1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân

130 840 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ KIM NGÂN NHẬN DIỆN NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƢỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN LUÂ ̣ N VĂN THA ̣ C SI ̃ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ KIM NGÂN NHẬN DIỆN NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƢỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUÂ ̣ N VĂN THA ̣ C SI ̃ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Hà Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hồng Hà, Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam. Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn đều đảm bảo rõ nguồn, trung thực. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước. Tôi xin cam đoan điều này là đúng sự thật. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015 Tác giả NGUYỄN THỊ KIM NGÂN LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Xã Hội Học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho tác giả trong suốt hai năm học vừa qua. Tác giả xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Hà, Ban Khoa giáo – Đài truyền hình Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tác giả thực hiện và hoàn thành luận văn. Mặc dù tác giả đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015 Tác giả NGUYỄN THỊ KIM NGÂN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3, Ý nghĩa nghiên cứu 12 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 13 6. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 14 7. Phương pháp nghiên cứu 15 8. Điểm mới và hạn chế của nghiên cứu 18 9. Khung lý thuyết 19 PHẦN NỘI DUNG 20 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 20 1.1 Khái niệm công cụ của đề tài 20 1.1.1 Khó khăn 20 1.1.2 Đồng tính (homosexual) 20 1.1.3 Đồng tính nữ 20 1.1.4 Tính dục 21 1.1.5 Xu hướng tính dục 21 1.2 Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 23 1.2.1 Lý thuyết lệch chuẩn 23 1.2.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý 24 1.2.3 Lý thuyết “Mô hình nhận diện của Cass” 26 1.3 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 28 1.3.1 Sơ lược về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân số quận Hà Đông 28 1.3.2 Sơ lược về lịch sử, điều kiện văn hóa, xã hội quân Hà Đông. 28 1.4 Nhận diện về người đồng tính nữ tại Việt Nam 30 CHƢƠNG 2: PHẢN ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG, GIA ĐÌNH, BẠN BÈ VỚI XU HƢỚNG TÍNH DỤC CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ 33 2.1 Những quan điểm từ phía cộng đồng sinh sống (bạn bè/ thầy cô/ hàng xóm/ đồng nghiệp) 33 2.1.1 Nhận thức về đồng tính nữ: 33 2.1.2 Thái độ, hành vi của cộng đồng đối với người đồng tính nữ: 36 2.2 Những khó khăn mang lại từ phía gia đình 45 2.2.1 Sự phản đối từ phía gia đình đối với người đồng tính nữ 47 2.2.2 Sự chấp nhận từ phía gia đình đối với người đồng tính nữ 54 2.3 Các dịch vụ y tế, hành chính đối với người đồng tính nữ 59 2.4 Khó khăn từ dư luận xã hội, truyền thông, báo chí với quá trình công khai xu hướng tính dục của người đồng tính nữ 63 CHƢƠNG 3: NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ NHẬN DIỆN NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƢỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN 67 3.1 Những khó khăn khi tự bản thân người đồng tính nữ nhận diện xu hướng tính dục của mình 67 3.2 Những khó khăn của người đồng tính nữ trong việc tìm kiếm người yêu, bạn đời 75 3.3 Những khó khăn khi comeout (lộ diện) của người đồng tính nữ 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 Phụ lục 95 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 Comeout Nghĩa tương đương với “Công khai”, có nghĩa là quá trình nhận diện, thừa nhận xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của mình và thể hiện, chia sẻ cho người khác biết. 2 LGBT Lesbians Gays Bisexuals Transgender Chỉ nhóm người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới tính. 3 iSEE Viện Nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường 4 ICS Trung tâm Truyền thông Sáng tạo, Dịch vụ và Nghiên cứu về Tính dục 5 Pflag Hội phụ huynh và người thân của người đồng tính, song tính và chuyển giới. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quan điểm cộng đồng về việc ai có thể là đồng tính nữ. 35 Bảng 2.2 : Quan điểm của cộng đồng người đồng tính nữ. 35 Bảng 2.3: Người đồng tính nữ nhận xét về thái độ của bạn bè và cộng đồng đối với bản thân 39 Bảng 2.4 : Người đồng tính nữ nhận xét về hành vi của bạn bè và cộng đồng đối với bản thân 39 Bảng 2.5: Thái độ của bạn bè đối với người đồng tính nữ 43 Bảng 2.6: Thái độ của gia đình đối với người đồng tính nữ 46 Bảng 2.7: Thái độ của cộng đồng đối với người đồng tính nữ 47 Bảng 2.8: Phản ứng của gia đình đối với người đồng tính nữ (10 người tiết lộ) 51 Bảng 2.9: Quan điểm người đồng tính nữ về xu hướng tính dục của bản thân 67 Bảng 2.10: Các vấn đề gặp phải trong lĩnh vực tình yêu của người đồng tính nữ 76 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biết đến thuật ngữ đồng tính nữ/ nữ đồng tính/ người nữ yêu nữ 33 Biểu đồ 2.2 : Thuật ngữ dùng để chỉ người đồng tính nữ 34 Biểu đồ 2.3: Cộng đồng nhận định hiện nay người nữ đồng tính có bị phân biệt đối xử 37 Biểu đồ 2.4: Cộng đồng đánh giá thái độ chung đối với người đồng tính nữ 37 Biểu đồ 2.5: Thái độ của cộng đồng với người đồng tính nữ 38 Biểu đồ 2.6: Quan điểm của cộng đồng về việc người đồng tính nữ công khai xu hướng tính dục 41 Biểu đồ 2.7: Lý do người đồng tính nữ lo sợ tiết lộ xu hướng tính dục cho gia đình biết 48 Biểu đồ 2.8: Khảo sát quyền người đồng tính nữ chưa được thừa nhận hiện nay 60 Biểu đồ 2.9: Độ tuổi phát hiện xu hướng tính dục của đồng tính nữ 68 Biểu đồ 2.10 : Thời gian chấp nhận xu hướng tính dục của người đồng tính nữ 69 Biểu đồ 2.11 : Tâm trạng của người đồng tính nữ tại thời điểm lần đầu tiên nhận diện bản thân là người đồng tính 72 Biểu đồ 2.12: Đặc điểm người đồng tính nữ tham gia nghiên cứu về việc comeout 81 Biểu đồ 2.13: Lý do muốn comeout của người đồng tính nữ 83 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập, xã hội ngày càng phát triển, cách nhìn nhận của con người về cuộc sống ngày càng thay đổi. Tuy nhiên, đối với một nhóm người thiểu số song tính, đồng tính, chuyển giới (viết tắt LGBT) cộng đồng người Việt Nam chưa thực sự có cái nhìn cởi mở và coi họ là những người bình thường. Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), trước năm 1994 trên Thế giới vẫn quan niệm rằng, đồng tính là một căn bệnh thuộc nhóm bệnh lệch lạc giới tính và có liên quan đến các biểu hiện suy đồi đạo đức. Thậm chí một số quốc gia còn liệt đồng tính thuộc bệnh tâm thần và cần theo dõi đặc biệt. Từ sau năm 1994, các nhà khoa học đã nhận ra sai lầm của mình nên từ đó đồng tính luyến ái không bị coi là bệnh. Họ nhận ra rằng đây là một hiện tượng, một thiên hướng tình dục bình thường. Sự thay đổi về nhận thức tại các quốc gia trên Thế giới, đặc biệt là những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Đức đã góp phần tạo nên cách nhìn đúng đắn hơn về những người đồng tính nói riêng và cộng đòng LGBT nói chung. Mặc dù vậy, một thực tế vẫn đang tồn tại ở Việt Nam là chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu rõ về thế nào là đồng tính, song tính, chuyển giới Theo kết quả thống kê năm 2010 tại Việt Nam của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), 67,25% trong tổng số 3.231 người đồng tính trả lời hoàn toàn bí mật hoặc gần như bí mật về bản dạng đồng tính của mình. Hai lý do chính để người đồng tính muốn giữ bí mật xu hướng tình dục là lo sợ bị xã hội kỳ thị (41%) và gia đình không chấp nhận (39%). Những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, đặc biệt bản thân những người đồng tính, song tính, chuyển giới đã mạnh mẽ đứng lên đòi quyền con người và quyền được đối xử bình đẳng trong xã hội. Mặc dù vậy, họ vẫn chịu nhiều áp lực, khó khăn. Khác với người đồng tính nam, được biết đến và nhận hỗ trợ nhiều hơn trong xã hội, người nữ yêu nữ dám đối mặt và tiết lộ về bản thân không nhiều. Các nghiên cứu, bài viết về người đồng tính nói chung, nữ đồng tính nói riêng đã chỉ ra những áp lực, định kiến từ phía xã hội dành cho nhóm người này vẫn còn không ít. Với lý do trên, tác giả đi đến thực hiện đề tài “Nhận diện những khó khăn của người đồng [...]... như thế nào, những suy nghĩ của gia đình về người đồng tính nữ và ngược lại - Những khó khăn khi tìm kiếm người yêu, bạn đời của người đồng tính nữ - Cảm nhận khi lộ diện xu hướng tính dục của bản thân 7.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi Mục đích: Thu thập thông tin của cộng đồng xã hội về những khó khăn trong quá trình khẳng định xu hướng tình dục của người đồng tính nữ Nghiên cứu... đồng tính nữ là ai và khó khăn họ gặp phải trong cuộc sống là gì  Đưa ra một số kiến nghị nhằm định hướng về việc giảm thiểu những khó khăn của người nữ yêu nữ trong Xã hội khi họ muốn công khai về xu hướng tính dục của bản thân 5 Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tình dục của bản thân 5.2... người đồng tính nữ và góc nhìn của cộng đồng người xung quanh về những khó khăn trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của họ 8.2 Điểm hạn chế - Về nội dung: Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình công khai dưới góc nhìn của cộng đồng người dị tính sẽ chỉ ở dưới dạng quan niệm Chưa đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu được giữa quan niệm và hành vi khi nhận diện những khó khăn này của người. .. đích nhận diện được những khó khăn của người đồng tính nữ từ hai phía: Thứ nhất nhìn nhận những khó khăn từ chính bản thân người đồng tính Thứ hai, nhìn nhận những khó khăn này từ phía người dị tính (số đông trong xã hội) Mong muốn góp phần đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để có thể tiến tới xóa bỏ rào cản dành cho người đồng tính nữ trong cộng đồng 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu  Nhận diện người đồng tính. .. nghiên cứu: Thứ nhất: Khó khăn từ bản thân người đồng tính - Giai đoạn nhận diện xu hướng tính dục của bản thân - Khó khăn trong việc tìm kiếm người yêu, bạn đời - Khi tiết lộ hoặc bị phát hiện xu hướng tính dục của bản Thứ hai: Khó khăn từ phía gia đình, người thân, bạn bè, cộng đồng - Khó khăn từ phía gia đình - Khó khăn từ quan hệ bạn bè, thầy cô, hàng xóm, đồng nghiệp - Khó khăn trong tiếp cận các dịch... mang lại khó khăn gì cho người đồng tính nữ 6 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 6.1 Câu hỏi nghiên cứu - Người đồng tính nữ là ai? - Người đồng tính nữ gặp khó khăn gì từ gia đình, bản thân và cộng đồng? - Khó khăn nào ảnh hưởng tới cuộc sống của người đồng tính nữ? - Trong những khó khăn gặp phải, trở ngại nào khiến họ có cảm giác khó vượt qua nhất? 6.2 Giả thuyết nghiên cứu - Người đồng tính nữ cảm... người đồng tính nữ, có những người đã tiết lộ cho một vài hoặc nhiều người không trong cộng đồng LGBT biết về xu hướng tính dục của bản thân, lại có những người không tiết lộ cho bất cứ ai, ngoài những người cũng trong cộng đồng LGBT Vậy, có thể thấy, việc tiết lộ hay không tiết lộ xu hướng tính dục cũng là một sự lựa chọn của người đồng tính để đạt được mục đích của mình Có những người đồng tính luôn... trọng là đồng tính, dị tính hay song tính đều là những xu hướng tính dục bình thường, tự nhiên của con người Các nhà khoa học đã không còn tập trung nghiên cứu nguyên nhân tạo nên xu hướng tính dục nữa mà chuyển sang nghiên cứu ảnh hưởng của việc kì thị đồng tính và xóa bỏ những định kiến về đồng tính Theo tài liệu này, xu hướng tính dục không thể được lựa chọn hay tập nhiễm Xu hướng tính dục bắt đầu... những phim điện ảnh, những thước phim tài liệu làm về nhóm người tiểu số này cũng khắc họa một cách sinh động và chân thực phần nào hình ảnh cuộc sống của họ Chính vì vậy, dựa vào những nền tảng trên, cùng với những câu hỏi, thắc mắc mang theo trong suốt quá trình tìm hiểu, đọc, xem tài liệu, đề tài Nhận diện những khó khăn trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân của người đồng tính. .. khai của người đồng tính , thì khái niệm Tính dục được hiểu theo nghĩa phổ thông là: Một khái niệm bao gồm giới tính sinh học (có cơ thể là nam hay nữ) , bản dạng giới (cảm nhận mình là nam hay nữ) , xu hướng tình dục (yêu người cùng giới hay khác giới) và thể hiện giới (thể hiện là nam tính hay nữ tính) Tính dục khác với tình dục Tính dục của một người được hình thành trong quá trình trưởng thành của người . với quá trình công khai xu hướng tính dục của người đồng tính nữ 63 CHƢƠNG 3: NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ NHẬN DIỆN NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƢỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN 67 3.1 Những. Những khó khăn khi tự bản thân người đồng tính nữ nhận diện xu hướng tính dục của mình 67 3.2 Những khó khăn của người đồng tính nữ trong việc tìm kiếm người yêu, bạn đời 75 3.3 Những khó khăn. Luận văn Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn

Ngày đăng: 17/07/2015, 23:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w