Lý thuyết “Mô hình nhận diện của Cass”

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 35)

9. Khung lý thuyết

1.2.3Lý thuyết “Mô hình nhận diện của Cass”

Lý thuyết “Mô hình Nhận diện của Cass”[4,tr.14,15] – lý thuyết do Vivienne Cass đưa ra vào năm 1979. Đây là một trong những lý thuyết được các tổ chức hỗ trợ cộng đồng LGBT quan tâm chú ý và nhắc tới nhiều nhất. Nội dung lý thuyết này thực chất là một mô hình gồm sáu giai đoạn. Mô hình này mang tính chất tiên phong, nó được xây dựng trên cái nhìn bình đẳng về các xu hướng tính dục và đã xem xét đến cả yếu tố kỳ thị động tính. Mô hình này lấy bối cảnh Xã hội còn xem đồng tính là bất thường và kỳ thị họ. Cass mô tả một quá trình gồm 6 giai đoạn khi một người đồng tính nam hoặc nữ nhận diện mình là đồng tính và hòa nhập với xã hội xung quanh.

Theo ICS, có thể các giai đoạn của Cass được trình bày theo dạng nối tiếp nhau, nhưng trên thực tế, tùy vào mỗi cá nhân, tùy vào hoàn cảnh riêng mà không nhất thiết các giai đoạn này phải trải qua lần lượt. Có cá nhân sẽ bỏ qua, có cá nhân sẽ quay ngược hoặc ở một giai đoạn nào đó nhiều lần trong đời. Các giai đoạn mà Cass đưa ra mang tính chất tổng hợp nhất, không áp dụng riêng biệt cho một trường hợp cụ thể nào. Mô hình nhận diện của Cass gồm 6 (sáu) giai đoạn như sơ đồ 2.1. Việc Cass chỉ ra sáu giai đoạn trong quá trình nhận diện của người đồng tính có ý nghĩa khá quan trọng đối với các nghiên cứu về LGBT nói chung và những tìm hiểu về người đồng tính nói riêng. Như đã nói, các giai đoạn có thể không được sắp xếp theo bất cứ thứ tự nào, nó phụ thuộc vào việc bản thân cá nhân đón nhận vấn đề ra sao, môi trường hoàn cảnh cá nhân đang tồn tại như thế nào…

(Sơ đồ 2,1: Mô hình nhận diện của Cass)

2. Giai đoạn so sánh: Chấp nhận khả năng có thể mình là người đồng tính. Quan niệm tích cực về việc khác biệt hay thể hiện ra bên ngoài.

1. Giai đoạn bối rối: Tự hỏi có phải người đồng tính hay không, thường sẽ thấy lúng túng, khó chấp nhận bản thân.

3. Giai đoạn chấp nhận: Chấp nhận việc mình là người đồng tính, nhận ra những nhu cầu tình cảm, giao tiếp xã hội.

4. Giai đoạn thừa nhận: Thừa nhận bản thân là đồng tính, kết nối nhiều hơn với người đồng tính, ít tiếp xúc dần với người dị tính.

5. Giai đoạn tự hào: Tham gia nhiều cộng đồng đồng tính, ít tiếp xúc với người dị tính, nhìn thế giới chỉ có “Đồng tính”/ “Không đồng tính”.

6. Giai đoạn hòa nhập: Xem chuyện đồng tính là một khía cạnh trong nhiều khía cạnh khác của bản thân.

hìn h Nh n di n củ a Cass

27

Trong mô hình nhận diện của Cass, giai đoạn được đưa lên đầu tiên là giai đoạn bối rối, sau đó là có những so sánh, rồi chấp nhận, thừa nhận, tự hào và hòa nhập. Không phải cá nhân nào cũng trải qua hết các giai đoạn, nhưng để có thể tiến tới giai đoạn tự hào và hòa nhập đối với mỗi cá nhân cần những điều kiện hoàn cảnh, thời giann nhất định. Ở đây, khi đề cập tới mô hình này, với dụng ý muốn khai thác từ phía bản thân người đồng tính nữ. Mặc dù không thể tách rời cá nhân và tập thể cộng đồng, tâm lý hay suy nghĩ của người đồng tính nữ cũng sẽ phải chịu ít nhiều tác động từ môi trường, hoàn cảnh sống, từ phía điều kiện xã hội nói chung, nhưng với hướng nhìn này, sẽ chủ yếu đi sâu khai thác, nhìn nhận những khó khăn, rào cản mà người đồng tính nữ gặp phải từ chính trong suy nghĩ, tư tưởng, tâm lý chủ yếu tự thân mang lại.

Sau mô hình nhận diện của Cass, các tổ chức và nhà nghiên cứu về LGBT thu gọn lại từ 6 giai đoạn xuống còn 3 giai đoạn như sơ đồ 2.2.

Với mô hình rút gọn này, các giai đoạn được nhìn nhận một cách tổng quát hơn. Tuy nhiên, những dấu hiện biểu hiện của chủ thể được nhắc đến không được chỉ ra ở từng giai đoạn như Cass. Các giai đoạn trong mô hình rút gọn này cũng sẽ không giữ nguyên vị trí đối với từng cá nhân. Không mang tính chất cố định, bắt buộc phải trải qua hết các giai đoạn hay giới hạn số lần đi qua các giai đoạn. Một cá nhân có thể bắt đầu từ giai đoạn bất kỳ, lặp lại một giai đoạn bất kỳ hoặc bỏ qua giai đoạn nào đó.

(Sơ đồ 2,2: Mô hình nhận diện rút gọn 3 giai đoạn)

Giai đoạn nhìn nhận bản thân: Đây là khoảng thời gian khởi đầu – khi bắt đầu đặt những câu hỏi, tiến dần tới bước công nhận bản thân và cân nhắc xem có nên nói cho những người xung quanh mình biết hay không.

Giai đoạn công khai: Đây là khoảng thời gian lần đầu trò chuyện, chia sẻ với mọi người về xu hướng tính dục hay bản dạng giới của mình. Những người đó có thể là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn học…

Giai đoạn sống cởi mở: Là khoảng thời gian từ sau lần đầu trò chuyện, chia sẻ với mọi người. Chủ động hơn trong việc tâm sự về cuộc sống đời thường của người LGBT, tùy theo hoàn cảnh đã lựa chọn.

28

Với lý thuyết này sẽ vận dụng vào nghiên cứu để lý giải tâm lý thông qua các giai đoạn tiến tới công khai xu hướng tính dục của người đồng tính nữ.

1.3 Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Sơ lược về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân số quận Hà Đông

Theo thông tin từ phòng Tài nguyên và môi trường quận Hà Đông – thành phố Hà Nội: Hà Đông là quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ song Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 11km về phía Tây. Quận Hà Đông nằm dọc theo quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê. Quận Hà Đông có toạ đô ̣ địa lý 20059 vĩ độ Bắc, 105045 kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diê ̣n tích tự nhiên 4833,7 ha và 17 đơn vị hành chính phường Quang Trung, Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Vạn Phúc, Phúc La, Yết Kiêu, Mộ Lao, Văn Quán, La Khê, Phú La, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Dương Nội, Biên Giang, Đồng Mai. Trụ sở Ủy ban Nhân dân quận tại số 4 phố Hoàng Văn Thụ, Hà Đông, Hà Nội. Dân số khoảng 225.100 người (năm 2009). Ranh giới tiếp giáp như sau : Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức, Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huy ện Chương Mỹ, Phía Đông giáp huyê ̣n Thanh Trì và qu ận Thanh Xuân, Phía Tây giáp huyê ̣n Hoài Đ ức và huyê ̣n Quốc Oai . Hà Đông là vùng đồng b ằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằng phẳng, đô ̣ chênh địa hình không lớn, biên đô ̣ cao trình nằm trong khoảng 3,5 m - 6,8 m. Với đặc điểm đ ịa hình bằng phẳng, quận Hà Đông có điều kiê ̣n thuâ ̣n l ợi trong thực hiê ̣n đa d ạng hóa cây trồng vâ ̣t nuôi , luân canh tăng vụ, tăng năng suất.

1.3.2 Sơ lược về lịch sử, điều kiện văn hóa, xã hội quân Hà Đông.

Thông tin được cung cấp từ Ban tuyên giáo quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội: Năm 1888, tỉnh Hà Đông được thành lập, tỉnh lỵ đóng ở làng Cầu Đơ, nên được gọi là tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sát nhập lại thành tỉnh Hà Tây và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây. Ngày 1

29

tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội.

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Đông. Hà Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội (sau quận Long Biên). Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự.

Về kinh tế: Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53.5%, thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 45.5%, nông nghiệp chỉ còn 1.0%. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005- 2008) đạt 17.7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.

Về đầu tư, xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Xa La, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, Dương Nội trục đô thị phía Bắc, dự án đường trục phía nam Hà Nội…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla.

Về làng nghề: Hà Đông có nghề dệt lụa nổi tiếng với làng lụa Vạn Phúc. Đây là một trong những thế mạnh phát triển dịch vụ kết hợp du lịch của quận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về giáo dục: Hiện quận Hà Đông có 65 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trong đó có 15 trường đạt chuẩn Quốc gia. Có 11 trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn quận.

Về Văn hóa – Giáo dục: Từ năm 1990, Hà Đông là địa bàn điển hình của tỉnh Hà Tây về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa. Năm 2008, có 82% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 27 làng, khu phố, 82 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa. 100% phường có mạng lưới y tế với đủ trạm y tế và bác sỹ. Nhiều năm liên tục, Hà Đông giữ vững tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1%/ năm.

30  Nhận định chung về quân Hà Đông

Sở dĩ chọn địa bàn quận Hà Đông làm địa bàn nghiên cứu dành cho khách thể phụ là người dân, gia đình, bạn bè của người đồng tính nữ vì:

Có thể thấy, quận Hà Đông – là một trong những quận có tốc độ phát triển nhanh và mức sống dân cư tương đối ổn định. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, là một trong những điển hình của mô hình chuyển đổi lên kinh tế thị trường. Đề tài chọn nghiên cứu trường hợp tại địa bàn này với mong muốn nhìn nhận những khó khăn mang lại từ một cộng đồng được đánh giá là tương đối phát triển đối với người nữ đồng tính. Bên cạnh đó, quận Hà Đông là một trong những quận có sự phát triển đa dạng về dân cư, kinh tế… Chính vì vậy, khi nghiên cứu tại địa bàn sẽ tiếp cận, khai thác được nhiều khách thể khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở nghiên cứu trường hợp, cộng đồng người dân tại quận Hà Đông không có ý nghĩa đại diện cho toàn thành phố Hà Nội hoặc cho toàn lãnh thổ Việt Nam. Nghiên cứu cộng đồng này sẽ là tiền đề, mẫu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về các cộng đồng có đặc điểm kinh tế, chính trị giống như địa bàn này hoặc mở rộng nghiên cứu tại những địa bàn có đặc điểm khác so với cộng đồng quận Hà Đông đã được đề cập nghiên cứu ở đây.

Mặt khác, do tác giả sinh sống tại địa bàn quận Hà Đông, chính vì vậy tương đối hiểu về địa bàn và đặc điểm nhân khẩu chung, có những thuận lợi nhất định trong quá trình thu thập thông tin.

Khó khăn khi nghiên cứu tại địa bàn Hà Đông: Do tập trung đa dạng nhiều loại dân cư từ các tỉnh thành khác tới, nên việc thống kê dân cư trên địa bàn để nghiên cứu còn thiếu chính xác. Việc tiếp cận dân nhập cư cũng gặp ít nhiều khó khăn.

1.4 Nhận diện về ngƣời đồng tính nữ tại Việt Nam

Các nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy rằng: Đồng tính là những biến thể thông thường của đa dạng sinh học. Theo Tiến sỹ Bruce Bagemihl – tác giả của cuốn “Biological Exuberance: Animal Homosexuality and Natural Disversity” thì khoa học đã ghi nhận đồng tính có trong hơn 1500 loại động vật có vú, chim, bò sát, côn trùng và các động vật khác trên toàn Thế giới. Điều này khiến chúng ta không

31

thể chối cãi sự tồn tại của đồng tính trong tự nhiên. Đồng tính được chứng minh là một sự đa dạng sinh học của tính dục tự nhiên, không phải là bệnh, không lây lan. Trải qua nhiều thập kỷ, dù có thời gian, loài người cố gắng sử dụng các loại thuốc, giải phẫu… mọi cách có thể nghĩ ra để tiến hành chữa cho người “bị” đồng tính, nhưng thực tế, đồng tính vẫn tồn tại, không bị chữa trị hay đào thải. Trong những báo cáo khoa học, chưa một ai có thể tìm ra nguyên nhân của đồng tính, những nhà khoa học uy tín và những tổ chức y tế có tiếng nói trên Thế giới đều đi tới công nhận, đồng tính không phải là bệnh. Theo một tài liệu tổng hợp của tổ chức ICS dành cho cộng đồng người LGBT ( người đồng tính, song tính và chuyển giới), tỷ lệ người LGBT trên Thế giới từ 5 – 10 % dân số, không ít đi hay nhiều hơn qua các thời kỳ. Tỷ lệ này khá ổn định và không chịu sự đào thải của tự nhiên. Cộng đồng người đa số người dị tính không hiểu hết về họ, không có nghĩa họ là những người bất bình thường và là khiếm khuyết của Xã hội. Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Nam làm việc tại Viện Chiến lược và chính sách y tế là một trong những người có quan tâm và nhiều nghiên cứu về đồng tính tại Việt Nam. Theo bà tìm hiểu nghiên cứu, tỷ lệ người đồng tính nói riêng từ khoảng 1 – 5%, với Việt Nam, tỷ lệ an toàn mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là ở mức 3%.

Tại Việt Nam, quan hệ đồng giới không bị tội phạm hóa, nhưng theo kết quả nghiên cứu của iSEE (Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường) thì việc kỳ thị đối với người đồng tính nói chung và với đồng tính nữ nói riêng còn phổ biến. Đa số mọi người cho rằng đồng tính là không bình thường. Theo một nghiên cứu mà iSEE đưa ra thì 20% khi bị phát hiện là người đồng tính mất bạn, 15% bị gia đình chửi mắng, đánh đập, 4.5% từng bị tấn công, 1.5% bị đuổi học và 4.1 % bị đuổi khỏi chỗ ở, 6.5% mất việc là với lý do là người đồng tính.

Pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới, nhưng cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn với cộng đồng người tiểu số này. Từ tháng 7/2013, dự thảo sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình trải qua nhiều kỳ họp thảo luận, lấy ý kiến, trong đó có vấn đề hôn nhân đồng tính. Tháng 7/2013, ban soạn thảo dự luật bỏ điều "cấm", có giải quyết hậu quả pháp lý về tài sản, con cái của việc sống chung như vợ chồng giữa những người đồng tính. Tháng 9/2013, dự luật chuyển "cấm" thành

32

"không thừa nhận", không đề cập đến hậu quả pháp lý, tài sản, con cái của việc sống chung giữa họ. Đến tháng 5/2014, dự luật chuyển "cấm" thành "không thừa nhận", và bỏ điều 16 trong dự thảo trước đó, tức không còn giải quyết hậu quả pháp lý về tài sản, nội trợ hoặc con cái giữa những người đồng tính. Mặc dù cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam có cuộc vận động 16+ mong muốn giữ lại điều 16 trong bộ luật và thêm một số quyền dành cho người đồng tính. Tuy nhiên, đến nay, mong muốn này vẫn là một sự chờ đợi. Với riêng cộng đồng người đồng tính nữ, trong một cuộc điều tra của iSEE năm 2012, có 92% người được hỏi

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 35)