Lý thuyết lệch chuẩn

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 32)

9. Khung lý thuyết

1.2.1 Lý thuyết lệch chuẩn

Sai lệch xã hội hay lệch chuẩn là nói đến sự không chuẩn, không phù hợp của hành vi với các quy tắc, giá trị, chuẩn mực của xã hội, của nhóm hoặc của cộng đồng. Thuyết này được đề cập khá nhiều trong các lý thuyết xã hội học và được nhắc đến với những cái tên như Durkhiem (cấu trúc chức năng), Robert Merton (lý thuyết xung đột)…Việc xác định hành vi là chuẩn hay lệch chuẩn, sai lệch phụ thuộc vào văn hóa, đặc điểm nhóm, cộng đồng xã hội. Tùy thuộc vào từng cộng đồng khác nhau mà sẽ có những quan niệm về quy tắc, giá trị chuẩn mực khác nhau. Bên cạnh đó, yếu tố thời gian cũng là tác nhân dẫn tới việc xác định hành vi có lệch chuẩn hay không. Như vậy, có thể nói, ở từng thời điểm khác nhau, từng không gian khác nhau, hệ giá trị chuẩn mực kéo theo đó là những quan niệm về lệch chuẩn là khác nhau.

Không có hành vi nào mang tính lệch chuẩn bất biến. Ví dụ, tại Đan Mạch màu đỏ có ý nghĩa tích cực nhưng tại một vài nước Châu Phi màu đỏ lại là biểu tượng của yêu thuật hay sự chết chóc. Ở Campuchia, người dân không thích số 8, đặc biệt là doanh nhân vì nghĩ nó là hình ảnh của chiếc còng tay, nhưng ở Việt Nam

24

hoặc Trung Quốc, thì số 8 lại là con số may mắn, phát tài phát lộc, doanh nhân đặc biệt ưa chuộng. Điều này có thể thấy, ở mỗi tiểu văn hóa khác nhau, có những tiêu chuẩn, hệ giá trị khác nhau, có thể với vùng tiểu văn hóa này thì hành vi là chuẩn mực, nhưng vẫn hành vi đó, khi ở tiểu văn hóa khác lại trở thành lệch chuẩn.

Một ví dụ khác về sự không bất biến của hành vi lệch chuẩn liên quan tới vấn đề thời gian: Tại Việt Nam, thời kỳ bao cấp, việc kinh doanh buôn bán tiểu tư sản bị cấm gần như triệt để, đây có thể nói là một hành vi lệch chuẩn, đi ngược lại tinh thần Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, việc phát triển kinh doanh buôn bán lại được nhà nước chú trọng quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.

Trong xã hội học, mỗi trường phái có cách giải thích lệch chuẩn khác nhau. E.Durkhiem với góc nhìn của trường phái cấu trúc chức năng, thì lệch chuẩn là một phần của sự vận động Xã hội. Ông cho rằng lệch chuẩn là một bộ phận gắn liền với sự phát triển của Xã hội, gồm bốn chức năng: Thứ nhất: sự lệch chuẩn khẳng định giá và tiêu chuẩn của văn hóa. Thứ hai: sự lệch chuẩn làm sáng tỏ ranh giới của đạo đức thông qua các phản ứng với những sai lệch. Thứ ba: thông qua sự phản ứng của cộng đồng với những lệch lạc xã hội làm tăng tính thống nhất của xã hội. Thứ tư: sự lệch lạc khuyến khích sự thay đổi xã hội vì nó đưa ra các biện pháp thay đổi các giá trị và tiêu chuẩn đang tồn tại.

Quay trở lại vấn đề đồng tính luyến ái có là lệch chuẩn hay không, điều này sẽ thay đổi theo không gian và thời gian. Tại một số nước phương Tây, việc kết hôn đồng giới được pháp luật thừa nhận, người đồng tính được thừa nhận công khai, nhưng tại Việt Nam, đây vẫn là vấn đề để ngỏ. Tại Hi Lạp cổ xưa, có những đội quân là người đồng tính, họ được chấp nhận sinh sống như những người dị tính khác. Nhưng hiện nay, đặc biệt là tại Việt Nam, đồng tính có là lệch chuẩn hay không vẫn đang được đánh giá bởi nhiều suy nghĩ, con mắt khác nhau. Khi sử dụng lý thuyết lệch chuẩn trong nghiên cứu này nhằm lý giải những nhận định, hành vi của cộng đồng đối với người đồng tính nữ trong thời điểm hiện tại của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)