Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà

116 1.2K 4
Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN: NGÔ THẾ DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐINH ĐĂNG QUANG Hà Nội - 2013  LỜI CẢM ƠN  Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành chương trình khóa học Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Viện Đại học Mở Hà Nội và hoàn thành luận văn “Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà”. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Đăng Quang, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tác giả hoàn thành luận văn này. Gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau Đại học - Viện Đại học Mở Hà Nội và Công ty bánh kẹo Hải Hà đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi thiếu sót, người nghiên cứu mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Tác giả Ngô Thế Dương MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Những đóng góp của đề tài 3 6. Nội dung luận văn 4 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ 5 1.1. TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với sự phát triển của doanh nghiệp 5 1.1.2. Khái niệm và phân loại thị trường tiêu thụ sản phẩm 9 1.1.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo 13 1.2. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 17 1.2.1. Quan điểm về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 17 1.2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 21 1.2.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 25 Chương 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 35 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 35 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 35 2.1.3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty 40 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 48 2.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA 52 2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo thị trường 52 2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo kết cấu mặt hàng 54 2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo thời gian 55 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 56 2.3.1. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty 56 2.3.2. Các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty 61 2.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI TRONG VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 65 2.4.1. Những thành công chủ yếu và nguyên nhân 65 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 67 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ TRONG THỜI GIAN TỚI 71 3.1. DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM BÁNH KẸO CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 71 3.1.1. Triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam 71 3.1.2. Triển vọng mở cửa thị trường xuất khẩu mặt hàng mới của Việt Nam 74 3.1.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo từ năm 2015 đến 2020 77 3.1.4. Phân tích môi trường cạnh tranh 80 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 89 3.2.1. Các giải pháp về marketing trong nước 89 3.2.1.2. Các giải pháp về giá cả 90 3.2.1.3. Các giải pháp về kênh phân phối 91 3.2.2. Các giải pháp về marketing quốc tế 91 3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 104 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 108 KẾT LUẬN 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Lưới mở rộng sản phẩm/thị trường của Ansoff. 20 Bảng 2.1: Doanh thu nội địa tại các vùng thị trường 43 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty 47 Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 4 năm ( 2009 – 2012 ) 51 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của một số nước khác 53 Bảng 2.5: Doanh thu một số sản phẩm chủ yếu của Công ty qua các năm 55 Bảng 2.6: Doanh thu của Công ty theo quý 56 Bảng 2.7: Số lượng thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà qua các năm ( 2010 - 2012 ) 60 Bảng 3.1: Dự kiến nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đến 2020 74 Bảng 3.2: Doanh số/ doanh thu hàng bánh kẹo tại Việt Nam – Số liệu và Dự báo 78 Bảng 3.3: Mặt hàng kẹo đường tại Việt Nam – Số liệu và Dự báo 79 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 38 Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất kẹo Chew 46 Biểu đồ 2.1: Doanh thu của Công ty qua các năm 49 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu 50 Biểu đồ 2.3: Đồ thị kim ngạch xuất khẩu tại thị trường Lào 52 Biểu đồ 2.4: So sánh doanh thu nội địa của công ty giữa 3 miền năm 2012 54 Biểu đồ 2.5: Thị phần của thị trường bánh kẹo 57 Hình 1.1: Bộ ba chiến lược 31 Hình 3.1: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2002-2011 (%) 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển phải có thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình. Doanh nghiệp thương mại thì hoạt động chủ yếu là trên thị trường. Doanh nghiệp công nghiệp phải hoạt động cả trên lĩnh vực sản xuất cả trên thị trường. Muốn duy trì và phát triển sản xuất phải làm tốt khâu tiêu thụ và việc đó chỉ thực hiện được qua việc mở rộng thị trường. Trước kia trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp không phải lo về thị trường tiêu thụ. Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra được Nhà nước phân phối đến các đơn vị và cá nhân có nhu cầu. Ngày nay với cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, mọi doanh nghiệp sản xuất ngoài việc phải thực hiện tốt sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất còn phải tìm ra cho mình một thị trường phù hợp để tiêu thụ những sản phẩm sản xuất ra. Trong khi đó, thị trường thì có hạn về khối lượng tiêu dùng. Do vậy các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giữ cho mình phần thị trường cũ và tìm kiếm mở rộng thêm những thị trường mới để mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ năm 2003, nền kinh tế nước ta đã bước vào hội nhập trong sự biến đổi đa dạng của nền kinh tế toàn cầu với các diễn biến phức tạp của thị trường như tình hình cung cầu không ổn định, cạnh tranh khốc liệt và sự ảnh hưởng từ chiến tranh Trung Đông. Nước ta bước đầu thực hiện hiệp định AFTA, CEPT tiến tới việc xóa bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế thương mại đồng thời với lộ trình cắt giảm thuế quan, hoạt động sản xuất trong nước do đó cũng gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam một mặt đang đứng trước những cơ hội lớn từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác phải đối mặt với không ít thách thức. Do đó việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa luôn là một vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp 2 sản xuất kinh doanh thua lỗ, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà công tác tiêu thụ sản phẩm không đạt hiệu quả cao thì dẫn đến vòng quay của vốn thấp, hàng tồn kho nhiều vì thế lợi nhuận cũng giảm. Vậy vấn đề tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra là một vấn đề hết sức cấp bách, là mấu chốt quyết định đến khả năng tăng trưởng và cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ khi nào công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì doanh nghiệp mới có điều kiện tái sản xuất, tạo nguồn tích lũy cho doanh nghiệp. Là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà cũng không đứng ngoài xu thế chung là hội nhập kinh tế thế giới và buộc phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong và ngoài nước. Đứng trước tình hình đó, việc tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một đòi hỏi cấp bách và được đặt ở vị trí trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của Công ty. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà " làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà những năm qua, từ đó, rút ra những thành công, những tồn tại và sự cần thiết hoàn hiện giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 - Đối tượng nghiên cứu: Thị trường tiêu thụ sản phẩm và việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nói chung và thị trường tiêu thụ của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà và mở rộng thị trường theo cách tiếp cận tăng thị phần của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trên thị trường hiện có và tăng số lượng thị trường mới. + Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên tác giả chỉ xin nghiên cứu trong địa bàn hoạt động Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. + Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà từ năm 2010 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng, bên cạnh đó luận văn đã sử dụng các phương pháp sau trong nghiên cứu: + Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, tổng hợp kinh tế, hệ thống hóa, khái quát hóa. + Phương pháp so sánh, phân tích kinh tế - xã hội, phương pháp điều tra. 5. Những đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà từ đó rút ra những thành công, tồn tại, nguyên nhân và sự cần thiết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 4 - Đề xuất hệ thống giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong thời gian tới. 6. Nội dung luận văn Bao gồm phần mở đầu và 3 chương với các phần chính sau đây: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chương 2: Thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 5 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với sự phát triển của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng. Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Các vấn đề của sản xuất như : Sản xuất cái gì ? Sản xuất bằng cách nào ? Sản xuất cho ai ? Đều do nhà nước quy định, thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán hàng hoá sản xuất ra theo kế hoach và giá cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề quan trọng của sản xuất nhằm thu lợi nhuận. Tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi nền kinh tế. Có nhiều quan niệm khác nhau về tiêu thụ sản phẩm, tuỳ theo góc độ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau. [...]... rộng khắp cả nước Trong đó nổi lên là sự có mặt của một số công ty lớn như: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, Công ty cổ phần Kinh Đô … Các công ty sản xuất bánh kẹo của Trung Quốc, Pháp … cũng đã tràn ngập vào thị trường Việt Nam với nhiều sản phẩm phong phú và bắt mắt như: kẹo cứng, kẹo cam, kẹo. .. RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Quan điểm về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về mở rộng thị trường Ở đây đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu mở rộng thị trường theo hai nội dung: mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu - Mở rộng thị trường theo chiều rộng: Mở rộng thị trường theo chiều rộng. .. sản xuất Kỹ thuật mới lại góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 1.2.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Mục đích của việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là nhằm đưa ra những biện pháp thiết thực để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. .. khoán, thị trường hối đoái, thị trường lao động 1.1.3 Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo 1.1.3.1 Về sản phẩm Bánh kẹo là loại công nghệ thực phẩm ngọt, thành phần chủ yếu của bánh kẹo bao gồm: bột mì, đường, mạch nha, sữa, trứng, hương liệu với tỷ lệ nhất định cho mỗi loại sản phẩm Bánh kẹo ở nước ta gồm nhiều loại khác nhau: kẹo cứng, kẹo mềm, bánh qui, bánh xốp… Nhìn chung các loại sản phẩm. .. hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm được tiếp cận với quan điểm chỉ là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi đó tiêu thụ sản phẩm được tổ chức thành một bộ phận độc lập có nhiệm vụ tiêu thụ những sản phẩm được sản xuất ra Những người thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm chỉ cần tìm cho được người tiêu dùng cần đến sản phẩm và bán sản phẩm đó Khi sản phẩm hàng hóa... đó việc mua sắm các sản phẩm bánh kẹo là không mấy khó khăn thậm chí rất dễ dàng Mặc dù Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đặt tại Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội; Công ty cổ phần Kinh Đô đặt tại Hiệp Bình Phước - Thủ Đức - Hồ CHí Minh, chi nhánh tại Hưng Yên; Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đặt tại Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng - Hà Nội; Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà đặt tại khu Công nghiệp Biên Hòa... chiếm lĩnh thị trường mới để tăng tốc độ tiêu thụ các loại sản phẩm hiện đang sản xuât và có thế mạnh với hiệu quả cao Chiến lược phát triển sản phẩm: là tìm cách tăng trưởng bằng giải pháp tạo ra các loại sản phẩm được gọi là mới để tung vào các loại thị trường hiện có của doanh nghiệp Bảng 1.1: Lưới mở rộng sản phẩm /thị trường của Ansoff Sản phẩm hiện có Thị trường hiện có Thị trường mới Sản phẩm mới... lại: Mở rộng thị trường theo chiều rộng nhằm vào nhóm khách hàng mới là một trong những cách phát triển thị trường sống, nó đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường mới phải chặt chẽ, cẩn thận, tỷ mỷ vì vậy tăng số lượng người tiêu dùng sản phẩm, nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận là nội dung quan trọng của công tác mở rộng thị trường theo chiều rộng - Mở rộng thị trường. .. thị trường tiêu thụ sản phẩm của đơn vị mình trong môi trường cạnh tranh 1.1.2 Khái niệm và phân loại thị trường tiêu thụ sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong cơ chế thị trường hiện nay để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả trước tiên doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, sản xuất phải gắn liền với thị trường, bởi thị trường quyết định doanh nghiệp sản. .. triển thị trường mới và tăng số lượng khách hàng sử dụng Mỗi công dụng mới của sản phẩm có thể tạo ra một thị trường hoàn toàn mới Mở rộng thị trường trên góc độ tăng số lượng quy mô thị trường, nó đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường mới phải chặt chẽ, cẩn thận tỷ mỷ vì thị trường hàng hóa đầy biến động và tiêu dùng ngày càng cao 1.2.2.2 Đối với mở rộng thị trường theo chiều sâu Tăng thị phần của . mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo. có mặt của một số công ty lớn như: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, Công ty cổ phần Kinh. trung nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà và mở rộng thị trường theo cách tiếp cận tăng thị phần của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trên thị trường hiện

Ngày đăng: 17/07/2015, 11:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan