Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ở tiểu học

74 5.3K 33
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ở tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRẦN THỊ TUYẾT MAI DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán HÀ NỘI, 2011 2 BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh BGD Bộ Giáo dục NXB Nhà xuất bản NXB GD Nhà xuất bản Giáo dục NXB ĐHSP Nhà xuất bản Đại học Sư phạm SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên 3 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - PGS. TS. Nguyễn Năng Tâm, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể thầy cô và học sinh trường Tiểu học Phù Lỗ A – Sóc Sơn – Hà Nội đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2011 Người thực hiện Trần Thị Tuyết Mai 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu trong luận văn chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2011 Người thực hiện Trần Thị Tuyết Mai 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Kế hoạch nghiên cứu 8. Cấu trúc nghiên cứu NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm phương pháp dạy học 1.2. Một số đặc điểm của phương pháp dạy học Tiểu học 1.3. Phân loại phương pháp dạy học Tiểu học 1.4. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học 1.5. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Chương 2: Nội dung môn Toán ở Tiểu học và vấn đề sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung môn Toán ở Tiểu học 6 2.2. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học 2.3. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Toán ở Tiểu học Chương 3: Xây dựng một số giáo án thể hiện việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó tất cả các ngành nghề hiện nay đều có sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội. Trong đó, giáo dục với sản phẩm đặc biệt là con người thì càng phải đổi mới để tạo ra những con người lao động có trình độ cao, học vấn cao, có năng lực, có bản lĩnh, đáp ứng được mọi yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Đổi mới trong giáo dục phải được hiểu là đổi mới toàn diện, đổi mới từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trong xu thế đó, sự đổi mới về phương pháp dạy học đang được coi là vấn đề nóng bỏng, mang tính chất thời đại, thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Đổi mới phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Đổi mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học. Môn Toán ở Tiểu học là một môn quan trọng trong chương trình Tiểu học trong hệ thống các môn học ở Tiểu học. Thông qua việc học Toán, học sinh biết nhìn nhận thế giới xung quanh qua tư duy lôgic chặt chẽ của toán học. Từ đó học sinh có những ứng dụng vào trong thực tế cuộc sống. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên phải hướng tới hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành kĩ năng học tập của học sinh. Học sinh phải được hoạt động học tập, được bộc lộ mình và được phát triển một cách tối đa thông qua hoạt động học tập. Mục tiêu này đòi hỏi thầy giáo, cô giáo trong khi tổ chức cho học sinh học tập phải sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của người học như: Phương 1 8 pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi học tập… Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được coi là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này được sử dụng phổ biến để tổ chức cho học sinh học tập có hiệu quả ở nhiều môn học ở bậc Tiểu học (Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức). Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học không phải là vấn đề hoàn toàn mới, cho đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Thực tế nhiều giáo viên đứng lớp đã có nhiều kinh nghiệm quý báu về việc sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề đem lại hiệu quả cao trong giờ học. Cơ sở lí luận về phương pháp này đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và không ai phủ nhận được mặt tích cực mà việc tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề mang lại sau một tiết học. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ở Tiểu học”. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Thuật ngữ “Dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixic” hay còn gọi là phương pháp phát kiến, tìm hiểu. Điều này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như A.Ja Ghecđơ, B.E Raicôp… vào những năm 70 của thế kỉ XIX. Các nhà khoa học này đã nêu lên phương án nhằm hình thành năng lực nhận thức của học sinh bằng cách đưa học sinh vào hoạt động tìm kiếm ra tri thức, học sinh là chủ thể của hoạt động học, là người sáng tạo ra hoạt động học. Đây có thể là một trong những cơ sở lí luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đôi lúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục 9 ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng với tổ chức dạy học còn lạc hậu → phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ra đời, phương pháp này đặc biệt chú trọng ở Ba Lan. V.Oken – nhà Giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ phương pháp này thật sự là một phương pháp dạy học tích cực. Trên thế giới cũng có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu phương pháp này như: Xcattin, Machiuskin, Lecne… Ở Việt Nam, người đầu tiên đưa phương pháp này vào Việt Nam là dịch giả Phan Tất Đắc “ Dạy học nêu vấn đề” ( NXB Giáo dục 1977). Về sau nhiều nhà nghiên cứu phương pháp này như: Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim,… Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu chỉ nghiên cứu cho phổ thông và đại học. Gần đây, Nguyễn Kì đã đưa “ Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề” vào nhà trường Tiểu học và thực nghiệm ở một số môn như: Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, nghiên cứu nội dung môn Toán ở Tiểu học để xây dựng một số giáo án thể hiện việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học. 4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung môn Toán ở Tiểu học. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học. 10 Xây dựng một số giáo án thể hiện việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp điều tra. Phương pháp quan sát. 7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Tháng 10/2010 nhận đề tài nghiên cứu. Từ tháng 10/2010 đến hết tháng 3/2011 nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Từ tháng 3/2011 đến 4/2011 thiết kế một số giáo án thể hiện việc áp dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học. Tháng 5/2011 hoàn thành công trình nghiên cứu. 8. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận bao gồm: Chương 1: Cơ sở lí luận. Chương 2: Nội dung môn Toán ở Tiểu học và vấn đề sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Chương 3: Xây dựng một số giáo án thể hiện việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học. [...]... đường tự phát hiện và giải quyết vấn đề, thậm chí cũng phải nghe giáo viên thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề Tỉ trọng các vấn đề người học phát hiện và giải quyết vấn đề so với chương trình tùy thuộc vào đặc điểm của môn học, vào đối tượng học sinh vào hoàn cảnh cụ thể Tuy nhiên, phương hướng chung là: Tỉ trọng phần nội dung được dạy theo cách để học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề không... đề - Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề - Thuyết trình, phát hiện và giải quyết vấn đề Do đặc điểm của học sinh Tiểu học nên các vấn đề hướng tới là những vấn đề đơn giản, phần lớn là các vấn đề được giải quyết dựa vào trực quan (quan sát các số, hình ảnh…) rút ra kết luận khái quát nên hình thức vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề được sử dụng nhiều nhất, phù hợp nhất với học sinh Tiểu học. .. và giải vấn đề: Học sinh phát hiện vấn đề và tìm giải pháp để giải quyết vấn đề thường được thể hiện theo sơ đồ sau: Bắt đầu Phân tích vấn đề Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề Hình thành giải pháp Sai Đúng Kết thúc vấn đề - Bắt đầu: Giáo viên đưa ra tình huống gợi vấn đề - Phân tích vấn đề: Làm rõ mối quan hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm (dựa vào tri thức toán đã học, liên tưởng tới những... của dạy học không chỉ là làm cho học sinh lĩnh hội được kết quả của quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn làm cho học sinh học được bản thân của việc học tức là học sinh học được cách thức mà loài người tìm ra tri thức: Từ mò mẫm → phát hiện → kiểm chứng, chứng minh và khẳng định tính chân lí của vấn đề này 1.5.4 Các hình thức phát hiện và giải quyết vấn đề - Tự phát hiện và giải quyết vấn đề. .. nhất định, được lựa chọn khéo léo và có cơ sở mới trở thành đối tượng của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 1.5.7 Một số lưu ý - Số tri thức và kĩ năng được học sinh thu lượm trong quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ giúp hình thành những cấu trúc khác mà học sinh đã lĩnh hội không phải trực tiếp bằng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ được chỉnh thể chỉnh đốn... kiến thức và kĩ năng của các em để các em thấy phải bổ sung, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng bằng cách tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh - Khơi dậy niềm tin ở khả năng của bản thân: Khơi gọi ở học sinh niềm tin, khả năng học tập có thể giải quyết vấn đề đó 1.5.1.3 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp mà thầy tổ chức cho trò học tập trong hoạt... tự lực giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể áp dụng trong các giai đoạn của quá trình dạy học: Hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức và kĩ năng, vận dụng kiến thức Phương pháp này cần hướng tới mọi đối tượng học sinh chứ không phải áp dụng cho học sinh khá, giỏi 34 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1... Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 1.5 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 1.5.1 Khái niệm 1.5.1.1 Vấn đề Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết (Hoàng Phê Từ điển Tiếng Việt) Trong toán học, người ta hiểu vấn đề như sau: - Học sinh chưa trả lời được câu hỏi hay chưa thực hiện được hành động - Học sinh cũng được học một quy luật có tính thuật giải nào để trả... Đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Những tình huống có vấn đề chính là những cơ hội, điều kiện để học sinh tham gia vào quá trình phát hiện, giải quyết và chiếm lĩnh tri thức chứ không phải thông báo tri thức ở dạng có sẵn 26 Học sinh tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động kiến thức và kĩ năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề tức là đặt học sinh vào trạng thái... tích hợp trong cấu trúc nội dung môn Toán ở Tiểu học 2.1.2 Cấu trúc nội dung môn Toán ở Tiểu học quán triệt các tư tưởng của toán học hiện đại và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh Tiểu học - Sự phối hợp hợp lí giữa số học với các đại lượng cơ bản, yếu tố đại số, yếu tố hình học, giải toán có lời văn là thể hiện tư tưởng coi trọng tính thống nhất của toán học Việc hình thành khái niệm . dung môn Toán ở Tiểu học và vấn đề sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung môn Toán ở Tiểu học 6 2.2. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu. vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học. 10 Xây dựng một số giáo án thể hiện việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nội dung môn Toán ở Tiểu. Tiểu học 2.3. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Toán ở Tiểu học Chương 3: Xây dựng một số giáo án thể hiện việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan