Nhận thức về đồng tính nữ:

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 42)

9. Khung lý thuyết

2.1.1Nhận thức về đồng tính nữ:

Khảo sát trên 200 khách thể tại quận Hà Đông – thành phố Hà Nội về những khái niệm, quan điểm cơ bản nhất về đồng tính nữ, kết quả thu về cho thấy:

Biểu đồ 2.1: Biết đến thuật ngữ đồng tính nữ/ nữ đồng tính/ ngƣời nữ yêu nữ

(Đơn vị: )

4 7.5

41 47.5

Chưa bao giờ Đã từng nhưng không biết nội dung

Nắm sơ qua nội dung

Nắm rõ nội dung

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Chỉ có 4 người tham gia nghiên cứu cho rằng mình nắm rõ được nội dung khái niệm đồng tính nữ (Xem số liệu Biểu đồ 2.1). Còn lại hơn 90 có nghe về cụm từ này nhưng chưa biết nội dung hoặc không hiểu đồng tính là gì. Thực tế người dân ở đây hiểu về thuật ngữ đồng tính nữ như sau:

34

Biểu đồ 2.2 : Thuật ngữ dùng để chỉ ngƣời đồng tính nữ (Đơn vị: )

79.5 54.5 26.5 26 22.5 3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Lesbian Ái Nữ yêu nữ Pê đê Ô môi Chuyển giới (Nguồn: Khảo sát thực tế)

Bên cạnh đa số có cách gọi không mang màu sắc kỳ thị với người đồng tính nữ (79% gọi là Les, 26.5% chọn người nữ yêu nữ) thì còn một số có cách gọi kỳ thị (22.5% gọi ô môi, 54.5% gọi ái – từ mang màu sắc kỳ thị ám chỉ cả đồng tính nam và nữ, nhưng thường được dùng cho nam hơn) và thậm chí là bị nhầm lẫn trong cách gọi với người đồng tính nữ (26% chọn cách gọi Pê đê – cách gọi kỳ thị dành cho đồng tính nam, 3% chọn chuyển giới). Người đồng tính nói chung và đồng tính nữ nói riêng thường có cảm giác bị xúc phạm hoặc miệt thị khi bị gọi bằng những cụm từ/ từ như ô môi, ái, bọn đồng tính, bọn les, cái lũ les...

“Nhiều khi thấy đồng nghiệp vô tình nói chuyện với nhau gọi là bọn les thế này thế kia, hoặc ra ngoài đường ngồi uống nước thấy mọi người nói chuyện bảo cái bọn đồng tính đó… với thái độ miệt thị. Mình nghe cảm giác rất khó chịu, mình có làm gì sai đâu mà lại có thái độ như vậy? Thời gian đầu nghe cũng buồn, sau thành quen vì xã hội giờ là kiểu vậy, nên kệ.” (PVS 1, Leo, 25 tuổi, Biên dịch viên).

Với hiểu biết về khái niệm đồng tính nữ như kết quả thu về ở trên, thì cộng đồng dân cư nói chung quan điểm cho rằng người đồng tính nữ có thể là:

35

Bảng 2.1: Quan điểm cộng đồng về việc ai có thể là đồng tính nữ,

STT Đối tượng có thể là đồng tính nữ Số lượt Tỷ lệ (%)

1 Những người làm trong ngành nghệ thuật, giải trí, làm đẹp 59 29,5

2 Những người có bất thường về giới tính khi sinh 67 33,5

3 Những người ăn chơi, đua đòi 24 12,0

4 Những người muốn nổi tiếng, tạo scandal 41 20,5

5 Là bạn bè, người thân, đồng nghiệp, bất cứ ai, 133 66,5

6 Thanh niên trẻ, hiểu biết chưa chín chắn, bồng bột 65 32,5

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Trên 66,5% có lựa chọn giống như các tổ chức nghiên cứu về LGBT khẳng định: người đồng tính nữ có thể là bất cứ ai, Tuy nhiên, trong cộng đồng vẫn có những quan điểm khác về người đồng tính, Có quan điểm cho rằng người đồng tính có thể là những người làm trong ngành nghệ thuật, giải trí (29,5%), Sở dĩ có quan điểm này vì trong ngành nghệ thuật, giải trí, môi trường làm việc và lối suy nghĩ thoải mái hơn, con người dễ bộc lộ bản thân, và được nhiều người biết tới, Chính vì vậy, với riêng ngành nghề này, dễ gây nhầm tưởng người đồng tính nữ chủ yếu làm ở lĩnh vực giải trí, nghệ thuật, Ngoài ra, ý kiến khác coi đồng tính là một dạng bệnh bẩm sinh (33,5%) do kiến thức về lĩnh vực này chưa chính xác… Có 20,5% cho rằng người đồng tính nữ là những người thích nổi tiếng, tạo scandal, và 32,5% lựa chọn đồng tính nữ là người thiếu chín chắn, bồng bột.

Với cách nhìn nhận về người đồng tính nữ vẫn có những quan điểm chưa chính xác cùng với việc hạn chế trong nhận thức về nữ đồng tính, cộng đồng sinh sống đưa ra những quan điểm đánh giá như sau:

Bảng 2.2 : Quan điểm của cộng đồng ngƣời đồng tính nữ

Quan điểm Số

lượt Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan hệ tình cảm của người nữ đồng tính không bền vững, dễ thay đổi. 63 31,5

Đồng tính nữ là một bệnh, cần phải chữa trị và có thể chữa được. 75 37,5

Người đồng tính nữ là bất bình thường. 76 38,0

Đống tính nữ là trào lưu, có thể học theo, lây lan. 83 41.5

Người đồng tính nữ thường ăn mặc, biểu hiện khác giới tính thật của mình 102 51,0

Đống tính nữ là một phần của đa dạng tình dục, không phải là bệnh. 107 53,5

Người đồng tính nữ là người có vấn đề khiếm quyết về giới tính khi sinh. 114 57,0

36

Xuất phát từ cách gọi, từ nhận diện người đồng tính nữ là ai, từ quan điểm về họ, có thể phần nào thấy được những cách hiểu, cách nghĩ chưa đúng của cộng đồng dành cho người đồng tính nữ. Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, đồng tính không phải là bệnh mà là một phần của đa dạng tính dục tự nhiên. Tuy nhiên, nhìn vào bảng kết quả 2.2 cho thấy, vẫn có những quan điểm thiếu thiện cảm dành cho nhóm đồng tính nữ. Từ những cách hiểu này sẽ phần nào là cơ sở cho sự kỳ thị, coi người đồng tính không giống với những người dị tính khác. Giải thích thêm về quan điểm của nhiều người cho rằng quan hệ tình cảm của người đồng tính không bền vững, dễ thay đổi. Có thể lý giải theo hai cách sau: Đầu tiên, do khả năng bị nhầm lẫn giữa người nữ yêu nữ với người song tính (người nữ yêu được cả nam và nữ) nên khi người nữ đang yêu nữ, bị hấp dẫn bởi người nam khác, chia tay với người nữ, đến với người nam sẽ bị đánh giá là không bền vững. Thứ hai, do tính chất đặc điểm xã hội ít nhiều tác động tới người đồng tính. Bản thân họ khi yêu vẫn phải chịu áp lực từ phía gia đình, cộng đồng… đặc biệt với những người đồng tính nữ chưa công khai phải sống giấu kín xu hướng tính dục của bản thân. Để tránh bị lộ diện, họ phải che dấu bằng cách kết hôn với người khác giới. Nói cách khác, yêu nhưng không thể tiến tới hôn nhân nên bị đánh giá là không bền vững. Bên cạnh đó, về mặt tình cảm, dù là người dị tính hay đồng tính, cũng sẽ có những người yêu không chung thủy hoặc lừa dối trong chuyện tình cảm. Tuy nhiên, đây chỉ là cá thể, không thể gộp chung cho cả nhóm người đồng tính và nhìn nhận tình cảm của họ là không bền vững và dễ thay đổi. Thực tế, tình yêu của người đồng tính cũng giống như tình yêu của người dị tính, đều xuất phát từ những yếu tố cơ bản tình cảm, tâm hồn, thể chất…

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 42)