Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 33)

9. Khung lý thuyết

1.2.2Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Thuyết lựa chọn hợp lý (thuyết lựa chọn duy lý) trong Xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Thuyết này gắn với

25

các tên tuổi của nhiều nhà Xã hội học tiêu biểu như: George Homans, Peter Blau, James Coleman…

Thuyết sự lựa chọn hợp lý cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn duy lý nhằm đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “ lựa chọn” để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định đưa ra cách thức tối ưu nhất, phương tiện tốt nhất trong số những cách thức, phương tiện hiện có, để đạt được mục đích có lợi nhất. Mục đích đạt được không chỉ là vật chất mà còn có thể là lợi ích xã hội hoặc các yếu tố tinh thần.

Quan điểm của Georg Simmel đề cập tới nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng, mỗi cá nhân luôn cân nhắc, toan tính thiệt hơn để theo đuổi và thỏa mãn nhu cầu bản thân. Simmel cho rằng, mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế Cho – Nhận, tức là trao đổi ngang giá nhau. Chính cơ chế này hình thành nên sự lựa chọn mang tính chất hợp lý đối với riêng cá nhân đó trong những hoàn cảnh khác nhau. Bên cạnh đó mỗi cá nhân đều có những lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh cũng như mong muốn đạt lợi ích tối đa từ lựa chọn đó. Sự lựa chọn hợp lý ở đây được vận dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, do con người luôn biết cách để đạt được lợi ích một cách tốt nhất.

Áp dụng lý giải cho đề tài nghiên cứu này, có thể thấy, trong cuộc sống, người đồng tính nữ gặp phải những vấn đề trở ngại, họ luôn phải đặt mình trong lựa chọn làm thế nào để có thể tốt nhất hoặc lựa chọn thái độ, cách cư xử của bản thân để đạt được lợi ích tinh thần nhất định. Ví dụ, trong số những người đồng tính nữ, có những người đã tiết lộ cho một vài hoặc nhiều người không trong cộng đồng LGBT biết về xu hướng tính dục của bản thân, lại có những người không tiết lộ cho bất cứ ai, ngoài những người cũng trong cộng đồng LGBT. Vậy, có thể thấy, việc tiết lộ hay không tiết lộ xu hướng tính dục cũng là một sự lựa chọn của người đồng tính để đạt được mục đích của mình. Có những người đồng tính luôn cố gắng che dấu bản thân, điều này có nghĩa họ gặp trở ngại hoặc vấn đề gì đó, khiến họ không lựa chọn việc muốn công khai xu hướng tính dục của mình. Còn với những người đã tiết lộ, có nghĩa, họ đã có những lựa chọn điều kiện, phương thức để công khai xu hướng tính dục của bản thân “có lợi” ở một khía cạnh nào đó.

26

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 33)