0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ (Trang 76 -76 )

6. Nội dung luận văn

3.1.1. Triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam

Tăng trưởng GDP trong 5 năm 2007-2011 sau khi Việt Nam gia nhập WTO chỉ đạt 6,5%/năm, không đạt mục tiêu kế hoạch (7,5-8%), thấp hơn 5 năm 2002- 2006 (7,8%) và giai đoạn khủng hoảng tài chính Đông Á 1996-2000 (7,0%), nhưng vẫn tương đối cao so với nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong giai đoạn 2007 đến giữa 2008, các chỉ tiêu kinh tế đạt ở mức cao, tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,5%, cao nhất so với 10 năm trước đó. Tuy nhiên, từ giữa năm 2008 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và thấp hơn nhiều so với 5 năm trước khi gia nhập WTO (2008-2011 bình quân 6,1%/năm, năm 2009 chỉ đạt 5,3%).

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)

72

Từ đầu năm 2011 đến nay, Chính phủ đã kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô cùng với các biện pháp an sinh xã hội. Kinh tế tăng trưởng trở lại trong năm 2010 (6,8%), nhưng lại giảm trong năm 2011 (5,9%), cho thấy mức độ phục hồi chưa vững chắc do nền kinh tế thế giới còn phải đối mặt với nhiều thách thức mới, còn những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để.

Nhìn lại thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á trong thập niên trước, khi Việt Nam chưa mở cửa và hội nhập sâu rộng như hiện nay, tăng trưởng GDP bị sụt giảm với mức độ sâu hơn từ 8,2% năm 1997 xuống 5,8% năm 1998 và 4,8% năm 1999. Đây là một minh chứng cho tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế.

Về nông, lâm nghiệp, thủy sản: Tăng trưởng bình quân khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản trong 5 năm 2007-2011 là 3,4% hàng năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 3-3,2%, nhưng thấp hơn so với giai đoạn 5 năm 2002-2006. Tuy nhiên, tăng trưởng của khu vực này vẫn khá cao so với chuẩn quốc tế.

Về công nghiệp - xây dựng: công nghiệp - xây dựng ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế vì đây là khu vực lớn nhất (tạo ra trên 40% giá trị GDP), đồng thời có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực này là 7,0%, thấp hơn nhiều so với mức 10,2%/năm giai đoạn 2002-2006, không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 là 9,5-10,2%.

Về dịch vụ: Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, khu vực dịch vụ đã đạt được những thành tựu đáng chú ý. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 5 năm 2007-2011 tăng nhẹ so với giai đoạn 5 năm 2002-2006 (7,5% so với 7,4%). Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch 5 năm 2006-2010 là 7,7-8,2%.

Về xuất khẩu: Trong giai đoạn 2007-2011, xuất khẩu biến động mạnh hơn so với giai đoạn trước đó. Tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong năm 2007 và 2008, tương ứng là 21,9%, và 29,1%. Sau khi giảm 8,9% vào năm 2009 do tác động của

73

khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩu tăng trở lại ở mức 25,5% năm 2010 và 34,2% năm 2011. Trong cả giai đoạn 2007-2011, xuất khẩu đã tăng 2,4 lần, từ 39,8 tỷ USD lên 96,9 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 19,5%/năm, cao hơn chỉ tiêu 16%/năm trong kế hoạch 5 năm 2006-2010.

Về nhập khẩu: Tăng trưởng nhập khẩu đạt tới 40% năm 2007 và 28,6% năm 2008. Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, nhập khẩu giảm 13,3% năm 2009. Tuy nhiên, nhập khẩu đã nhanh chóng phục hồi, và tăng 20% vào năm 2010 và 25,9% vào năm 2011. Trong giai đoạn 2007-2011, nhập khẩu tăng 2,4 lần, từ 44,9 tỷ USD lên 106,7 tỷ USD. Tốc độ tăng nhập khẩu trung bình trong giai đoạn là 18,9%/năm. Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP đạt đỉnh khoảng 88,6% vào năm 2008, sau đó giảm xuống còn 72,0% vào năm 2009, rồi lại tăng lên 87,1% vào năm 2011.

Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

74

Bảng 3.1: Dự kiến nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Việt Namđến 2020

Chỉ tiêu 1995 2000 2010 2020

GDP 8,2 6,8 7,5 7,3

Công nghiệp 12,8 14,0 10,0 8,5

Nông nghiệp 4,4 4,5 4,0 3,0

Dịch vụ 9,0 8,0 8,5 7,7

(Nguồn: Số liệu của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ (Trang 76 -76 )

×