Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố,

Một phần của tài liệu Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ở tiểu học (Trang 37 - 38)

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1.3. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố,

chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống

- Do đặc điểm của môn Toán ở Tiểu học và đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, các kiến thức và kĩ năng của môn Toán được hình thành chủ yếu bằng các hoạt động thực hành đếm, đo, quan sát, làm tính, giải toán, của từng tiết dạy học Toán phải rất coi trọng công tác thực hành toán học. Thông qua thực hành toán học có thể hình thành bước đầu các khái niệm toán học, các quy tắc tính toán, bằng thực hành toán học sẽ củng cố tri thức mới, rèn luyện các kĩ năng cơ sở, phát triển tư duy, phát triển thông minh. Công tác thực hành, luyện tập là cơ hội giúp học sinh làm quen với cách vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn Toán để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống.

Học sinh Tiểu học có nhu cầu thường xuyên được ôn tập, củng cố và phát triển các nội dung trọng tâm của môn học để nắm chắc các nội dung đó, để vận dụng trong thực hành, luyện tập, để có cơ sở học tập tiếp các nội dung mới… Vì vậy, cấu trúc nội dung hạt nhân số học của môn Toán là cấu trúc theo kiểu đồng tâm hợp lí. Các kiến thức và kĩ năng về đọc, viết, so sánh, làm tính với các số được sắp xếp và phát triển dần trong các “vòng số”, bắt đầu từ các số trong phạm vi 10; 20; 100; 1000 rồi đến các số có nhiều chữ số, phân số và số thập phân. Trong mỗi vòng số này, ngoài các nội dung số học (với tư cách là hạt nhân của mỗi tập số) sẽ sắp xếp các nội dung đại lượng cơ bản, yếu tố đại số, yếu tố hình học, giải toán có lời văn… Theo hướng gắn bó hữu cơ với hạt nhân số học và ôn tập, củng cố, phát triển trong nội bộ từng loại nội dung.

Ví dụ: Ở vòng số đến 100, sau khi giới thiệu về chục (1 chục = 10 đơn vị) thì giới thiệu đơn vị đo độ dài đề-xi-mét (dm) và giới thiệu đề-xi-mét trong mối quan hệ với đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét đã học (1 dm = 10cm).

Ở vòng các số đến 1000, sau khi giới thiệu về nghìn (1 nghìn = 1000 đơn vị) thì giới thiệu ki-lô-mét trong mối quan hệ với mét (1km = 1000 m), giới thiệu mi-li-mét trong mối quan hệ với mét (1m = 1000mm), giới thiệu gam trong mối quan với ki-lô-gam (1kg= 1000g).

Như vậy, nhờ sự sắp xếp theo kiểu đồng tâm hợp lí mà các nội dung của môn Toán được củng cố thường xuyên và được phát triển dần từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Trong sách giáo khoa Toán ở các lớp đều có phần ôn tập, bổ sung ở đầu năm học và ôn tập, hệ thống hóa ở cuối năm học. Trong quá trình dạy học môn Toán, ngoài các tiết dạy học kiến thức mới và luyện tập để củng cố các kiến thức mới còn có các tiết luyện tập để ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng trong từng giai đoạn học tập.

Một phần của tài liệu Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ở tiểu học (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)