6. Nội dung luận văn
3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng họat động của đội ngũ cán bộ CNV
Con người là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, vai trò của con người ngày càng được khẳng định. Đây là nguồn lực có tính chiến lược đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Công ty cần tiếp tục tổ chức đào tạo nâng cao, đào tạo lại và trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật, công nhân trực tiếp sản xuất nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và khả năng tiếp nhận trình độ khoa học công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Công ty trong tình hình mới.
Trong việc đổi mới cơ chế thị trường, việc thích nghi với sự đổi mới đó và biết chủ động sáng toạ trong kinh doanh, bán hàng được khối lượng lớn để đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải có sự cố gắng lớn, mỗi người phải tự vươn lên, tự trau dồi mình để chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Người bán hàng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng, họ là người tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng, họ là người biết gợi mở nhu cầu, dẫn
105
dắt khách hàng từ chỗ không có nhu cầu đến chỗ có nhu cầu, từ chỗ có nhu cầu ít đến chỗ có nhu cầu nhiều, từ lưỡng lự đi mua đến dứt khoát mua. Muốn vậy công ty cần đào tạo và và tìm kiếm những người bán hàng giỏi. Đồng thời công ty phải mở các lớp marketing về bán hàng cho cán bộ công nhân viên đang bán hàng thì sẽ đạt hiệu quả công tác cao.
Bên cạnh đó công ty vẫn phải không ngừng củng cố và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên bằng các biện pháp cụ thể như: đào tạo tại chỗ, gửi đi học, tiếp nhận những cán bộ đã được đào tạo và có năng lực thật sự nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của kinh tế thị trường và tốc độ khoa học kỹ thuật.
Cán bộ lãnh đạo cần phát huy hết năng lực của chính mình, phải biết chủ động sáng tạo trong việc ra quyết định. Công ty phải thường xuyên cử cán bộ đi học lớp quản trị kinh doanh để nâng cao được trình độ chuyên môn.
Song song với việc đào tạo trong thời gian dài, cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ, đào tạo nhắn ngày (thường từ 1-3 tháng) để cập nhật những kiến thức mới, kỹ thuật mới cho cán bộ, công nhân trong công ty để nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ. Khi tập huấn nên mời cả các chuyên gia nước ngoài giới thiệu những kinh nghiệm, công nghệ mới của thế giới cho cán bộ, công nhân viên trong công ty.
Đối với lãnh đạo thiếu năng lực, không thích ứng được với sự thay đổi của thị trường làm cho công việc kinh doanh bị ách tắc, trì trệ, cần phải chuyển đổi công việc cho thích hợp. Chấm dứt hiện tượng ngồi tại chỗ trông chờ khách hàng đến mua, phải thực hiện nơi nào có nhu cầu là có hàng, có người tới đến tổ chức bán hàng. Trong công ty phải có một chế độ giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh, phải có tinh thần nghiêm túc trong công tác phải bồi dưỡng bằng vật chất đối với những công nhân viên làm hao hụt tổn thất hàng hoá của công ty.
Ngoài ra việc đào tạo những kỹ thuật tiếp thị và tiêu thụ, những hiểu biết đầy đủ về sản phẩm cho nhân viên kinh doanh là điều tối quan trọng. Vì vậy có thể thực hiện thành công là nhờ những tai mắt của công ty này. Thông qua đội ngũ bán hàng công ty có thể thực hiện thành công các chiến lược tiêu thụ của mình bằng
106
những cuộc trao đổi tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng để từ đó nắm bắt nhu cầu của họ và thoả mãn nhu cầu đó một cách tốt nhất.
Trong công tác cán bộ, khi tuyển người vào làm việc trong công ty, cần có chế độ thi tuyển khách quan chặt chẽ. Tuyển người có đủ trình độ việc làm, thành thạo ngoại ngữ, biết sử dụng các kỹ thuật chuyên môn hiện đại, nhạy bén năng động trong kinh doanh. Mời các chuyên gia giỏi của các hãng nước ngoài làm cố vấn, có thể hợp đồng ngắn hạn từ 3 - 6 tháng hoặc từ 1 - 2 năm. Có thể ký hợp đồng tài trợ cho các trường đại học để sau này tuyển được những sinh viên xuất sắc về làm việc cho công ty sau khi ra trường.
Mặt khác, công ty phải luôn chăm lo đến đời sống cán bộ, công nhân viên, tạo việc làm ổn định cho họ và có lương thưởng xứng đáng để họ yên tâm làm việc hết mình cho lợi ích của công ty cũng như lợi ích của cá nhân họ.
Con người là nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy doanh nghiệp nào biết đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
3.2.3.2. Tổ chức điều tra, tiếp cận thị trường
Sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với thị trường, thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng được mở rộng. Để mở rộng thị trường, đòi hỏi Công ty phải nghiên cứu, khảo sát, phân đoạn thị trường. Công ty không thể đáp ứng nhu cầu thị trường nếu không có đầy đủ thông tin chính xác về thị trường, để từ đó có biện pháp cụ thể, để đạt được mục tiêu.
- Tổng hợp thông tin về chất lượng mẫu mã sản phẩm, thị hiếu…đưa ra các thông số kỹ thuật cải tiến cho sản phẩm, để sản xuất sản phẩm mẫu thăm dò thị trường.
- Thị trường miền Bắc: Đây là thị trường truyền thống của Công ty, vì vậy phải củng cố lòng tin của người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường. Đồng thời cũng
107
phải chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, xâm nhập sâu hơn trong thị trường này. Mặt khác, cũng nên có ưu tiên về tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý.
- Thị trường miền Trung: Đây là thị trường mà sản phẩm tiêu thụ chưa cao. Công ty cần có chính sách nhằm đẩy mạnh tiêu thụ: hạ giá thành, quảng cáo, khuyến mại…
- Thị trường miền Nam: Là thị trường tiềm năng, nhưng lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường này chỉ đạt khoảng 3,5% – 4% sản lượng tiêu thụ của Công ty, do khoảng cách về địa lý nên chi phí vận chuyển, bảo quản lớn, gây khó khăn về giá. Vì vậy, Công ty nên có chính sách về giá hợp lý để cạnh tranh với các đối thủ khác và thiết lập một hệ thống đại lý rộng rãi, là nơi để chung chuyển hàng hóa ra các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long…
- Thị trường nước ngoài: Để phát triển tốt thị trường xuất khẩu cần: + Thiết lập các đại lý, các văn phòng đại diện tại nước ngoài. + Đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính… + Liên doanh, liên kết với các hãng ở nước ngoài.
+ Lựa chọn những mặt hàng đặc sắc, có chất lượng cao để xuất khẩu.
3.2.3.3. Tổ chức quản lý điều hành kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt và gay gắt, vậy tìm kiếm được bạn hàng tin cậy là điều cần thiết và rất khó khăn, việc kết hợp giữa bán hàng và quản lý là một vấn đề được đặt ra hàng đầu. Vậy không có sự thay đổi trong phương thức và đường lối chỉ đạo kinh doanh thì sẽ khó đứng vững và kinh doanh sẽ khó đem lại lợi nhuận cho công ty. Do vậy, công ty đã tiến hành sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh, các cán bộ trong các phòng ban như nâng cao chuyên môn hoá và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các phòng ban, các đơn vị và cửa hàng trong toàn công ty. Thực hiện chế độ khoán trong bán hàng nhằm tăng cường trách nhiệm của người bán đối với mọi hoạt động của công ty, phát huy hết năng lực và sở trường của họ.
108
Công ty cần chấn chỉnh bộ phận tiếp thị, kinh doanh, cần có đội ngũ chuyên gia giỏi để nghiên cứu thị trường trong nước cũng như quốc tế để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc thu mua hàng hoá.
Tăng cường đổi mới các trang thiết bị phục vụ kinh doanh tại các cửa hàng nhằm thu hút thêm khách hàng và đẩy mạnh tốc độ của quá trình mua bán hàng hoá. Bộ phận kỹ thuật nhạy bén và linh hoạt trong việc vận dụng máy móc và thiết bị, dây chuyền trong sản xuất các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới. Đảm bảo sự hoạt động đều đặn của máy móc, thiết bị dây chuyền để duy trì sản xuất cung ứng sản phẩm cho thị trường kịp thời đúng yêu cầu.