9. Khung lý thuyết
2.2.2 Sự chấp nhận từ phía gia đình đối với người đồng tính nữ
Bên cạnh những gia đình phản đối đã có những gia đình chấp nhận xu hướng tính dục của người đồng tính nữ.
Trong quá trình tiếp cận phỏng vấn sâu, thuyết phục được các bạn đồng tính nữ đã tiết lộ hoặc bị gia đình phát hiện xu hướng tính dục của mình giới thiệu để gặp gỡ, phỏng vấn sâu các bậc phụ huynh. Nhưng rất tiếc, chỉ có thể tiếp cận được 4 người, trong đó có 3 người có mối quan hệ mẹ con, 1 người là em gái. Điều này tùy từng người mà kéo dài trong bao lâu, có thể là một vài tuần, một vài tháng, một vài năm hay thậm chí là lâu hơn thế.
“Năm lớp 11 vô tình bá nhìn thấy nó ôm bạn thân từ cấp 2 trong phòng, linh cảm của người mẹ đã thấy có gì đó khác thường. Chúng nó thân thiết quá, hai gia đình ra sức ngăn cấm, có lúc, còn nói với nó, như thế là bệnh hoạn. Ngày đó nghĩ đồng tính, ái là cái gì đó kinh khủng lắm, không dám tin con mình lại như vậy. Sau đó đi du học, cứ nghĩ mọi thứ đã bình thường. Khi nó về nước, lần xuống thăm, dưới gầm giường đầy tàn thuốc. Lúc đó như đau thắt lại. Đã có lần bá muốn đưa nó đi bác sỹ tâm lý, nhưng rất khó để mở lời. Nó lại luôn học tốt, luôn là niềm tự hào, nghe lời, không có gì đáng chê trách cả. Khi lên phòng nó thấy mấy cuốn sách về đồng tính. Suy nghĩ một hồi, cũng quyết định đọc. Khi biết chắc con mình đồng tính, bá nhắn tin cho nó, nói rằng rất đau khổ, nhưng vẫn yêu thương nó. Thật khó để chấp nhận ngay, nhưng hiện tại thì mình không thể bỏ đứa con mình yêu thương,
55
dứt ruột đẻ ra được. Chỉ không biết tương lai con sẽ sống thế nào…” (Nữ, mẹ Leo, 55 tuổi, Cán bộ quản lý dự án khu di tích lịch sử.)
Tình yêu thương là một liều thuốc chữa lành mọi vết thương, cũng là chất kết dính tuyệt vời của con người. Mất 8 năm để người mẹ này từ nghi ngờ cấm đoán, thậm chí là dùng những lời lẽ khiến con tổn thương, sang hiểu và chấp nhận xu hướng tính dục của con. Tuy chưa phải hoàn toàn, nhưng ít nhất, việc thừa nhận con mình khác biệt và ở bên cạnh con cũng đã là một điều tuyệt vời. Không biết tương lai ra sao, nhưng có lẽ, đây là một trong số ít những người mẹ vĩ đại cố gắng đứng về phía con mình, dù con có khác biệt như thế nào. Sự chấp nhận con đồng tính của các bậc phụ huynh giúp cho tâm lý của người đồng tính nữ phần nào bớt đi áp lực.
Một trường hợp khác, em gái của nữ đồng tính ChuNie đã chia sẻ:
“Thời gian đầu rất ghét và thấy khó chịu, bệnh hoạn sao đó khi chị gái dẫn người yêu về phòng chơi. Vì tính cách chị khá mạnh mẽ, nên mới đầu em nghĩ chị em bị ảnh hưởng bởi người khác. Sau dần chị bạn kia hay tới chơi, gặp mãi rồi quen, sau này hai chị dọn về sống chung, bản thân em thấy bình thường và chấp nhận lúc nào cũng không biết. Lên mạng tìm hiểu thì biết việc yêu nam hay nữ không thể nào thay đổi hay quyết định bằng lý trí được.” (Nữ, 22 tuổi, em gái ChuNie, sinh viên)
Đa số gia đình của người đồng tính nữ thời gian đầu khó chấp nhận và thường có phản ứng tiêu cực tạo áp lực cho con em mình là người đồng tính nữ. Tâm lý này có thể lý giải có thể do gia đình chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, thông tin về đồng tính nữ, cùng với định kiến Xã hội gay gắt… chính vì vậy, tạo nên tâm lý hỗn loạn, theo nhiều chiều hướng khác nhau.Nhưng cũng có gia đình lại mong muốn cho con được sống đúng với xu hướng tính dục của mình, dù biết xã hội chưa hoàn toàn chấp nhận, bản thân cũng còn nhiều băn khoăn, nhưng vẫn đứng về phía con và ủng hộ con như trường hợp của mẹ Leo hoặc chấp nhận một cách tự nhiên như em gái ChuNie đã chia sẻ.
Bên cạnh những người đồng tính nữ có lo sợ khi gia đình biết về xu hướng tính dục của mình, có 26.6% cho biết không thấy lo sợ nếu gia đình biết được mình là người đồng tính nữ. Những lý do được đưa ra khi người đồng tính nữ không lo sợ nếu gia đình biết mình là người đồng tính xuất phát từ hai phía. Thứ nhất, từ chính
56
bản thân người đồng tính: họ hoặc đã sẵn sàng tâm lý cho việc lộ diện xu hướng tính dục của bản thân hoặc buông xuôi vì đã quá mệt mỏi. Từ phía gia đình cũng có hai lý do chính là gia đình thoải mái, hoặc gia đình không quan tâm tới việc họ là ai. Tuy nhiên, dù lo sợ hay không khi gia đình phát hiện xu hướng tính dục của mình, người đồng tính nữ đa số vẫn phải trải qua những khắc nghiệt tâm lý mà gia đình mang lại.
“Thời gian đầu, khi mẹ biết, mẹ nói nhiều lắm: bệnh hoạn, ghê tởm nọ kia, giờ thì mình không nhớ hết nữa. Thời gian đó mình học lớp 11, có cảm tình với một bạn gái thân, cả 2 đứa yêu nhau nhưng phải lén lút gặp, chỉ sợ gia đình hai bên biết. Nếu bị phát hiện vẫn gặp nhau bị mắng ghê lắm. Hồi đó không có phản ứng lại, vì hoang mang, vì nhiều thứ, chỉ mong đỗ Đại học để đi học cùng người yêu. Khi đi học, tham gia các diễn đàn, hội thảo để hiểu hơn về mình, rồi lấy tài liệu về cố tình để trên phòng để mẹ đọc. Cũng may, mẹ cũng quyết định đọc những tài liệu đó. Giờ thì mẹ chấp nhận rồi, mặc dù chưa chấp nhận việc mình đưa bạn gái về nhà, nhưng chấp nhận con mẹ là đồng tính thôi cũng đã là may mắn. Còn anh trai có lẽ đã biết từ hồi mình học Đại học, nhưng anh không nói gì, vẫn yêu thương mình như bình thường.” (PVS 1, Leo, 25 tuổi, biên dịch viên)
Khi tìm cách liên hệ với Leo qua một người bạn trong diễn đàn bangaivn.net, được biết, Leo là một trong những người may mắn vì có anh trai thương yêu và nằm trong số ít đã được gia đình chấp thuận. Tuy nhiên, để được chấp thuận như ngày hôm nay, Leo cũng đã phải trải qua những ngày bị gia đình cấm đoán và phản đối. Mặc dù vậy, được sự chấp nhận từ phía gia đình cũng đã giúp người đồng tính nữ tự tin trong xây dựng cuộc sống hơn.
Với những gia đình không chấp nhận người đồng tính nữ, họ phải tìm cách che dấu, đối phó. Còn đối với những trường hợp tiết lộ cho gia đình biết, dường như cũng không được thoải mái hơn.
“Gia đình đã chấp nhận mình và người yêu của mình nữa. Tuy nhiên, mẹ thỉnh thoảng vẫn hỏi chuyện chồng con nói sao với họ hàng…Mình luôn nghĩ, nếu một lúc nào đó, mẹ không chịu nổi những lời nói của họ hàng, mẹ muốn mình lấy chồng, mình sẽ vẫn lấy. Năm nay mình 28 tuổi rồi, bố mẹ hiểu và thông cảm cho
57
mình, nhưng còn họ hàng, hàng xóm,… sẽ bàn tán sau lưng bố mẹ như thế nào. Bạn mình, cũng là đồng tính nữ, năm nay chuẩn bị cưới chồng và phải chia tay người yêu. Mai sau thấy mình có lẽ cũng vậy.” (PVS 6, Chunie, 28 tuổi, nhân viên Maketting).
Tuy được sự đồng ý từ phía gia đình, nhưng hôn nhân vẫn luôn là một trong những vấn đề người đồng tính nữ phải nghĩ tới. Cũng giống như trường hợp bạn của Chunie, người nữ đồng tính với nickname Catlovefist ở tuổi 35 đã trải qua chuyện lập gia đình để che mắt gia đình và sau khi có con, cô và chồng liền ly hôn.
“Ngay từ khi kết hôn, chị đã thấy có lỗi với chồng. Chồng chị rất tốt, nhưng chị lại cảm giác ghê sợ khi ở cùng anh ấy. Sau khi cố gắng để sinh con, chị không thể chịu đựng được nữa. Sau đó chị li dị và nhận quyền nuôi con. Thời gian lập gia đình, nhắm mắt muốn nhanh chóng có con. Nhưng chị không hối hận, vì chị cũng luôn mong có một đứa con.”. (PVS 3, Catlovefist, 35 tuổi, Nhân viên kinh doanh).
Có thể thấy, với những bạn chưa tiết lộ xu hướng tính dục của bản thân cho gia đình hoặc chưa được gia đình chấp thuận thì lo sợ việc bố mẹ sẽ thúc giục hoặc ép chuyện lấy chồng. Với những bạn dù được gia đình chấp thuận thì việc lo sợ áp lực từ phía cộng đồng, họ hàng lên bố mẹ cũng khiến họ phải trăn trở.
“Tuy biết là con cũng phải suy nghĩ nhiều, nhưng bác không biết làm thế nào. Nó năm nay cũng đã 28 tuổi, mỗi lần về quê hoặc gặp mặt họ hàng là cả gia đình lại hỏi bao giờ lấy chồng. Thời gian đầu, do mọi người hỏi quá nhiều, nên bác còn bảo con bé hay thử quen với một người con trai nào đó xem. Biết là ép con kết hôn chỉ làm khổ con, mà không kết hôn thì gia đình lại bị nói vô phúc”. (PVS 7, Nữ, 63 tuổi, mẹ Chunie, chữa bệnh từ thiện).
Với những bậc làm cha làm mẹ, việc hiểu và chấp nhận xu hướng tính dục của con không phải là điều dễ dàng. Việc đối mặt với định kiến, dư luận xã hội lại càng khó khăn hơn. Dù là lo sợ không dám đối mặt với gia đình hay là tình yêu thương với gia đình cũng đều là áp lực đối với người đồng tính nữ trong vấn đề hôn nhân. Sống trong một xã hội dị tính, khi mà chuẩn mực không dành cho họ - khi mà những người đồng tính nữ phải đứng ở bên phía “lệch chuẩn” “đi ngược với tự nhiên” “không bình thường”, thì với họ, kết hôn vẫn là một trong những việc phải
58
làm dù không muốn, dù biết hậu quả khi lấy người khác giới không hề nhẹ nhàng, nhưng bản thân họ vẫn cố gắng để chịu đựng, vì bản thân và vì những người thân yêu của mình.
Tiểu kết:
Có thể thấy, để gia đình chấp nhận đứa con là người đồng tính nữ là vấn đề không dễ dàng. Những trường hợp gia đình của người đồng tính nữ có thể tiếp cận tiến hành phỏng vấn sâu đều là những trường hợp đã chấp nhận, và điểm chung của những trường hợp này thời gian đầu đều có những phản ứng khá tiêu cực. Tuy nhiên, thời gian và tình yêu thương đã khiến họ mở lòng với thành viên “đặc biệt” của gia đình, để chấp nhận và làm điểm tựa cho họ. Với những trường không thể tiếp cận, có thể thấy, định kiến của họ còn khá rõ nét, bản thân họ chưa thể chấp nhận việc có người trong gia đình là đồng tính. Điều này đồng nghĩa với việc, người thân của họ vẫn đang phải chịu áp lực, định kiến, sự ghẻ lạnh từ chính nơi mình sinh ra. Dù nguyên nhân xuất phát từ đâu, thì việc sống trong gia đình quay lưng lại với mình là điều vô cùng khó khăn với những người đồng tính nữ. Có lẽ, quan điểm chuẩn và lệch chuẩn của Xã hội hiện nay với mỗi người về xu hướng tính dục là khác nhau. Những hệ lụy mang lại từ việc gia đình phản ứng tiêu cực với những người nữ đồng tính có những mức độ khác nhau. Nhưng có lẽ, dù ít, dù nhiều, mang trên vai một gánh nặng tâm lý, một nỗi đau đã, đang hoặc sẽ bị về tâm hồn và có thể là cả thể xác là điều không tránh khỏi đối với những người đồng tính nữ, dù đã, chưa hoặc chuẩn bị công khai, tiết lộ xu hướng tính dục của mình với gia đình. Kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng giống như những giai đoạn mà tổ chức PFLAG Việt Nam đã chỉ ra về quá trình tâm lý của gia đình khi có con là người đồng tính nói riêng và LGBT nói chung [7,tr,92]:
59
Sơ đồ 2.1: Các giai đoạn tâm lý của gia đình có con em là ngƣời đồng tính nữ
Ở giai đoạn đầu tiên là giai đoạn khó khăn nhất và tạo nhiều áp lực cho những người đồng tính nữ nhất. Ở giai đoạn này cha mẹ, người thân thường có xu hướng mặc dù biết nhưng không dám tin, không dám đối mặt và làm mọi cách để phủ nhận. Quá trình này gần như là một sự đấu tranh gay gắt. Thời gian bối rối càng lâu thì áp lực gia đình đặt lên vai người đồng tính càng nhiều và dai dẳng. Áp lực về việc lo sợ bị phát hiện, hay áp lực về hôn nhân… tất cả đã khiến cho người đồng tính nữ phải“chịu đựng” với chính gia đình mình. Có lẽ, với người đồng tính nữ, biết là không yêu, không có cảm xúc, nhưng việc kết hôn giống như một “sự lựa chọn hợp lý” để họ đánh đổi lấy bề mặt của sự bình yên cho bản thân và gia đình.
Từ kết quả nghiên cứu và phân tích ở trên, có thể thấy giả thuyết “Người đồng tính nữ cảm thấy phải chịu nhiều khó khăn nhất từ phía gia đình” là chính xác.
2. 3 Các dịch vụ y tế, hành chính đối với ngƣời đồng tính nữ
Với 39 người đồng tính nữ tham gia khảo sát, khi được hỏi hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay đã bảo đảm quyền cho người đồng tính nữ chưa, cả 39
Giai đoạn 1: Giận dữ, bối rối:
Mới biết tin con cháu, người thân của mình là LGBT, có nhiều cảm xúc bùng nổ. Các bên đều thấy khó khăn để nhìn nhận sự thật và hiểu được nhau.
Giai đoạn 3: Thừa nhận, trợ giúp: Nhận ra rằng việc chấp nhận (đôi khi miễn cưỡng) là chưa đủ. Để có được hình ảnh rõ ràng, chân thật hơn về con cháu, người thân của mình, cần hỗ trợ đẻ chúng được sống là mình.
Giai đoạn 4: Ủng hộ quyền bình đẳng: Hiểu hơn về bối cảnh của cộng đồng LGBT và muốn góp phần đấu tranh chống lại những định kiến và kỳ thị trong xã hội.
Giai đoạn 2: Chấp nhận: Dần dần làm quen và chung sống với thực tế là con cháu mình là người LGBT, việc đó cũng tồn tại tự nhiên như màu mắt, màu tóc, màu da trên thân thể chúng.
CÁC GIAI ĐOẠN
60
trường hợp đều chọn câu trả lời “Chưa”. Cụ thể người đồng tính nữ tham ra khảo sát cho rằng, Pháp luật và chính sách Việt Nam hiện nay chưa bảo vệ các quyền:
Biểu đồ 2.8: Khảo sát quyền ngƣời đồng tính nữ chƣa đƣợc thừa nhận hiện nay
(Đơn vị:% ) 87.2 69.2 64.1 71.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Kết hôn Nhận con nuôi Thừa kế Không bị phân biệt
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Có thể thấy, nhu cầu mong muốn được kết hôn, được thừa nhận như một gia đình của người đồng tính nữ là rất lớn. Việc yêu thương, dành tình cảm cho nhau giữa những người đồng tính nữ mong muốn đi tới hôn nhân, được Pháp luật, xã hội thừa nhận là chính đáng. Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa công nhận việc kết hôn đồng tính mặc dù đã có bước tiến hơn trước khi tính từ ngày 11/11/2013, thay vì phạt từ 500.000 vnd đến 1.000.000 vnd thì đã không xử phạt với đám cưới đồng tính.
Theo tài liệu “Những hình thức chung sống giữa những người cùng giới trên thế giới” của tổ chức ICS và iSEE, tính tới tháng 03/2013, có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ khác cho phép “chung sống có đăng ký”. Tuy nhiên, các quốc gia, vùng lãnh thổ này lại chủ yếu ở Châu Âu và Châu Mỹ. Tại Việt Nam hiện nay, vẫn chưa chấp nhận kết hôn hoặc chung sống cùng giới. Xét về mặt tự nhiên, những người đồng tính nữ là một phần của đa dạng tính dục, bản thân họ cùng chung sống trong cộng đồng xã hội, trong vùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam, họ có quyền được bảo vệ những quyền lợi pháp lý chính đáng. Việc không thừa nhận người đồng tính, dẫn tới những khó
61
khăn trong thủ tục hành chính, y tế cho người đồng tính nữ.
“Về vấn đề luật pháp, thì mình thấy người đồng tính bọn mình chưa được thừa nhận nên đương nhiên sẽ có những thiệt thòi. Giả sử như có những cặp đôi