Thái độ, hành vi của cộng đồng đối với người đồng tính nữ:

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 45)

9. Khung lý thuyết

2.1.2Thái độ, hành vi của cộng đồng đối với người đồng tính nữ:

Với những cách hiểu chưa toàn diện và chính xác về thuật ngữ, nhận thức đồng tính nữ là ai và quan điểm về họ còn sai lệch, dẫn tới thái độ của cộng đồng về người đồng tính nữ cũng có những trường hợp chưa chính xác. 82,5% cộng đồng nhận định hiện nay người đồng tính nữ có bị phân biệt đối xử. Điều này có nghĩa đa số cộng đồng cũng nhận thấy người đồng tính nữ đang bị kỳ thị.,

37

Biểu đồ 2.3: Cộng đồng nhận định hiện nay ngƣời nữ đồng tính có bị phân biệt đối xử (Đơn vị:% ) 17,5 82,5 Có Không (Nguồn : Khảo sát thực tế)

Tiếp tục tìm hiểu về thái độ của cộng đồng dành cho người đồng tính nữ, trước hết là đánh giá chung về thái độ của cộng đồng dành cho người đồng tính nữ hiện nay. Hai cách thể hiện mà người dân thường bộc lộ ra với người đồng tính là ghét bỏ/ xa lánh (69%) và ghê sợ (74.5%). 43.5% cho rằng cộng đồng xem thường người đồng tính nữ. 35.5% cho rằng cộng đồng đối xử bình thường như những người khác. Những biểu hiện tích cực nằm ở nhóm ít được lựa chọn: chỉ có 27% có thái độ cảm thông, chia sẻ. Tỷ lệ này ít đi với lần lượt các phương án khác: hòa đồng có 8%, tôn trọng 4% và không có người nào cho rằng cộng đồng có sự ngưỡng mộ dành cho người đồng tính nữ.

Biểu đồ 2.4: Cộng đồng đánh giá thái độ chung đối với ngƣời đồng tính nữ

(Đơn vị:% ) 74.5 69 43.5 35.5 27 8 6.5 4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ghê sợ Ghét bỏ/ Xa lánh Xem thường Bình thường Cảm thông/ Chia sẻ Hòa đồng T ức giận T ôn trọng (Nguồn: Khảo sát thực tế)

38

Nhìn chung, khảo sát thực tế cho thấy cộng đồng có nhận thức được người đồng tính nữ đang bị kỳ thị và chịu những thái độ tiêu cực từ phía mọi người xung quanh. Có lẽ chính thái độ cư xử thiếu thiện cảm như vậy đã vô tình trở thành rào cản cho đồng tính nữ công khai xu hướng tính dục của bản thân.

Kết quả này cũng không có sự thay đổi nhiều khi khảo sát thái độ của chính bản thân người tham gia trưng cầu ý kiến với người đồng tính nữ đã công khai trong cộng đồng.

Biểu đồ 2.5: Thái độ của cộng đồng với ngƣời đồng tính nữ.

(Đơn vị:% ) 45.9 41.6 23.2 20.5 9.7 8.6 6.5 5.4 2.2 1.1 1.1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Ghê/ sợ Bình thường Kỳ thị Xa lánh Cảm thông Tôn trọng Lo lắng Hòa đồng Ủng hộ Tức giận Yêu thương (Nguồn: Khảo sát thực tế)

Biểu đồ 2.5 Phản ánh thái độ của 185 người không có ai quen biết là người đồng tính trong tổng số 200 người tham gia khảo sát. Thái độ tiêu cực vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với những thái độ tích cực dành cho người đồng tính nữ. Cụ thể, 23.2% người có thái độ kì thị, 20.5% xa lánh, 45.9% ghê/ sợ. Trong khi đó các thái độ tích cực dành cho người đồng tính nữ đều ở mức dưới 10%. Thái độ trung lập bình thường chiếm 41.6%. Như vậy, thái độ của cộng đồng dành cho người đồng tính vẫn chưa thực sự cởi mở, thiếu thân thiện.

Với cách hiểu chưa đúng, thì việc có thái độ thiếu tích cực với những người nữ đồng tính là điều có thể lý giải. Bên cạnh đó, trong số 185 người không có ai quen biết là người đồng tính nữ, có 81.1% đã từng thấy người đồng tính công khai xu hướng tính dục của bản thân, đánh giá của họ về vấn đề này cho thấy phần nào sự cảm thông của cộng đồng với người đồng tính nữ.

39

Cùng với việc tìm hiểu những hiểu biết của cộng đồng sinh sống tại Hà Đông, tiến hành xem xét thái độ đối với người đồng tính nữ, kết quả thu về cho thấy bản thân họ cũng nhận thấy cộng đồng Việt Nam có sự kỳ thị đối với người đồng tính nữ. Theo như kết quả khảo sát 39 trường hợp đồng tính nữ, dưới đây là bảng về thái độ và hành vi của cộng đồng đối với người đồng tính nữ.

Bảng 2.3: Ngƣời đồng tính nữ nhận xét về thái độ của bạn bè và cộng đồng đối với bản thân (Đơn vị:% ) Thái độ Đối tượng Bạn bè Thầy cô Hàng xóm Đồng nghiệp

1, Coi thường / Khinh bỉ 5,1 7,7 17,9 12,8

2, Ghê sợ 7,7 7,7 30,8 25,6

3, Sốc 15,4 12,8 38,5 46,2

4, Lo lắng / Hoang mang 5,1 2,6 7,7 7,7

5, Tức giận 2,6 2,6 5,1 5,1

6, Vẫn bình thường, không có gì thay đổi 76,9 10,3 5,1 17,9

7, Gần gũi và quan tâm hơn 23,1 0,0 0,0 0,0

8, Thông cảm 56,4 2,6 0,0 2,6

9, Hòa đồng/ thân thiện 41,0 2,6 0,0 0,0

10, Tôn trọng 69,2 0,0 0,0 28,2

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Bảng 2,4 : Ngƣời đồng tính nữ nhận xét về hành vi của bạn bè và cộng đồng đối với bản thân (Đơn vị: ) STT Hành vi Đối tượng Bạn bè Thầy cô Hàng xóm Đồng nghiệp 1 Bàn tán, nói xấu 12,8 5,1 25,6 25,6 2 Xa lánh/cô lập 17,9 7,7 10,3 15,4

40

3 Bị cho thôi việc / ép phải thôi việc vì áp lực 2,6 5,1 0,0 15,4 4 Làm tổn thương về thể xác (Đánh đập…) 10,3 7,7 10,3 2,6

5 Mắng chửi, lăng mạ, sỉ nhục 5,1 5,1 7,7 12,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Ngăn cấm chuyện tình cảm 12,8 7,7 7,7 12,8

7 Phát tán thông tin, hình ảnh cá nhân với những

người khác, lên trang mạng xã hội 15,4 10,3 7,7 7,7 8 Đối xử không công bằng, có định kiến trong kết

quả học tập, làm việc 5,1 17,9 2,6 12,8

9 Không quan tâm, bỏ mặc 12,8 7,7 35,9 28,2

10 Đe dọa, bắt nạt, tống tiền 5,1 5,1 2,6 5,1

11 Lên án, coi là những người bị bệnh hoạn 12,8 2,6 64,1 23,1 12 Đối xử bình thường, không có sự phân biệt 69,2 12,8 7,7 17,9 13 Đối xử tôn trọng/thân thiện/ bình đẳng 56,4 33,3 12,8 15,4 14 Trân trọng năng lực/ khả năng/ những đóng góp

cho cộng đồng, xã hội 53,8 28,2 5,1 30,8

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Có thể thấy, riêng ở nhóm bạn bè, xu hướng thái độ và hành vi tích cực có tỷ lệ cao hơn những nhóm khác. Ngược lại, ở hai nhóm hàng xóm và đồng nghiệp, thái độ và hành vi tiêu cực được lựa chọn nhiều hơn so với những nhóm còn lại. Riêng nhóm thầy cô giáo, thái độ và hành vi không hướng hẳn về một chiều hướng riêng biệt nào.

Từ hướng nhìn của người đồng tính nữ thì bạn bè là nhóm cộng đồng tạo cho người đồng tính nữ ít cảm giác bị kỳ thị nhất.

41

Biểu đồ 2.6: Quan điểm của cộng đồng về việc ngƣời đồng tính nữ công khai xu hƣớng tính dục (Đơn vị:% ) 43.4 33.6 27 18.4 11.8 5.3 2.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tôn trọng Không quan tâm Không đồng tình Dũng cảm Thiếu suy nghĩ Ngưỡng mộ Nên có (Nguồn: Khảo sát thực tế)

Trong 150 người đã từng thấy người đồng tính nữ công khai xu hướng tính dục của mình, có 18.4% cho rằng những người đồng tính nữ công khai là những người dũng cảm. 5.3 % cảm thấy ngưỡng mộ, 2.6% nghĩ rằng nên có những người như vậy để giúp mọi người hiểu và biết thêm về đồng tính. Có 43.4% tôn trọng quyết định của những người nữ đồng tính đã công khai. Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá tích cực, thì có 33.6% không quan tâm, 11.8% cho rằng đây là hành động thiếu suy nghĩ và 27% không đồng tình với việc làm này. Theo như chia sẻ của Chunie – một bạn đồng tính nữ đã công khai xu hướng tính dục của mình thì khi quyết định để mọi người biết mình là người đồng tính, đa số các bạn đã chấp nhận hoặc chuẩn bị tâm lý đón nhận những ý kiến, những ánh mắt thiếu thiện cảm từ phía cộng đồng. Tuy nhiên, việc một người đứng ra công khai, bên cạnh mục đích muốn sống đúng với bản thân mình, thì họ còn ảnh hưởng tới những người đồng tính khác. Ảnh hưởng đó có thể là tích cực khi những bạn đồng tính đang chuẩn bị muốn công khai sẽ có thêm động lực để làm điều mình đang ấp ủ, nhưng ngược lại, sẽ là ảnh hưởng tiêu cực nếu như chứng kiến phản hổi không tốt từ phía cộng đồng, tâm lý lo sợ sẽ càng nặng nề hơn.

42

“Mới đầu mình không nghĩ sẽ công khai, vì trước đó đã từng chứng kiến một bạn trong cộng đồng công khai với đồng nghiệp bị cô lập, bàn tán và phải nghỉ việc. Nhưng rồi khi mình có người yêu, khi hai đứa đã chuẩn bị hết những tâm lý thì chấp nhận những ánh mắt, bàn tán như thế, mình may mắn được gia đình chấp nhận, bạn bè thì ủng hộ, chia sẻ. Mình thấy để một người quyết định comeout hay không chi phối bởi nhiều yếu tố lắm. Đôi khi chỉ một vài lời nói cho vui của người khác khi nhận xét người đồng tính thế này thế nọ cũng đủ khiến bọn mình cảm giác chán nản và mệt mỏi.” (PVS 6, Chunie, 28 tuổi, Nhân viên Maketting)

Với người đồng tính nữ, định kiến xã hội, những nhận thức không đúng về họ vẫn luôn là rào cản khiến họ chưa thể công khai sống là mình.

Với 185 người không có người quen là người đồng tình nữ, 48.6% cho rằng người đồng tính nữ nên tiết lộ xu hướng tính dục của bản thân và 51.4% cho rằng người đồng tính nữ không nên tiết lộ xu hướng tính dục của họ cho mọi người.

Trong 48.6% ủng hộ những người đồng tính nữ nên tiết lộ xu hướng tính dục của bản thân, có 66.7% cho rằng người đồng tính nữ sẽ không phải che dấu, được sống thật là mình. 71.1% ủng hộ người đồng tính nữ nên công khai vì không phải lừa dối gia đình. Và không phải yêu hoặc kết hôn với người mình không yêu là lý do của có 73.3% chọn ủng hộ người đồng tính nữ nên công khai.

Bên cạnh đó, 51.4% không đồng ý với việc người đồng tính nữ tiết lộ xu hướng tính dục của bản thân. Cụ thể: 85.3% nghĩ rằng gia đình sẽ đau khổ khi được biết xu hướng tính dục của người đồng tính nữ, 24.2% lựa chọn lý do người đồng tính nữ sẽ mất đi danh dự của chính bản thân họ và của cả gia đình. 50.5% cho rằng người đồng tính nữ sẽ bị xa lánh, 29.5% chọn không ủng hộ vì nữ đồng tính sẽ học tập, làm việc khó khăn hơn. Có 72.5% cho rằng người đồng tính nữ tiết lộ xu hướng tính dục cũng không giải quyết được vấn đề gì. Ngoài ra có chiếm 28.4% cho rằng nếu người đồng tính nữ công khai xu hướng tính dục Xã hội sẽ không thừa nhận.

Có thể thấy, mặc dù nhận thức và thái độ của cộng đồng còn chứa sự kỳ thị nhưng phần nào họ đã thấy được những khó khăn của người đồng tính nữ.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát thu về, 7.5% có bạn bè là người đồng tính nữ và thái độ của họ đối với người đồng tính nữ có xu hướng tích cực hơn.

43

Bảng 2.5: Thái độ của bạn bè đối với ngƣời đồng tính nữ (Đơn vị% )

STT Thái độ Cộng đồng Bạn bè 1 Sốc - 20 2 Tức giận 1,1 0 3 Thất vọng - 20 4 Ghê/ Sợ 45,9 13,3 5 Lo lắng / Hoang mang 6,5 20 6 Tôn trọng 8,6 26,7 7 Bình thường 41,6 60 8 Bình tĩnh - 26,7 9 Cảm thông / Chia sẻ 9,7 26,7 10 Vui vẻ / Hòa đồng 5,4 26,7 (Nguồn: Khảo sát thực tế)

Bảng 2.4 và bảng 2.5, có thể thấy, thái độ và hành vi của bạn bè đối với người đồng tính nữ có xu hướng tích cực hơn so với cộng đồng không quen biết. Với người đồng tính nữ, ngoài gia đình, thì bạn bè cũng là một trong những đối tượng thường được họ tiết lộ xu hướng tính dục đầu tiên.

“Mình chia sẻ việc mình là người đồng tính với bạn đầu tiên. Thực tế thì có khi là vì chúng nó biết rồi, nên khi mình nói, chả đứa nào ý kiến gì cả. Thậm chí có con bạn còn ủng hộ và hay nghe mình chia sẻ mấy chuyện tình cảm. Cũng thấy may mắn vì có mấy đứa bạn hiểu.” (PVS2, Bocap, 25 tuổi, giảng viên ngoại ngữ).

“Mình chưa comeout, nhưng dự định một thời điểm thích hợp sẽ nói cho bạn thân đầu tiên. Cũng thử thăm dò phản ứng của nó mấy lần về người đồng tính, thấy nó cũng không phản ứng gay gắt gì hết. Mình cũng nghĩ bạn bè thân sẽ dễ nói chuyện với nhau hơn.” (PVS 7, Yellowcat, 21 tuổi, sinh viên).

Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, có thể thấy, với người đồng tính nữ, bạn bè đặc biệt là bạn thân có xu hướng dễ chấp nhận xu hướng tính dục của họ hơn so với những đối tượng khác. Bạn bè thân thường tiếp xúc và hiểu được bản chất con người của những người đồng tính nữ, chính vì vậy, việc họ yêu ai không ảnh hưởng quá nhiều tới mối quan hệ bạn bè giữa họ.

44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Thời gian đi du học về cũng là thời gian mình và bạn gái chia tay. Mọi thứ rất tồi tệ. Mình quyết định nói cho những người bạn thân của mình biết mình là người đồng tính. Mấy đứa bạn đã giúp mình rất nhiều. Còn tìm cách hàn gắn cho mình với bạn gái.” (PVS1, Leo, 25 tuổi, Biên dịch viên)

Người đồng tính nữ thường tiết lộ xu hướng tính dục của mình với bạn thân hơn vì đối tượng này dễ chấp nhận, đồng cảm với họ hơn. Mặc dù vậy, từ phía bạn bè, người đồng tính nữ vẫn gặp phải những vấn đề liên quan tới sự kỳ thị ngầm. Bên cạnh những thái độ tích cực từ phía bạn bè như vui vẻ, hòa đồng, cảm thông, bình tĩnh cùng với những hành vi đối xử bình thường, tôn trọng thì vẫn có những thái độ theo hướng tiêu cực như sốc, thất vọng, lo lắng hoang mang (20%) và ghê sợ (13.3%), hành vi tiêu cực như bàn tán, nói xấu, xa lánh, cô lập (cùng ở mức 13,3%). Có thể thấy, việc chấp nhận người đồng tính nữ giữa bạn bè bình thường và bạn thân có cấp độ khác nhau.

“Nếu không phải là bạn thân thì mình sẽ cân nhắc nhiều hơn trong việc có comeout hay không. Vì thực sự thì bạn bè bình thường cũng chẳng biết thế nào. Mình từng bị bạn cùng phòng ký túc nghi là đồng tính, nên kiểu cố tránh xa, và còn đi nói với các bạn khác trong phòng nữa. Một thời gian sau mình phải chuyển khỏi ký túc ra ngoài thuê phòng sống. Không phải cứ là bạn bè thì ai cũng hiểu và chấp nhận mình đâu.” (PVS 4, Maruko, 24 tuổi, Nhân viên văn phòng).

Đa số những người đồng tính nữ có ý định tiết lộ xu hướng tính dục tại thời điểm hiện tại có độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Chính vì vậy, bạn bè những người đồng tính nữ thường nằm trong độ tuổi này. Với khoảng tuổi từ 18 đến 35 là độ tuổi trẻ, khả năng tiếp cận các tin tức khoa học tốt hơn so với những độ tuổi khác. Ngoài ra, suy nghĩ và cách nhìn cũng không bị ảnh hưởng nặng nề bởi lối suy nghĩ của hệ tư tưởng phong kiến. Chính vì vậy, đối tượng bạn bè thường được xem là đối tượng dễ chia sẻ hơn. Mặt khác, đặc biệt là bạn thân, những người hiểu tính cách, đồng cảm với người đồng tính nữ hơn sẽ dễ dàng chấp nhận xu hướng tính dục của người nữ đồng tính hơn.

45

Tiểu kết:

Từ hướng nhìn của cộng đồng đối với người đồng tính nữ, sự kỳ thị và phân biệt vẫn còn tồn tại khá rõ nét trong thời điểm hiện tại. Cộng đồng sinh sống vẫn đang có những khái niệm, nhận thức chưa đúng về người đồng tính nữ. Hình ảnh của người đồng tính nữ được phác họa chưa hoàn toàn chính xác với những chứng minh khoa học trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, so với cộng đồng đang sinh sống, thì bạn bè đặc biệt là bạn thân là nhóm đối tượng được đánh giá là dễ chấp nhận xu hướng tính dục của người đồng tính nữ hơn.

Để Xã hội hiểu và chấp nhận người đồng tính nữ cần phải thay đổi cách nhìn nhận về họ. Bản thân người đồng tính nữ cũng giống như những người dị tính khác. Họ hoàn toàn bình thường, chỉ đặc biệt vì đối tượng xác định để yêu không phải là một người khác giới. Về nhân cách đạo đức, về năng lực, về lối sống… hoàn toàn như những người khác trong xã hội.

Một phần của tài liệu Nhận diện những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 45)