Sự phản đối từ phía gia đình đối với người đồng tính nữ

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 56)

9. Khung lý thuyết

2.2.1 Sự phản đối từ phía gia đình đối với người đồng tính nữ

Trong số 29 người chưa tiết lộ xu hướng tính dục cho gia đình biết, có tới 72,4% chia sẻ cảm thấy lo sợ gia đình sẽ biết, và 26,6% không lo sợ gia đình sẽ biết. Lý do:

48

Biểu đồ 2.7: Lý do ngƣời đồng tính nữ lo sợ tiết lộ xu hƣớng tính dục cho gia đình biết (Đơn vị: ) 86 48 28 28 10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Sợ bố mẹ thất vọng, đau khổ Sợ bị ép chuyện tình cảm

Sợ phải đi chữa trị

Sợ bị mắng chửi Sợ bị đánh đập

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Nhìn vào biểu đồ 2.7 cho thấy 86% lo sợ bố mẹ sẽ thất vọng, đau khổ, 48% lại lo về vấn đề tình cảm, khi sợ gia đình ép lấy hoặc có mối quan hệ tình cảm với người khác giới. Tỷ lệ những nguyên nhân khác thấp hơn như sợ bị mắng chửi, sợ phải đi chữa trị tâm lý cùng chiếm 28% và chỉ có 10% lo sợ sẽ bị đánh đập nếu gia đình biết được xu hướng tính dục của bản thân. Như vậy, một trong những rào cản lớn trong quá trình tiết lộ xu hướng tính dục của người đồng tính nữ xuất phát từ phía gia đình. Lo sợ những phản ứng từ gia đình, thương cha mẹ, không muốn cha mẹ đau khổ vì bản thân khác biệt – dường như đây đã trở thành tâm lý chung khi người đồng tính nữ đối mặt với việc có comeout hay không comeout.

“Có lẽ khi cha mẹ qua đời, họ vẫn chưa biết được xu hướng tính dục của tôi, họ sẽ hạnh phúc hơn. Một đứa con như mình chỉ làm cha mẹ thêm đau khổ.” (PVS 4, Maruko, 24 tuổi, Nhân viên văn phòng)

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và những lo sợ, áp lực từ phía gia đình đối với người đồng tính nữ, xin trích dẫn một câu chuyện được chia sẻ của một bạn có nickname Coolnight trên diễn đàn Bangaivn.net.[14,tr.1]

“Tôi nhớ lần đầu tiên tôi và ba nói về chuyện này là qua điện thoại. Tôi sợ… sợ ngăn cấm, chia lìa, sợ không thoát khỏi vòng vây của bố mẹ, sợ áp lực, sợ bị gán

49

một cuộc hôn nhân chữa cháy… Ngày tháng lén lút, chúng tôi như hai kẻ vụng trộm. Sống vừa nhục vừa buồn. Ngày buồn nhất, hai gia đình nghi ngờ chuyển thành khẳng định, Mẹ Q nói bất hạnh khi có đứa con như Q, không ăn ở thất đức gì mà sinh ra Q. Tôi cũng nhận cuộc điện của ba: “Con thích con gái không, nếu có, ba sẽ dẫn con đi chữa bệnh”. Tôi đã hỏi ba mẹ “ Nếu con có thì sao? Con vẫn là con của ba mẹ mà?” Mẹ nói “Ừ, nhưng sẽ buồn vì con mình bị tật như vậy”… Khi cha mẹ nghĩ mình bị bệnh, còn bị tật nữa, nghĩ mình không bình thường… tôi khác người, là lỗi do tôi phải không? Tôi sinh ra chẳng giống ai, khó khăn lắm mới tìm được người chia sẻ thì bị ngăn cấm…Tôi có lỗi gì?... (Coolnight, 21 tuổi)

Câu chuyện với những nỗi đau vì bị gia đình phát hiện, ngăn cấm, vì bản thân khác biệt không được hạnh phúc. Áp lực từ phía gia đình đã vô tình làm khổ chính con của mình. Trường hợp trên phải chịu sự ngăn cấm từ phía gia đình, phản đối tình yêu đồng tính đã khiến người đồng tính nữ phải chịu cảm giác cô độc ngay trong chính gia đình của mình, bị chính người thân của mình tạo áp lực.

Một trường hợp khác, sinh năm 197x, độc lập về kinh tế và đang làm mẹ đơn thân gặp phải tình huống lo sợ không được nuôi con: “Chị làm mẹ đơn thân, có người yêu, 2 đứa chị yêu thương và chia sẻ những khó khăn trong thời gian dài, dù không ở cùng một nhà. Gần đây, gia đình chị biết chuyện, yêu cầu chị không được quyền nuôi con nữa, gia đình ruột của chị đã tuyên bố sẽ làm mọi cách để chị không được nuôi con, họ cho rằng, con chị sẽ bị “lây bệnh” từ chị. Tốt nhất là để con về với gia đình bố cháu. Họ còn có kế hoạch sẽ đến gặp ông bà nội của con để kể chuyện này…” (PVS 3, Catlovefist, 35 tuổi, Nhân viên kinh doanh).

Mặc dù khoa học đã chứng minh không thể tìm ra nguyên nhân, thừa nhận đồng tính là xu hướng tính dục tự nhiên, hoàn toàn bình thường, nhưng để hiểu và chấp nhận điều này là không dễ dàng. Trong con mắt của những bậc phụ huynh còn chưa chấp nhận xu hướng tính dục thật của con thì với họ, con họ đang nằm ở bên

“lệch chuẩn” của Xã hội. Chuẩn mực mà đa số bậc phụ huynh đưa ra được xác định theo số đông, có nghĩa, con gái thì phải yêu và kết hôn với con trai, con gái phải thùy mị, nữ tính... Ngược lại với quan điểm ấy nữ yêu nữ sẽ là lệch chuẩn, là sai trái. Chính gia đình ruột do chưa thực sự hiểu, cho rằng đồng tính có thể lây lan,

50

lo sợ cháu mình bị nhiễm bệnh từ người mẹ đồng tính nên đã có những hành vi không muốn cho cháu mình ở chung với mẹ. Hành động phản đối xu hướng tính dục đồng tính này của gia đình đã khiến người đồng tính nữ có nguy cơ phải chịu cảnh chia ly với con mình và đây cũng sẽ là tổn thương tâm lý lớn đối với họ.

Có những trường hợp, cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình nghi ngờ người thân của mình là người đồng tính, và họ không dám đối mặt với sự thật đó, tìm cách để phủ nhận.

“Bố mẹ mình có nghi ngờ mình là người đồng tính vì mẹ mình xem trên facebook thấy tên mình được tag trong một số hoạt động của ICS. Mẹ mình bảo không được giao du với đám ấy. Mẹ mình nghi ngờ nhưng không phản ứng quá gay gắt, nhưng đủ để làm mình không có can đảm đối diện với gia đình về chuyện này. Mẹ có lần nói nói hôm qua mẹ nằm mơ thấy mình xưng anh với con gái … Bố thì giục chuyện chồng con… Hồi trước, mình thích gần nhà, nhưng rồi càng lớn càng áp lực nhiều, nên mình quyết định sống xa gia đình, mặc dù điều kiện nhà mình có thể lo việc ở gần nhà.” (PVS 5, Báo Hồng, 23 tuổi, Nhân viên truyền thông).

Những gia đình chưa chấp nhận, mặc dù đã được các bạn đồng tính nữ nói với gia đình trước, nhưng khi liên lạc đều bị từ chối gặp mặt. Các gia đình liên hệ để tiếp cận phỏng vấn đều đã biết xu hướng tính dục của con mình và không còn phản ứng gay gắt. Tuy nhiên, đáp lại, vẫn có nhiều cha mẹ từ chối tham gia phỏng vấn. Tâm lý lo sợ, không muốn tin vào việc con mình khác với những người bình thường trong xã hội đã khiến những bậc cha mẹ từ chối và không muốn nhắc tới việc con mình là người đồng tính nữ:

“Cô không muốn nói tới việc này, rất khó khăn để giờ có thể nhìn mặt nó bình thường, nhưng trong thâm tâm, cô biết, con mình không như vậy. Thời gian tới, trưởng thành hơn, nó sẽ biết thế nào là đúng sai.” (Nữ, khoảng 50 tuổi, mẹ của Maruko)

Bác không có gì để nói về vấn đề này. Gia đình bác không muốn dính líu gì tới đồng tính gì hết” (Nam, khoảng 60 tuổi, Bố của BoCap)

Rất khó để các bậc cha mẹ hoàn toàn chấp nhận. Có những cha mẹ vẫn nuôi hi vọng con mình có thể chữa được, hoặc là do bị nhiễm tâm lý sốc nổi tuổi mới

51

lớn. Để các cha mẹ hoặc anh chị em, người thân trong gia đình hiểu và thông cảm không phải là điều dễ dàng với đa số người đồng tính nữ.

Theo như khảo sát từ những người đồng tính nữ, khi biết họ là những người đồng tính, gia đình bên cạnh những thái độ khác nhau còn có những hành vi như:

Bảng 2.8: Phản ứng của gia đình đối với ngƣời đồng tính nữ (10 ngƣời tiết lộ)

STT Hành vi Số

lượt

1 Ép tới gặp chuyên gia tâm lý/ đi bệnh viện tâm thần để điều trị 4 2 Bắt thực hiện các hành vi cúng bái, trừ tà vì cho rằng đồng tính là do

“người âm” ám 4

3 Nhờ những người uy tín, có tiếng nói tác động thay đổi 4

4 Mắng chửi, lăng mạ, sỉ nhục 1

5 Đe dọa người Bạn /người yêu cùng giới 2

6 Hủy các vật dụng lưu giữ kỷ niệm của cá nhân 1

7 Bố mẹ dọa tự tử, từ mặt nếu không “bỏ” đồng tính, không làm theo lời bố

mẹ 2

8 Ép lập gia đình với người khác giới 2

9 Ép ăn/ uống các loại thức ăn để thay đổi xu hướng tình dục 2 10 Ép phải từ bỏ mối quan hệ tình cảm với người Bạn cùng giới, để giới thiệu

mối quan hệ với người khác giới 2

11 Vẫn đối xử bình thường, không có gì thay đổi so với khi không biết 5 12 Nói chuyện, trao đổi trực tiếp, cởi mở về tâm tư, tình cảm, suy nghĩ và

định hướng tương lai 5

13 Quan tâm, động viên, yêu thương nhiều hơn 3

14 Truyền thông, vận động quyền cho người thân của mình 1

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Với những trường hợp gia đình người đồng tính nữ biết xu hướng tính dục của họ, kết quả cho thấy, 50% được đối xử bình thường, và được nói chuyện, trao đổi trực tiếp suy nghĩ, định hướng tương lai. Nhóm hành vi ít hơn chiếm 40% là ép gặp chuyên gia tâm lý, mong muốn thay đổi, chữa trị. Còn lại tỷ lệ giảm dần ở các

52

hành vì khác. May mắn, trong số các trường hợp, không có trường hợp nào bị bạo hành về thể xác hoặc đuổi ra khỏi nhà. Con số này có thể thấy, các bậc phụ huynh dù có thể có thái độ sốc, đau khổ hoặc những thái độ tiêu cực khác khi biết con mình không giống như đa số người khác, nhưng tình yêu thương con vẫn là động lực để họ có thể tiến tới thông cảm, chia sẻ và ở bên cạnh những đứa con của mình. Về cơ bản, cũng giống như việc làm quen với một điều gì đó khác lạ trong cuộc sống, các bậc phụ huynh cũng phải mất thời gian để “làm quen” với xu hướng tính dục đặc biệt của con/ em mình.

Kết quả từ nghiên cứu này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của tổ chức Pflag Việt Nam (Cộng đồng dành cho ba mẹ, gia đình và bạn bè của người đồng tính, song tính và chuyển giới), phản ứng trước việc nghi ngờ hoặc nhận biết con em mình khác biệt, có gia đình thương yêu con là mong con khỏi bệnh, “cách ly” con khỏi môi trường đồng tính, nghĩ do con a dua theo bạn. Có gia đình thương yêu con là lo sợ con bị Xã hội tẩy chay, nên tạo áp lực để con làm “người bình thường”. Có gia đình vì danh dự của gia đình, của chính con mà tạo lên áp lực cho con mình.

Từ những kết quả nghiên cứu nhận thấy, với những áp lực mà gia đình mang lại, người đồng tính nữ tìm cách trốn tránh, che dấu với gia đình. Chính điều này tạo nên sự mệt mỏi và khó khăn đối với người đồng tính nữ trong quá trình công khai xu hướng tính dục của bản thân.

Theo kết quả khảo sát những chia sẻ trên các diễn đàn, đồng thời tham khảo ý kiến của những người đồng tính nữ, nhận thấy: hôn nhân là một trong những vấn đề mà người đồng tính nữ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ phía gia đình.

Người đồng tính nữ chịu sự quy chiếu của nữ giới từ xưa tới nay là con gái đến tuổi phải lập gia đình, lấy chồng sinh con. Điều này có nghĩa, chuẩn mực đặt ra cho người nữ giới là phải yêu và kết hôn với nam giới. Tất cả những tình cảm đi ngược với chuẩn mực này để bị coi là “lệch chuẩn” đi ngược lại với tâm lý chung Xã hội. Trên các diễn đàn, không ít những chia sẻ, tâm sự nói về việc cha mẹ mong muốn mình sẽ lấy chồng, sinh con. Thậm chí, có trường hợp đã công khai với gia đình, nhưng câu “Bao giờ kết hôn” “Thử quen một người con trai nào đó đi”… vẫn là

53

những câu được lặp lại nhiều nhất.

“Mình đã nói với bố mẹ việc mình không thích con trai, nhưng gia đình chưa chấp nhận. Cứ mỗi lần về nhà gặp ai trong họ hàng là lại bị hỏi bao giờ lấy chồng, dẫn người yêu về ra mắt… Mệt mỏi lắm. Mẹ chấp nhận cho mình sống độc thân, nhưng yêu và sống với một người con gái thì không được. Còn bố thì không bao giờ chấp nhận chuyện này rồi. Bố vẫn luôn cố gắng nhờ bạn bè giới thiệu cho mình gặp mặt hết người này tới người khác.” (PVS 2, BoCap, 25 tuổi, Giảng viên ngoại ngữ)

Mong muốn con mình có người nương tựa trong cuộc sống, chỗ dựa phải là một người đàn ông đã vô tình chính là áp lực các gia đình đặt lên vai người đồng tính nữ. Việc lấy chồng theo quy luật tự nhiên dù sớm hay muộn thì người đồng tính nữ vẫn phải nghĩ tới.

“Mình là con một, nên không biết mấy năm nữa, không biết bố mẹ sẽ phản ứng như thế nào về chuyện kết hôn. Mình chưa dám comeout. Nghĩ tới vấn đề kết hôn lại thấy bế tắc. Một bên là sống thật với bản thân và một bên là phải làm tròn chữ hiếu, chắc chắn mình sẽ chọn báo hiếu cha mẹ. Nhưng thực sự, mình không biết mình sẽ sống thế nào khi phải kết hôn bừa với một người nam nào đó.”(PVS 5, Báo Hồng, 23 tuổi, nhân viên truyền thông).

Với người đồng tính nữ, có rất nhiều cách để ứng phó với phản ứng của gia đình với chuyện kết hôn:

Như phỏng vấn sâu ở trên thì Báo Hồng là một trong số những trường hợp chọn cách đến tuổi phải kết hôn thì nhắm mắt đưa chân kết hôn với một người nam bất kỳ để làm tròn chữ hiếu. Thật sự, việc không có cảm giác với nam giới mà vẫn phải sống chung cuộc sống gia đình cũng giống như người dị tính phải sống chung như gia đình với người đồng giới với mình vậy.

Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm kết hôn giả để qua mắt gia đình:

“Mình thì chưa phải nghĩ tới chuyện lập gia đình, nhưng lên diễn đàn đọc chia sẻ của các chị, thì thấy mọi người đưa ra cách là kết hôn giả với một người gay. Nhưng mình nghĩ, nếu gia đình mà biết được sẽ càng đau khổ, và kết hôn rồi thì bố mẹ lại mong có cháu bế. Lúc đó biết làm thế nào? Mình nghĩ cuộc sống chắc chắc sẽ rất mệt mỏi.” (PVS 7, Yellow, 21 tuổi, sinh viên)

54

Với chuyện kết hôn, người đồng tính nữ đã lựa chọn hoặc là buông xuôi kết hôn với một người nam dị tính bất kỳ và giấu kín xu hướng tính dục của bản thân, hoặc là sẽ chọn một người đồng tính hoặc song tính nam để kết hôn giả qua mắt gia đình. Dù với trường hợp nào thì người đồng tính nữ cũng không được kết hôn, sống một cuộc sống mình muốn với người mình yêu.

Những trường hợp đã chia sẻ đều chưa tiết lộ hoặc chưa được chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân họ với gia đình. Gia đình vẫn đặt lên vai họ những gánh nặng về hôn nhân, khiến quá trình công khai xu hướng tính dục của người đồng tính nữ gặp những cản trở nhất định. Họ không được là chính mình, không được yêu và kết hôn với đối tượng mình mong muốn.

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)