làm quan trọng và cần thiết đối với quá trình học tập của học sinh. Chính vì thế việc học sinh tiếp cận nguồn tư liệu thành văn Hà Tĩnh còn hạn chế, sự hiểu biết của các em về nhân vật sự kiện của quê hương mình còn hạn chế.

- Nội dung thứ hai: Khi đưa ra 6 câu hỏi để kiển tra sự nhận biết của học sinh về sự kiện, nhân vật trên quê hương Hà Tĩnh, thì các em tỏ ra lúng

túng không biết chọn đáp án nào. Trong 6 câu hỏi đưa ra thì chỉ có 16,6%/ (23/137) học sinh trả lời đúng các câu hỏi đưa ra. Phần lớn các em chỉ trả lời đúng 2 câu hỏi còn số còn lại các em chỉ chọn bừa do không nắm vững kiến thức.

Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi “Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời vào thời gian nào?”, thì đa số các em trả lời là tháng 2 - 1930. Với câu hỏi: “Bí thư đầu tiên của đảng bộ Hà Tĩnh là ai?”, phần lớn các em trả lời là Nguyễn Khoa Kỳ. Khi hỏi “Khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám 1945 ở Hà Tĩnh diễn ra và giành thắng lợi vào thời gian nào?”, thì phần lớn các em đều chọn đáp án là từ 16/8 - 25/8/1945. Khi hỏi “10 cô gái thanh niên xung phong do Võ Thị Tần làm tiểu đoàn trưởng ở ngã ba Đồng Lộc đã anh dũng hi sinh vào thời gian nào?” thì phần lớn học sinh đều trả lời đúng. Có lẽ do sự kiện này qua nỗi bật và điển hình đối với con em Hà Tĩnh. Còn 2 câu hỏi về kế hoạch trong những năm 1960 - 1961 và 1973, các em tỏ ra lúng túng có em không chọn được đáp án riêng cho mình. Từ thực tế trên chúng tôi nhận thấy, thực trạng học sinh hiểu các nhân vật, sự kiện của Hà Tĩnh còn có phần hạn chế.

Nội dung thứ ba: Chúng tôi sử dụng câu hỏi để tìm hiểu hình thức và biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn của học sinh. Với câu hỏi này, các em trả lời khá tự tin và chính xác các nguồn tư liệu sử dụng và khai thác.

Đa số học sinh đều nhất trí rằng cần khai thác, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn Hà Tĩnh vào quá trình dạy học lịch sử dân tộc không chỉ để học sinh biết mà còn hiểu được lịch sử của mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi mà Trung Quốc đang có những hành động xâm lấn chủ quyền biển đảo Việt Nam thì việc giáo dục lòng yêu nước càng có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương thành văn trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 đến 1975 (lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn) ở tỉnh hà tĩnh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w