6. Nội dung luận văn
2.1.3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty
2.1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm
Hiện nay, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà tập trung phát triển 2 loại sản phẩm chính là Kẹo và Bánh, mỗi loại bao gồm các nhóm sản phẩm sau:
- Kẹo: Kẹo “CHEW HAIHA”, Kẹo xốp mềm, Kẹo Jelly “CHIP HAI HA”, Kẹo cứng nhân, Kẹo cây “ HAIHAPOP”;
- Bánh: Bánh quy, Bánh kem xốp, Bánh xốp cuộn MINIWAF, Bánh Snack- mimi, Bánh cracker; Bánh trung thu, Bánh hộp; Bánh mềm cao cấp phủ sôcôla với các nhãn hiệu: Long-pie, Longcake, Hi-pie, Lolie.
* Kẹo Chew:
Kẹo Chew là loại kẹo dẻo, có thành phần chủ yếu từ đường Gluco, chất béo, sữa...với các hương vị hoa quả vùng nhiệt đới. Trong các năm 2002 và 2004 Công ty đã đầu tư hai dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất kẹo Chew trị giá trên 2 triệu Euro của Cộng hòa liên bang Đức với công suất 20 tấn/ngày. Qua 5 năm phát triển, Công ty đã cho ra đời hàng chục mẫu mã sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng. Nhãn hiệu “Chew Hải Hà” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ độc quyền quyền năm 2003.
Sản phẩm kẹo “Chew Hải Hà” của Công ty được đánh giá là dòng sản phẩm chủ lực, khẳng định lợi thế đi đầu của Công ty và chất lượng của nhóm sản phẩm.
Các nhãn hiệu sản phẩm tiêu biểu cho nhóm hàng này là chuỗi sản phẩm kẹo Chew hoa quả: Chew nho đen, Chew dâu, Chew đậu đỏ, Chew Coffee, Chew Taro, Chew caramen, Chew me cay, Chew sôcôla …
41 * Kẹo mềm, kẹo cứng:
Kẹo mềm và kẹo cứng là nhóm sản phẩm truyền thống của công ty với 2 dây chuyền nhập khẩu trị giá 1,5 triệu USD, công suất 20 tấn/ngày. Sản phẩm được sản xuất liên tục với trên 40 nhãn hiệu để đáp ứng mọi nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Nhãn hiệu tiêu biểu: kẹo caramen Gold Bell, kẹo me, kẹo nhân dứa, kẹo cứng nhân sôcôla, kẹo xốp cam, kẹo xốp dâu, kẹo xốp chuối...
* Kẹo Jelly:
Các nhãn hiệu được đăng ký độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Kẹo Jelly được đầu tư nghiên cứu với nhiều chủng loại, hương vị mang tính cách tân, mẫu mã phong phú, rất phù hợp với các đối tượng khách hàng trẻ trung, năng động.
Các loại kẹo Jelly mà Công ty đang sản xuất: Jelly cốc, Jelly xốp, Jelly “Chip Hải Hà”;
* Bánh quy & cracker:
Bánh quy cookie có thành phần chủ yếu từ bột, trứng, đường, sữa. Với công suất 6 tấn mỗi ngày trên dây chuyền sản xuất trị giá 1 triệu USD của Đan Mạch, các sản phẩm của Công ty sản xuất ra có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, nhất là trong các dịp Lễ, Tết hàng năm.
Bánh craker là loại sản phẩm chế biến từ bột lên men. Công ty đầu tư một dây chuyền trị giá 1 triệu USD, công suất 7 tấn/ngày, với các nhãn hiệu như Bánh Dạ Lan Hương, bánh kẹp kem, Bánh cracker vừng, Bánh cracker dừa, Bánh Bisavit-A…
* Bánh kem xốp:
Bánh kem xốp là dòng sản phẩm truyền thống của Công ty, với công suất 5 tấn/ngày. Các sản phẩm được sản xuất với công nghệ hiện đại, giữ vững được chất lượng và liên tục cải tiến.
42
Bánh trung thu là mặt hàng có tính mùa vụ rõ rệt, đây cũng là một sản phẩm Công ty mới khai thác. Tuy nhiên sản lượng bánh trung thu của Công ty có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm.
Bánh kẹo hộp cũng là sản phẩm có tính mùa vụ. Các sản phẩm bánh, kẹo cao cấp của Công ty được đóng gói trong hộp sắt, hộp giấy, hộp nhựa với nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau, phục vụ trong dịp Lễ, Tết là quà biếu đặc biệt, sang trọng.
* Bánh mềm cao cấp:
Bánh mềm cao cấp phủ và không phủ sôcôla sẽ là dòng sản phẩm cao cấp phục vụ cho cuộc sống công nghiệp hiện đại, với chất lượng và kiểu dáng mới lạ so với tất cả các sản phẩm bánh mềm phủ sôcôla hiện có được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Công ty đầu tư dây chuyền đồng bộ, xây dựng mới nhà xưởng đảm bảo tiêu chuẩn HACCP với chiến lược tạo ra sản phẩm độc đáo, chất lượng sản phẩm vượt trội nhằm chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
2.1.3.2. Đặc điểm về thị trường
Xuất phát điểm là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập để phục vụ cho nhu cầu lương thực tại chỗ của quần chúng nhân dân, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà lựa chọn cho mình nhóm khách hàng là những người có thu nhập trung bình và thấp, với các sản phẩm truyền thống như: bánh quy, kẹo thủ công…Tuy nhiên, để đáp ứng đòi hỏi của thị trường, với yêu cầu đa dạng hóa kết hợp với chuyên môn hóa và nhu cầu nâng cao uy tín của doanh nghiệp cũng như gia tăng lợi nhuận, đặc biệt khi đã chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần. Công ty đưa vào danh mục của mình hai loại sản phẩm mới để phục vụ khách hàng có nhu cầu trung bình và cao, là kẹo: Chew và Jelly. Với sự lựa chọn đó Công ty đưa ra hai chiến lược marketing riêng đối với từng nhóm khách hàng:
- Đối với sản phẩm truyền thống: Công ty tập trung các hoạt động xúc tiến thương mại vào hệ thống các đại lý, các trung gian, môi giới.
43
- Đối với sản phẩm mới: Công ty tập trung vào hoạt động quảng cáo, quảng bá giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, áp phích, pan nô, … bày bán nhiều tại các siêu thị, trung tâm thương mại…
- Được hình thành và phát triển từ khá lâu, Công ty có mạng lưới tiêu thụ khá mạnh, tất cả các mạng lưới của Công ty có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, từ đồng bằng tới miền núi, từ thành thị về nông thôn. Doanh thu nội địa của Công ty năm 2009 đạt 452.804 triệu đồng, năm 2010 đạt 514.081 triệu đồng, năm 2011 đạt 613.774 triệu đồng và đến năm 2012 đạt 649.533 triệu đồng.
Hiện nay hoạt động tiêu thụ của Công ty chủ yếu tập trung vào mạng lưới tiêu thụ đại lý ở trên 3 vùng thị trường:
+ Khu vực miền Bắc: Các tỉnh miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. + Khu vực miền Trung (quản lý thông qua chi nhánh miền Trung ở Đà Nẵng): Quảng Trị, Đắc Lắc, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa.
+ Khu vực miền Nam (quản lý thông qua chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh): TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và các tỉnh miền Tây.
Bảng 2.1: Doanh thu nội địa tại các vùng thị trường
Đơn vị tính: Triệu đồng Thị trường Doanh thu So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2009 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Khu vực miền Bắc 332.710 389.316 480.362 518.685 56.606 117 91.046 123 38.323 108 Khu vực miền Trung 59.468 62.967 67.977 70.579 3.499 106 5.010 108 2.602 104 Khu vực miền Nam 60.626 61.798 65.435 60.269 1.172 102 3.637 106 -5.166 92 Tổng 452.804 514.081 613.774 649.533 61.277 114 99.693 119 35.759 106
44
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy, doanh thu tiêu thụ ở 03 vùng thị trường đều tăng lên qua các năm, riêng khu vực miền Nam năm 2012 lại giảm so với năm 2011. Thị trường tiêu thụ chính với các sản phẩm của Công ty vẫn là khu vực miền Bắc, đang mở rộng vào các thị trường khu vực miền Trung và khu vực miền Nam. Nguyên nhân là do trên thị trường bánh kẹo ở các khu vực đều tồn tại nhiều doanh nghiệp, trong khi Công ty lại ở Hà Nội nên việc tập trung khai thác thị trường miền Bắc sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra, sản phẩm bánh kẹo ngoài các ảnh hưởng như: nhu cầu, thu nhập, lối sống,…còn chịu ảnh hưởng của khẩu vị khách hàng, trong khi đó ở miền Nam và miền Bắc có sự khác biệt khá lớn về khẩu vị, nên Công ty tập trung vào thị trường miền Bắc và xác định đó là thị trường chủ yếu của mình. Tuy nhiên, để nâng cao sản lượng tiêu thụ, mở rộng các khu vực thị trường, chống được các rủi ro trong kinh doanh Công ty cần tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng ở từng khu vực để cải tiến sản phẩm cho phù hợp với từng vùng miền.
Ngoài ra Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã biết nắm bắt thời cơ, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như: Lào, Mông Cổ, Trung Quốc, Campuchia, Hàn Quốc, Đài Loan, Vanuatu, Triều Tiên, Myanma, … Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 429 nghìn USD, năm 2010 đạt 878 nghìn USD, năm 2011 đạt 1325 nghìn USD và năm 2012 đạt 1520 nghìn USD. Xét về mặt chất lượng, giá thành, sản phẩm bánh kẹo Việt Nam có thể tham gia xuất khẩu, nhất là đối với thị trường xuất khẩu ASEAN và Trung Quốc.
2.1.3.3. Đặc điểm về thiết bị, công nghệ
Hiện nay Công ty đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo tương đối hiện đại tại Việt Nam, trong đó có một số dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty được trang bị mới 100%, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm có sự phối hợp tối ưu các loại máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
45
- Hai dây chuyền đồng bộ sản xuất Kẹo chew của Cộng hòa Liên bang Đức trị giá trên 2 triệu Euro, công suất 20 tấn/ngày, đưa vào sản xuất năm 2002 và 2004;
- Dây chuyền sản xuất Kẹo mềm nguyên giá 1 triệu USD của CHLB Đức, công suất 10 tấn/ngày, đưa vào sản xuất từ năm 1996;
- Một dây chuyền sản xuất Bánh quy cookie của Đan Mạch nguyên giá 1 triệu USD, công suất 6 tấn/ngày đưa vào sản xuất năm 1992;
- Một dây chuyền sản xuất Bánh cracker của Italia nguyên giá 1 triệu USD, công suất 7 tấn/ngày, đưa vào sản xuất năm 1996;
- Một dây chuyền sản xuất kẹo Jelly của Australia, nguyên giá 0,6 triệu USD, công suất 4 tấn/ngày, đưa vào sản xuất năm 1997;
- Dây chuyền sản xuất kẹo Jelly cốc của Malaysia, nguyên giá 100.000 USD công suất 2 tấn/ngày, đưa vào sản xuất năm 1997;
- Dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp của Malaysia công suất 6 tấn/ngày trị giá 500.000 USD đưa vào sản xuất năm 2000 và nâng công suất năm 2006;
- Một dây chuyền sản xuất Bánh xốp cuộn của Malaysia công suất 3 tấn/ngày trị giá 150.000 USD đưa vào sản xuất từ cuối năm 2006 ;
- Dây chuyền sản xuất Kẹo cứng nhân của Trung Quốc, Ba Lan, Đức công suất 10 tấn/ngày, trị giá 0,5 triệu USD;
- Một dây chuyền sản xuất Kẹo cây trị giá 0,4 triệu USD do Đài Loan sản xuất, công suất 1 tấn/ngày đưa vào sử dụng năm 2004;
- Một dây chuyền sản xuất bánh snack trị giá 100.000 USD do Trung Quốc sản xuất, công suất thiết kế 1 tấn/ngày đưa vào sử dụng từ tháng 06/2007.
46
Sơđồ 2.2: Quy trình sản xuất kẹo Chew
(Nguồn: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà)
2.1.3.4. Đặc điểm về lao động
Tổng số lao động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà tính đến thời điểm 06/2007 là 1.254 người. Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện dưới bảng sau:
Đường, Gluco, Chất béo
… Hoà tan Nấu Phối trộn Làm lạnh Tạo xốp Tạo hình Bao gói Đóng thành phẩm Hương liệu...
47
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty
Cơ cấu lao động
Số lượng
Nam Nữ
Phân theo trình độ học vấn
1. Trên đại học và Đại học 74 59
2. Cao đẳng 3 5
3. Trung cấp 6 17
4. Công nhân kỹ thuật 369 117
5. Lao động phổ thông 111 493
Phân theo phân công lao động
1. Lao động quản lý 16 12 2. Lao động CMNV 60 56 3. Lao động trực tiếp 487 623 Phân theo HĐLĐ 1. HĐ Không xác định thời hạn 188 201 2. HĐ xác định thời hạn từ 1-3 năm 328 335 3. HĐ thời vụ 47 155
Phân theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi 213 218 Từ 30-35 tuổi 99 214 Từ 36-40 tuổi 67 91 Từ 41-45 tuổi 73 117 Từ 46-50 tuổi 89 44 Từ 51-55 tuổi 18 7 Trên 55 tuổi 4 -
48 Qua bảng 2.2 ta nhận thấy:
- Về mặt chất lượng: Toàn Công ty có 133 người có trình độ trên Đại học và Đại học, chiếm 10,6%. Có 31 người có trình độ Cao đẳng, Trung cấp, chiếm 2,5%. Trong đó lao động quản lý là 28 người, chiếm 2,2%; lao động chuyên môn nghiệp vụ là 116 người, chiếm 9,3%. Điều đó cho thấy nguồn lao động của Công ty đã được nâng cao về chất, đã có nhiều người có trình độ cao nắm giữ cương vị chủ chốt, để phù hợp với sự thay đổi của cơ chế thị trường, nhằm tạo những bước đi vững chắc cho sự phát triển của Công ty.
- Về mặt cơ cấu: Cán bộ công nhân viên của Công ty là nam chiếm 44,9%, nữ chiếm 55,1%. Vì tính chất sản xuất của Công ty có tính thời vụ (mặt hàng chủ yếu là bánh kẹo = một mặt hàng được tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ tết, hội hè, trung thu) nên ngoài lực lượng lao động dài hạn chiếm 31%, Công ty còn sử dụng một lực lượng lao động hợp đồng (1 -3 năm) chiếm 52,9%, lao động thời vụ chiếm 16,1% mục đích là nhằm giảm bớt chi phí về nhân công, để tăng doanh thu và lợi nhuận.